1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN những giải pháp nâng cao kiến thức về an toàn dưới nước nhằm thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống đuối nước cho học sinh dân tộc thiểu số bru vân kiều

20 109 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

Nhận thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng an toàn dưới nước, giúp học sinh của tôi nhận thức và hình thành ý thức về nguy cơ đuối nước đang rình rập đến sức khỏe, tính mạng

Trang 1

NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN DƯỚI NƯỚC NHẰM THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG

ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH DÂN TỘC BRU - VÂN KIỀU

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hằng năm có khoảng 1.700 em tử vong vì đuối nước trong tổng số 2.769 ca tử vong do tai nạn thương tích Ở nước

ta, tỷ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em cao gấp 10 lần các nước phát triển, đứng đầu khu vực Đông Nam Á

Trước thực trạng đó, tất cả các cấp, các ngành đã và đang hết sức chú trọng đến công tác phòng tránh đuối nước cho trẻ em, trong đó ngành giáo dục đặt biệt quan tâm đến vấn đề này vì hầu hết trẻ em là học sinh đang học ở các trường phổ thông Học sinh ở các vùng miền khác nhau, điều kiện sống, sinh hoạt khác nhau nên kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp cũng có sự khác nhau Đặc biệt nhận thức về kĩ năng phòng chống đuối nước và kĩ năng bơi lội cũng khác nhau Những em học sinh ở vùng thôn quê nơi có nhiều sông ngòi thường bơi lội tốt hơn những học sinh

ở thành phố Học sinh miền núi cũng biết bơi song bơi đúng kĩ thuật, kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước lại thấp hơn học sinh vùng đồng bằng

Ở vùng miền núi nơi tôi đang công tác, đối tượng học sinh của tôi chủ yếu là đồng bào người dân tộc Bru - Vân Kiều Điều kiện kinh tế của đồng bào còn thấp Lối sống tự cung tự cấp đã tạo cho người dân nơi đây một lối sống hầu như khép kín, ít giao lưu với cuộc sống hiện đại Học sinh của tôi cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc sống gia đình nên kĩ năng sống của các em cũng còn những hạn chế nhất định Từ ngày trường chuyển sang hoạt động theo mô hình bán trú, cuộc sống tập thể, điều kiện cơ sở vật chất hiện đại cùng vói sự chăm sóc tận tình của thầy cô đã làm cho cuộc sống cũng như nhận thức của các em có tiến bộ hơn song nhận thức

về tai nạn thương tích, về an toàn dưới nước vẫn còn nhiều hạn chế Các em thích leo trèo, thích lội qua khe suối nhưng không nhận thức được sự nguy hiểm của những đoạn suối nước sâu hay nước xoáy, đặc biệt về mùa mưa

Nhận thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng an toàn dưới nước, giúp học sinh của tôi nhận thức và hình thành ý thức về nguy cơ đuối nước đang rình rập đến sức khỏe, tính mạng của mình trước những thói quen hành động hết sức bình thường diễn ra thường xuyên trong cuộc sống Từ đó có ý thức biết tự đề

Trang 2

phòng, cảnh giác, có những kỹ năng cần thiết tự bảo vệ mình và bảo vệ bạn bè, hình thành nhu cầu tập luyện và phát triển kỹ năng bơi lội Tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, thử nghiệm một số giải pháp và bước đầu mang lại những hiệu quả đáng phấn khởi trong quá trình công tác tại đơn vị Trong bài viết này tôi xin trình bày sáng kiến:

“Những giải pháp nâng cao kiến thức về an toàn dưới nước nhằm thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống đuối nước cho học sinh dân tộc thiểu số Bru -Vân Kiều”.

Với việc áp dụng những giải pháp này trong dạy học hàng ngày, qua thời gian

đã góp phần giúp gia đình học sinh và cộng đồng nhận thức được những nguy cơ

dẫn đến đuối nước đối với trẻ em Từ đó gia đình và cộng đồng có những hành động thiết thực để giám sát, bảo vệ con em mình một cách khoa học, tạo môi trường sống an toàn hơn trên địa bàn có nhiều khe suối Bên cạnh đó, giúp cha mẹ học sinh, thầy cô giáo và các lực lượng chăm sóc, bảo vệ trẻ em có những kỹ năng cần thiết để có thể ứng phó cứu người không may bị tai nạn đuối nước một cách có hiệu quả và an toàn cho bản thân

2 Điểm mới của đề tài.

- An toàn dưới nước và phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh có thể nói là một vấn đề cấp thiết hiện nay ở Việt Nam Nội dung này cũng đã được ngành Giáo dục đặc biệt quan tâm và đưa vào giảng dạy thay một số tiết tự chọn của môn thể dục và một số tiết của môn hoạt động ngoài giờ lên lớp Vì thế, có lẽ một số giải pháp trong đề tài cũng đã được một số đơn vị thực hiện Song điểm mới và khác biệt ở đề tài này là phương pháp giáo dục nhận thức về kĩ năng an toàn dưới nước và kĩ năng phòng chống đuối nước cho đối tượng học sinh dân tộc Bru - Vân Kiều nơi tôi đang công tác Địa bàn sống là núi đồi, đướng sá đi lại khó khăn, thường bị chia cắt bởi nhiều khe suối về mùa mưa lũ Điều kiện sống của các

em còn thấp Các em ít được tiếp xúc với các phương tiện thông tin tuyên truyền như sách báo, phát thanh, truyền hình nên nhận thức về an toàn đuối nước, các kỹ năng cơ bản về phòng chống đuối nước còn nhiều hạn chế

3 Phạm vi áp dụng của đề tài:

Đề tài nêu các giải pháp về nâng cao kiến thức an toàn dưới nước và phòng, chống đuối nước cho học sinh Bru - Vân Kiều ở trường tôi đang dạy và có thể áp dụng ở các trường miền núi nơi có đối tượng học sinh là con em dân tộc như đơn

vị tôi

Trang 3

II PHẦN NỘI DUNG

1 Thực trạng nhận thức về an toàn dưới nước và kĩ năng phòng chống đuối nước của học sinh trường tôi đang công tác.

1.1 Về hoàn cảnh kinh tế - xã hội, tình hình an toàn sông nước và phòng, chống đuối nước trên địa bàn.

Nhà trường đóng chân trên địa bàn miền núi rẻo cao, vùng biên giới Việt -Lào, với hầu hết dân cư là đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều, điều kiện sinh hoạt, hoàn cảnh kinh tế của đồng bào vẫn còn nhiều khó khăn, còn mang nặng các tập tục cổ xưa, lạc hậu Vì vậy mà việc đầu tư chăm lo cho con trẻ còn rất nhiều hạn chế, đặc biệt là việc chăm lo hướng dẫn, bày vẽ con cái để đảm bảo an toàn trong mọi trường hợp trong đó có vấn đề an toàn sông nước

- Đặc trưng ở vùng núi là bà con dân bản sinh sống chủ yếu bên các khe suối

để thuận lợi cho việc lấy nước sinh hoạt Việc vệ sinh tắm rửa hàng ngày chủ yếu theo bản năng chứ không nhận thức được sự nguy hiểm của tai nạn đuối nước Kỹ năng an toàn sông nước và phòng, chống đuối nước còn nhiều hạn chế Đây chính

là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình giáo dục kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh tiểu học ở nhà trường

- Đặc điểm địa hình sông nước: Đồng bào Bru - Vân Kiều sống trên địa bàn miền núi rẻo cao và bị chia cắt bởi nhiều khe suối Về mùa mưa lũ, nước ở các khe suối này thường dâng cao gây ngập lũ cho các đường liên thôn, liên xã Việc xây dựng đường sá vào bản, cầu cống qua khe suối gặp khó khăn do mưa lũ hàng năm gây sạt lở nhiều Bên cạnh đó, nạn phá rừng đầu nguồn làm cho khe suối càng nguy hiểm hơn trong mưa lũ Sau mỗi trận mưa là nước khe dâng nhanh kéo theo sạt lở cây cối, đất đá gây ra việc chia cắt giữa các địa bàn Việc ứng cứu tại nạn xảy ra trong mua lũ lại càng khó khăn hơn

- Từ đầu năm học 2016 - 2017: Nhà trường đã tiến hành điều tra phổ cập bơi lội cho toàn bộ học sinh tiểu học với tỉ lệ học sinh biết bơi khoảng 50% Kết quả khảo sát, thu thập thông tin về an toàn dưới nước và một số kỹ năng phòng, chống đuối nước như sau:

Trang 4

BẢNG THU THẬP THÔNG TIN HỌC SINH ĐẦU NĂM HỌC 2016 - 2017

Học

sinh

khảo

sát

Các kỹ năng

Ghi chú

Nhận thức ATDN

Tự cứu mình Biết bơi Sơ cấp cứu

Khối 2 11/46 23,9 5/46 10,9 11/46 23,9 2/46 4,3

Khối 3 15/37 40,5 9/37 24,3 20/37 54,1 6/37 16,2

Khối 4 21/48 43,8 17/48 35,4 35/48 72,9 11/48 22,9

Khối 5 25/43 58,1 21/43 48,8 34/43 79,1 14/43 32,6

TS 77/210 36,7 53/210 25,2 106/210 50,5 33/210 15,8

1.2 Nhận thức của giáo viên về giáo dục an toàn dưới nước cho học sinh.

- Đại đa số cán bộ giáo viên, nhân viên của đơn vị đều đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục an toàn đuối nước và các kỹ năng cơ bản về phòng chống đuối nước cho học sinh Xác định được những kiến thức cơ bản về an toàn đuối nước và các kỹ năng phòng chống đuối nước như: Nhận thức về an toàn sông nước, phương pháp tự cứu mình, cách nhận biết một số nơi nguy hiểm về môi trường nước; một số phương pháp sơ cấp cứu ban đầu Từ đó trong quá trình chỉ đạo và giảng dạy, nhà trường đã tiến hành lồng ghép vào một số môn học, tiết học giúp học sinh vận dụng vào thực tế cuộc sống trong môi trường có nhiều khe suối

- Tuy vậy vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa thật coi trọng đúng mức công

tác tuyên truyền về an toàn sông nước cho học sinh; một số giáo viên chưa quen địa bàn, địa hình nên chưa thấy hết nguy cơ mất an toàn khi tiếp xúc với nước

trong các điều kiện khác nhau, đặc biệt là mùa mưa lũ (ở miền núi rẻo cao có khi khe đang khô nước nhưng chỉ cần một trận mưa 15 phút thì nước về đột ngột gây

lũ ống, lũ quét rất nguy hiểm); cũng có những giáo viên chưa biết bơi nên khi tích

hợp để giáo dục cho học sinh những kiến thức về an toàn đuối nước cũng gặp không ít những khó khăn

2 Một số nguyên nhân cơ bản gây tai nạn đuối nước cho học sinh Bru

Trang 5

-Tai nạn đuối nước xảy ra do những nguyên nhân cơ bản như sau:

- Nhận thức về tai nạn đuối nước của trẻ em còn thấp

Mặc dù đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây nên tử vong cho nhóm tuổi trẻ em và lứa tuổi vị thành niên từ 1 đến 15 tuổi, nhưng nhận thức của cộng đồng người dân và những người có trách nhiệm về vấn đề này vẫn còn nhiều hạn chế Vì vậy, tai nạn đuối nước ở trẻ em chưa được thảo luận rộng rãi và chưa được giải quyết một cách toàn diện

- Thiếu sự giám sát đầy đủ của người lớn

Một trong những yếu tố chính dẫn đến tai nạn đuối nước chiếm tỷ lệ cao ở trẻ

em, đặc biệt là nhóm trẻ nhỏ do thiếu sự trông nom, giám sát chặt chẽ, đầy đủ của người lớn Ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bố mẹ thường đi làm mùa, làm nương rẫy, bỏ mặc các em nhỏ ở nhà một mình, không có người lớn trông nom Trẻ nhỏ chỉ cần thiếu sự giám sát của người lớn trong một khoảnh khắc ngắn, tai nạn đuối nước nói riêng và các tai nạn thương tích khác nói chung đã có thể xảy ra một cách thương tâm

- Thiếu kỹ năng bơi lội

Qua cuộc điều tra, khảo sát vào đầu năm học 2016 - 2017, đã nhận thấy hầu hết các em còn thiếu nhiều về các kỹ năng bơi lội Hơn nữa phần lớn các em thường hay chơi đùa ở các khu vực gần khe suối vì những nơi đó thường bằng phẳng hay tắm lội ở các khe suối gần trường hoặc gần nhà Vấn đề này có thể là yếu tố dẫn đến nguy cơ cao gây nên tai nạn đuối nước cho trẻ em

- Môi trường sống không an toàn

Là đơn vị đóng chân trên địa bàn miền núi rẻo cao, dân cư phân bố tập trung theo từng bản nhỏ bên từng triền dốc, khe suối Vì vậy để thuận lợi cho học sinh lớp 1, lớp 2 trong việc đến trường, nhà trường bố trí các điểm trường lẻ trên các bản xa, địa bàn cách trở Giáo viên phụ trách các lớp đó phải cắm trường, cắm bản Song vì địa bàn rộng, địa hình phức tạp, hệ thống khe suối, ao hồ nhiều nên tai nạn đuối nước vẫn rình rập thường xuyên trong cuộc sống của các em Bên cạnh đó, chính quyền địa phương và những người có trách nhiệm ở đó hầu như vẫn chưa có giải pháp đồng bộ, chưa có những hành động mạnh mẽ, cụ thể để làm giảm thiểu nguy cơ tai nạn đuối nước ở trẻ em, nên việc đảm bảo an toàn cho trẻ vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào thầy cô và nhà trường

3 Các giải pháp.

Trang 6

Giáo dục những kiến thức an toàn dưới nước và các kỹ năng cơ bản về phòng chống đuối nước cho đối tượng học sinh dân tộc đòi hỏi phải có sự cố gắng của cả tập thể giáo viên và sự quan tâm của toàn xã hội để đạt được hiệu quả cao hơn Ngoài những giải pháp có tính cụ thể thì việc thay đổi nhận thức của nhân dân về

an toàn dưới nước cũng chính là những biện pháp trong hoạt động giáo dục Trên

cơ sở thực trạng đã trình bày ở trên, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp

để góp phần nâng cao kiến thức an toàn dưới nước nhằm thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục kĩ năng phòng, chống đuối nước cho đối tượng học sinh dân tộc nơi tôi công tác như sau:

3.1 Tăng cường công tác tuyên truyền kiến thức về an toàn dưới nước và một số kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh và nhân dân trên địa bàn.

- Nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền để đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân

viên và học sinh hiểu được tầm quan trọng và sự cần thiết phải phải nâng cao kiến thức của học sinh về công tác an toàn và phòng chống đuối nước

- Nhà trường cần phải phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với các lực lượng trong nhà trường và cộng đồng như Liên đội, Chi đoàn, Xã đoàn, Đồn Biên phòng, Hội cha mẹ học sinh, Ban văn hóa thông tin truyền thông của xã để tuyên truyền, vận động, giáo dục về kiến thức an toàn dưới nước và một số kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh nhằm hướng tới xây dựng môi trường giáo dục an toàn, phòng tránh đuối nước một cách sâu rộng, thống nhất để tạo nền tảng kiến thức và các kỹ năng vững chắc sau này Từ đó, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong quá trình giáo dục và nâng cao được hiệu quả của hoạt động giáo dục Trong công tác tuyên truyền, phải đưa ra được những minh chứng

cụ thể về hậu quả của tai nạn sông nước đối với những người chủ quan, không nhận thức đúng tầm quan trọng của việc phòng chống đuối nước Những thông tin

về trẻ em kể cả người lớn bị tai nạn đuối nước hàng năm trên địa bàn huyện nhà cần được tuyên truyền kịp thời để mang tính thời sự, tính bất ngờ và hiệu quả cao

- Đặc trưng của địa bàn miền núi là đường sá đi lại khó khăn, có bản phải qua nhiều khe suối nguy hiểm Vì thế, nhà trường luôn chú trọng đến việc vận động phụ huynh đưa đón con em đi học trong những ngày mưa to Yêu cầu phụ huynh phải cẩn thận, bảo đảm thật sự an toàn khi đưa con em mình qua suối Bên cạnh

đó, những ngày trời mưa to, nhà trường cử giáo viên giám sát các khu vực, các đoạn đường có suối chảy qua để giúp đỡ, cõng và dìu dắt các em qua suối trong điều kiện vẫn tổ chức dạy học

Trang 7

- Về đối tượng và hình thức tuyên truyền:

* Đối với cán bộ, giáo viên và nhân vên: Phổ biến và quán triệt thông qua các buổi hội họp của hội đồng sư phạm hoặc đăng tải trên Website của đơn vị

* Đối với học sinh: Tích hợp trong các môn học, đẩy mạnh buổi phát thanh

“măng non” của Liên đội, tham gia sinh hoạt nội trú, sinh hoạt các câu lạc bộ để tuyên truyền về nguy cơ tai nạn thương tích, về đuối nước và vận dụng các kỹ năng

an toàn khi tiếp xúc với nước

- Tích hợp giáo dục tuyên truyền về công tác đảm bảo an toàn dưới nước, yêu cầu học sinh phải cận thận trên đường đi lại, không xuống khe suối khi nước lên cao; nhắc nhở các em phải đảm bảo an toàn khi tắm ở khe suối trong tiết chào cờ đầu tuần

- Các nội dung tuyên truyền phải đảm bảo chính xác, khoa học, mang tính giáo dục cao về các kiến thức an toàn dưới nước và kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh Cụ thể:

Truyền thông giáo dục sức khỏe:

Phổ biến đến tận học sinh, phụ huynh các thông tin mới nhất về an toàn dưới nước của các cơ quan báo chí, truyền thông mới cập nhật Chuyển tải những thông tin đó kịp thời lên trang thông tin điện tử của trường Yêu cầu Liên đội, giáo viên chủ nhiệm phải đưa những thông điệp đó đến tận từng học sinh, phụ huynh Lồng ghép hoạt động phòng tránh đuối nước vào các hoạt động ngoại khóa của nhà trường, đặc biệt trước khi học sinh nghỉ hè để nâng cao nhận thức bảo vệ, phòng ngừa cho các em

Tập huấn các kỹ năng bơi lội, các phương pháp sơ cấp cứu đuối nước:

Tổ chức tập huấn các kỹ năng về bơi lội và dạy bơi cho học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng; chú ý ở những địa bàn, những bản làng thường hay bị ngập lụt, có nhiều khe, suối, ao hồ, mặt nước Phối hợp với các ban ngành địa phương như Trạm y tế xã, Đồn biên phòng, Xã đoàn, Hội chữ thập đỏ tổ chức tập huấn về sơ cấp cứu, nhất là phương pháp hô hấp nhân tạo cho nhân viên y tế học đường, y tế thôn bản; cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường; hội viên và cộng tác viên hội Chữ thập đỏ ở địa phương; thậm chí trưởng bản, đoàn thanh niên và một

số nhân dân trên địa bàn cũng cần phải biết phương pháp này để ứng cứu khi cần thiết

Trang 8

Tăng cường ý thức giám sát trẻ em đầy đủ của gia đình, của cộng đồng và của nhà trường:

Vận động bà con dân bản tăng cường sự giám sát, quan tâm chăm sóc con em mình nhiều hơn Không để con em ở nhà một mình hay đi chơi, đi tắm khe, suối khi không có sự theo dõi giám sát của bố mẹ hay người lớn Ở địa bàn xã miền núi, rẻo cao, địa bàn luôn có nhiều đồi núi và xen lẫn giữa các đồi núi là các khe suối thì nguy cơ đuối nước luôn rình rập, nhất là đối với trẻ em Vì vậy, để đảm bảo an toàn nhất có thể cho trẻ, bên cạnh việc dạy trẻ biết bơi, điều cấp thiết là phải giám sát và hướng dẫn trẻ những biện pháp an toàn khi tiếp xúc với nước

Nhà trường bàn giao học sinh cho phụ huynh, các đoàn thể địa phương như

Xã đoàn, Hội đồng Đội xã nhận và cam kết giám sát, bảo vệ con em, học sinh của mình trong những ngày nghỉ cuối tuần, trong dịp lễ, tết, nghĩ hè tránh không để xảy ra tai nạn thương tích, đặc biệt là tai nạn đuối nước

Thay đổi môi trường sống cho an toàn hơn:

Để thay đổi môi trường sống nhằm bảo đảm sự an toàn, nên tuyên truyền, vận động cộng đồng tham gia thực hiện các biện pháp đơn giản như đậy nắp bảo vệ ở

bể nước công cộng; làm rào chắn và biển báo ở các khu vực khe suối nguy hiểm Tham mưu với chính quyền địa phương để có kế hoạch di chuyển những ngôi nhà gần hai bên khe suối có nguy cơ bị lũ cuốn cao đến những nơi ở mới an toàn hơn

3.2 Xây dựng kế hoạch phòng chống đuối nước và phổ cập bơi an toàn của nhà trường trong từng năm học, từng giai đoạn.

- Mỗi năm học, giáo viên thể dục tham mưu với lãnh đạo nhà trường xây dựng

kế hoạch phòng chống đuối nước và phổ cập bơi an toàn cho học sinh dựa theo kế hoạch chỉ đạo tổng thể của ngành Năm học 2016 - 2017, nhà trường đã có kế hoạch của năm học, kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025 Mục tiêu chủ đạo của kế hoạch là phải nâng cao được nhận thức của cán bộ giáo viên, học sinh và phụ huynh vệ tầm quan trọng của việc an toàn dưới nước, mọi người phải luôn đề cao cảnh giác với an toàn sông nước trong cuộc sống hàng ngày Không có tai nạn đuối nước xảy ra đối với học sinh và nhân dân trên địa bàn

- Về phổ cập bơi phải đạt từ 90 - 100% số học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 biết bơi Trong đó 100% học sinh phải biết và sử dụng áo phao khi tham gia đường thủy

- Kế hoạch đã làm nổi rõ được lộ trình tập huấn về kỹ năng, kỹ thuật bơi an toàn, kỹ năng sơ cấp cứu và Chương trình “Giáo dục an toàn dưới nước” cho 100%

Trang 9

giáo viên và học sinh của trường trong từng tháng, từng năm học Phân công rõ người, rõ việc phụ trách từng nội dung của kế hoạch Chỉ tiêu phấn đấu đến năm

2025 trên địa bàn xã hoặc trường học xây dựng được một bể bơi, có thể là bể bơi

tự tạo an toàn và sẽ hoàn thành chương trình phổ cập bơi cho 100% học sinh trên địa bàn toàn xã

- Đa dạng hóa các hình thức dạy bơi và phòng, chống đuối nước cho học sinh Nhà trường đã có sự đầu tư tăng trưởng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ công tác dạy bơi an toàn như: Dụng cụ học bơi, dạy bơi và dụng cụ cứu hộ, sơ cứu, các tài liệu tham khảo, hỗ trợ giảng dạy bảo đảm tối đa an toàn sông nước cho học sinh

- Xây dựng chương trình dạy bơi an toàn và phòng, chống đuối nước cho học sinh theo kế hoạch chỉ đạo của ngành và phù hợp với thực tiễn của đơn vị Đưa vào chương trình giảng dạy môn hoạt động ngoài giờ lên lớp, vào phần tự chọn môn thể dục và giảng dạy ngoài giờ chính khóa Cụ thể:

Phần lí thuyết:

+ Khối 1, 2: Gồm có 6 tiết, sử dụng thời gian tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp Bắt đầu áp dụng giảng dạy từ tuần đầu tiên của năm học cho tất cả học sinh khối 1

và khối 2

+ Khối 3: Gồm 6 tiết, sử dụng thời gian vào 3 tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp Bắt đầu áp dụng giảng dạy từ tuần đầu tiên của năm học và 3 tiết tự chọn trong chương trình môn Thể dục khối 3 từ bài 44, 45, 46

+ Khối 4: Gồm 6 tiết, sử dụng thời gian vào 6 tiết tự chọn trong chương trình môn Thể dục khối 4 từ bài 60 đến bài 65 theo thời gian năm học hằng năm

+ Khối 5: Gồm 8 tiết, sử dụng thời gian vào 8 tiết tự chọn trong chương trình môn Thể dục khối 5 từ bài 60 đến bài 67 theo thời gian năm học hằng năm

Phần thực hành:

Giảng dạy cho tất cả học sinh từ khối 3 đến khối 5 Mỗi khối gồm 30 tiết, mỗi tiết 35 - 40 phút (2 tiết liên tục / 1 buổi / 1 tuần) Sử dụng thời gian ngoài giờ chính khóa buổi vào chiều từ 15h45 phút đến 17h, bắt đầu áp dụng giảng dạy từ tuần học thứ 21 đến tuần học thứ 35 của năm học

3.3 Tổ chức dạy học có nội dung giáo dục về kiến thức an toàn dưới nước

và dạy bơi cho học sinh.

Trang 10

- Ngay từ đầu năm học 2016 - 2017, bản thân tôi đã tiến hành giảng dạy 3 tiết

học về kiến thức an toàn dưới nước và một số kỹ năng về phòng, chống đuối nước cho tất cả học sinh các lớp Bên cạnh đó tôi cũng phối hợp với các giáo viên khác

để lồng ghép, tích hợp giáo dục như giáo viên tổng phụ trách đội, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp thông qua các tiết chào cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động ngoài giờ Trong dạy học tôi luôn chú trọng việc thiết kế và tổ chức bài học có tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp vào môn học trong chương trình, đặc biệt là thông qua các môn học chiếm ưu thế như Thể dục, Hoạt động ngoài giờ

- Tôi đã tham mưu với nhà trường để tổ chức tập huấn cho toàn thể giáo viên

và học kiến thức an toàn dưới nước và một số kỹ năng về phòng, chống đuối nước Nhà trường đã chỉ đạo giáo viên dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp sử dụng 6 tiết trong chương trình để dạy cho học sinh kiến thức an toàn dưới nước và kỹ năng về phòng, chống đuối nước Bên cạnh đó, giáo viên các môn khác cũng có thể tích hợp nội dung này vào bài giảng của mình sau đó yêu cầu học sinh cố gắng tìm hiểu thêm trong thời gian rảnh

- Giáo viên cần có sự lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, phù hợp với đặc điểm trình độ nhận thức của học sinh, phù hợp với mục tiêu nội dung về kiến thức an toàn dưới nước và kỹ năng phòng, chống đuối nước

- Trong tổ chức bài học trên lớp cho học sinh, giáo viên cần có thái độ thân thiện nhằm thu hút sự tham gia tích cực của học sinh Đồng thời tích cực sử dụng nhiều phương tiện, đồ dùng dạy học thực tế như tranh, ảnh, phóng sự vi déo hay các dụng cụ như dây, phao để lôi cuốn học sinh tham gia tìm hiểu, khám phá và vận dụng thực hành ngay tại giờ học, nâng cao hiệu quả giáo dục, bởi kỹ năng chỉ

có thể được hình thành, phát triển thông qua hoạt động và bằng hoạt động

Ví dụ: Trong trong bài dạy lí thuyết cho học sinh lớp 3 Bài 1: An toàn dưới

nước

- Sau khi đặt vấn đề vào bài: An toàn dưới nước là một việc hết sức cần thiết cho cuộc sống của chúng ta Các em thường qua khe suối vào mùa mưa, tắm suối vào mùa hè nhưng có lẽ các em vẫn chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của an toàn dưới nước Hôm nay thầy sẽ chia sẻ với các em về nội dung này nhé.

- Tôi sử dụng 4 bức tranh dưới đây và một video cho học sinh quan sát:

Ngày đăng: 22/06/2020, 19:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w