1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hà Minh Đức

3 340 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 42 KB

Nội dung

NHÀ LÝ LUẬN PHÊ BÌNH MINH ĐỨC Tiểu sử: Tên thật: Minh Đức Sinh năm: 1935 Nơi sinh: Vĩnh Lộc - Thanh Hoá Bút danh: Minh Đức Thể loại: Lý luận phê bình, thơ, ký Các tác phẩm: • Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc (1961) • Nguyễn Huy Tưởng (1966) • Nhà văn và tác phẩm (1971) • Thơ ca Việt Nam - Hình thức và thể loại (1972) • Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại (1974) • Hiện thực cách mạng và sáng tạo thi ca (1978) • Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà thơ lớn của dân tộc (1979) • Nhà văn Việt Nam (1979) • Ký viết về chiến tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội (1980) • C.Mác, Ph.Ănghen, V.I.Lê nin và một số vấn đề lý luận văn nghệ (1983) • Thời gian và trang sách (1987) • Nguyễn Bính, thi sĩ của đồng quê (1995) • Vị giáo sư và ẩn sĩ đường (1996) • Bi kịch của người trí thức nghèo trong Đời thừa Giải thưởng văn chương: • Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1983 - 1984 (tác phẩm: Nhà văn Việt Nam 1945 - 1975, viết chung với Phan Cự Đệ) Giới thiệu một tác phẩm: Nghệ thuật và đời sống xã hội Nghệ thuật ngay từ thời kỳ sơ sinh của nó đã tồn tại và phát triển trong sự gắn bó mật thiết với đời sống lao động. Những nét chạm khắc trong các hành động nguyên thuỷ, những điệu nhảy, những bài ca hồn nhiên trong sinh hoạt của các vùng rừng Châu Phi hiện nay đều chứng tỏ rằng: nghệ thuật trong những hình thái sơ khai của nó đã đóng vai trò như một phương tiện nhận thức thế giới tự nhiên và bản thân đời sống con người. Nghệ thuật tham dự tích cực vào quá trình lao động cải biến tự nhiên vì những lợi ích thực tiễn. Cùng với sự phát triển của trình độ sản xuất, sự phân công lao động và đặc biệt là sự phân hoá giai cấp trong xã hội, nghệ thuật bước vào quá trình chuyên nghiệp hoá. Xa dân những mục đích thực tế trực tiếp, mất dần tính tập thể trong quá trình sáng tạo, nghệ thuật trở thành một hoạt động thẩm mỹ chỉ diễn ra trong phạm vi nhỏ hẹp của những người có điều kiện, có tài năng. Trong quy trình vận động phát triển, nghệ thuật càng thoả mãn những yêu cầu đa dạng của đời sống tinh thần con người thì càng tự khẳng định trước thực tiễn tính độc lập của nó. Qua mỗi thời đại nghệ thuật đã để lại những thành tựu lớn lao và tồn tại như một bộ phần cấu thành của văn minh nhân loại. Vậy cái gì mang ý nghĩa như nguồn nuôi dưỡng của nghệ thuật.Có mối liên hệthầm kín nào giữa sự sáng tạo âm thầm của mỗi cá nhân nghệ sĩ với những biến động của cuộc đời? Phải chăng sau thời ấu thơ của nhân loại, nghệ thuật đã từ bỏ những mục đích thực tiễn và phát triển độc lập với đời sống xã hội. Đối lập với những quan điểm mĩ học duy tâm, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac không xem mỗi hiện tượng nghệ thuật như một hiện tượng ngẫu nhiên, dơn độc mà là một hiện tượng xã hội nảy sinh, tồn tại một cách có quy luật trong mối liên hệ qua lại với những hiện tượng khác trong đời sống xã hội. Xét từ mối quan hệ giữa tồn tại và ý thức, nghệ thuâtj là một hình thái ý thức phản ánh tồn tại vật chất, chịu sự quy định của tồn tại cật chất. Xét từ bình diện cấu trúc xã hôị, nghệ thuật là một hình thái ý thức thuộc kiến trúc thượng tầng, tồn tại và phát triển dựa vào cơ sở kinh tế của xã hội, tức là vào phương thức cuả mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Phương thức sản xuất dời sống vật chất quyết định quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thấn nói chung. Không phải ý thức con người quyết định sự tồn tại của họ, trái lại, chính sự tồn tại của họ, quyết định ý thức của họ. Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, nghệ thuật không thể tồn tại bên ngoài cái trục vận động chung của xã hội là phương thức sản xuất. Không thể đem đồng nhất lịch sử nghệ thuật với lịch sử kinh tế nhưng rõ ràng là nghệ thuật trong nội dung và trình độ phát triển của nó đều trực tiếp hoặc gián tiếp bị giới hạn bởi điều kiện kinh tế, cụ thể là bởi trình độ sản xuất của thời đại. Lối tư duy thần thoại đậm màu sắc tôn giáo chi phối toàn bộ nền nghệ thuật cổ đại chỉ có thể nảy sinh trên cơ sở một nền kinh tế mà trình độ sản xuất còn thấp kém, khi con người còn đầy hoang mang sửng sốt trước cái thế giới tự nhiên bao la, bí ẩn. Cho nên hình tượng người anh hùng Asin bách chiến bách thắng chỉ dược tạo ra trong thời đại chưa có thuốc súng, đạn chì. Những khúc ca truyền miệng của trường ca Hát không thể nảy sinh trong thời đại đã có máy in và các nhà xuất bản. Chiếc nỏ thần trong truyền thuyết Cổ Loa sẽ không thể xuất hiện khi người Việt Nam đã biết chống giặc bằng súng thần công. Có nhiều hiện tượng nghệ thuật mặc dù nảy sinh trên một nền tảng kinh tế lạc hậu nhưng cho dến hôm nay vẫn hấp dẫn con người hiện đại. Phải chăng nghệ thuật là một giá trị bất biến, có thể tồn tại bất chấp những đổi thay của xã hội loài người. Khi nói về nền nghệ thuật HiLạp, Mac đã giải quyết vấn đề này từ mối liên hệ nghệ thuật với đời sống xã hội. Mác cho rằng: "Sức hấp dẫn của nghệ thuật Hi Lạp dối với chúng ta không mâu thuẫn với sự phát triển yếu ớt của xã hội trong đó nghệ thuật trưởng thành. Mà đúng ra nó là kết quả của sự phát triển đó. Nói đúng ra sức hấp dẫn gắn chặt với hiện tượng là những điều kiện xã hội chưảnh tác giả đầy đủ mà trong đó nghệ thuật Hi Lạp đã phát sinh và chỉ có thể phát sinh trong những điều kiện đó mà thôi - sẽ không bao giờ có thể trở lại". Đã qua đi biết bao thời đại. Điều kiện kinh tế xã hội của một nền nghệ thuật nào đó không còn, nhưng nhiều tác phẩm thời đó vẫn tự bảo tồn và phát huy giá trị của mình trong những thời đại tiếp theo. Điều đó bắt nguồn từ chỗ: những tác phẩm đó mang ý nghĩa như những bằng chứng sinh động của một thời đại lịch sử. Nghệ thuật Hi lạp là một sản phẩm hồn nhiên của một thời đại ấu trĩ. Con người hiện đại đến với nghệ thuật Hi Lạp như là đến với những kỷ niệm đẹpđẽ về thởi thơ ấu của mình. Mỗi thời đại lịch sử có một nền nghệ thuật tương ứng. " Xã hội thế nào văn nghệ thế ấy". Những biến động trong đời sống kinh tế, chính trị thường dẫn tới những biến đổi trong lĩnh vực văn nghệ. Hay nói cách khác, mỗi sự kiện lịch sử đều có ý nghĩa kết thúc hay mở đầu cho một giai đoạn phát triển nghệ thuật. Là một hiện tượng ý thức đặc thù, nghệ thuật không chỉ là đối tượng nghiên cứu của mĩ học mà còn là đối tượng được đặc biệt quan tâm trong phạm vi triết học.Nhiều đại biểu của các trường phái triết học duy tâm đã xem nghệ thuật như một bằng chứng độc đáo về sự vận động tự thân của ý thức trước thế giới vật chất. Qua cách giải thích của họ nghệ thuật thường bị đây ra khỏi cội nguồn phát sinh và bản chất xã hội đích thực của nó: nghệ thuật là trò chới của trí tưởng tưởng, thuần tuý thoả mãn nhu cầu du hí tự do, là sự hồi tưởng cái đẹp, ý niệm mà xa xưa loài người đã một lần chiêm ngưỡng v.v…Những quan niệm nghệ thuật kiểu đó đều trực tiếp hoặc gián tiếp phủ nhận mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Nhưng thựctiễn nghệ thuật đã diễn ra theo những quy luật khách quan của nó. Nghệ thuật luôn vận động và phát triển trong sự ràng buộc tự nhiên với đời sống xã hội, Những giá trị nghệ thuật chân chính từ xưa tới nay đều là những sáng tác bắt rễ sâu xa trong mảnh đất thực tế của thời đại minh. Nhờ phản ánh trung thành thục tế đời sống, những sáng tác đó thực sự tham dự vào sự phát triển của tiến trình lịch sử như một vũ khí khám phá và sáng tạo đời sống. Khi đề cập tới nền văn học Phục hưng, nền văn học đã góp phần thanh toán thời đại Trung cổ phong kiến, Ăngghen đã coi những nhà văn thời kì này như những người khổng lồ trong tư duy, trong học thức, đồng thời cũng giải thích rằng: cái làm cho họ trở nên kiệt xuất là ở chỗ "họ đều hòa mình vào những mối quan tâm của thời đại, đều tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh thực tiễn…người thì dùng lời nói và cây bút, người thì dùng kiếm, và có người thì dùng cả hai". Văn học Phục hưng không phải hiện tượng duy nhất. Những đỉnh cao nghệ thuật trong bất kì một nền văn học nào cũng đều được xây cất trên nền tảng vững chắc của thực tại đời sống. Nơi xuất bản: NXB Giáo dục - 2002 . NHÀ LÝ LUẬN PHÊ BÌNH HÀ MINH ĐỨC Tiểu sử: Tên thật: Hà Minh Đức Sinh năm: 1935 Nơi sinh: Vĩnh Lộc - Thanh Hoá Bút danh: Hà Minh Đức Thể loại:. thực cách mạng và sáng tạo thi ca (1978) • Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà thơ lớn của dân tộc (1979) • Nhà văn Việt Nam (1979) • Ký viết về chiến tranh cách mạng

Ngày đăng: 10/10/2013, 05:11

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w