Bảng cân đối kế toán :những câu hỏi về bảng cân đối
Trang 1BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
NHỮNG CÂU HỎI VỀ BẢNG CÂN ĐỐI
1 Những nguồn lực nào được coi là tài sản?
2 Những tài sản đó có giá trị bao nhiêu?
3 Phân loại và xếp nhóm như thế nào?
4 Những gì được coi là trách nhiệm nợ?
5 Những trách nhiệm nợ được định lượng như thế nào?
6 Phân loại và xếp nhóm trách nhiệm nợ?
7 Vốn chủ sở hữu được định giá và thể hiện như thế nào?
Trang 2XÁC ĐỊNH TÀI SẢN
– Công ty có quyền sử dụng trong tương lai, quyền này xuất phát từ một nghiệp vụ kinh tế
đã phát sinh – Công ty có thể lượng hóa lợi ích trong tương lai một cách tương đối chính xác
– Tất cả các tài sản sẽ mang lại lợi ích tương lai.
Nhưng không phải mọi thứ mang lại lợi ích tương lai được xem là tài sản
4
ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
• Theo nguyên giá (giá mua ban đầu trừ khấu hao)
• Theo giá trị thay thế hiện tại
• Theo giá bán hiện tại
• Theo hiện giá của dòng ngân lưu tương lai
Trang 3TÀI SẢN LƯU ĐỘNG
Tiền mặt và các tài sản công ty dự kiến có thể chuyển thành tiền hoặc tiêu dùng trong vòng 1 năm (hoặc 1 chu kỳ kinh doanh)
• Tiền mặt
• Chứng khoán đầu tư ngắn hạn
• Khoản phải thu
• Nợ và lãi vay phải thu
• Hàng trong kho
– Nguyên liệu trong kho – Hàng sản xuất dở dang – Hàng thành phẩm
• Chi phí trả trước: thuê nhà, bảo hiểm…
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Những tài sản dự kiến sẽ mang lại lợi ích cho công
ty trong thời hạn dài hơn một năm
• Đầu tư chứng khoán dài hạn: theo giá khi mua vào
• Đất đai (không khấu hao)
• Nhà xưởng và thiết bị (PPE)
(gồm cả chi phí vận chuyển lắp đặt)
• Tài sản trong hợp đồng thuê tài chính
• Tài sản vô hình: bản quyền, giấy phép, thương hiệu …
(chỉ tính những gì do công ty mua về)
• Trừ khấu hao lũy kế
Trang 4XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM NỢ
• Công ty đã nhận được lợi ích từ một giao dịch kinh tế.
• Công ty đã cam kết thanh toán cho người cung cấp lợi ích đó.
• Thời gian thanh toán đã được xác định cụ thể trong tương lai.
• Tất cả các trách nhiệm nợ là điều bắt buộc, nhưng không phải mọi điều bắt buộc là trách nhiệm nợ.
8
ĐỊNH GIÁ TRÁCH NHIỆM NỢ
• Nợ dưới một năm thường được định giá theo mệnh giá (số tiền thực tế sẽ phải trả, hoặc dịch vụ phải cung cấp quy thành tiền)
• Nợ trên một năm thường được định giá trên cơ sở hiện giá của dòng tiền sẽ phải trả trong tương lai
Trang 5TRÁCH NHIỆM NỢ NGẮN HẠN
• Lương phải trả
• Khoản phải trả
• Nợ vay ngắn hạn
• Phần nợ dài hạn sẽ đến hạn trong vòng 1 năm
• Lãi phải trả
• Thuế thu nhập phải trả
• Khoản ứng trước của khách hàng
TRÁCH NHIỆM NỢ DÀI HẠN
• Nợ vay dài hạn
• Trách nhiệm trong hợp đồng thuê tài chính
• Trái phiếu phải trả
• Thuế phải trả
(Sẽ thảo luận trong các chương sau: Loại thuế phải trả nào được tính vào dài hạn)
Trang 6VỐN CHỦ SỞ HỮU
Cổ phiếu ưu đãi, mệnh giá $20
đã phát hành 2.000 cổ phiếu ……… 40.000
Cổ phiếu thường, mệnh giá $1 đang lưu hành 10.000 cổ phiếu ……… 10.000 Vốn góp trên mệnh giá ……… ……… 80.000
Cổ phiếu ngân quỹ (theo giá mua lại) ……… (15.000) Lợi nhuận giữ lại (lũy kế) ……… 25.000
12
Ý NGHĨA CỦA MỆNH GIÁ
• Mệnh giá – Giá trị bằng tiền được in trên mỗi tờ cổ phiếu – Thông thường các cổ phiếu được phát hành với giá vượt trên mệnh giá
– Ý nghĩa nguyên thủy của mệnh giá: thể hiện mức đóng góp tối thiểu theo luật định của cổ đông
• Vốn góp vượt mệnh giá – Khoản chênh lệch giữa số tiền công ty thực sự nhận được khi bán cổ phiếu (giá phát hành) và mệnh giá
Trang 7• Khi công ty bán cổ phiếu cho cổ đông:
– Tăng tài sản công ty (thường là tiền mặt) – Tăng cổ phiếu theo mệnh giá: số cổ phiếu nhân với mệnh giá
– Tăng vốn góp vượt trên mệnh giá: chênh lệch giữa giá bán và mệnh giá
• Khi các cổ đông mua đi bán lại với nhau:
– Công ty không ghi nhận gì vào báo cáo tài chính:
không thay đổi tài sản hay vốn của công ty
GIAO DỊCH CỔ PHIẾU CỦA CÔNG TY
LỢI NHUẬN GIỮ LẠI (LUỸ KẾ)
• Con số thể hiện trên bảng cân đối là lợi nhuận giữ lại tích lũy từ khi thành lập công ty
• Sau một năm, con số này có thể tăng lên khi cổ tức thấp hơn lợi nhuận ròng
• Con số này giảm xuống khi chi cổ tức nhiều hơn lợi nhuận ròng
• Lưu ý: lợi nhuận giữ lại nhìn thấy trên báo cáo thu nhập chỉ là con số phát sinh trong năm
• Lợi nhuận giữ lại có thể mang số âm?
Trang 8LỢI NHUẬN GIỮ LẠI (2)
Lợi nhuận giữ lại (đầu kỳ)
16
CỔ PHIẾU ƯU ĐÃI
• Cổ phiếu ưu đãi thuộc vào “vùng xám” giữa nợ và vốn chủ sở hữu
• Một số đặc tính giống như nợ:
– Cổ đông không có quyền bầu cử – Thông thường có mức lãi cố định – Có quyền nhận tiền trước cổ đông thường khi thanh lý công ty – Công ty có thể có quyền mua lại với ấn định trước
• Các đặc tính giống như cổ phiếu:
– Cổ tức lấy ra từ lợi nhuận sau thuế – Cổ tức không phải là nghĩa vụ pháp lý – Thường không có thời hạn
Trang 9CỔ PHIẾU NGÂN QUỸ
• Là số cổ phiếu công ty mua lại sau khi đã phát hành
• Không thể hiện theo mệnh giá, mà thể hiện theo giá khi mua về
• Thể hiện là một “tài khoản nghịch” trên bảng cân đối:
luôn luôn mang giá trị âm.
• Mục đích mua lại:
– Để thưởng cho công nhân viên – Để chia cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông hiện hành
– Để giải quyết tiền mặt dư thừa – Để giảm tổng số cổ phần đang lưu hành, do đó tăng tỉ
lệ của những cổ đông còn lại
KẾ TOÁN GHI SỔ KÉP
• Mọi nghiệp vụ kế toán luôn luôn có hai tác động lên đối tượng kế toán
• Mọi nghiệp vụ kế toán luôn tác động lên các nhóm tài khoản: tài sản, nợ, và vốn chủ sở hữu
• Mọi ghi chép luôn luôn phải bảo đảm cân bằng phương trình kế toán
TÀI SẢN = NỢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU
Trang 10CÁC TÁC ĐỘNG LÊN PHƯƠNG TRÌNH
Mỗi nghiệp vụ kinh tế có thể gây ra một trong bốn nhóm tác động chính như sau:
1 Tăng tài sản và tăng nợ hay vốn chủ sở hữu
2 Giảm tài sản và giảm nợ vốn chủ sở hữu
3 Tăng một tài sản và giảm một tài sản khác
4 Tăng một tài khoản nợ hay vốn chủ sở hữu, đồng thời
giảm một tài khoản nợ hay vốn chủ sở hữu khác
20
VÍ DỤ: CÔNG TY MILLER
107.000 +
3.000
= 110.000 Tổng cộng
+3.000 +3.000
Nhận $3.000 do khách hàng ứng trước
-600 +600
Chi $600 phí bảo hiểm cho giai đoạn sắp tới
+7.000 -7.000
Thanh toán $7.000 nợ bằng cách phát hành cổ phiếu cho chủ nợ
-8.000 -8.000
Trả nợ $8.000 cho người cung cấp
15.000 15.000
Mua hàng trả chậm $15.000
60.000 -60.000 Chi $60.000 mua thiết bị
100.000 100.000
Phát hành 10.000 cổ phiếu, thu được
$100.000 tiền mặt
VỐN CSH +
NỢ
= TÀI SẢN NGHIỆP VỤ KINH TẾ
Trang 11NHẬT KÝ KẾ TOÁN
• Mỗi nghiệp vụ kế toán phải được ghi vào sổ nhật ký ngay trong ngày
• Mỗi giao dịch luôn luôn được ghi thành ít nhất hai mục trong nhật ký: Nợ và Có
Minh họa các thành phần trong nhật ký kế toán:
2
1
Số TT
60.000 60.000
zzz xxx
Thiết bị Tiền mặt
Mua thiết bị
13/1
100.000 100.000
xxx yyy
Tiền mặt
Cổ phiếu thường
Phát hành cổ phiếu thường
12/1
Có Nợ
Mã số TK Tài khoản
Ngày
SỔ CÁI
• Sổ cái bao gồm các bảng chữ T, mỗi bảng thể hiện một tài khoản
kế toán
• Các số liệu từ nhật ký được cập nhật định kỳ vào sổ cái
• Mỗi bảng chữ T gồm các khoản ghi liên quan đến tài khoản: Nợ ở bên trái và Có ở bên phải
• Ví dụ về một bảng chữ T
60.000 (2) (1) 100.000
CK 130.000
ĐK 90.000
Mã số Tên tài khoản
Trang 12TÓM TẮT QUY TRÌNH KẾ TOÁN
Ghi nhật ký kế toán
Cập nhật định kỳ vào các tài khoản trên sổ cái
Cập nhật định kỳ vào các tài khoản trên sổ cái
Lập bảng cân đối thử chưa điều chỉnh
Lập bảng cân đối thử chưa điều chỉnh
Điều chỉnh bảng cân đối thử
Điều chỉnh bảng cân đối thử Lập các bảng báo cáo tài chính
Lập các bảng báo cáo tài chính
Nghiệp vụ kinh tế
24
Trường hợp thảo luận
Giá thị trường của tổng vốn CSH thấp hơn số
tiền mặt có trong ngân hàng?
Tạp chí BusinessWeek ngày 19/3/2001 cho biết họ đã tổng hợp số liệu của tổ chức S&P về tình hình của hơn 400 công ty Họ phát hiện
ít nhất 50 công ty kinh doanh trên Internet đang ở tình thế giá thị trường của cổ phiếu công ty thấp hơn số tiền mặt công ty có trong ngân hàng, kể cả các công ty như Egghead.com, Autobyte.com, Drugstore.com, NetZero, NBC Internet, iVillage
Như vậy trên lý thuyết thì một nhà đầu tư có thể mua toàn bộ cổ phiếu của một công ty để trở thành chủ sở hữu duy nhất, sau đó đóng cửa công ty, nhận toàn bộ tiền mặt có trong ngân hàng và thu lãi dễ dàng
Trang 13Trường hợp thảo luận (2)
• Số tiền mặt mà S&P công bố là dựa theo báo cáo tài chính, thường
là tiền mặt có vào ngày 31/12 Số tiền này có thể đã ra đi khi vụ mua công ty xảy ra
• Các nhà đầu tư thường nhìn vào tình hình kinh doanh và không thấy có dấu hiệu nào cho thấy công ty kinh doanh có lợi nhuận
Nhiều người còn cho là những công ty này sẽ không bao giờ có lợi nhuận
Trường hợp thảo luận (3) Phản ứng của các công ty
• Một số công ty bỏ tiền ra mua lại cổ phiếu của chính mình để tăng lòng tin của thị trường và đẩy giá thị trường lên
• Một số công ty thay đổi phương án kinh doanh, thay đổi cơ cấu công ty, thậm chí đổi tên công ty
• Một số công ty không làm gì cả - họ cho là thị trường đang trừng phạt họ một cách không công bằng Họ tin là giá cổ phiếu sẽ tự động tăng trở lại
Trang 14CÂU HỎI
• Những công ty này kinh doanh không có lợi nhuận nhưng lại có lượng tiền mặt khổng lồ Bản báo cáo nào có thể cho thấy nguồn gốc của số tiền mặt này?
• Dự đoán xem số tiền mặt này có thể xuất phát từ nguồn nào?
• Một người có thể làm theo cách của BusinessWeek: mua toàn bộ
cổ phiếu công ty, đóng cửa công ty, và thu tiền mặt trong ngân hàng?
28
• Đây là điểm khác biệt căn bản giữa tài chính công ty (corporate finance) và tài chính dự án (project finance)
• Quy ước này làm cơ sở lập luận cho quy ước 5
QUY ƯỚC 4:
HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC (GOING-CONCERN)
Kế toán giả định một công ty sẽ tồn tại liên tục,
trừ khi có bằng chứng trái lại
Trang 15Cơ sở lập luận:
– Giả định công ty sẽ không thanh lý tài sản và ngừng hoạt động, do vậy không xét giá thời giá thị trường.
– Giá khi mua được thể hiện khách quan, không theo chủ quan và không bị thiên lệch.
– Giả định giá trị của lợi ích do tài sản mang lại sẽ lớn hơn giá mua ban đầu, nên lấy giá trị thấp hơn.
– Thay đổi giá trên thị trường là không lớn so với giá mua ban đầu.
QUY ƯỚC 5:
NGUYÊN GIÁ (COST PRINCIPLE)
Kế toán ghi nhận tài sản theo giá mua ban đầu, gọi là nguyên giá (historical cost, acquisition cost), trừ khấu hao lũy kế
KHI VÀO QUY ƯỚC 5 BỊ VI PHẠM?
• Định giá trên cơ sở chi phí thay thế
Ví dụ: khi yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường hỏa hoạn
• Định giá trên cơ sở giá bán ra
Ví dụ: khi công ty lên kế hoạch bán thanh lý một số tài sản với giá dự kiến thấp hơn so với giá gốc đã trừ khấu hao
• Định giá trên cơ sở hiện giá ròng của ngân lưu tương lai (NPV)
Ví dụ: khi định giá để mua một công ty khác