1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp giúp trẻ 5 6 tuổi hứng thú, tham gia tích cực trong các hoạt động âm nhạc

25 203 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 4,11 MB

Nội dung

Trẻ thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạtđộng âm nhạc.Cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, của ban giámhiệu nhà trường trong năm qua bản thân tôi luôn đ

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG MẦM NON TRUNG MẦU

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5-6 TUỔI HỨNG THÚ THAM

GIA TÍCH CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC

Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo

Tên tác giả: Nguyễn Thị Kim Nga Đơn vị công tác: Trường mầm non Trung Mầu Chức vụ: Giáo viên

NĂM HỌC: 2019-2020

Trang 2

IV PHỤ LỤC

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang 3

1.Lý do chọn đề tài:

Âm nhạc được xem là một thứ ngôn ngữ quốc tế, tất cả mọi người đều cóthể thưởng thức và hiểu được âm nhạc, cho dù bạn là ai, bạn ở đâu và bạn làmnghề gì

Bạn muốn con bạn phát triển trí thông minh? Âm nhạc có thể làm đượcđiều đó! Chuyên gia âm nhạc Meredith Levande giải thích “ngày càng có nhiềunghiên cứu chỉ ra được mối quan hệ mât thiết giữa kết quả học tập với việc yêuthích âm nhạc.Âm nhạc giúp kích thích những phần liên quan đến phần đọchiểu, toán học và phát triển tình cảm trong bộ não con người”

Nhiều nghiên cứu gần đây còn phát hiện ra rằng chơi nhạc từ khi còn nhỏ

sẽ giúp cải thiện trí nhớ và học lực của trẻ bằng cách kích thích sự phát triển cácvùng khác nhau trong bộ não

Tiến sỹDanielJ.Levitin, tác giả của cuốn sách "This Is Your Brain OnMusic – Tư duy âm nhạc cho trẻ”,cuốn sách bán chạy nhất của Thời báo NewYork, được dịch ra 11 ngôn ngữ phát hiện ra rằng, trong não bộ của con người

có một miền đặc biệt được dành riêng cho âm nhạc và rất nhiều khu chức năngxung quanh khu vực này chịu ảnh hưởng của âm nhạc

Đối với trẻ mầm non, âm nhạc có vai trò vô cùng quan trọng, âm nhạc làphương tiện giúp trẻ nhận thức về thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ,quan hệ giao tiếp trao đổi tình cảm, ngoài ra âm nhạc còn là thế giới kỳ diệu đầycảm xúc.Ở mọi thời đại, giáo dục chiếm một vị trí rất quan trọng Cùng với một

số ngành khác, giáo dục góp phần nâng cao nhận thức và đời sống xã hội củacon người Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn, giáo dục lại được tổ chức theo nhữngcách thức khác nhau Do đặc điểm lứa tuổi, việc giáo dục cho trẻ mầm non đượctriển khai theo phương châm “Chơi bằng học, học mà chơi” thông qua các lĩnhvực giáo dục đặc biệt là lĩnh vực giáo dục thẩm mỹ Giáo dục âm nhạc cho lứatuổi này góp phần không nhỏ vào việc giáo dục toàn diện cho trẻ

Âm nhạc còn là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, pháttriển lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm Âm nhạc là món ăn tinh thần,

là ngôn ngữ chung của nhân loại và là thế giới kì diệu đầy cảm xúc với những

âm thanh muôn màu không ngừng chuyển động Nó phản ứng hiện thực kháchquan bằng những hình tượng có sức biểu cảm cùng các yếu tố: Giai điệu, âmsắc, cường độ, hòa âm Âm nhạc ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ.Trước hết, âm nhạc được coi là phương tiện hữu hiệu để phát triển tai nghe chotrẻ Tính chất đa dạng của âm nhạc gợi ra những phản ứng gắn với sự

Trang 4

thay đổi nhịp tim mạch, sự trao đổi máu Vì vậy, giáo dục âm nhạc đối vớitrẻ mầm non là vô cùng cần thiết, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độchuyên môn, yêu nghề Trong quá trình dạy và học cần cho trẻ làm quen với âmnhạc trong tất cả các hoạt động Thực tế cho thấy, trẻ em ở tuổi mầm non rấtnhạy cảm với âm nhạc Trẻ thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạtđộng âm nhạc.

Cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, của ban giámhiệu nhà trường trong năm qua bản thân tôi luôn đi sâu tìm tòi những biện phápthích hợp nhằm nâng cao chất lượng việc tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc.Đặc biệt đối với đặc điểm của trẻ mầm non rất thích hát và vận động theo nhạcsong trẻ phải được trực tiếp nghe và xem cô làm để trẻ bắt chước theo cô Xuất

phát từ những đặc điểm trên đã thực sự thôi thúc tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi hứng thú, tham gia tích cực trong các hoạt động âm nhạc.” làm đề tài nghiên cứu, áp dụng, lồng ghép vào các hoạt động của lớp.

2 Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu các hoạt động âm nhạc của trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi, tìm rađược một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy nhằm giúp trẻ hứng thú và tíchcực hơn trong các hoạt động âm nhạc

3 Thời gian địa điểm.

* Thời gian:

Nghiên cứu cơ sở lý luận, tìm hiểu thực tế các hoạt động âm nhạc của trẻ

và đưa ra được một số biện pháp tiên tiến trong thời gian từ tháng 09/2019 đếntháng 12/2019 lập đề cương Hoàn thành đề tài vào ngày 10/ 02/2020

* Địa điểm:

Tôi nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi hứng thú,tham gia tích cực hơn trong các hoạt động âm nhạc tại trường Mầm non

4 Nhiệm vụ nghiên cứu.

Đưa ra được những phương pháp dạy mới kết hợp với việc sử dụng phương

tiện dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm”, “Tôn trọng cảm xúc của trẻ” làm đồ dùng

đồ chơi tự tạo, sáng tạo, thẩm mỹ để tiết học đạt kết quả cao hơn

Dạy trẻ những kỹ năng cơ bản, đơn giản các hoạt động âm nhạc như: Cahát, nghe, vận động, múa, trò chơi âm nhạc

Qua đó, nêu ra một số biện pháp tổ chức hoạt động môn âm nhạc đạt hiệuquả cao nhất, đồng thời tạo cho trẻ hứng thú khi vào giờ học

5 Phương pháp nghiên cứu.

Trang 5

Trước hết bản thân phải nhận định được tình hình chung của đối tượngnghiên cứu, sau đó đọc, phân tích, tổng hợp tài liệu tham khảo Để xây dựng đềcương sáng kiến, áp dụng sáng kiến và hoàn thành sáng kiến.

Đề tài này được thực hiện với một phương pháp sau đây:

5.1 Nghiên cứu lý luận:

-Các loại sách nói về hoạt động âm nhạc

-Chương trình hoạt động Giáo dục âm nhạc lớp Mẫu giáo bé 5- 6 tuổi

-Phân tích, tổng hợp kết quả trong quá trình tổ chức

-Phương pháp thực hành, trải nghiệm, dùng lời kể, trực quan, minh họa, nêugương, dùng tình cảm khích lệ, động viên

PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Cơ sở lý luận.

Âm nhạc trong trường mầm non có ảnh hưởng tốt đến văn hóa trong hành

vi của trẻ Trong khi cùng hát, cùng múa, cùng chơi trò chơi âm nhạc với nhữngxúc cảm giữa trẻ xuất hiện sự cảm thông quan tâm đến nhau, trẻ biết kiềm chế,biết điều khiển vận động để cùng các bạn thể hiện bài hát, bài múa

Âm nhạc giáo dục ở trẻ ý chí, tính tổ chức, sự kiên trì Niềm vui phấnkhởi khi biểu diễn các bài hát, điệu múa thú vị trước các trò chơi, âm nhạc cònđộng viên những trẻ nhút nhát, thiếu tự tin thêm mạnh dạn hòa nhập với các bạntrong mọi hoạt động

Âm nhạc được coi là khả năng tốt nhất để phát triển tai nghe nhạc Luyệntập thường xuyên để phân biệt các chi tiết âm nhạc là cơ sở ban đầu tạo cho trẻ

có khả năng tiếp cận với tác phẩm âm nhạc phân biệt được câu nhạc, đoạn nhạc,thể loại âm nhạc của tác phẩm Từ đó, tai nghe nhạc của trẻ được dần dần pháttriển

Để thực hiện đổi mới hình thức chăm sóc, giáo dục trẻ cần đảm bảo sựlinh hoạt, sáng tạo, phù hợp đặc điểm tâm sinh lí của trẻ Chính vì vậy, giáo dụcmầm non trong những năm gần đây đã có những đổi mới không ngừng về hìnhthức tổ chức giáo dục trẻ

Sự phát triển khả năng âm nhạc được tiến bộ về chất nếu có sự lựa chọnnội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với trẻ như nhà

Trang 6

văn M.Goóc- Ki đã nhận xét: “Âm nhạc tác động một cách kì diệu đến tận đáy lòng, nó khám phá ra cái phẩm chất cao nhất của con người Chính vì vậy, người lớn cần quan tâm đặc biệt đến việc giáo dục âm nhạc cho trẻ càng sớm càng tốt”.

Âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và khả năngphát triển cảm thụ âm nhạc, tưởng tượng sáng tạo tác phẩm âm nhạc Trẻ thực

sự yêu thích âm nhạc, sẵn sàng tâm thế đón nhận mọi hình thức thể loại âm nhạckhác nhau Từng câu nhạc có giai điệu liền bậc lên xuống liên tiếp theo ngữ điệunói tự nhiên của trẻ sẽ như những lời thủ thỉ nhắc nhở trẻ một hành vi lễ giáo

phù hợp Nhà sư phạm Xu-khôm-lin-ski đã tổng kết: "Tuổi thơ ấu không thể thiếu âm nhạc, cũng như không thể thiếu trò chơi và truyện cổ tích Thiếu những cái đó, trẻ em chỉ còn là những bông hoa khô héo "

2 Cơ sở thực tiễn.

2.1 Thực trạng của vấn đề:

Nơi tôi công tác là một ngôi trường nằm ở cuối ngoại ô Hà Nội có tên làtrường mầm non Trung Mầu, hiện trường có 2 khu với tổng số cháu là 320 họcsinh 9 lớp trong đó có 2 lớp lớn Năm học 2019 -2020, tôi được phân công chủnhiệm lớp Mẫu giáo lớn A2

Khả năng âm nhạc của trẻ thì không đồng đều

Trẻ hát chưa đúng giai điệu, tiết tấu Chưa biết cách lấy hơi, hát còn ngọng, và chưa có điều kiện tiếp xúc với các môn nghệ thuật

Trẻ chỉ biết lắng nghe chứ chưa thể hiện được cảm xúc, tình cảm, thái độ khi nghe

3 Các biện pháp đã tiến hành giúp trẻ 5 - 6 tuổi hứng thú, tham gia tích cực trong hoạt động âm nhạc.

3.1.Biện pháp 1: Khảo sát khả năng hoạt động âm nhạc của trẻ.

Trang 7

Để nắm được khả năng âm nhạc của trẻ tôi dùng biện pháp khảo sát trẻ đểphát huy, tính tích cực cho trẻ Tôi đã cùng với giáo viên trong lớp thống nhất vànắm chắc mục tiêu lĩnh vực thẩm mỹ trong chương trình giáo dục mầm non đểchủ động trong việc lựa chọn nội dung, hoạt động âm nhạc cho phù hợp với độtuổi với khả năng, nhu cầu hứng thú của trẻnhư: Chăm chú lắng nghe, biểu cảmnét mặt, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ vui tươi, thích thú và hứng thú tham giavào hoạt động.

Ví dụ: Trẻ có thể hát đồng đều, hát cả bài, nhớ tên bài hát, hát thuộc lờibài hát, hát đúng nhạc, biết bắt đầu và kết thúc, khi có nhạc dồn kết thúc bài trẻdừng lại cúi chào khán giả.Trẻ phân biệt được độ to nhỏ của âm thanh.Khi hátcùng với đàn trẻ hát đúng cao độ thể hiện được tính chất bài hát, hát đúng giaiđiệu Thể hiện được các kỹ năng vận động âm nhạc đơn giản như nhún nhảy,giậm chân, vỗ tay

Sau đó tôi tiến hành khảo sát trẻ bằng cách: Cô gõ âm thanh to nhỏ để chotrẻ tự phân biệt Cô đàn cho trẻ nghe để trẻ nhận ra tên bài hát sau đó cho trẻ hátlại bài hát đó để trẻ có thể thể hiện kỹ năng âm nhạc của mình.Ngoài ra tôi hátcho trẻ nghe bài hát, hoặc bật cho trẻ nghe qua đĩa nhạc để trẻ nghe

=>Giáo viên tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm âm nhạc, nhạc

sỹ nổi tiếng qua nghe nhạc, qua xem video, hoặc cho trẻ trải nghiệm với các tiếttấu, với các vận động âm nhạc hoặc trẻ được trải nghiệm với các dụng cụ âmnhạc

Khảo sát trẻ có nhiều cách khác nhau, không chỉ đơn thuần là hát đúnglời, trẻ còn được tiếp cận thực hành các cách khác nhau: Như hát đệm, hát bè,xướng âm, đọc ráp, hát các bài hát tiếng anh ( Hello what yủu name, hello song,super simple song, hiede and seek Ngoài ra còn cho trẻ làm quen với các nốtnhạc: Đồ, Mi, Son, La… các nốt đen, nốt móc đơn…

Bảng khảo sát trẻ đầu năm

3.2 Biện pháp 2: Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo giúp trẻ học tốt môn âm nhạc

Đối với lớp của mình, tôi luôn sưu tầm các loại đồ dùng đồ chơi đa dạng vềchủng loại, phong phú về màu sắc, kích cỡ và cố gắng làm một số đồ dùng, đồchơi tự tạo đẹp, hấp dẫn trang trí xung quanh lớp để trẻ có điều kiện thể hiện khảnăng âm nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát

Trang 8

triển những kỹ năng âm nhạc qua các trò chơi, các hoạt động sáng tạo của trẻ.

Và đặc biệt, tôi còn làm thêm một số đồ dùng phục vụ cho tiết học với nhữnghình ảnh gần gũi, màu sắc hài hòa để thu hút sự chú ý của trẻ

Đồ chơi tự tạo là đồ chơi do chính giáo viên làm ra, có muôn hình muôn vẻbởi chúng được tạo ra từ những vật sẵn có, dễ kiếm, dễ làm Nguồn gốc của đồchơi tự tạo là vô tận Làm đồ chơi tự tạo là hoạt động sáng tạo và độc đáo Cóthể dùng luôn những đồ vật thông thường trong sinh hoạt hàng ngày, sử dụngtrực tiếp những vật liệu tự nhiên làm đồ chơi và bằng những vật liệu thu lượmđược

Tận dụng bìa cứng, trang trí giấy đề can để tạo thành nhiều cái đàn có hìnhdáng khác nhau.Tận dụng các vỏ lon bia, nước ngọt để làm trống, xúc xắc

Ngoài ra còn một số đồ dùng khuyến khích trẻ sáng tạo trong vận động theonhạc như: vòng tay, nơ, xược, những con búp bê bằng vải hay thú nhồi bông.Tất cả những đồ dùng, đồ chơi trên đều phải ở trạng thái mở giúp trẻ dễ dàng lấy

và sử dụng

=> Ngoài các đồ dùng âm nhạc như đàn, đài , trống… Tôi đã làm cả dối tay, dốichân để diễn cho trẻ xem trong giờ hoạt động âm nhạc ( Trẻ rất hứng thú) Đây

là hình thức mới mà tôi đã nồng ghép vào trong tiết dạy âm nhạc vừa qua

( Hình ảnh: Minh chứng đồ dùng tự tạo cho hoạt động âm nhạc)

3.3 Biện pháp 3: Giáo dục âm nhạc qua hoạt động giờ học.

Tổ chức hoạt động âm nhạc không nhất thiết phải lựa chọn một nội dung chính và hai nội dung kết hợp mà tuỳ thuộc vào mục tiêu của hoạt động và độ khó dễ của tác phẩm và nhu cầu, khả năng của trẻ giáo viên quyết định nội dung

và thời lượng cho hoạt động âm nhạc

Ví dụ 1: Làm quen với nhạc cụ đàn T’Rưng

Vận động minh hoạ: Đi cắt lúa

*Ổn định tổ chức:

-Cô cho trẻ nghe nhạc và xem cảnh đẹp của vùng núi Tây Nguyên

+ Các con chia sẻ cảm nhận của mình khi nghe nhạc và xem cảnh đoạn vi deo?( Con Thấy vui, thoải mái, thư giãn)

+ Con nghe thấy gì? Nhìn thấy những gì?

*Phương thức và hình thức tổ chức:

- Làm quen về đàn T’rưng

+ Các con ơi đây là cây đàn gì? ( Đàn ạ)

+ Các con có nhận xét gì về cây đàn?

+Con Nhìn thấy cây đàn này ở đâu?

- Các con cùng lăng nghe cô gõ tiếng đàn như thế nào nhé

Trang 9

- Cô gõ tiếng đàn cho trẻ nghe.

+ Con nghe thấy thế nào? ( Âm thanh rất hay ạ)

+ Có cảm nhận khác? ( Con thấy giống tiếng đàn ocgan ạ)

- Cô biểu diễn toàn bộ âm thanh đàn từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên ( Vuốtđàn)

+ Các con nghe âm thanh thế nào? ( Con thấy rất vui, thấy thánh thót giống nhưtiếng nước chảy)

- Các con có muốn thử gõ âm thanh của tiếng đàn T’rưng Nào cô mời con.+ Cô mời con? ( cho 3-4 trẻ lên trải nghiệm)

- Các con được trải nghiệm với đàn cảm thấy thế? ( con thấy thú vị)

- Cô mời các con cùng lắng nghe cô đàn giai điệu bài hát: Làng Tôi – Nhạc vàlời Văn Cao)

- Cô hỏi trẻ:

+Cô vừa thể hiện bài hát bằng nhạc cụ gì ?

+ Các con nghe có cảm nhận thế nao?

- Cô và các con cùng thưởng thức các nghệ sỹ thể hiện nhạc cụ đàn T’Rưng nhé.( Hòa tấu đàn T’Rưng có tiếng sáo, tiếng nước suối ”)

*Nội dung kết hợp múa : Múa bài Đi cắt lúa

- Sau đây xin mời các cô và các bạn đến với những điệu múa của vung Tâynguyên

- Lần 1: Hai cô thể hiện.- Lần 2: Xin mời các bạn nữ

- Lần 3: Giao lưu giữa các bạn nam nữ.- Lần 4: đôi ( Nam nữ)

- Lần 5: Cả lớp

* Kết thúc:

- Nhận xét về tiết học động viên khen ngợi trẻ

-Cô hỏi cảm nhận của trẻ khi tham gia hoạt động âm nhạc?

-Con mong muốn điều gì?

=> Đối với trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi khả năng cảm thụ âm nhạc rất tốt: nhưphân biệt và so sánh những dấu hiệu âm nhạc về cao độ, trường độ Trẻ có thể

dễ dàng phân biệt đuợc âm thanh cao thấp, nhịp nhanh hay chậm, tính chất củbài hát là vui, sôi nổi hay êm ái, được thể hiện qua cử chỉ điệu bộ và sự hứng thútham gia tích cực từ đầu tiết học cho đến cuối tiết học

( Hình ảnh minh chứng Tìm hiểu nhạc cụ dân tộc đàn T’Rưng)

Ví dụ 2: Dạy vận động minh hoạ: Bé tập đánh răng

Nghe hát: Anh tý sún

- Với nội dung lựa chọn phù hợp với lứa tuổi: Vui tươi trong sáng

Trang 10

+ Lời ca gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc: Đó là bài hát miêu tả những hànhđộng, những công việc, những việc làm trong sinh hoạt đời sống hàng ngày củatrẻ.

+ Qua đó tôi vận dụng vào các động tác rất gần gũi, rất đời thường để dạy trẻvận động minh hoạ Trẻ dễ nhớ, dễ thuộc và hứng thú vận động.( Những độngtác mô phỏng trên, dưới với bản thân trẻ Động tác đánh răng hàng ngày, độngtác lắc hông…)

- Để giờ học đạt kết quả cao tôi luôn tạo hứng thú cho trẻ vui và thích khám phá,tích cực, sáng tạo, kết hợp linh hoạt các phương pháp trong giờ học

Bước 1: Gây hứng thú cho trẻ:

- Giới thiệu chương trình: “Nụ cười của bé” với sự tham gia của 3 đôi chơi

- Cô cho trẻ chơi trò chơi khởi động các nốt nhạc.( Cô đánh đàn ocgan các nốt nhạc Trẻ nghe và làm động tác vị trí các nốt nhạc theo cô)

( Hình ảnh tạo hứng thú cho trẻ qua luyện âm, trò chơi Đồ, Rê, Mi…) Bước 2: phương pháp hình thức tổ chức:

Nghe nhạc: tôi đã cho trẻ nghe lại sướng âm của đoạn nhạc để trẻ đoán được giai điệu bài hát

VĐMH:Giáo viên đã “lấy trẻ làm trung tâm” Hỏi ý kiến trẻ lựa chọn hìnhthức vận động gì?

Gọi nhiều trẻ đứng lên vận động theo khả năng của trẻ, cho tất cả trẻ đượcvận động theo ý trẻ

Giáo viên là người gợi mở giải thích các vận động trẻ đã làm

Hình thức thể hiện luôn được đan xen thay đổi gây hứng thú cho trẻ từ đầu tiết học đến cuối tiết học

Để kích thích sự hứng thú và lôi cuốn trẻ vào hoạt động học dụng cụ âmnhạc là thứ mà tôi khai thác một cách triệt để: nên tôi cùng trẻ tạo ra nhiều đồdùng âm nhạc phong phú với nhiều nguyên vật liệu khác nhau ( gáo dừa, tre,chai lọ, nắp chai, xúc xắc…) Trẻ nên biểu diễn vận động kết hợp lấy dụng cụtrẻ yêu thích Nghe hát: Cô có thể thể hiện bài hát nghe cho trẻ nghe Hoặc lựachọn ca sỹ qua băng nhạc cho trẻ nghe Để trẻ cảm nhận được trọn vẹn tác phẩmhay

Ngoài hình thức đó ra tô còn biên kịch bài hát đó thành một đoạn kịch diễn quadối cho trẻ xem và thưởng thức

Bước 3: Kết thúc:

Tôi trân trọng cảm xúc của trẻ

Hỏi cảm nhận của trẻ khi được tham gia hoạt động âm nhạc?

Trang 11

Hỏi mong muốn của trẻ trong giờ học sau?

=>Sau khi được kiến tập chuyên đề phát triển thẩm mỹ của năm học2019- 2020 đổi mới hình thức vận động “ Lấy trẻ làm trung tâm, tôn trọng cảmxúc của trẻ” Tôi đã về áp dụng dạy tại lớp tôi: Cho trẻ nghe đoạn nhạc Hỏi ýkiến trẻ về lựa chọn hình thức vận động, cho trẻ tự thể hiện theo cảm nhận củamình, cô là người góp ý bổ xung động tác để tạo thành bài vận động hoàn chỉnhcho trẻ

- Khi trẻ vận động minh hoạ thành thạo cô cho trẻ thể hiện nâng cao như: Thayđổi đội hình, mong muốn của trẻ được lên sân khấu biểu diễn

- Với giáo viên giọng hát không tốt có thể linh hoạt lựa chọn cô ca hai hát thayhoặc chọn băng đĩa cho trẻ nghe

-Củng cố ấn tượng tác phẩm nghe hát: Tôi đã chuyển thể nội dung của bài hátsang thành kịch bản diễn dối chân cho trẻ xem

+Trẻ đón xem vở kịch rất hứng thú và mong muốn được xem Thông qua đó côgiáo lồng ghép giáo dục thông qua vở kịch Trẻ rất nhớ lâu, khó quên khi xemkịch dối

+ Trẻ được trải nghiệm tác phẩm nâng cao qua nền nhạc ráp: Anh tý Sún

Khi được trải nghiệm bài hát dưới nền nhạc ráp trẻ rất vui.mong muốn được thểhiện vận động này tiếp

(Hình ảnh minh chứng: Lấy trẻ làm trung tâm, Tôn trọng cảm xúc của trẻ)

( Hình ảnh minh hoạ diễn dối chân cho trẻ xem)

3.4 Biện pháp 4: Giáo dục ân nhạc qua các trò chơi “Học bằng chơi, chơi mà học”

Trò chơi: « Đồ mi sol la »

Mục đích:Phát triển tai nghe cho trẻ, rèn phản xạ nhanh phân biệt nốt nhạc

Chuẩn bị: Các vòng tròn trên sàn có đánh dấu kí hiệu các nốt nhạc: Đồ mi sol la,các bông hoa có kí hiệu nốt nhạc đồ mi sol la

Cách chơi: Trên sàn có đặt các vòng tròn kí hiệu nốt nhạc, cô xướng âm

một đoạn nhạc của bài hát bất kì: Nghe cô xướng âm đến nốt nhạc nào thì trẻ có

nốt nhạc đó sẽ nhảy ngay vào vòng tròn có kí hiệu nốt nhạc tương ứng.Bạn nào chọn nhanh, đúng vòng tròn sẽ được khen còn bạn nào về chậm hoặcchọn không đúng sẽ bị thua và phải làm lại hoặc làm theo yêu cầu của cô và cácbạn khác

Trang 12

Trò chơi: Nghe nốt đô, thỏ đổi lồng

Trò chơi này được tôi thực hiện trong chủ đề động vật

Mục đích:Rèn tai nghe nhạc cho trẻ, rèn phản xạ nhanh

Chuẩn bị:đàn

Cách chơi: Cho các trẻ làm lồng, cứ 2 trẻ nắm tay nhau tạo thành lồng, và

các trẻ khác làm thỏ, số thỏ nhiều hơn số lồng, cô xướng âm: Một đoạn nhạc,khi cô dừng lại ở nốt đô thì các chú thỏ đổi lồng, chú thỏ nào chậm không tìmđược lồng phải nhảy lò cò và mất lượt chơi

=>Tổ chức trò chơi âm nhạc: không những giúp trẻ cảm nhận về âm thanh

âm nhạc tốt hơn mà nó còn giúp trẻ phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nữa Lúctham gia chơi, trẻ được hòa vào với không khí chung của nhóm, lớp, được vậnđộng, sáng tạo… Tổ chức mỗi trò chơi, giáo viên nên chọn một nội dung nhỏlàm chủ đạo, từ đó phối hợp với 1 - 2 nội dung là cùng, tránh ôm đồm dễ dẫnđến việc chơi xong trẻ không đọng lại gì cho dù tham gia hoạt động đủ thứ

Ví dụ: Tôi cho trẻ chơi trò chơi “Tai ai tinh” chủ để thực vật: trên mànhình có hình ảnh 2 loại quả, trẻ thích quả nào sẽ chọn quả đó, đằng sau mỗi loạiquả là âm thanh của 1 nhạc cụ âm nhạc, trẻ phải đoán tên nhạc cụ đó, đoán đúngtrẻ lên lấy nhạc cụ và gõ theo yêu cầu của cô

( Hình ảnh minh chứng cô và trẻ chơi trò chơi và các hình thức đan xen)

3.5.Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy ở cấp học mầmnon làm đa dạng hoá hình thức dạy học giúp trẻ được thay đổi không khí mới,hấp dẫn, trong giờ học, tạo cho trẻ niềm hứng thú, hăng say tích cực tham giavào hoạt động, làm cho hiệu quả giáo dục cao Đặc biêt giúp giảm bớt đồ dùngkhông cần thiết, giảm bớt sức lao động của giáo viên và giảm bớt chi phí

Ví dụ:Khi dạy trẻ gõ đệm theo tiết tấu chậm bài: “ Cháu yêu cô chú côngnhân” của tác giả, cô cần tạo dựng lên một số hình ảnh về công việc của các côchú công nhân Khi tiến hành tiết học tôi cho trẻ quan sát hình ảnh trên máy vitính, để tạo hứng thú và khơi gợi hình ảnh về công việc của các cô chú côngnhân, đồng thời hình thành ở trẻ tình cảm, tình yêu đối với các cô chú côngnhânQua hình thức giới thiệu của cô kết hợp với được nghe giai điệu âm nhạc sẽ

là yếu tố ban đầu của tư duy logic cho quá trình cảm nhận nghệ thuật

Để dạy trẻ tôi không chỉ sưu tầm trên mạng tôi còn tìm các trò chơi trongphần mềm cài đặt, mua băng đĩa có nội dung liên quan đến kiến thức cần truyềnđạt, quay phim làm đĩa để dạy trẻ cho phù hợp với bài học

( Hình ảnh sưu tầm trên mạng làm powpoint để dạy trẻ)

Ngày đăng: 21/06/2020, 20:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w