1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tuan 3-thang 9

5 141 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 311 KB

Nội dung

Công bố kết quả nghiên cứu thành lũy dài 200km 17/04/2010 Sáng 16-4-2010, Viện khảo cổ học Việt Nam, Trường Viễn Đông bác cổ Pháp (Hà Nội) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức công bố kết quả sau 5 năm nghiên cứu Trường Lũy dài 200km nối từ Quảng Ngãi đến Bình Định. Nhiều đại biểu đã ồ lên khi được biết đây là trường lũy quy mô được phát hiện ở châu Á. Một trường lũy dài gần 200km vắt qua những ngọn núi, băng qua những thung lũng, ngoằn ngoèo, ngoạn mục, có khi ở độ cao gần 800m, trải dài từ vùng núi Trà Bồng (Quảng Ngãi) đến vùng cao An Lão (Bình Định). Chiều cao của lũy và hơn trăm đồn bảo có khi đến 4 - 5m, chân đáy có chỗ rộng 6m, bề mặt có nơi 2-3m. Một đoạn thành lũy cổ ở xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) - Ảnh: Xuân Bình Theo tiến sĩ Nguyễn Tiến Đông - trưởng phòng kỹ thuật cổ của Viện Khảo cổ học, thành lũy này đã được đề cập trong Quảng Ngãi tỉnh chí của Nguyễn Bá Trác và một số tư liệu khác. Khi AndrewHardy, đại diện Viện Viễn Đông Bác Cổ ở Hà Nội, tiếp xúc với một tư liệu ở nước ngoài đề cập đến Trường Lũy, tiến sĩ Đông đã trao đổi bàn bạc và quyết định xin phép cấp thẩm quyền để tiến hành nghiên cứu, khảo sát di tích này. Từ năm 2005 đến nay, mỗi năm hai hoặc ba lần nhóm nghiên cứu lại có mặt tại trường lũy gặp gỡ người dân địa phương và khảo sát, khai quật tìm hiện vật. Trường Lũy là công trình kiến trúc lớn và đa dạng, được làm bằng đá và đất mà tác giả là người H'Rê bản địa có kỹ thuật xếp đá từ lâu đời, trong đó những đoạn đắp bằng đất phần lớn là của người Việt hoặc binh lính Triều Nguyễn. Chạy dọc theo thành lũy là con đường đi lại. Nghiên cứu khai quật Trường Lũy ở Thiên Xuân, Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) - A ̉ nh: V.Q.C Theo tài liệu cổ, trên Trường Lũy 200km thời triều Nguyễn có xây dựng 115 bảo (đồn lính) và những nhà khảo cổ đã tìm thấy 50 bảo vệ công trình này. Một số tài liệu kha ́ c cho biê ́ t trường lũy được hình thành vào thế kỷ 19, nhưng qua khai quật ở một số điểm ở thôn Thiên Xuân, xã Hành Tín Đông, rừng Đồn và đèo Chim Hút, xã Hành Dũng (đều thuộc huyện Nghĩa Hành), các nhà nghiên cứu đã phát hiện nhiều hiện vật gốm cho thấy Trường Lũy không phải được xây đắp vào thế kỷ 19 mà vào thế kỷ 17. Điều bất ngờ và thú vị là Trường Lũy được xây dựng không chỉ nhằm vào mục đích quân sự mà còn là nơi giao lưu, buôn bán. Dọc trường lũy bị cắt ngang bởi nhiều sông suối, mỗi chỗ cắt ngang có một cổng do binh lính canh gác, tạo điều kiện cho cộng đồng cư dân H’Rê và người Kinh trao đổi hàng hóa. Cũng ở xã Hành Dũng, cách không xa thành lũy có chợ phiên Tam Bảo - nơi giao lưu mua bán giữa người Kinh và người H’Rê từ lâu đời. Hiện vật gốm phong phú vừa được khai quật khảo cổ tại xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) chứng tỏ sự giao thương diễn ra mạnh mẽ giữa các vùng miền tại các đồn bảo của Trường Lũy hơn 500 năm tuổi Quảng Ngãi - Bình Định - Ảnh: Xuân Bình Thời gian và chiến tranh cùng sự quản lý chưa chu đáo ở một số địa phương có thành lũy chạy qua nên một số đoạn bị hư hỏng. Tuy vậy, hiện vẫn còn nhiều đoạn như ở Thiên Xuân khá nguyên vẹn. Andrew Hardy (nói tiếng Việt rất sõi) và tiến sĩ Đông rất thú vị với chi tiết Trường Lũy được xây dựng trong sự đồng tình, góp sức của người H’Rê bản địa và người Kinh. Bên cạnh đó, những hiện vật khai quật cho thấy có mối liên hệ giữa nhiều dân tộc như H’Rê, Kinh, người Hoa và một số dân tộc khác như Kà Dong, Xơ Đăng, Ba Na. Không dừng lại ở đó, Trường Lũy còn ẩn chứa những câu chuyện hấp dẫn. Thời chống Mỹ ở huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi), huyện Hoài Nhơn (Bình Định) đã sử dụng con đuờng dọc Trường Lũy như một nhánh rẽ của đường Hồ Chí Minh để vận chuyển vũ khí, lương thực góp phần giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Trươ ̀ ng lu ̃ y 500 năm tuô ̉ i Nhiều nhà khoa học dựa trên những ghi chép trong Đại Nam thực lục và Đồng Khánh địa dư chí và một vài tài liệu khác được biên soạn dưới thời nhà Nguyễn cho rằng, trươ ̀ ng lu ̃ y chủ yếu được Lê Văn Duyệt xây dựng từ năm Kỷ Mão -1819 cùng với 115 đồn bảo vào thời Gia Long - cách đây khoa ̉ ng hơn 500 năm. Nhưng theo tôi, có thể một vài đoạn bờ lũy có mặt trên vùng núi cao Quảng Ngãi sớm hơn nhiều trước đó vài thế kỷ, có thể đã bắt đầu với Bùi Tá Hán khi ông nào làm trấn thủ xứ Quảng Nam từ giữa thế kỷ 16, mà thời ấy trấn Quảng Nam bao gồm phần đất từ đèo Hải Vân đến đèo Cả. (Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi) Trường lũy cũng liên quan chặt chẽ đến lịch sử huyện đảo Lý Sơn Công trình Trường Lũy được xây dựng khoảng 500 năm trước do cư dân người Việt, người H’re và binh lính chung sức xây dựng. Công trình có kiến trúc lớn và đa dạng hầu hết làm bằng đá và bằng đất, là thành quả lao động miệt mài, sáng tạo của nhân dân ta qua từng giai đọan lịch sử. Kỹ thuật xếp đá đặc biệt được sử dụng khác nhau từ đoạn lũy này sang đoạn lũy khác. Có con đường cổ chạy dọc theo thành lũy: Đây là một phần đường thiên lý nối kinh đô với các tỉnh phía Nam. Câu chuyện trường lũy tập trung vào những mối quan hệ trao đổi giữa các nền văn minh Đông Nam Á, trong đó nhấn mạnh vào những mối quan hệ và sự biến đổi của dân tộc khác. Căn cứ vào nhiều hiện vật gốm sứ phát hiện gần khu vực trường lũy, mối quan hệ của người Việt rất mật thiết với đồng bào dân tộc bản xứ, sự giao thương trao đổi hàng hóa thể hiện rõ nét, phong phú từ xa xưa ở vùng đất này. Thú vị hơn sự tham gia vào cuộc Nam tiến không chỉ có người Việt mà còn có cả người Thái, Mường từ Thanh Hóa di cư vào. Từ xa xưa, người H’re trở thành một mắc xích quan trọng trong con đường trao đổi thương mại trên cao nguyên và tới cả vùng sông Mekong của nước Lào. Trường Lũy và con đường cổ đã được sử dụng như những nhánh của đường mòn Hồ Chí Minh trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ. Câu chuyện trường lũy cũng liên quan chặt chẽ đến lịch sử huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Sự hiện diện kỹ thuật xếp đá của người Việt trên huyện đảo Lý Sơn là một bằng chứng liên quan mật thiết đến Trường Lũy . Trường lũy là một ranh giới nhưng không phải là một ranh giới đóng kín. Lũy cắt ngang qua nhiều sông suối: mỗi chỗ cắt ngang lại có một cổng do một bảo (còn gọi là đồn) cho phép điều hành việc đi lại giữa hai bên. Việc đi lại chủ yếu là mục đích trao đổi kinh tế (người H’re mua muối, người Việt mua gạo, quế và lâm sản), nhất là tại mạng lưới chợ nằm bên phía người Việt. (Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ - giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi). Se ̃ tiê ́ p tu ̣ c khai quâ ̣ t Những kết quả nghiên cứu tìm hiểu về Trường Lũy trong 5 năm qua chỉ là những kết quả ban đầu. Nhóm nghiên cứu đang tìm hiểu những tư liệu nước ngoài viết về di tích Trường Lũy, tiếp tục khai quật một số điểm dọc Trường Lũy với hi vọng sẽ giải mã rõ hơn về công trình kiến trúc độc đáo này. Giáo sư Phan Huy Lê, nhà khảo cổ học người Ý Pytrizia Zolelese, ông Christopher Young - phụ trách ban cố vấn Hội đồng di sản Vương quốc Anh - đều cho rằng di tích còn sống khi cộng đồng cư dân vùng di tích biết gìn giữ. Do vậy, vấn đề trước tiên là cần phải phổ biến cho cộng đồng cư dân ở dọc Trường Lũy có ý thức bảo vệ nó. Mặt khác, Viện Khảo cổ học VN cũng cần giúp Quảng Ngãi, Bình Định lập hồ sơ đề nghị công nhận Trường Lũy là di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Sự công nhận về mặt pháp lý sẽ giúp việc bảo vệ di sản được tốt hơn. Trường Lũy được nghiên cứu và được Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia cũng sẽ gợi mở cho ngành du lịch về vấn đề đưa du khách tham quan, tạo điều kiện cho người dân trong vùng hưởng lợi thông qua việc đảm nhận bảo vệ di tích hay mở những dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách tham quan. (Tiến sĩ Nguyễn Tiến Đông) . Một số tài liệu kha ́ c cho biê ́ t trường lũy được hình thành vào thế kỷ 19, nhưng qua khai quật ở một số điểm ở thôn Thiên Xuân, xã Hành Tín Đông, rừng. nhiều hiện vật gốm cho thấy Trường Lũy không phải được xây đắp vào thế kỷ 19 mà vào thế kỷ 17. Điều bất ngờ và thú vị là Trường Lũy được xây dựng không

Ngày đăng: 10/10/2013, 05:11

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Một số tài liệu khác cho biết trường lũy được hình thành vào thế kỷ 19, nhưng qua khai quật ở một số điểm ở thôn Thiên Xuân, xã Hành Tín Đông, rừng Đồn và đèo Chim Hút, xã  Hành Dũng (đều thuộc huyện Nghĩa Hành), các nhà nghiên cứu đã phát hiện nhiều hi - Tuan 3-thang 9
t số tài liệu khác cho biết trường lũy được hình thành vào thế kỷ 19, nhưng qua khai quật ở một số điểm ở thôn Thiên Xuân, xã Hành Tín Đông, rừng Đồn và đèo Chim Hút, xã Hành Dũng (đều thuộc huyện Nghĩa Hành), các nhà nghiên cứu đã phát hiện nhiều hi (Trang 2)
w