Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến FDI, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng bộ số liệu đã cũ,điều này dẫn đến một số nhân tố đã không còn phù hợp với th
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
-*** -BÀI GIỮA KỲ MÔN KINH TẾ LƯỢNG II
CÁC YẾU TỐ THU HÚT FDI VÀO CÁC NƯỚC CHÂU Á
GIAI ĐOẠN 2007 – 2017
Lớp tín chỉ: KTE318(1-1920).2 Nhóm thực hiện: Nhóm 14 bao gồm
Nguyễn Thị Phương Anh 1714410021 Trần Thị Hường 1714410115 Phạm Thị Huyền 1714410121 Bùi Thị Trà My 1714410157 Phan Thị Phương Thảo 1714410209 Trần Thị Anh Thơ 1714410214
Trang 2MỤC LỤC
1 LỜI MỞ ĐẦU - 2
2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU - 3
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 5
3.1 M Ô HÌNH NGHIÊN CỨU - 5
3.1.1 B IẾN PHỤ THUỘC - 5
3.1.2 B IẾN ĐỘC LẬP - 5
3.2 N GUỒN DỮ LIỆU - 8
3.3 M Ô TẢ THỐNG KÊ VÀ MÔ TẢ TƯƠNG QUAN BIẾN SỐ - 9
3.3.1 T HỐNG KÊ MÔ TẢ CHUNG - 9
3.3.2 T HỐNG KÊ MÔ TẢ RIÊNG - 10
3.3.3 P HÂN TÍCH TƯƠNG QUAN - 14
4 KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ THẢO LUẬN - 16
5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ - 18
PHỤ LỤC - 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO - 23
Trang 31 Lời mở đầu
Việc giao thương giữa các quốc gia đã có từ rất lâu, và với những tiến bộ mới, việc giao thươngngày càng trở nên dễ dàng hơn Trong nhiều thế kỷ qua, lĩnh vực thương mại đã có những bước pháttriển vượt bậc, đặc biệt là trong vấn đề tài chính Trong quá khứ, các doanh nghiệp và công ty chỉ cóthể tiếp cận nguồn tài chính từ các nhà đầu tư trong nước Tuy nhiên, khi nền kinh tế thế giới xích lạigần nhau hơn thì những hạn chế về nguồn tài chính cũng giảm đi đáng kể Trong nền kinh tế toàncầu, các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn quỹ đầu tư từ bất kỳ quốc gia nào Ví dụ, một công ty cótrụ sở tại Singapore có thể tìm kiếm các nhà đầu tư từ Hoa Kỳ, Mexico hoặc ở châu Âu hay các nướckhác ở châu Á Nhất là sau cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008, các quốc gia phát triển cũng nhưđang phát triển đều phải đối mặt với vấn đề nguồn vốn để phục hồi kinh tế quốc gia mình Do đó vốnnước ngoài sẽ là một “cú hích” để góp phần giải quyết vấn đề này Đặc biệt, FDI là một nguồn vốnquan trọng và có nhiều ưu điểm hơn so với các loại vốn khác để khắc phục tình trạng thiếu vốn màkhông gây nợ cho nước nhận đầu tư Và FDI đang dần dần trở thành một xu thế tất yếu, một nhu cầukhông thể thiếu của mọi quốc gia trên thế giới
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một một hình thức đầu tư quốc tế dựa trên cơ sở dịchchuyển tư bản giữa các quốc gia, tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng thu hút được vốn đầu
tư trực tiếp, bởi nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: cơ sở hạ tầng, chế độ chính sách đầu tư,nguồn nhân lực, chi phí đầu vào Do đó, làm sao để thu hút FDI là vấn đề chính phủ các nướcquan tâm để các chính sách khuyến khích và thu hút khác nhau Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu
về các yếu tố ảnh hưởng đến FDI, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng bộ số liệu đã cũ,điều này dẫn đến một số nhân tố đã không còn phù hợp với thời điểm hiện tại Hơn thế nữa, cácnghiên cứu chủ yếu nghiên cứu tập trung vào một quốc gia cụ thể, số lượng nghiên cứu về nhómquốc gia hay châu lục còn rất hạn chế Vì vậy, kế thừa những nghiên cứu đã có, để có cái nhìn
tổng quát về các yếu tố ảnh hưởng đến FDI, nhóm nghiên cứu chọn đề tài “Các yếu tố thu hút
FDI vào các nước châu Á giai đoạn 2007 – 2017” để nghiên cứu.
Để phục vụ cho việc nghiên cứu, nhóm đã tiến hành thu nhập dữ liệu liên quan đến 38 quốcgia thuộc khu vực Châu Á trong giai đoạn 2007-2017 Chuỗi dữ liệu mà nhóm sử dụng là chuỗi
dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ các nguồn tin cậy như World Bank, International LabourOrganization Ngoài ra, nhóm sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính kết hợp phương pháp ướclượng OLS để xem xét mối quan hệ giữa các biến số Sau khi đã nghiên cứu và xử lý số liệu,nhóm chọn hạn mức ý nghĩa là 10%
Bố cục tiểu luận cơ bản bao gồm
1 Lời mở đầu
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
3 Phương pháp nghiên cứu
4 Kết quả ước lượng và thảo luận
5 Kết luận và kiến nghị
Trang 42 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hầu hết nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đềuliên quan đến các vấn đề như: quy mô thị trường, lợi nhuận, tình hình chính trị, lao động, kinh tế
vĩ mô, độ mở của nền kinh tế,
Nghiên cứu của LuMinghong (2000) trong nghiên cứu của mình về phân tích các yếu tố ảnhhưởng đến quyết định đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư Nhật Bản vào Thái Lan, nghiên cứu sửdụng phương pháp thống kê mô tả và dựa vào lý thuyết Kano về lý thuyết phát triển sản phẩm,cho rằng yếu tố tiềm năng chính trị có tác động tích cực đến FDI của Nhật Bản Nếu chính trị bất
ổn thì chắc chắn sẽ có rủi ro cho đầu tư Cùng với chính trị thì công cụ xúc tiến và mở cửa kinhdoanh hay độ mở của nền kinh tế Thái Lan trong đặc quyền thuế tự do hóa thương mại và đầu tư
ở các nước thành viên AEC có tác động tích cực đến đầu tư trực tiếp Nhật Bản Và cuối cùng,yếu tố con người cũng là yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư từ Nhật, nhất là chất lượng và năngsuất lao động Và nó cũng tác động tích cực đến đầu tư trực tiếp giống như một báo cáo nghiêncứu ở Nigeria cho thấy yếu tố lao động là yếu tố chính thu hút FDI (Akinlo 2004)
Kogruang (2002) trong nghiên cứu các nhân tố quyết định đến dòng FDI vào Thái Lan, bằngcách sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian ở Thái Lan trong giai đoạn 1970 – 1996 và phân tích đồngliên kết, tác giả phát hiện chi phí lao động, độ mở thương mại và tỷ giá hối đoái quyết định dòngvốn FDI ở khu vực sản xuất trong khi quy mô thị trường, chi phí lao động quyết định dòng vốnFDI trong khu vực phi sản xuất
Aqeel và Nishat (2005) xác định bằng thực nghiệm các nhân tố quyết định nguồn vốn FDI ởPakistan trong giai đoạn 1961– 2003 Thông qua kiểm định đồng liên kết và mô hình hiệu chỉnhsai số, kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô thị trường, thuế suất nhập khẩu, tỷ giá hối đoái, thuếsuất, tín dụng dành cho khu vực tư nhân là những nhân tố quyết định có ý nghĩa của FDI trongkhi mức lương và chỉ số giá không có tác động ý nghĩa lên FDI
Na và W.S Lightfoot (2006) trong nghiên cứu của mình về các nhân tố ảnh hưởng đến FDIvào Trung Quốc, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy bội để xác định các yếu tố quyết định có ýnghĩa thống kê Nghiên cứu thấy rằng các yếu tố ảnh hưởng đến sự mất cân đối trong phân bổdòng vốn FDI gồm có: Quy mô thị trường, sự tích tụ, chất lượng lao động, chi phí lao động, mức
độ mở cửa và quá trình cải cách
Bardhyl (2009) chỉ ra trong nghiên cứu của mình FDI là một trong những nhân tố quyết định tạonên sự tăng trưởng kinh tế ở Macedonia Xu hướng tăng lên của dòng vốn vào FDI khiến quá trìnhchuyển dịch nền kinh tế và tự do hóa sâu sắc hơn, vì thế làm tăng mức độ mở cửa và hội nhập củaMacedonia vào thị trường thế giới Tác giả sử dụng chuỗi dữ liệu thời gian theo quý trong giai đoạn
1994 – 2008 và mô hình hiệu chỉnh sai số để xác định các nhân tố quyết định đến dòng FDI
ở Macedonia Kết quả cho thấy độ mở thương mại, mức lương và tỷ giá hối đoái là những nhân
tố quyết định có ý nghĩa dương trong khi chi tiêu chính phủ và số lượng việc làm là những nhân
tố quyết định có ý nghĩa âm lên dòng vốn FDI ở Macedonia
Theo Nuno và Horácio (2010), Bồ Đào Nha là nền kinh tế tiếp nhận lượng vốn ròng FDI và chính phủ luôn hành động để thu hút nhiều FDI hơn Việc hiểu rõ các nhân tố chính quyết định
Trang 5FDI rất quan trọng để giúp chính phủ đưa ra các chính sách vĩ mô phù hợp Dựa trên mô hìnhcầu đầu tư, nghiên cứu phân tích tác động của các biến như quy mô thị trường, chi phí lao động,
độ mở thương mại và ổn định kinh tế lên vốn FDI trong giai đoạn 1995 - 2007 Với cách tiếp cận
dữ liệu bảng tĩnh và năng động (phương pháp ước lượng các tác động cố định và phương phápước lượng GMM hệ thống), kết quả chỉ ra là quy mô thị trường, độ mở thương mại, mức lương
và thuế suất là những nhân tố quyết định có ý nghĩa thống kê lên dòng vốn FDI vào Bồ Đào Nha.Nguyễn Như Bình và Jonathan Haughton (2002) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến dòngvốn FDI của 16 nước châu Á giai đoạn 1991-1999 bằng cách sử dụng mô hình dữ liệu bảng chorằng: Sự tích tụ (FDI trễ) có tác động thu hút FDI trong dài hạn Sự cởi mở (tỷ lệ xuấtkhẩu/GDP) của một quốc gia sẽ ảnh hưởng tích cực đến thu hút FDI Quy mô thị trường được đobằng tốc độ tăng trưởng GDP cho rằng những nước phát triển sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư hơn
Tỷ giá thực tế, thâm hụt ngân sách, tiết kiệm cũng là những yếu tố quan trọng Sau đó, tác giả sửdụng mô hình này để kiểm tra ảnh hưởng của Hiệp định Thương mại song phương giữa Hoa Kỳ
và Việt Nam đối với thu hút FDI vào Việt Nam và cho rằng, Hiệp định này khiến cho hơn 30%FDI vào Việt Nam trong năm đầu tiên và tăng gấp đôi trong dài hạn khi Việt Nam thực hiện cácthay đổi cần thiết để gia nhập WTO Tuy nhiên, nghiên cứu này có hạn chế là số liệu đã cũ, ViệtNam cũng đã gia nhập WTO từ rất lâu rồi nên những đánh giá của tác giả khi kiểm tra ảnh hưởngcủa Hiệp định Thương mại sẽ không còn đúng với hiện tại nữa
Ở trong một nghiên cứu nhằm khám phá các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư vàotỉnh Cà Mau của Hà Nam Khánh Giao, Lê Quang Huy, Hà Kim Hồng, Huỳnh Diệp Trâm Anh(2015) Mẫu khảo sát gồm 335 nhà đầu tư, kết quả cho thấy có 7 nhóm nhân tố tác động đến việcthu hút vốn đầu tư vào tỉnh Cà Mau Kết quả nghiên cứu tìm ra các yếu tố tác động đến thu hútvốn đầu tư vào khu vực nông – lâm nghiệp – thủy sản của Cà Mau là quyết định của chính quyền
địa phương và các hỗ trợ, thị trường, vị trí địa lý và tài nguyên thủy sản Các yếu tố tác động đến thuhút vốn đầu tư vào khu vực công nghiệp – xây dựng của Cà Mau gồm có quyết định của chính quyềnđịa phương, chính sách đầu tư và công tác hỗ trợ, thị trường Các yếu tố thị trường, chi phí
đầu tư, đối tác tin cậy, vị trí thuận lợi cho hoạt động kho bãi, các khu kinh tế tác động đến thu hútvốn đầu tư vào khu vực thương mại – dịch vụ
Với mục đích phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại 63 tỉnhthành Việt Nam (2011-2014), Nguyễn Lưu Bảo Đoan và Lê Văn Thắng (2017) đã áp dụng môhình kinh tế lượng không gian Durbin để có thể xem xét một cách tổng thể, bao gồm cả nhữngyếu tố tương quan trong không gian địa lí giữa những tỉnh thành gần nhau Kết quả nghiên cứucho thấy quy mô thị trường, chất lượng lao động và quần tụ doanh nghiệp có tác động đến đầu tưtrực tiếp nước ngoài và có tính chất lan tỏa khỏi ranh giới địa phương Một địa phương có quy
mô thị trường lớn sẽ có khả năng mang lại nhiều lợi nhuận cho hơn cho doanh nghiệp FDI VàFDI vào một địa phương sẽ nhiều hơn nếu như địa phương sở hữu một nguồn lao động chấtlượng cao hoặc chi phí lao động tại đó thấp
Tóm lại, trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu ở lĩnh vực này, tuy nhiên, các nghiêncứu còn bộc lộ một số hạn chế như: hầu hết tập trung vào một quốc gia cụ thể hoặc các khu vực trongmột quốc gia, số lượng nghiên cứu về nhóm quốc gia hay châu lục còn rất hạn chế và bộ dữ liệu củacác nghiên cứu này đều đã cũ dẫn đến một số điều kiện không còn đúng ở thời điểm
Trang 6hiện tại Do đó, nghiên cứu của chúng tôi, bằng sự kế thừa từ những nghiên cứu trước và sử dụng
bộ số liệu (2007 – 2017) mới nhất tại thời điểm hiện tại, tiến hành nghiên cứu và xác định lại cácyếu tố thu hút FDI trên hầu hết các quốc gia ở Châu Á
3 Phương pháp nghiên cứu
3.1 Mô hình nghiên cứu
Từ việc tham khảo các bài nghiên cứu đi trước, nhóm tác giả quyết định sử dụng hàm hồi quytuyến tính tổng quát để thực hiện mục đích nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu có dạnghàm như sau:
– Hệ số hồi quy với k=(1;11)
u – Sai số ngẫu nhiên
Mô hình nghiên cứu mà nhóm đề xuất bao gồm 1 biến phụ thuộc và 11 biến độc lập
Lưu ý: Ở đây, sau khi tham khảo rất nhiều tài liệu nghiên cứu, trong đó có nghiên cứu của
Nguyễn Như Bình và Jonathan Haughton (2002), nhóm nghiên cứu đã tiến hành logarit hóa FDI
so với GDP, xuất khẩu so với GDP, thu nhập so với GDP, GDP tạo ra bởi mỗi người lao động,dân số
Cụ thể các biến như sau:
3.1.1 Biến phụ thuộc
Để xét mức độ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước châu Á, nhóm nghiên cứu sửdụng biến phụ thuộc là giá trị ròng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (tính theo % của GDP)” Mã
ký hiệu của biến là fdi Trong mô hình nghiên cứu, nhóm tiến hành logarit hóa fdi thành ln(fdi)
và sử dụng biến lnfdi để đánh giá
3.1.2 Biến độc lập
3.1.2.1 Biến fdit
Mã ký hiệu fdit đại diện cho tác động tích lũy Trong bài nghiên cứu này, nhóm lấy giá trị ròng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (tính theo % của GDP) trễ 1 năm so với biến phụ thuộc fdi
và tiến hành logarit hóa lên rồi sử dụng lnfdit để phân tích tâm lí “bầy đàn” giả thiết được đặt ra
là nước nào có FDI tích lũy càng cao thì càng thu hút các nhà đầu tư để tận dụng lợi thế tích lũy Đây là một trong những yếu tố mà trong nhiều nghiên cứu ( như Na và W.S Lightfoot (2006), Bình.N.N và Haughton (2002)…) cho rằng có ảnh hưởng lớn và tích cực đến thu hút FDI Do đó,nhóm kỳ vọng dấu của lnfdit trong hàm hồi quy sẽ mang dấu dương (+)
Trang 73.1.2.2 Biến mdcm
Mã ký hiệu mdcm đại diện cho mức độ cởi mở của nền kinh tế Với yếu tố này, chúng tôi sửdụng lượng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (tính theo % của GDP) của từng nước trong giaiđoạn Trong mô hình nghiên cứu, nhóm tiến hành logarit hóa mdcm và sử dụng biến lnmdcm đểđánh giá
Một nền kinh tế mở sẽ thu hút FDI vì đó là dấu hiệu cho thấy sự chào mừng của chính phủ vàcác hàng rào thuế quan đang giảm đi Theo nghiên cứu của Chakrabarti (2001) cho rằng độ cởi
mở của nền kinh tế chính là yếu tố quan trọng quyết định dòng chảy của FDI trong mối quan hệcùng chiều Vì vậy, kỳ vọng về dấu của lnmdcm trong hàm hồi quy sẽ mang dấu dương (+)
3.1.2.3 Biến ttkt
Mã ký kiệu ttkt đại diện cho yếu tố tăng trưởng kinh tế Với yếu tố này, chúng tôi sử dụng tốc
độ tăng trưởng GDP (đơn vị %) để mô tả tác động đến việc thu FDI
Đây là chỉ số thể hiện rõ quy mô thị trường Đã có rất nhiều nghiên cứu được đưa và mộttrong số đó là nghiên cứu về các yếu tố thu hút FDI từ Hàn Quốc vào Trung Quốc của Kang,S.J
và Lee, H.S (2007) đã nhấn mạnh rằng sự hấp dẫn FDI của Trung Quốc là nhờ vào quy mô lớn
Vì vậy, nhóm tác giả kỳ vọng về dấu của lnttkt trong hàm hồi quy sẽ mang dấu dương (+)
3.1.2.5 Biến tkqgbp
Mã ký hiệu tkqgbp có nghĩa là tiết kiệm quốc gia bình phương Số liệu cho biến này là kếtquả bình phương số liệu của biến tkqg Theo nghiên cứu của Nguyen Nhu Binh và JonathanHaughton (2002), yếu tố tiết kiệm quốc gia đóng vai trò trong việc thu hút FDI, tuy nhiên ảnhhưởng của nó khá phức tạp do đó mà nhóm nghiên cứu quyết định thêm biến tkqgbp để đánh giáyếu tố tiết kiệm quốc gia được hoàn chỉnh hơn
3.1.2.6 Biến odct
Mã ký hiệu odct đại diện cho sự ổn định chính trị Trong bài nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng chỉ
số ổn định chính trị là đại diện cho độ ổn định chính trị của quốc gia đang khảo sát Chỉ số này nằmtrong khoảng xấp xỉ -2.5 đến 2.5 (nghĩa là giá trị của chỉ số bé hơn -2.5 có thể tồn tại và nếu mộtquốc gia có giá trị chỉ số là 2.5 thì nghĩa là quốc gia đấy có sự ổn định chính trị rất tốt)
Đã có nhiều nghiên cứu cho ra các kết quả khác nhau, trong số đó có nghiên cứu của Duspasquier,
C Và Osakwe, P.N (2006) về FDI ở Châu Phi khẳng định rằng chính trị đóng vai trò
Trang 8quan trọng trong việc quyết định nguồn vốn FDI, nghĩa là quốc gia có sự ổn định chính trị càngcao thì càng thu hút FDI Do đó, nhóm tác giả kỳ vọng về dấu của odct trong hàm hồi quy sẽmang dấu dương (+).
3.1.2.7 Biến tn
Mã ký hiệu tn đại diện cho thu nhập Trong bài nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng thu nhậpcủa người lao động theo năm (tính theo % của GDP) Trong mô hình nghiên cứu, nhóm tiến hànhlogarit hóa và sử dụng lntn để đánh giá tác động
Thu nhập ở đây thể hiện cho sức mua của thị trường Nguyễn Thị Tường Anh và Nguyễn HữuTâm (2013) trong nghiên cứu của mình cũng sử dụng biến thu nhập theo tháng đại diện cho sứcmua thị trường với kỳ vọng thu nhập tháng càng cao sẽ là tiềm năng cho sức tiêu thụ cao, do vậy
mà kích thích dòng vốn FDI đi vào Do đó, trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả kỳ vọng vềdấu của lntn trong hàm hồi quy sẽ mang dấu dương (+)
3.1.2.9 Biến nsld
Mã ký hiệu nsld đại diện cho năng suất lao động Trong bài nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụngGDP bình quân trên một người lao động đang làm việc trong năm (đơn vị USD) thể hiện chonăng suất lao động của một quốc gia Trong mô hình nghiên cứu, nhóm tiến hành logarit hóa và
sử dụng lnnsld để đánh giá tác động
Năng suất lao động tăng lên cho phép các nhà đầu tư càng có nhiều lợi nhuận Hiện tại đaphần các nghiên cứu tập trung về mối quan hệ giữa năng suất lao động và FDI đều cho thấy mốiquan hệ này là tích cực (ví dụ như nghiên cứu của Thiam, Hee, Ng, 2007) Do đó, nhóm tác giả
kỳ vọng về dấu của lnnsld trong hàm hồi quy sẽ mang dấu dương (+)
3.1.2.10 Biến ds
Mã ký hiệu ds đại diện cho dân số Trong bài nghiên cứu, nhóm sử dụng dân số của các nướctheo từng năm (đơn vị: người) Trong mô hình nghiên cứu, nhóm tiến hành logarit hóa và sửdụng lnds để đánh giá sự ảnh hưởng
Một quốc gia đông dân sẽ hứa hẹn thu hút nhiều vốn FDI vì quy mô thị trường tiêu thụ lớn.Theo nghiên cứu về FDI của Billington (1999) nhấn mạnh quy mô dân số lớn, mật độ dân số cao
Trang 9là yếu tố quan trọng thu hút các nhà đầu tư từ Mỹ Vì vậy, kỳ vọng về dấu của lnds trong hàm hồiquy sẽ mang dấu dương (+).
3.1.2.11 Biến hi_fdit
Đây là biến giả được xây dựng dựa trên biến fdit để đánh giá hoàn thiện hơn tác động tích lũycủa biến fdit với kỳ vọng nếu quốc gia nào biến fdit được đánh giá là cao thì thu hút FDI hơn cácquốc gia không được đánh giá là có fdit cao
Ở đây, fdit được đánh giá cao có nghĩa là fdit lớn hơn giá trị trung biến của fdit Với các giá trị thỏa mãn điều kiện này thì hi_fdit mang giá trị là 1, nếu không thì hi_fdit mang giá trị là 0
3.2 Nguồn dữ liệu
Bài nghiên cứu này ban đầu tiến hành tìm kiếm dữ liệu thứ cấp của 41 quốc gia thuộc châu Á.Nhóm tác giả sử dụng nhiều bộ dữ liệu được lấy từ World Bank, The Worldwide GovernanceIndicators, International Labour Organization, Bruegel.org và kết nối với các bộ dữ liệu này với.Sau quá trình sàng lọc dữ liệu thì bộ dữ liệu hoàn chỉnh mà nhóm tác giả nghiên cứu là sự tríchxuất và kết nối các bộ dữ liệu khác nhau của 38 quốc gia châu Á trong giai đoạn từ năm 2007đến năm 2017 Cụ thể nguồn dữ liệu của các biến như sau:
Biến fdi, fdit và hi_fdit sử dụng nguồn dữ liệu được thu thập từ World Bank với chỉ số là
“Foreign Direct Investment, net inflows (% of GDP)” Với biến fdi, dữ liệu được thu thập tronggiai đoạn từ 2007 đến 2017 Với biến fdit và hi_fdit thì dữ liệu được thu thập trong giai đoạn từ
2006 đến 2016 Vì trong mô hình nghiên cứu này, nhóm tác giả tiến hành logarit biến fdi và fdit,
do đó đồng thời tiến hành loại các quan sát tương ứng của biến fdi và biến fdit có giá trị âm.Biến mdcm sử dụng nguồn dữ liệu được thu thập từ World Bank với chỉ số là “Exports ofgoods and services (% of GDP)” trong giai đoạn từ 2007 đến 2017
Biến ttkt sử dụng nguồn dữ liệu được thu thập từ World Bank với chỉ số là “GDP growth(annual %)” trong giai đoạn từ 2007 đến 2017
Biến tkqg và tkqgbp sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ World Bank với chỉ số là “Grossdomestic savings (% of GDP)” trong giai đoạn từ 2007 đến 2017 Bộ dữ liệu về giá trị tkqg nàythiếu số liệu của Myanmar vào năm 2007 do đó nhóm tác giả tiến hành loại bỏ quan sát này rakhỏi bộ dữ liệu hoàn chỉnh
Biến odct sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ The Worldwide Governance Indicators - một dự
án nghiên cứu về các chỉ số quản trị toàn cầu của World Bank với chỉ số là “Political stabilityindex” trong giai đoạn từ 2007 đến 2017
Biến tn sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ International Labour Organization với chỉ số là
“Labour income share as a percent of GDP” trong giai đoạn từ 2007 đến 2017
Biến tghd sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ bộ dữ liệu “Real effective exchange rates for 178countries: a new database” thuộc Bruegel.org với chỉ số “REER_ANNUAL_171” tức là tỷ giá thực
tế đa phương hàng năm xem xét với 171 quốc gia đối tác thương mại trong giai đoạn từ 2007 đến
2017 – trong đó năm gốc là năm 2007, tất cả các quốc gia đều có giá trị REER là 100 Tuy
Trang 10nhiên, bộ dữ liệu này cũng thiếu số liệu của 3 nước (Macao SAR, China; Myanmar; Leste) trong cả giai đoạn này, do đó nhóm nghiên cứu tiến hành loại bỏ tất cả quan sát của 3quốc gia này.
Timor-Biến nsld sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ World Bank với chỉ số là “GDP per personemployed (constant 2011 PPP $)” trong giai đoạn từ 2007 đến 2017
Biến ds sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ World Bank với chỉ số là “Population, total” tronggiai đoạn từ 2007 đến 2017
Kết quả cuối cùng, bảng dữ liệu mà nhóm nghiên cứu sử dụng là dữ liệu mảng thứ cấp khôngcân bằng của 38 quốc gia châu Á trong 11 năm kể từ 2007, bao gồm 392 quan sát hợp lệ
3.3 Mô tả thống kê và mô tả tương quan biến số
3.3.1 Thống kê mô tả chung
Dưới đây là mô tả chung cho các biến thành phần:
Bảng 1 Mô tả thống kê các biến định lượng
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ phần mềm Stata
Theo Bảng 1, hai biến fdi và fdit có chung giá trị lớn nhất (58.519%) và giá trị nhỏ nhất(0.008%) và giá trị trung bình của hai biến này xấp xỉ nhau Giá trị trung bình gần với giá trị nhỏnhất thể hiện đa số các nước Châu Á chưa thu hút được nhiều dòng vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài so với tổng sản phẩm quốc nội Với độ lệch chuẩn của fdi là 8.461% và của fdit là 7.964%,không có quá nhiều sự khác biệt
Đối với mức độ cởi mở của nền kinh tế, biến mdcm có khoảng cách lớn (xấp xỉ 39 lần) giữagiá trị lớn nhất (228.994%) và giá trị nhỏ nhất (5.905%) thể hiện sự khác biệt rõ rệt về tình hìnhxuất khẩu của các nước trong cùng một châu lục Với giá trị trung bình là 50.215%, độ lệchchuẩn là 41.741%
Đối với tăng trưởng kinh tế, biến ttkt trung bình đạt 5.077% - đây là mức tăng trưởng tốt, thểhiện nền kinh tế châu Á đang phát triển với tốc độ nhanh chóng 25.463% là tốc độ tăng trưởng
Trang 11cao nhất trong giai đoạn 2007-2017 Tuy nhiên, sự phát triển này lại không đồng đều bởi có nước
có tốc độ tăng trưởng thậm chí âm (-14.150%) Với độ lệch chuẩn là 3.951%
Đối với tiết kiệm quốc gia, biến tkqg có giá trị trung bình 26.016% Tuy nhiên, cùng với độlệch chuẩn bằng 20.029%, có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia, có quốc gia thì tiết kiệm quốcgia lên tới 75.549% so với GDP trong khi đó có quốc gia thì tiết kiệm âm nặng (-29.915%).Đối với ổn định chính trị, biến odct có giá trị trung bình là -0.417 và độ lệch chuẩn là 1.008.Nước có nền chính trị ổn định nhất có chỉ số là 1.590 và nước có chỉ số ổn định nhỏ nhất là -2.81– đây là con số chắc chắn gây không ít khó khăn trong việc thu hút FDI vào quốc gia này
Đối với thu nhập người lao động so với GDP, biến tn có giá trị trung bình đạt 43.024%, độlệch chuẩn là 17.990% Đồng thời, có khoảng cách lớn giữa giá trị lớn nhất (344%) và giá trị nhỏnhất (14.9%)
Đối với tỷ giá hối đoái, biến tghd có trung bình đạt 109.447, giá trị lớn nhất là 160.413, giá trịnhỏ nhất là 72.211, độ lệch chuẩn bằng 13.737
Đối với năng suất lao động thể hiện qua GDP bình quân trên một người lao động đang làmviệc trong năm, biến nsld có giá trị trung bình đạt 47,499.900 USD, năng suất lao động lớn nhấtđạt được là 187,475.500 USD và giá trị nhỏ nhất đạt 3,649.249 USD Điều này cho thấy năngsuất lao động của các quốc gia Châu Á khá cao và là một nhân tố tích cực tác động đến vồn đầu
tư trực tiếp nước ngoài
Đối với biến dân số, giá trị lớn nhất là 1,390,000,000 người (1.39 tỷ người), giá trị nhỏ nhất là374,965 người Trung bình dân số các quốc gia Châu Á là 111,000,000 người (111 triệu), độ lệchchuẩn lớn là 298,000,000 người (298 triệu)
3.3.2 Thống kê mô tả riêng
Ở đây, nhóm nghiên cứu sử dụng bảng tần suất để mô tả biến định tính, biểu đồ histogram để
mô tả các biến định lượng đáng lưu ý của các quốc gia Châu Á và thu được các kết quả sau:
Bảng 2 Tần suất xuất hiện của biến giả
Nguồn: Kết quả xuất từ phần mềm Stata
Trang 12Từ Bảng 2, ta có thể thấy các quốc gia được đánh giá là có lượng FDI so với GDP trễ 1 năm cao có mức độ xuất hiện là 120 lần, với xác suất là 30.612% Còn lại 272 lần xuất hiện với xác suất 69.388% là các quốc gia có FDI so với GDP trễ 1 năm là không cao Điều này thể hiện phầnlớn các quốc gia châu Á có lượng FDI trễ cao là ở khoảng trung bình.
3.3.2.2 Các biến định lượng tiến hành logarit hóa
Từ Bảng 3, nhóm nghiên cứu có nhận xét như sau:
Sự phân bố của hai biến đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trực tiếp nước ngoài trễ một năm không đồng đều, có xu hướng tập trung ở các giá trị ở đầu trục hoành và rất ít giá trị lớn hơn và sau khi logarit hóa thì đồ thị có dạng quả chuông, chạy từ phía đầu trục hoành đến giữa trục toạ độ, phân phối chuẩn
Về biến thu nhập, đồ thị trước khi logarit hóa tăng lên đột ngột rồi giảm xuống nhanh Tuynhiên sau khi tiến hành logarit, đồ thị có dạng quả chuông, các giá trị phân bố đồng đều
Về biến năng suất lao động và biến mức độ cởi mở, các giá trị tập trung chủ yếu ở đầu trụchoành và tiệm cận trục hoành ở các giá trị lớn hơn, sau khi logarit hoá, đồ thị đều có hình quảchuông phình ra ở giữa, các giá trị phân phối chuẩn
Về biến dân số các giá trị có xu hướng phân bố đều ở đầu trục hoành xung quanh giá trị thấp,sau khi được logarit, đồ thị có hình quả chuông, biến có các giá trị phân bố đồng đều hơn
3.3.2.3 Các biến định lượng không tiến hành logarit hóa
Từ Bảng 4, nhóm nghiên cứu nhận thấy các biến ttkt, odct, tkqg, tghd đều có phân
Biến tkqg, hầu hết các quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm quốc gia tương đối từ 20 – 30% so với GDP,
số ít còn lại là nhóm hoặc tỷ lệ tiết kiệm rất thấp hoặc tỷ lệ tiết kiệm rất cao, có nghĩa là tương ứng có giá trị biến tkqg âm hoặc lớn hơn 50%
Biến tghd, hầu hết các quốc gia có giá trị từ 100 đến 160, số ít quốc gia có giá trị bé
hơn 1000
Riêng biến tkqgbp là một dạng khác của biến tkqg thì có phân phối tập trung chủ yếu ở phíađầu trục hoành và rất ít các giá trị lớn hơn 3000