1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi ở trường mầm non

26 385 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 135 KB

Nội dung

Trẻ có được an toàn, tránh được các tainạn thương tích TNTT và phát triển toàn diện hay không là phụ thuôc rất nhiềuvào các điều kiên phục vụ và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, gi

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMMỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO

TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON

Họ và tên: Hoàng Thị Hiên Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị: Trường mầm non Hồng Thủy

Quảng Bình, tháng 9 năm 2018

1 PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 3

1.1 Lý do chọn đề tài

“Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”

Trẻ em là hạnh phúc mỗi gia đình là tương lai của đất nước, là lớp người kếtục xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc

và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng Bác Hồ vịlãnh tụ kính yêu của toàn dân tộc Việt Nam, suốt đời mình hết lòng chăm lo cho thế

hệ trẻ Bác đã dành cho trẻ em những tình cảm yêu thương vô bờ Mỗi lần đi thăm

nhà trẻ, gặp gỡ các cô nuôi dạy trẻ Bác thường nhắc nhở “ Phải giữ vệ sinh cho

các cháu, các cô phải học hành tốt, nuôi dạy các cháu ngoan và khỏe” Bác đã

chỉ thị cho ngành giáo dục Mầm non “ Muốn cho người mẹ sản xuất tốt, cần tổ

chức tốt những nơi giữ trẻ” Trường Mầm non là nơi Chăm sóc Nuôi dưỡng

-Giáo dục trẻ ngay từ 18 tháng đến 72 tháng Thời gian trẻ ở trường mầm non cònnhiều hơn thời gian trẻ ở nhà với gia đình Trẻ có được an toàn, tránh được các tainạn thương tích (TNTT) và phát triển toàn diện hay không là phụ thuôc rất nhiềuvào các điều kiên phục vụ và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên,nhân viên của các trường Mầm non

Bởi vì lứa tuổi mầm non là lứa tuổi kỳ diệu, trẻ vô cùng hiếu động, tò mò,ham hiểu biết và luôn sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh Ởlứa tuổi này trẻ còn quá non nớt để tự bảo vệ mình, nên các nguy cơ xảy ra tai nạnvới trẻ là rất cao nếu thiếu sự quan tâm, định hướng đúng đắn của người lớn hoặccác điều kiện cơ sở vật chất để chăm sóc giáo dục trẻ không đảm bảo an toàn Vìvậy, khi vui chơi, trong sinh hoạt rất dễ xảy ra tai nạn thương tích như: rách da, tổnthương phần mềm, gãy xương Những tai nạn này sẽ để lại những hậu quả khôngtốt cho trẻ Nếu thương tích nặng, trẻ sẽ bị mất máu, tinh thần hoảng loạn Vếtthương vào mắt rất nguy hiểm: có thể gây mù Vết thương gãy xương đều nguy hạiđến tính mạng trẻ Tuy nhiên phần lớn các tai nạn trên đều có thể phòng tránh được

Trang 4

nếu cha, mẹ, cô giáo và mọi người trong cộng đồng xác định được căn nguyên,nâng cao nhận thức, xây dựng cộng đồng an toàn cho trẻ.

Hiện nay tai nạn thương tích của trẻ em đang trở lên báo động ngay cả ởnhững quốc gia có nền kinh tế rất phát triển Mỗi năm trên toàn cầu có khoảng830.000 trẻ em tử vong do tai nạn thương tích, tương đương với 2000 trẻ mỗi ngày.Hiện nay có gần 150 ngàn trẻ em từ 0- 6 tuổi được chăm sóc tại các trường mầmnon, chiếm khoảng trên 80% trẻ em trong độ tuổi

Để trẻ được an toàn chúng ta phải tạo được môi trường an toàn cho trẻ.Phòng tránh những tai nạn thương tích thường gặp Phòng tránh các dị vật ở tai,mũi, họng Phòng tránh tai nạn do ngộ độc Phòng tránh đuối nước, cháy bỏng-điệngiật, tai nạn giao thông, động vật cắn Mà môi trường an toàn là những nơi trẻ sống,vui chơi và không có các nguy cơ xảy ra các tai nạn, là nơi mà ở đó giảm thiểu cáctác hại đến sức khoẻ nhưng lại có khả năng giúp cơ thể trẻ tăng cường các khả năngphòng tránh các tai nạn thương tích có thể xảy ra

Vì vậy việc đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là mộtnhiệm vụ quan trọng hàng đầu ở trong các trường mầm non Trước những hậu quảđáng báo động về tai nạn thương tích như vậy, nhà nước ta đã ban hành nhiều chínhsách và hoạt động thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn thương tích ở trẻ như:Chính sách quốc gia về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em (2001 – 2010), Quyđịnh của bộ y tế về triển khai cộng đồng an toàn trên toàn quốc (2006) Ngày15/4/2010 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra thông tư 13/2011/TT-BGD&ĐT về banhành qui định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống TNTT trong cơ sởgiáo dục Mầm non

Với tránh nhiệm là một giáo viên trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trongtrường mầm non tôi đã nhận thức được việc phải xây dựng môi trường an toàn vàphòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết Với mong

Trang 5

muốn 100% trẻ của trường mầm non được an toàn mọi lúc mọi nơi, không có tainạn thương tích xảy ra với trẻ Vì vậy tôi xin mạnh dạn trao đổi kinh nghiệm của

mình dưới dạng sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp phòng, chống tai nạn

thương tích cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non” để nâng cao chất lượng

chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong nhà trường

1.2 Phạm vi áp dụng đề tài:

Đề tài này được lựa chọn nghiên cứu phạm vi trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trongtrường mầm non

1.3 Điểm mới của đề tài:

Phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non là giáo viên, nhàtrưường, phụ huynh phối hợp với nhau trong công tác chăm sóc trẻ, để bảo vệ bảnthân trẻ, tạo môi trường an toàn cho trẻ được tham gia hoạt động, vui chơi, học tập

Hình thành cho trẻ kỹ năng cần thiết để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân trướcnhững mối nguy hiểm thường trực xung quanh trẻ Đồng thời trẻ biết được điềunên làm và không nên làm phù hợp với hoàn cảnh để giúp bản thân mình an toàn

Vận dụng được những biện pháp để đảm bảo an toàn cho trẻ dưới mọi hìnhthức

2 PHẦN NỘI DUNG 2.1 Thực trạng trước khi nghiên cứu “Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non”

Tai nạn thương tích luôn rình rập quanh ta nó có thể xảy ra ở mọi lúc, mọinơi, mọi lứa tuổi nhưng tập trung nhiều ở lứa tuổi mầm non Vì ở độ tuổi này cơthể trẻ còn non yếu, sức đề kháng kém, sở thích của trẻ là hay tò mò, hiếu động nênviệc phòng tránh tai nạn thương tích cho trường mầm non nếu không được thựchiện thường xuyên và bắt đầu ngay từ lứa tuổi nhà trẻ sẽ tạo được nề nếp, thói quen

và kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mà con hình thành kỹ năng sốngcho trẻ ngay từ khi chập trững bước vào đời

Trang 6

Giáo dục trẻ biết cách phòng tránh tai nạn thương tích là một việc làm rấtquan trọng nhưng không dễ dàng Trước hết giáo viên cần trang bị cho bản thânnhững hiểu biết chính xác về tai nạn thương tích (khái niệm, nguyên nhân, cáchphòng tránh, cách xử lý…) và khi đã có những hiểu biết rõ dàng thì giáo viên cầntích hợp, lồng ghép một cách hợp lý vào tất cả các hoạt động (học tập, vui chơi, )cho trẻ đúng lúc, đúng cách và đúng yêu cầu.

Thực tế hàng ngày trẻ được tiếp xúc, được tham gia rất nhiều các hoạt độngtrong trường, ở mọi nơi như trong lớp, ngoài sân trường: Hay nói một cách khác lànhu cầu hàng ngày của trẻ là học tập và vui chơi ở mọi nơi Nhưng trẻ chỉ biết rằngmình thích chơi theo cách của mình, điều này rất nguy hại bởi trẻ chưa hiểu vềnhững yếu tố tác động bên ngoài có thể gây nguy hiểm đến bạn thân Chính vì vậymột trong những nhiệm vụ của trường mầm non là trang bị cho trẻ những hiểu biết

về “tai nạn thương tích cũng như cách phòng tránh tai nạn thương tích” Để trẻ tiếpthu được những kiến thức đó, giáo viên cần nắm bắt được tình hình cũng nhưnhững đặc điểm của môi trường xung quanh trẻ Như vậy việc tuyên truyền phòngtránh tai nạn thương tích mới đạt hiệu quả như mong đợi

Năm học 2018-2019 bản thân tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớpmẫu giáo 4-5 tuổi với số lượng 36 trẻ Thực tế trong quá trình chăm sóc các cháuhằng ngày với độ tuổi 4-5 tuổi bản thân tôi ngoài việc nắm vững những kiến thứcchuyên môn nghiệp vụ, xác định những mục tiêu và nội dung chương trình vềchương trình giáo dục mầm non làm cơ sở, tôi còn phải hiểu được tình hình thựctiễn của địa phương, của trường và lớp mình đang công tác để khai thác những cáihay, cái đẹp nhằm chăm sóc giáo dục và đảm bảo an toàn cho trẻ Trong quá trìnhthực hiện tôi có được những thuận lợi và gặp phải một số khó khăn sau :

* Thuận lợi

Trường mầm non nằm trong khu vực đông dân cư, xung quanh khu vực trườngkhông có ao hồ, sông suối

Trang 7

2/2 giáo viên của lớp có trình độ trên chuẩn, yêu nghề mến trẻ Luôn tích cựctham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm chobản thân.

Nề nếp, kỷ cương trong lớp được giữ vững, ngay từ đầu năm học lớp đã bầuđược ban đại diện cha mẹ học sinh cùng giáo viên chủ nhiệm quản lý tốt việc nuôidưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, theo dõi sát chương trình học, đến từng bữa ăn, giấcngủ cùng các hoạt động vui chơi của trẻ

Phòng học đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn cho trẻ Có đầy

đủ đồ dùng dạy học, đồ chơi cho các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ, có côngtrình vệ sinh sạch sẽ đúng quy định, đủ nước sạch phục vụ sinh hoạt hàng ngày chotrẻ

Ngoài ra trường có phòng y tế riêng, trang thiết bị y tế tương đối đầy đủ

Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, tình thần Hàngnăm ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức lớp tập huấn và cử giáo viên đi học cáclớp về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ

Ngoài tài liệu chuyên môn nhà trường còn trang bị đầy đủ tài liệu về cáchphòng tránh tai nạn thương tích cho giáo viên

Học sinh nhanh nhẹn có nề nếp, lễ phép, hứng thú tham gia hoạt động

Trang 8

Nhân viên y tế chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế về chăm sóc sức khỏe và kỹnăng xử trí các tai nạn thương tích do chuyên môn không được cọ sát thường xuyênnhư ở bệnh viện.

Trẻ còn quá nhỏ nên ý thức tự bảo vệ mình còn hạn chế

Kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở lớp rất khó để phụ huynhnắm bắt và ghi nhớ khi ở nhà Bên cạnh đó có những bố mẹ do bận công việc nên ít

có thời gian trò chuyện với con về việc tự bảo vệ mình và cách nhận biết nhữngnguy hiểm xung quanh mình… Đây cũng là một hạn chế trong việc giúp trẻ phóngtránh tai nạn thương tích tại gia đình

2.2 Một số biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non:

Từ những buổi tập huấn do trường tổ chức, từ những tài liệu do nhà trườngcung cấp, những quy định của sở giáo dục nội quy của nhà trường và kinh nghiệmcủa bản thân cũng như hiện trạng cơ sở vật chất môi trường học tập và các điềukiện thuận lợi khó khăn trên của nhà trường, tôi luôn trăn trở và đã tìm ra một sốbiện pháp phòng tránh các tai nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường như sau:

2.2.1 Tự học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.

Giáo viên mầm non là người trực tiếp chăm sóc trẻ khi ở lớp, vì vậy bồidưỡng kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là rất quan trọng Ngoàiviệc tham gia đầy đủ vào các buổi tập huấn do nhà trường và phòng giáo dục tổchức giáo viên còn cần nghiên cứu sách báo và hoàn thiện nội dung, chương trìnhgiáo dục nội khoá và ngoại khoá về phòng, chống tai nạn, thương tích cho phù hợpvới đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi và tình hình thực tế ở địa phương Tổ chức vàtham gia các cuộc thi tìm hiểu về cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.Thực hiện nghiêm túc và có chất lượng về nội dung giáo dục phòng, tránh tai nạn,

Trang 9

thương tích đã được Bộ quy định tại chương trình các môn học Cần chú trọng việctrang bị kiến thức và hình thành kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ.Giáo viên cũng phải tham gia các lớp tập huấn về Y tế để nâng cao kiến thức

vế cách sơ cứu kịp thời nếu trẻ không may gặp tai nạn Giáo viên phải được tậphuấn kiến thức và kĩ năng về phòng và xử trí ban đầu một số tai nạn thường gặpnhư xặc, bỏng, gãy xương… Hằng năm, nhà trường cần phối hợp với y tế địaphương tập huấn, nhắc lại cho giáo viên về nội dung này

Khi trẻ bị tai nạn phải bình tĩnh xử trí sơ cứu ban đầu tại chỗ, đồng thời báocho cha mẹ và y tế nơi gần nhất để cấp cứu kịp thời cho trẻ

Tham mưu với ban giám hiệu đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phòng,tránh tai nạn, thương tích ( băng, nẹp cứu thương…) củng cố và phát triển phòng Y

tế để đáp ứng được nhiệm vụ phòng, tránh tai nạn, thương tích; phát hiện và xử lýkịp thời khi có tai nạn thương tích xảy ra trong nhà trường

Từ những buổi tập huấn rất hữu ích và những tài liệu mà nhà trường cung cấp bảnthân tôi đã tự nâng cao được kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích và biếtcách xử lý kịp thời các tai nạn không may xảy đến với trẻ

2.2.2 Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học an toàn.

Trường được xây dựng hai tầng rất khang trang, tuy nhiên khi thiết kế thicông các kỹ sư chưa lường trước được những nguy hiểm có thể xấy ra đối với trẻ,bản thân là người giáo viên mầm non ngày ngày tiếp xúc với trẻ tôi đã nhận thấymột số bất cập về cơ sở vật chất vì thế tôi đã mạnh dạn đề xuất ý kiến với ban giámhiệu, được sự nhất trí của ban giám hiệu và sự ủng hộ của phụ huynh Nhà trường

đã có những biện pháp sửa chữa, nâng cấp một số khu vực có thể gây nguy hiểmcho trẻ Giáo viên giáo dục trẻ không leo trèo lên cầu thang hay lan can gây nguyhiểm tính mạng cho trẻ, thường xuyên nhắc nhở trẻ không thò tay vào ổ cắm điệntrong lớp học

Sàn nhà vệ sinh sau một thời gian xây dựng đã bị tắc các ống cống, hệ thốngvòi nước bị hư hỏng, rò rỉ, còn nhiều vũng nước đọng gây nguy hiểm cho trẻ vì vậy

Trang 10

tôi đã đề xuất với nhà trường nâng cấp lại sàn vệ sinh, xử lý hệ thống ống dẫn nướccũng như hệ thống công trình vệ sinh Giáo viên các lớp cũng đã chú ý giữ cho sànnhà vệ sinh luôn khô thoáng để đảm bảo cho trẻ không bị trượt ngã do trơn khi vào

vệ sinh Luôn nhắc nhở trẻ mang dép khi vào nhà vệ sinh, không mở các vòi nướcquá to tránh chảy nước khắp sàn

Đối với các đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động trong lớp, phải kiểm tra

độ an toàn và đề xuất với hiệu trưởng làm kệ có lắp bánh xe di chuyển dễ, nhẹnhàng kệ không quá cao, không quá nặng so với cơ thể trẻ Sắp xếp khoa họcnhững đồ chơi để vừa tầm tay của trẻ

Những đồ chơi thiếu an toàn phải để xa tầm với như hột, hạt để xâu chuỗi trẻ

có thể ngậm, nghịch bỏ vào lỗ tai bạn, bỏ vào lỗ mũi…, cô phải bao quát và giáodục trẻ các kĩ năng chơi an toàn cho mình và cho bạn mọi lúc mọi nơi

Những đồ dùng phục vụ ăn uống và ngủ phải phù hợp với từng độ tuổi củatrẻ, không nên dùng các đồ dùng dễ vỡ như sành, sứ, thủy tinh tất cả mọi đồ dùngphải nhựa cứng, dẻo hóa, gỗ hóa để đảm bảo an toàn cho trẻ Nhất là cửa kính phảithay bằng nhựa cứng, bình hoa nên sử dụng xốp hoặc gỗ Vào mùa mưa cần cẩntrọng kiểm tra các cây xanh cao, giàn đựng bình nước sao cho an toàn với trẻ

Cần kiểm tra các đường dây điện, ổ cắm điện cao xa tầm tay trẻ và phải dánnilon với ổ cắm thấp không thể di dời Trong các góc nghệ thuật chú ý các hộp màunước cọ vẽ trẻ có thể hay nhầm lẫn các loại nước phòng chống ngộ độc cho các trẻnhỏ

Khu vực nhà bếp được xây dựng cách xa khu vực giảng dạy để tránh ảnhhưởng của khí ga cũng như tiếng ồn ảnh hưởng tới trẻ nếu trẻ hít phải khí độc từcác nguồn gây ô nhiễm không khí rất dễ bị ngộ độc không khí

Từ những điều kiện cơ sở vật chất ban đầu còn nhiều khó khăn Ban giámhiệu nhà trường đề xuất ý kiến lên cấp trên để nâng cấp, cải tạo và dành nhiều côngsức kết hợp cùng giáo viên và phụ huynh nâng cấp và sửa chữa kịp thời các hư

Trang 11

hỏng nhỏ để nhà trường có khung cảnh sư phạm đẹp và đảm bảo an toàn cho trẻ.Thực tế chứng minh bằng cách thực hiện tốt biện pháp xây dựng trường học antoàn lớp tôi không có trẻ nào xảy ra tai nạn thương tích nói riêng và toàn trường nóichung.

2.2.3 Giáo viên luôn giám sát trẻ mọi lúc, mọi nơi.

Giáo viên không nên để bé chơi một mình dù chỉ trong tích tắc Trẻ lứa tuổimầm non phải luôn luôn được sự chăm sóc, trông coi của người có trách nhiệm Côgiáo phải thường xuyên theo dõi, bao quát cháu mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạtđộng

Luôn luôn để mắt đến trẻ mọi lúc, mọi nơi vì ở tuổi mầm non trẻ hiếu động

và luôn muốn khám phá mọi đồ vật xung quanh bằng tất cả khả năng của mình:Mắt nhìn, tay sờ và… ngậm vào miệng để nếm thử Vì thế mà trẻ thường mắc phảicác tai nạn về đường hô hấp do hít và nuốt phải các dị vật

Hàng ngày giáo viên nhận trẻ trực tiếp từ tay cha mẹ trẻ, đếm và kiểm tra trẻnhiều lần trong ngày, chú ý những lúc đưa trẻ ra ngoài để tham gia các hoạt độngngoài trời hoặc thăm quan Bàn giao số trẻ khi giao ca Đóng cửa, cổng trường khikhông có người ra vào Khi trò chuyện với trẻ cô tổ chức chơi một số trò chơi nhưtập vông, tay xinh…( gợi ý xem trẻ có đồ gì trong túi thì bỏ ra chơi cùng )để xem ai

có gì trong túi quần áo không, từ đó cô có thể loại bỏ những đồ chơi nhỏ mà trẻnhặt được hoặc mang từ nhà đến

Hoạt động học: Thường ít gây ra tai nạn nhưng ảnh hưởng tới sự phát triểncủa trẻ Trẻ có thể đùa nghịch chọc bút vào mặt nhau ( chọc vào mắt nhau) Nhất làvới các hoạt động sử dụng đất nặn cần chú ý không đẻ trẻ nghịch đất nặn nhét vàotai, mũi của nhau rất nguy hiểm

+ Không sử dụng các loại chai, lọ đựng thuốc, đựng màu độc hại làm đồ chơi chotrẻ

+ Giáo viên luôn lồng ghép, tích hợp giáo dục về an toàn cho trẻ trong mọi chủ đề, lồng ghép nội dung phòng tránh tai nạn thương tích vào chương trình giáo dục

Trang 12

VD: Chủ đề gia đình: lồng ghép các câu hỏi: “những đồ dùng nào trong gia đình cóthể gây nguy hiểm trẻ không được đến gần” (các đồ dùng sử dụng điện, phích đựngnước nóng, dao, kéo…)

CĐ Phương tiện giao thông: biển báo giao thông đơn giản, đèn tín hiệu, khi thamgia giao thông các bé cũng phải nhớ đội mũ bảo hiểm…

CĐ Trường mầm non: khi chơi đồ chơi phải như thế nào, nếu đưa vào miệng sẽ bịlàm sao…

CĐ Thực vật: Giáo dục trẻ không được leo trèo lên cành cây sẽ bị ngã rất nguyhiểm

Cho trẻ làm quen với những biển cấm, biển báo nguy hiểm, cảnh báo những

đồ vật gây nguy hiểm và những nơi nguy hiểm trẻ không được đến gần

Hoạt động ngoài trời: Trong giờ chơi vì ở ngoài trời, trẻ rất ham chơi nên cóthể gặp các tai nạn như: Chấn thương phần mềm, rách da, gãy xương…nguyênnhân thường do trẻ đùa nghịch, xô đẩy nhau, dùng que làm kiếm nghịch, đấu kiếm,chọc vào nhau và trẻ có thể vô tình chọc vào mắt gây chấn thương Ngoài ra, trẻcòn chơi đùa cầm gạch, sỏi, đá ném nhau hoặc chạy nhảy va vào các bậc thềm gâychấn thương.Vì vậy trước khi cho trẻ ra hoạt động ngoài trời cô chú ý đếm trẻ,kiểm tra khu vực sân trẻ quan sát có chủ đích Giao hẹn sân chơi quy định, phảiđảm bảo đó là nơi thoáng mát… Không để trẻ chơi gần các bụi rậm, nơi có tổ ong,

tổ kiến để đề phòng rắn cắn, ong đốt, kiến cắn Loại bỏ các vật sắc nhọn bằng kimloại, mảnh thủy tinh, gốm, sắt, đá, sỏi…khỏi nơi vui chơi của trẻ, vì vậy cô phảiluôn bao quát ở bên trẻ để đảm bảo trẻ vui chơi mà vẫn an toàn

Ở thang leo, xích đu, cầu trượt cần đặt các miếng thảm gai để khi trẻ tiếp đất được an toàn, không bị trầy xước khi va vào nền bê tông

Cô kịp thời giải thích ngay cho trẻ về sự nguy hiểm của các vật nhọn khichơi, đùa nghịch hay sinh hoạt để trẻ có thể ghi nhớ ngay và cẩn thận hơn khi chơi

- Hoạt động ăn: Vào giờ ăn trẻ rất hiếu động háu ăn vì thế khi thức ăn mang

từ nhà bếp lên còn đang còn nóng cô cần để nguội bớt rồi mới chia về bàn cho trẻ

Trang 13

+ Kiểm tra thức ăn trước khi cho trẻ ăn, uống Tránh cho trẻ ăn thức ăn, nướcuống còn quá nóng.

+ Không ép trẻ ăn, uống khi trẻ đang khóc, trẻ vừa ăn, vừa cười đùa hoặc khitrẻ đang khóc mà cô cố ép trẻ ăn, uống đều rất dễ gây sặc cho trẻ Vì thế cô phải đểtrẻ ăn trong tâm trạng thật thoải mái, không cố ép trẻ

+ Khi ăn cần cho trẻ ăn ở tư thế ngồi, nhắc trẻ ăn từ từ, nhai kỹ Giáo dục trẻ khi ăn không được vừa ăn, vừa đùa nghịch, nói chuyện dễ bị xặc, nghẹn

+ Dị vật đường ăn thường gặp là hóc xương, nghẹn nên tôi đã trao đổi phốihợp với tổ nuôi, chế biến những món ăn mềm, xay nhỏ, phù hợp với lứa tuổi nhàtrẻ

+ Khi cho trẻ ăn các quả tráng miệng lên chọn các loại quả không có hạt nếu

có hạt cần chú ý bóc bỏ hạt trước khi đưa lên lớp

+ Thận trọng khi cho trẻ uống thuốc, đặc biệt là các thuốc dạng viên

Hoạt đông giờ ngủ: Khi trẻ chuẩn bị lên giường giáo viên chú ý xem trẻ cònngậm thức ăn trong miệng không, kiểm tra tay, túi quần áo xem có vật nhỏ lạ, cácloại hạt, kẹo cứng, đồ chơi trên người trẻ tránh trường hợp khi ngủ trẻ trêu ghẹonhét vào miệng, mũi, tai Để dị vật rơi vào đường thở gây ngạt thở

+ Phòng ngủ phải được thông thoáng tránh trường hợp khi trẻ ngủ trẻ hít phải khí độc từ các nguồn gây ô nhiễm không rất dễ bị ngộ độc

+ Giáo viên luôn bao quát trẻ không để trẻ ngủ lâu trong tư thế nắm sấp xuống đệm, úp mặt xuống gối sẽ thiếu dưỡng khí gây ngạt thở

-Giờ chơi tự do trong lớp: Khi chơi trong lớp, trẻ có thể gặp các tai nạn như

dị vật mũi, tai do trẻ tự nhét đồ chơi ( hạt cườm, con xúc sắc, các loại hạt quả, đấtnặn…) vào mũi, tai mình hoặc nhét vào tai bạn, mũi bạn Trẻ hay ngậm hoặc chọc

đồ chơi vào mồm gây rách niêm mạc miệng, hít vào gây dị vật đường thở, nuốt vàogây dị vật đường ăn.Vì vậy cô không cho trẻ cầm các đồ chơi quá nhỏ, tránh trườnghợp trẻ cho vào miệng mũi

Ngày đăng: 22/06/2020, 19:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w