1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chủ đề dấu câu ngữ văn7

20 90 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 773,01 KB

Nội dung

Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề… có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về l

Trang 1

TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ LỆ THỦY CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ: KHOA HỌC XÃ HÔI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN THẢO LUẬN LỰA CHỌN CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC

Thành phần: 5 đ/c: đ/c Thủy, đ/c Thanh, đ/c Đạt, đ/c Hành, đ/c H.Thủy

Thời gian: 14h ngày 13 - 9 - 2018

Chủ trì: đ/c Triệu Thị Thu Thủy - Tổ trưởng tổ Xã hội

Thư ký: đ/c Võ Thị Thanh - P.Tổ trưởng

Địa điểm: Phòng tổ trường PTDT Nội Trú Lệ Thủy

NỘI DUNG

- Thảo luận lựa chọn chuyên đề dạy học thực hiện trong năm học

*Tiến hành:

I Đ/c chí tổ trưởng phổ biến công văn số: 1308/SGD-ĐT/GDTrH ngày 09/7/2018 của

Giám đốc Sở GD & ĐT để hướng dẫn tổ chức thao giảng và thực hiện chuyên đề dạy học ở tổ (nhóm) chuyên môn

II Cả tổ thảo luận thống nhất ý kiến lựa chọn các chuyên đề dạy học thực hiện trong năm học 2018-2019

Sau một thời gian thảo luận các nhóm lựa chọn đi đến thống nhất thực hiện 4 chuyên đề dạy học trong năm học như sau:

chủ đề

Tên chuyên đề

Số tiết

Tiết theo PPCT

Người thực hiện Thời gian

thực hiện

1 Chủ đề

nội môn

Huỳnh T Thanh Thuỷ

nội môn

Chủ đề: Dấu câu Ngữ văn 7

Huỳnh T Thanh Thuỷ

Tháng 4

4

Tích hợp

liên môn

Tích hợp liên môn trong dạy học Địa

lý lớp 9 và GDCD 8

Lê Anh Đạt

Tháng 1 - 2

Biên bản kết thúc lúc 17 giờ cùng ngày

CHỦ TỌA THƯ KÍ

Triệu Thị Thu Thủy Võ Thị Thanh

Trang 2

NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

A Tên chuyên đề: “Chủ đề: Dấu câu - Ngữ văn7”.

B Lí do thực hiện chuyên đề.

Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề… có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó (tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn

Dạy học theo chủ đề, theo hiểu biết qua nghiên cứu tài liệu, chúng tôi thấy có những lợi thế hơn so với cách dạy truyền thống ở những điểm sau: Các nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh, các em chủ động tìm hướng giải quyết vấn đề; kiến thức không bị dạy riêng lẻ mà được tổ chức lại theo một hệ thống nên kiến thức các em tiếp thu được là những khái niệm trong một mạng lưới quan hệ chặt chẽ; mức độ hiểu biết của các em sau phần học không chỉ là hiểu, biết, vận dụng mà còn biết phân tích, tổng hợp, đánh giá Kiến thức cũng không chỉ là kiến thức mà những kiến thức đó liên quan đến những lĩnh vực nào trong cuộc sống, vận dụng nó như thế nào

C Mục đích của chuyên đề.

- Các nhiệm vụ học tập được giao, học sinh quyết định chiến lược học tập với sự chủ động hỗ trợ, hợp tác của giáo viên (Học sinh là trung tâm) Với mô hình này, học sinh

có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau Các em thu thập thông tin từ nhiều nguồn kiến thức.Việc học của học sinh thực sự có giá trị vì nó kết nối với thực tế và rèn luyện được nhiều kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống Học sinh cũng được tạo điều kiện minh họa kiến thức mình vừa nhận được và đánh giá mình học được bao nhiêu và giao tiếp tốt như thế nào.Với cách tiếp cận này, vai trò của giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ bảo thay vì quản lý trực tiếp học sinh làm việc

- Hướng tới các mục tiêu: chiếm lĩnh nội dung kiến thức khoa học, hiểu biết tiến trình khoa học và rèn luyện các kĩ năng tiến trình khoa học như: quan sát, thu thập thông tin,

dữ liệu; xử lý (so sánh, sắp xếp, phân loại, liên hệ…thông tin); suy luận, áp dụng thực tiễn

- Dạy theo một chủ đề thống nhất được tổ chức lại theo hướng tích hợp từ một phần trong chương trình học

- Kiến thức thu được là các khái niệm trong một mối liên hệ mạng lưới với nhau

- Trình độ nhận thức có thể đạt được ở mức độ cao: phân tích, tổng hợp, đánh giá

- Kết thúc một chủ đề học sinh có một tổng thể kiến thức mới, tinh giản, chặt chẽ và có thể khác với nội dung trong sách giáo khoa

- Kiến thức gần gũi với thức tiễn mà học sinh đang sống hơn do yêu cầu cập nhật thông tin khi thực hiện chủ đề

- Có thề hướng tới, bồi dưỡng các kĩ năng làm việc với thông tin, giao tiếp, ngôn ngữ, hợp tác

Trang 3

D Các bước thực hiện chủ đề dạy học:

BƯỚC 1: XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC.

I Xác định tên chủ đề: DẤU CÂU

II Mô tả chủ đề:

1 Tổng số tiết thực hiện chủ đề: 2 tiết

* Nội dung tiết 1:

+ Nhắc lại công dụng một số dấu câu đã học ở lớp 6

(Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy)

+ Tìm hiểu công dụng và ý nghĩa ngữ pháp của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy và dấu gạch ngang

+ Nội dung tiết 2:

+ Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối

+ Áp dụng luyện tập

119 Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy Tiết 119 - 120

Chủ đề: Dấu câu

2 Mục tiêu chủ đề.

a Mục tiêu tiết 1:

* Kiến thức:

- Ôn lại một số dấu câu đã học

- Hiểu được công dụng, ý nghĩa ngữ pháp của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy và dấu gạch ngang

* Kĩ năng:

- Sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy và dấu gạch ngang trong tạo lập văn bản

- Đặt câu có sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang

* Thái độ:

- Có ý thức sử dụng dấu câu đúng khi viết văn bản

b Mục tiêu tiết 2:

* Kiến thức:

- Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối

* Kĩ năng:

- Vận dụng kiến thức lí thuyết để làm bài tập

* Thái độ:

- Có ý thức sử dụng dấu câu đúng khi viết văn bản

3 Phương tiện:

* Giáo viên:

+ Giáo án

+ Máy chiếu

+ Bảng, bút, nam châm hoạt động nhóm lớn

+ Phiếu kiểm tra đánh giá

* Học sinh:

Trang 4

+ Đọc và tìm hiểu kĩ bài trước ở nhà.

+ Phiếu hoạt động cặp đôi

+ Bảng hoạt động nhóm

4 Các nội dung chính của chủ đề theo tiết:

TIẾT 1:

A Giới thiệu chung.

I Khái niệm về dấu câu.

II Hệ thống dấu câu trong Tiếng Việt.

B Dấu câu trong chương trình Ngữ văn 7.

I Dấu chấm lửng.

II Dấu chấm phẩy.

III Dấu gạch ngang.

TIẾT 2:

B Dấu câu trong chương trình Ngữ văn 7.

IV Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối.

C Luyện tập

BƯỚC 2: BIÊN SOẠN CÂU HỎI/BÀI TẬP

* Biên soạn câu hỏi/ bài tập theo hướng:

- Xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao)

- Mỗi loại câu hỏi/bài tập sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất nào của học sinh trong dạy học

* Cụ thể:

TIẾT 1: DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY

1 Em hãy trình bày khái niệm dấu câu? Thông hiểu Tư duy, trình bày

2

Hãy liệt kê tên và ký hiệu các dấu câu

trong hệ thống dấu câu Tiếng Việt mà

em biết?

Nhận biết Tư duy, ghi nhớ kiến thức

3 Em hãy nhắc lại các loại dấu câu mà em đã học ở lớp 6? Nhận biết Ghi nhớ kiến thức

4 Em hãy nêu công dụng của các loại dấu câu đã học ở lớp 6? Nhận biết Tư duy, ghi nhớ kiến thức

5 Trong các ví dụ trên, dấu chấm lửng dùng để làm gì? Thông hiểu Hợp tác để giải quyết vấn đềTư duy, giải thích, thuyết trình. 6

Từ ví dụ trên, rút ra kết luận về công

dụng của dấu chấm lửng? (Hình thức,

công dụng, đặt câu)

Vận dụng thấp

Quan sát, nhận xét, đánh giá, tổng hợp, trình bày

Khả năng sử dụng dấu câu

7 Trong các câu trên, dấu chấm phẩy được dùng để làm gì? Vận dụng thấp Hợp tác để giải quyết vấn đềTư duy, giải thích, trình bày

8 Có thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu

phẩy? Vì sao?

Vận dụng thấp Liên hệ, so sánh, giải thích,

trình bày

Trang 5

Nhận xét đánh giá 9

Từ bài tập trên, em rút ra kết luận gì

về công dụng của dấu chấm phẩy?

(Hình thức, công dụng, đặt câu)

Thông hiểu

Quan sát, nhận xét, đánh giá, tổng hợp, trình bày

Khả năng sử dụng dấu câu

10 Trong các ví dụ trên, dấu gạch ngang dùng để làm gì? Thông hiểu Hợp tác để giải quyết vấn đềTư duy, giải thích, trình bày 11

Từ bài tập trên, em rút ra kết luận gì

về công dụng của dấu gạch ngang?

(Hình thức, công dụng, đặt câu)

Thông hiểu Hợp tác để giải quyết vấn đềTư duy, giải thích, trình bày

12

Củng cố: Trình bày lại những hiểu

biết của em về công dụng của các dấu

câu vừa học:

- Dấu chấm phẩy.

- Dấu chấm lửng.

- Dấu gạch ngang.

(HS trình bày miệng theo dạng sơ đồ

thiết kế)

Thông hiểu Vận dụng thấp

Tự học, tự kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức đã học

Nhận thức được vai trò của dấu câu

Kỹ năng thuyết trình

TIẾT 2: DẤU GẠCH NGANG

1 Dấu gạch nối trong từ Va-ren dùng để làm gì? Thông hiểu Quan sát, giải thích, trình bày

2 Dấu gạch nối có gì khác dấu gạch ngang? Vận dụng thấp Quan sát, tư duy, so sánh, giải thích, trình bày

3 Em hãy cho biết tác dụng của dấu chấm lửng trong những câu dưới đây? Vận dụng thấp

Sử dụng kiến thức vừa tìm hiểu

để phát hiện tác dụng của dấu chấm lửng trong những câu văn bài tập 1 (Tr123)

4 Nêu rõ công dụng của dấu chấm phẩy trong mỗi câu dưới đây? Vận dụng thấp

Sử dụng kiến thức vừa tìm hiểu

để phát hiện tác dụng của dấu chấm phẩy trong những câu văn bài tập 2 (Tr123)

5

Em hãy cho biết tác dụng của dấu

gạch ngang trong những câu dưới

đây?

Vận dụng thấp

Sử dụng kiến thức vừa tìm hiểu

để phát hiện tác dụng của dấu gạch ngang trong những câu văn bài tập 1 (Tr130-131)

6 Em hãy rõ công dụng của dấu gạch nối trong ví dụ dưới đây? Vận dụng thấp

Sử dụng kiến thức vừa tìm hiểu

để phát hiện tác dụng của dấu gạch nối trong ví dụ bài tập 2 (Tr131)

7 Viết đoạn văn nói về ca Huế trên sông

Hương có sử dụng 2 trong 3 loại dấu

Vận dụng cao Vận dụng kiến thức để giải

quyết bài tập:

Trang 6

câu đã học trong chương trình Ngữ

văn 7.

Khả năng dùng từ diễn đạt Khả năng sử dụng dấu câu Trình bày miệng, viết

BƯỚC 3: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC (Soạn giáo án)

CHỦ ĐỀ: DẤU CÂU

A Mục tiêu bài học

* Kiến thức:

- Ôn lại một số dấu câu đã học ở lớp 6

- Hiểu được công dụng ý nghĩa ngữ pháp của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang

- Biết sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang cho đúng

- Biết phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối

* Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng dấu câu cho đúng

- Vận dụng sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang trong những trường hợp cụ thể

- Biết tự phát hiện và sửa các lỗi về dấu câu trong bài viết của mình và của bạn

* Thái độ:

- Có ý thức sử dụng dấu câu đúng khi viết văn bản

B Chuẩn bị:

* Giáo viên:

+ Giáo án

+ Máy chiếu

+ Bảng, bút, nam châm hoạt động nhóm lớn

+ Phiếu kiểm tra đánh giá

* Học sinh:

+ Đọc và tìm hiểu kĩ bài trước ở nhà

+ Phiếu hoạt động cặp đôi

+ Bảng hoạt động nhóm

C Tổ chức các hoạt động dạy học:

TIẾT 1: DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY

1 Ổn định tổ chức: 1’

2 Khởi động: 3’

GV cho HS quan sát hình ảnh và hãy phát hiện ra lỗi sai:

Trang 7

3 Bài mới:

GV dẫn dắt vào bài bằng bức ảnh mà HS nhận xét: Đây là một tấm biển cổ động kế

hoạch hoá gia đình với khẩu hiệu “Mỗi gia đình hai con vợ chồng hạnh phúc” Tuy

nhiên do thiếu phẩy cùng cách dòng bất hợp lý, tấm biển đã bị nhiều người hiểu nhầm

thành: “Mỗi gia đình hai con vợ Chồng hạnh phúc” Như vậy, khi nói cũng như viết

việc sử dụng dấu câu hợp lý có vai trò hết sức quan trọng Để hiểu rõ công dụng của một số loại dấu câu cách dùng dấu câu cho đúng chúng ta sẽ vào bài học hôm nay tìm

hiểu chủ đề “Dấu câu” gồm 2 tiết Chúng ta vào nội dung của tiết 1 “Dấu chấm lửng

và dấu chấm phẩy”.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Giới thiệu chung về dấu câu.

Hình thức hoạt động: Cá nhân - toàn lớp - nhóm đôi. A Giới thiệu chung (7’)

GV gọi HS dựa vào phần bài

chuẩn bị ở nhà trả lời câu hỏi:

1 Em hãy trình bày về khái

niệm dấu câu?

Sau khi cho HS nhận xét, bổ

sung, GV chốt lại

GV giảng thêm: Dấu câu là

phương tiện để biểu thị những

sắc thái tế nhị về nghĩa của câu,

về tư tưởng, về cả tình cảm, thái

độ của người viết Dấu câu dùng

thích hợp thì bài viết được

người đọc hiểu rõ hơn, nhanh

hơn Không dùng dấu câu, có

thể gây ra hiểu lầm Có trường

hợp vì dùng sai dấu câu mà

thành ra sai ngữ pháp, sai nghĩa

- Hoạt động toàn lớp, cá

nhân

HS suy nghĩ trả lời

HS khác bổ sung

HS lắng nghe

HS lắng nghe

I Khái niệm về dấu câu.

- Dấu câu là một loại kí hiệu dùng trong văn bản viết

- Dấu câu là một trong những phương tiện ngữ pháp (thay cho ngữ điệu khi nói) Nó có tác dụng làm cho nội dung của câu văn mạch lạc, khúc chiết, ngăn cách các thành phần trong cấu tạo câu

Trang 8

* Lưu ý: Trên thực tế, dấu câu

được sử dụng khá linh hoạt, có

thể sử dụng các dấu câu theo lối

thông thường hoặc tạo ra bằng

cách kết hợp giữa một số dấu

câu tạo thành những dạng đặc

biệt như: !!! ???

THẢO LUẬN NHÓM ĐÔI (2p)

2 Hãy liệt kê tên và ký hiệu các

dấu câu trong hệ thống dấu câu

Tiếng Việt mà em biết?

GV phát phiếu cho HS

GV lưu ý cách viết ký hiệu dấu

câu để chỉnh sửa cho HS

GV chiếu kết quả của của 2

nhóm HS để nhận xét

3 Em hãy nhắc lại các loại dấu

câu mà em đã học ở lớp 6?

- Dấu chấm

- Dấu phẩy

- Dấu chấm hỏi

- Dấu chấm than

4 Trình bày công dụng của các

dấu câu đã học ở lớp 6?

GV: Sau khi HS trả lời, GV

đánh dấu các loại dấu câu đã

học ở lớp 6, Những dấu câu sẽ

học ở lớp 8 (Dấu ngoặc đơn và

dấu hai chấm, Dấu ngoặc kép )

Và dẫn dắt HS sang tìm hiểu các

dấu câu trong chương trình Ngữ

văn 7

GV lưu ý: Chúng ta không học

dấu móc vuông vì loại dấu này

ít khi sử dụng và công dụng của

nó tương tự như dấu ngoặc đơn

- HS hoạt động nhóm

đôi

HS thực hiện vào phiếu hoạt động nhóm

HS nhận xét, bổ sung

- HS hoạt động toàn lớp, cá nhân trả lời câu

hỏi

HS khác bổ sung, nhận

xét

II Hệ thống dấu câu trong Tiếng Việt

Hiện nay, Tiếng Việt dùng mười một dấu câu là:

1 Dấu chấm

2 Dấu hỏi ?

3 Dấu chấm than !

4 Dấu lửng …

5 Dấu phẩy ,

6 Dấu chấm phẩy ;

7 Dấu hai chấm :

8 Dấu gạch ngang –

9 Dấu ngoặc đơn ( )

10 Dấu ngoặc kép “ ”

11 Dấu móc vuông [ ]

Hoạt động 2: Tìm hiểu công dụng của các dấu câu

trong chương trình Ngữ văn 7.

Hình thức hoạt động: Cá nhân - toàn lớp - nhóm lớn

B Dấu câu trong chương trình Ngữ văn 7: (30 phút)

Trang 9

Gọi HS đọc ví dụ SGK Tr.121

5 Trong các ví dụ trên, dấu

chấm lửng dùng để làm gì?

HOẠT ĐỘNG NHÓM LỚN (4’)

6 Từ bài tập trên rút ra công

dụng của dấu chấm lửng?

+ Cách viết ký hiệu dấu chấm

lửng (mô tả)

+ Công dụng của dấu chấm

lửng.

+ Đặt một câu văn có dùng dấu

chấm lửng

Sau khi các nhóm trình bày,

nhận xét GV chốt lại nội dung

bài học:

GV gọi HS đọc ND cần ghi

nhớ SGK trang 122

HS đọc VD

- HS hoạt động toàn lớp, cá nhân

HS trình bày, nhận xét

HS khái quát kiến thức theo nhóm

Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung

1 HS đọc ghi nhớ

I Dấu chấm lửng (10’)

1 Ví dụ: SGK/121

2 Nhận xét:

a Dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều

vị anh hùng dân tộc nữa chưa được liệt kê

b Dấu chấm lửng biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt và hoảng sợ

c Dấu chấm lửng làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự

xuất hiện bất ngờ của từ “bưu

thiếp”

3 Kết luận:

a Hình thức:

+ có 3 ký tự: ba dấu chấm đặt liền cạnh nhau (nên còn gọi là dấu ba chấm)

b Công dụng:

Dấu chấm lửng được dùng để: + Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết; + Thể hiển chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng;

+ Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm

Hoạt động 3: Tìm hiểu công dụng của dấu chấm phẩy

Hình thức hoạt động: Cá nhân - toàn lớp - nhóm lớn. II Dấu chấm phẩy( 10’)

Gọi HS đọc ví dụ SGK Tr.122

7 Trong các câu trên, dấu chấm

phẩy được dùng để làm gì?

GV nhận xét, chốt kiến thức

HS đọc ví dụ

- HS hoạt động toàn lớp, cá nhân

HS trình bày, nhận xét

1 Xét ví dụ: (SGK trang 122)

2 Nhận xét:

a Dấu chấm phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa hai vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp

b Dấu chấm phẩy được dùng để ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp, nhằm giúp người đọc hiểu được các bộ phận, các tầng bậc ý trong khi liệt kê

Trang 10

8 Có thể thay dấu chấm phẩy

bằng dấu phẩy được không? Vì

sao?

HOẠT ĐỘNG NHÓM LỚN (4’)

9 Từ bài tập trên rút ra kết

luận gì về công dụng của dấu

chấm phẩy?

+ Cách viết ký hiệu dấu chấm

phẩy (mô tả)

+ Công dụng của dấu chấm

phẩy.

+ Đặt một câu văn có dùng dấu

chấm phẩy.

Sau khi các nhóm trình bày,

nhận xét GV chốt lại nội dung

bài học

GV gọi HS đọc ND cần ghi

nhớ SGK trang 122

- Hoạt động cá nhân HSKG suy nghĩ trả lời

- HS khái quát kiến

thức theo nhóm

Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung

1 HS đọc ghi nhớ

- Câu a có thể thay dấu bằng dấu phẩy được vì nội dung của câu không thay đổi

- Câu b không thể thay bằng dấu phẩy được vì:

+ Các phần liệt kệ sau dấu chấm phẩy bình đẳng với nhau

+ Các bộ phận liệt kê sau dấu phẩy không thể bình đẳng với các phần nêu trên

+ Nếu thay thì nội dung dễ bị hiểu lầm

3 Kết luận:

a Hình thức:

+ có 2 ký tự: dấu chấm và dấu phẩy

+ dấy phẩy viết đúng dòng kẻ dưới; dấu chấm đặt trên dấu phẩy

b Công dụng:

Dấu chấm phẩy được dùng để: + Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp;

+ Đánh dấu ranh giới giữa các

bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

Hoạt động 4: Tìm hiểu công dụng của dấu gạch ngang

Hình thức hoạt động: Cá nhân - toàn lớp - nhóm lớn. III Dấu gạch ngang (10’)

Gọi HS đọc ví dụ SGK Tr.129

10 Trong các ví dụ trên, dấu

gạch ngang dùng để làm gì?

HS đọc ví dụ

- HS hoạt động toàn lớp, cá nhân

HS trình bày, nhận xét

1 Xét ví dụ: (SGK trang 129)

2 Nhận xét:

a Đánh dấu bộ phận giải thích

b Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật

Ngày đăng: 22/06/2020, 19:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w