Phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 1Chuyên ngành: KINH TẾ HỌC Mã số: 62.31.03.01
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn: PGS-TS NGUYỄN VĂN LUÂN
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2010
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, Các số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực
Trang 3MỤC LỤC
Trang LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG
1.1.2 Một số quan niệm khác về xuất khẩu lao động…… ……… 10
1.1.3 Các hình thức xuất khẩu lao động ……… 12
1.1.4 Vai trò và tác động của xuất khẩu lao động trong nền kinh tế thị trường….… 13 1.1.4.1 Các tác động tích cực đối với nước xuất khẩu lao động……… 14
1.1.4.2 Các tác động tiêu cực đối với nước xuất khẩu lao động……… 17
1.1.4.3 Các tác động tích cực đối với nước nhập khẩu lao động……… 18
1.1.4.4 Các tác động tiêu cực đối với nước nhập khẩu lao động……….……… 18
1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu lao động……… 19
1.2 PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ……….……… 24
1.2.1 Khái niệm……….….……… 24
1.2.2 Phát triển xuất khẩu lao động và hội nhập kinh tế quốc tế……… … 25
Trang 41.2.3 Quản lý trong phát triển xuất khẩu lao động……… 28
1.2.3.1 Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động……… 30
1.2.3.2 Quản trị phát triển xuất khẩu lao động của doanh nghiệp……….……… 32
1.2.3.3 Quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài……… 36
1.2.3.4 Hợp đồng trong xuất khẩu lao động……….……… 38
1.2.4 Các yếu tố tác động đến phát triển xuất khẩu lao động……… 40
1.2.4.1 Nhóm các yếu tố về cầu trong xuất khẩu lao động……… 40
1.2.4.2 Nhóm các yếu tố về cung trong xuất khẩu lao động………… ………….…… 41
1.2.4.3 Nhóm các yếu tố về tài chính và hiệu quả kinh tế của xuất khẩu lao động… 43 1.2.4.4 Nhóm các yếu tố về cơ chế tổ chức và quản lý xuất khẩu lao động………… 44
1.2.5 Một số mô hình có liên quan đến phát triển xuất khẩu lao động ………46
1.2.5.1 Mô hình “ lực đẩy – lực hút ” Ravenstien……… 46
1.2.5.2 Mô hình chi phí Stouffer và Lowsy……… 47
1.2.5.3 Mô hình chi phí - lợi ích kinh tế Sjaastad……… 48
1.2.6 Mô hình nghiên cứu mức độ tác động của các yếu tố đến sự phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam……… 49
1.3 KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC 52
1.3.1 Kinh nghiệm của Philipin 52
1.3.2 Kinh nghiệm của Thái Lan 54
1.3.3 Kinh nghiệm của Indonesia 56
1.3.4 Kinh nghiệm của Trung Quốc 58
1.3.5 Bài học kinh nghiệm từ xuất khẩu lao động của các nước 59
Tóm tắt chương 1 62
Trang 5Chương 2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VỪA QUA 63
2.1 THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA….63 2.1.1 Cung lao động……… 63
2.1.2 Cầu lao động 66
2.1.3 Quan hệ cung - cầu lao động 68
2.2 ĐƯỜNG LỐI, CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 69
2.3 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY 71
2.3.1 Số lượng lao động xuất khẩu……… 71
2.3.2 Thị trường xuất khẩu lao động………73
2.3.3 Tình hình lao động xuất khẩu tại một số thị trường trọng điểm……… 74
2.3.3.1 Thị trường Malaysia……… ……75
2.1.3.2 Thị trường Đài Loan……….77
2.1.3.3 Thị trường Hàn Quốc……….…… 78
2.1.3.4 Thị trường Nhật Bản……… …… 82
2.1.3.5 Thị trường Trung Đông……… ……83
2.3.4 Hình thức xuất khẩu lao động……….…84
2.3.5 Cơ cấu lao động xuất khẩu……….… 86
2.3.6 Tình hình doanh nghiệp xuất khẩu lao động ……… 89
2.3.7 Tình hình tạo nguồn lao động xuất khẩu……….……… 90
2.4 HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG………91
2.4.1 Hiệu quả kinh tế của xuất khẩu lao động……… 91
Trang 62.4.1.1 Đối với người lao động……… 92
2.4.1.2 Đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động……… 95
2.4.1.3 Đối với Nhà nước và xã hội……… 95
2.4.2 Hiệu quả xã hội của xuất khẩu lao động……… ……… 97
2.5 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM QUA MÔ HÌNH LÝ THUYẾT THỰC NGHIỆM……….… …… 98
2.5.1 Mô tả đặc trưng mẫu điều tra……….………… 98
2.5.1.1 Giới tính……… 98
2.5.1.2 Trình độ học vấn……….……… 99
2.5.1.3 Nghề nghiệp và nơi công tác……… 99
2.5.1.4 Thành phần kinh tế và hình thức sở hữu của doanh nghiệp xuất khẩu lao động……… ……….……… 100
2.5.1.5 Quy mô doanh nghiệp xuất khẩu lao động………101
2.5.2 Mức độ tác động của các yếu tố đến sự phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong thời gian qua……… 102
2.5.2.1 Mức độ phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam……… …102
2.5.2.2 Mức độ tác động của các yếu tố đến sự phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong thời gian qua……… ………103
3.5.3 So sánh tầm quan trọng và mức độ tác động của các yếu tố đến sự phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam……… …….……… 108
2.6 NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN YẾU KÉM CỦA PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM THỜI GIAN QUA……….…… ……… 110
Trang 72.6.1 Những hạn chế của phát triển xuất khẩu lao động thời gian qua……….…………110
2.6.1.1 Hạn chế từ thị trường xuất khẩu lao động……… 111
2.6.1.2 Hạn chế từ quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động……….112
2.6.1.3 Hạn chế từ quản lý lao động làm việc ở nước ngoài……… 113
2.6.1.4 Hạn chế từ nguồn lao động xuất khẩu……….……… 114
2.6.1.5 Hạn chế từ doanh nghiệp xuất khẩu lao động……… 115
2.6.1.6 Hạn chế từ hiệu quả kinh tế - xã hội của xuất khẩu lao động ………117
2.6.2 Nguyên nhân của yếu kém và hạn chế trong thời gian qua……… 118
Tóm tắt chương 2……….122
Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ……… 123
3.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG QUỐC TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI……… 123
3.1.1 Thị trường lao động quốc tế trong thời gian tới……… 123
3.1.2 Thị trường lao động Việt Nam trong thời gian tới……… 125
3.2 NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI… … 127
Trang 83.3.2 Phương hướng và mục tiêu phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam
đến năm 2020 và tầm nhìn những năm tiếp theo 132
3.3.2.1 Thị trường xuất khẩu lao động 132
3.3.2.2 Số lượng lao động xuất khẩu 144
3.3.2.3 Cơ cấu lao động xuất khẩu 146
3.3.2.4 Cơ chế và bộ máy quản lý xuất khẩu lao động……… 148
3.3.2.5 Hiệu quả kinh tế – xã hội 150
3.4 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ……….…….……151
3.4.1 Giải pháp về thị trường xuất khẩu lao động……… 151
3.4.2 Giải pháp về nguồn lao động xuất khẩu……… … 152
3.4.3 Giải pháp quản lý và hỗ trợ của nhà nước về xuất khẩu lao động……… 156
3.4.3.1 Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động……….…….156
3.4.3.2 Tăng cường vai trò của Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam……….158
3.4.4 Giải pháp về quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài………159
3.4.5 Giải pháp về doanh nghiệp xuất khẩu lao động……….………… 161
3.4.6 Giải pháp về công tác thông tin, tuyên truyền về xuất khẩu lao động…….… … 163
3.4.7 Giải pháp về tài chính cho xuất khẩu lao động……….…………164
3.4.7.1 Tiền dịch vụ……….……… 164
3.4.7.2.Tiền môi giới……….………… 164
3.4.7.3 Tiền ký qũy………165
3.4.7.4 Chính sách hỗ trợ và cho người lao động vay vốn……….…166
3.4.7.5 Thành lập Quỹ rủi ro xuất khẩu lao động……….168
Trang 93.4.7.6 Phát huy hiệu quả hoạt động Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước… …………168
3.4.8 Giải pháp về hình thức xuất khẩu lao động……….…… 169
3.4.9 Giải pháp về hậu xuất khẩu lao động……… 170
3.5 KIẾN NGHỊ………171
3.5.1 Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước ……… 171
3.5.1.1 Quốc hội……… 171
3.5.1.2 Chính phủ……… 171
3.5.1.3 Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội……… 172
3.5.1.4 Các Bộ, Ngành và Ủy ban nhân dân các cấp có liên quan……… 174
3.5.2 Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động……… 175
3.5.3 Đối với người lao động……… 177
Tóm tắt chương 3………178
KẾT LUẬN……… ……… 179 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Trang 10- LĐ,TB và XH Lao động, Thương binh và Xã hội - ILO Tổ chức Lao động Quốc tế
- IOM Tổ chức Di cư Quốc tế - QLNN Quản lý nhà nước - TNS Tu nghiệp sinh
- XHCN Xã hội chủ nghĩa - XK Xuất khẩu
- XKLĐ Xuất khẩu lao động
- UAE Tiều Vương quốc Ả rập Thống nhất - WTO Tổ chức Thương mại Thế giới - 3 D (difficult, dirty, dangerous) Nặng nhọc, bẩn, nguy hiểm
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang Bảng 2.1: Quy mô dân số và lực lượng lao động Việt Nam 64
Bảng 2.2: Quy mô và cơ cấu lao động có việc làm Việt Nam 66
Bảng 2.3: Số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 72
Bảng 2.4: Cơ cấu ngành nghề của lao động xuất khẩu 87
Bảng 2.5: Thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động tại một số thị trường……….……….……… 92
Bảng 2.6: Hiệu quả kinh tế của người lao động tại một số thị trường 93
Bảng 2.7: Nguồn thu thuế từ doanh nghiệp xuất khẩu lao động ………….………… 96
Bảng 2.8: Thống kê tổng thể (One-Sample Statistics) 102
Bảng 2.9: Kiểm định trung bình tổng thể ( One-Sample Test )……… ….… 103
Bảng 2.10: Hệ số tương quan (Coefficientsa)……… 105
Bảng 2.11: So sánh tầm quan trọng và mức độ tác động đến xuất khẩu lao động Việt Nam……….…… 109
Bảng 3.1: Một số dự báo về lực lượng lao động Việt Nam……….……126
Bảng 3.2: Dự báo số lượng lao động xuất khẩu Việt Nam thời gian tới……….… 145
Bảng 3.3: Tổng hợp ngành nghề của thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam … 147
Trang 12
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Trang Sơ đồ 1.1: Di chuyển lao động quốc tế và xuất khẩu lao động ……… … …9
Sơ đồ 1.2: Quy trình quản trị xuất khẩu lao động tại doanh nghiệp ……… 32
Sơ đồ 1.3: Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu lao động ……… …33
Sơ đồ 1.4: Mô hình quản lý lao động làm việc ở nước ngoài……… 36
Sơ đồ 1.5: Các yếu tố tác động đến sự phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam ….50
Hình 2.1: Số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở một số thị trường trọng điểm….….75 Hình 2.2: Hình thức xuất khẩu lao động ……….……… 85
Hình 2.3: Cơ cấu lao động xuất khẩu theo chuyên môn kỹ thuật……….………… 86
Hình 2.4: Giới tính……….………… 99
Hình 2.5: Trình độ học vấn……… … 99
Hình 2.6: Nghề nghiệp và nơi làm việc………… ……… …… 100
Hình 2.7: Thành phần kinh tế và hình thức sở hữu……… ……….….100
Hình 2.8: Số lượng CB-CNV làm việc trong lĩnh vực xuất khẩu lao động……… 101
Hình 3.1: Dự báo dân số thế giới trong độ tuổi lao động……… ……….….125
Sơ đồ 3.2: Mô hình quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài ……….… 160
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam là nước đang phát triển, có dân số hơn 86 triệu người, đứng thứ 14 trên thế giới và thứ 7 tại Châu Á, hàng năm với mức tăng dân số trung bình khoảng 1 triệu người, là nước có nhiều lợi thế về sức lao động Sau hơn 20 năm đổi mới, mở cửa, hội nhập và phát triển theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực Tuy nhiên, do tình trạng gia tăng nhanh về dân số và lao động (LĐ), dẫn đến nhu cầu việc làm luôn là vấn đề gay gắt, bức xúc đối với Đảng, Nhà nước và toàn xã hội Chương trình giải quyết việc làm quốc gia hàng năm vẫn không đáp ứng hết nhu cầu việc làm của người lao động
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát huy lợi thế về nguồn nhân lực, trao đổi hàng hoá “Sức lao động” Mặt khác, trong điều kiện đất nước ta hiện nay, hơn 70 % lao động sống ở nông thôn, trình độ chuyên môn tay nghề thấp, tiền công sức lao động rẻ, sức ép việc làm lớn, mỗi năm có khoảng 1,6 triệu người cần việc làm Chính vì vậy, xuất khẩu lao động (XKLĐ) không những là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, mà còn là một chiến lược quan trọng lâu dài góp phần giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực, tăng thu nhập cho người lao động, tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững gắn liền với công bằng xã hội.
XKLĐ của nước ta bắt đầu từ những năm 1980 thông qua hình thức đưa LĐ sang các nước XHCN làm việc theo Hiệp định hợp tác quốc tế về lao động Từ năm 1991 đến nay, XKLĐ đã được chuyển dần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN Gần 30 năm đưa lao động ra nước ngoài làm việc, XKLĐ của nước ta đã có những bước phát triển rõ rệt, số LĐ đưa đi hàng năm và hiệu quả năm sau đều đạt cao hơn năm trước, Hiện nay có khoảng 500 ngàn LĐ làm việc ở 41 nước và vùng lãnh thổ Tuy nhiên phải khẳng định rằng những kết quả đạt được cho đến nay chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước XKLĐ tuy đã có những quan điểm chủ trương chỉ đạo đúng đắn nhưng cách làm còn mang nặng tính sản xuất nhỏ, manh mún, ăn sẵn mà thiếu
Trang 14đi tính khoa học, cách tổ chức bài bản, cách làm có chiều sâu và dài hạn, thiếu sự định hướng mang tính chiến lược và lâu dài Việc duy trì và phát triển XKLĐ của nước ta đang đứng trước những thách thức to lớn bởi thị trường hạn hẹp và luôn biến động khó lường, chất lượng LĐ thấp, khả năng cạnh tranh yếu, tình hình lao động ở nước ngoài phức tạp, hệ thống DN XKLĐ còn non trẻ Phát triển XKLĐ của nước ta đã khó lại càng khó khăn hơn khi thị trường lao động quốc tế ngày càng cạnh tranh gay gắt, các nước XKLĐ trong khu vực có điều kiện tương đồng đang ra sức dành giật thị trường, giảm giá sức lao động, củng cố và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tổ chức XKLĐ và quản lý lao động ở nước ngoài bài bản, có sự định hướng và hỗ trợ tối đa của nhà nước, trong khi các nước tiếp nhận LĐ lại có xu hướng giảm dần nhập khẩu LĐ phổ thông, tăng LĐ kỹ thuật cao, LĐ lành nghề, ngoài ra các nước này đang chịu tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế và suy giảm kinh tế toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, thu nhập, đời sống của người LĐ Chính vì vậy, muốn đẩy mạnh và phát triển bền vững XKLĐ trong thời gian tới chúng ta cần có một cách làm bài bản, có định hướng chiến lược lâu dài, cần có những bước đi thích hợp, không nóng vội với các giải pháp hợp lý và đồng bộ Xuất phát
từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu "Phát triển xuất khẩu lao động Việt
Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế" làm luận án tiến sĩ thuộc chuyên ngành kinh tế học
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nghiên cứu các khía cạnh khác nhau liên quan đến hoạt động XKLĐ, Các công trình tiêu biểu mà tác giả luận án đã tiếp cận:
(1) Luận án phó tiến sĩ của nghiên cứu sinh Trần Văn Hằng năm 1996 “Các giải pháp nhằm đổi mới quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở Việt Nam trong giai đoạn 1995-2010” Luận án thuộc chuyên ngành kinh tế, quản lý và kế hoạch hóa quốc dân nhằm làm rõ vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước (QLNN) về XKLĐ theo cơ chế thị trường, phân tích thực trạng QLNN về XKLĐ và những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn của XKLĐ Việt Nam đồng thời đề xuất quan điểm, giải pháp đồi mới QLNN về XKLĐ
Trang 15(2) Luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn thị Phương Linh năm 2004 “Một số giải pháp đổi mới quản lý tài chính về XKLĐ Việt Nam theo cơ chế thị trường”
Luận án thuộc chuyên ngành tài chính-lưu thông tiền tệ và tín dụng với mục đích tập trung làm rõ vấn đề quản lý tài chính trong XKLĐ, phân tích hiện trạng quản lý tài chính XKLĐ của nước ta ở tầm vĩ mô, nêu ra những tồn tại và hạn chế cùng với nguyên nhân của nó và đề xuất một số giải pháp đổi mới công tác quản lý tài chính về XKLĐ Việt Nam theo cơ chế thị trường
(3) Công trình nghiên cứu của TS.Trần Thị Thu năm 2006 “Nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay”
Công trình nghiên cứu được TS Trần Thị Thu tiến hành trên cơ sở thực tiễn XKLĐ tại Công ty Cung ứng nhân lực quốc tế và Thương mại (SONA) với mục đích làm rõ khái niệm và sự cần thiết nâng cao hiệu quả quản lý XKLĐ tại các doanh nghiệp XKLĐ của Việt Nam, đánh giá hiệu quả quản lý XKLĐ của các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý XKLĐ của các doanh nghiệp XKLĐ đến năm 2010
(4) Đề án Dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài đến năm 2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 07/02/2006 quyết định số 33/2006/QĐ-TTg
Đề án nhằm mục đích phát triển nguồn lao động đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề cho thị trường lao động nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án này với những mục tiêu cụ thể và các bước đi phụ hợp với từng giai đoạn phát triển xuất khẩu lao động phấn đấu đến năm 2015 100% lao động xuất khẩu qua đào tạo trong đó có 40% chuyên môn kỹ thuật cao
(5) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố “Những giải pháp nâng cao số lượng và chất lượng lao động xuất khẩu lao động của TP Hồ Chí Minh” của Công ty Dịch vụ xuất khẩu Lao động và Chuyên gia (SULECO) làm chủ nhiệm đề tài (nghiệm thu tháng 5/2007) Trên cơ sở hiện trạng xuất khẩu lao động của TP Hồ Chí Minh những năm qua và kết quả điều tra người lao động xuất khẩu của Công ty SULECO, đề tài đã đưa ra được một số giải pháp nâng cao số lượng và chất lượng lao động xuất khẩu TP Hồ
Trang 16Chí Minh , góp phần vào việc thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 của thành phố Tuy vậy hạn chế của đề tài là mới dừng lại trong việc nghiên cứu đối với lao động xuất khẩu của TP Hồ Chí Minh như là một trung tâm kinh tế - văn hóa lớn, nhưng không mang tính đặc trưng cho xuất khẩu lao động cả nước, do đây không phải là nơi cung cấp nguồn lao động xuất khẩu lớn trong nhưng năm qua, và bản thân công ty SULECO với cơ cấu lao động xuất khẩu hiện có không đặc trưng cho cơ cấu và thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Tóm lại, các công trình nghiên cứu và đề án trên có những vấn đề liên quan đến đề tài của luận án mà tác giả lựa chọn Thế nhưng, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện cả về mặt lý luận và thực tiễn về phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế Đây là một vấn đề còn khá mới mẻ và chưa có một nghiên cứu khoa học nào công bố trùng với tên và nội dung của đề tài luận án lựa chọn
3 Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là XKLĐ và phát triển bền vững xuất khẩu lao động Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm phát triển thị trường XKLĐ, phát triển nguồn nhân lực trong xuất khẩu lao động, phát triển hệ thống doanh nghiệp, cơ sở pháp lý, cơ chế, chính sách và cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu lao động
3.2 Mục đích của luận án
Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án gồm:
- Nghiên cứu và đúc kết những vấn đề về cơ sở lý luận của phát triển xuất khẩu lao động trong hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời đưa ra một số kinh nghiệm phát triển xuất khẩu lao động của một số nước có điều kiện và cơ cấu lao động tương đồng với nước ta để có thể vận dụng vào phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam
- Phân tích và đánh giá toàn diện tình hình phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam từ năm 1991 đến nay khi mà xuất khẩu lao động chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị
Trang 17trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Chỉ ra những ưu điểm, tồn tại, hạn chế cùng với những nguyên nhân của nó
- Trên cơ sở quan điểm, chủ trương của Đảng vả Nhà nước về xuất khẩu lao động, đưa ra định hướng chiến lược, phương hướng, mục tiêu phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam để từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp cơ bản có tính đồng bộ nhằm phát triển bền vững xuất khẩu lao động trong thời gian tới
3.3 Nhiệm vụ của luận án
Luận án làm sáng tỏ cơ sở lý luận về XKLĐ, phân tích những tác động của XKLĐ đến phát triển kinh tế - xã hội của nước xuất khẩu cũng như nhập khẩu lao động, đồng thời phân tích các yếu tố tác động đến phát triển XKLĐ Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Trên cơ sở số liệu sơ cấp và thứ cấp, kết quả điều tra xã hội học, minh chứng và trao đổi thực tế, luận án phân tích và đánh giá thực trạng XKLĐ của nước ta trong thời gian vừa qua, hiệu quả kinh tế-xã hội mà XKLĐ mang lại đồng thời chỉ ra tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của chúng làm cơ sở cho việc định hướng sau này
Trên cơ sở bối cảnh kinh tế thế giới, tình hình thị trường lao động trong và ngoài nước, quan điểm, phương hướng và mục tiêu XKLĐ Việt Nam trong thời gian tới luận án đưa ra các giải pháp đồng bộ cùng hệ thống kiến nghị có tính thực tiễn cao nhằm phát triển XKLĐ Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
3.4 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Các vấn đề được nghiên cứu có liên quan đến phát
triển XKLĐ của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế Song đây là vấn đề lớn, phức tạp nên luận án chỉ nghiên cứu về XKLĐ trực tiếp, là loại hình dịch vụ đưa người lao động bao gồm cả chuyên gia và tu nghiệp sinh, thực tập sinh đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài có tổ chức, hợp pháp thông qua các hiệp định chính phủ, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các hợp đồng của tổ chức dịch vụ được cấp giấy phép xuất khẩu lao động, hoặc theo các hợp đồng nhận thầu khoán công trình, các dự án đầu tư ra nước ngoài, các hợp đồng nâng cao tay nghề hoặc theo các hợp
Trang 18đồng cá nhân Luận án không có điều kiện nghiên cứu về xuất khẩu lao động tại chỗ, xuất khẩu lao động giáp ranh, xuất khẩu lao động phi chính thức
Phạm vi không gian nghiên cứu: Lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài nhất
là những thị trường trọng điểm như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Trung Đông và một số thị trường khác
Phạm vi thời gian nghiên cứu: XKLĐ của nước ta bắt đầu từ những năm 1980
thông qua hình thức đưa LĐ đến các nước XHCN làm việc theo hiệp định hợp tác quốc tế về LĐ, tuy vậy việc nghiên cứu XKLĐ trong giai đoạn này chỉ mang ý nghĩa lịch sử Vì vậy, luận án chỉ đi sâu nghiên cứu giai đoạn từ năm 1991 đến nay, khi mà XKLĐ chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu để thực hiện mục đích đề ra: - Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, định tính, định lượng kết hợp với tư duy khoa học và duy vật biện chứng để hệ thống hoá các cơ sở lý luận về XKLĐ, vai trò và hiệu quả của XKLĐ trong nền kinh tế thị trường, thực trạng XKLĐ Việt Nam và các giải pháp phát triển bền vững XKLĐ trong hội nhập kinh tế quốc tế thời gian tới
- Phương pháp định tính và phương pháp định lượng nhằm xác định các yếu tố tác động về mặt lý thuyết, xây dựng mô hình nghiên cứu mức độ tác động của các yếu tố này đến phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam theo hàm hồi quy tuyến tính bội, kết hợp với phương pháp chuyên gia để tiến hành khảo sát và phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia và nhà quản lý về xuất khẩu lao động và đánh giá kết quả thu được bằng chương trình SPSS nhằm xác định hệ số hồi quy của từng yếu tố cũng như sử dụng Excell để đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố này đến sự phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam Trên cơ sở đó kết hợp với các phương pháp phân tích, tổng hợp,… để đánh giá các yếu tố tác động đến xuất khẩu lao động Việt Nam trong thời gian qua, so sánh với tầm quan trọng của các yếu tố này đến sự phát triển bền vững xuất khẩu lao động Việt Nam nhằm củng cố thêm những nhận định về hạn chế và yếu kém của xuất khẩu lao động Việt Nam trong thời gian qua cũng như những nguyên nhân của nó đồng thời làm cơ sở cho việc đưa ra các giải
Trang 19pháp và kiến nghị để phát triển bền vững xuất khẩu lao động Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế thời gian tới
5 Những đóng góp mới của luận án
Với mục đích và nhiệm vụ đề ra, khi luận án hoàn thành sẽ có những đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn sau:
- Bổ sung và làm phong phú cơ sở lý luận vả thực tiễn về xuất khẩu lao động, phát triển xuất khẩu lao động trong hội nhập kinh tế quốc tế, đánh giá vai trò của xuất khẩu lao động trong nền kinh tế thị trường, xác định các yếu tố tác động và xây dựng mô hình đánh giá tác động của các yếu tố này đến sự phát triển của xuất khẩu lao động Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
- Đánh giá một cách toàn diện tình hình phát triển xuất khẩu lao động của nước ta
từ năm 1991 đến nay, chỉ ra những kết quả đạt được và chưa đạt được, đồng thời đưa ra các tồn tại và hạn chế cùng với nhưng nguyên nhân của nó
- Đưa ra các định hướng chiến lược, các mục tiêu phát triển xuất khẩu lao động,
đánh giá khả năng hoàn thành các mục tiêu đó, từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp cơ bản, đồng bộ, có tính khả thi kết hợp với các kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp xuất khẩu lao động và người lao động nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
6 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng biểu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển xuất khẩu lao động trong hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 2: Tình hình phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế vừa qua
Chương 3: Định hướng và các giải pháp phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 201.1 XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 1.1.1 Khái niệm
Nhằm phát huy tối đa các mặt tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực do di chuyển LĐ quốc tế mang lại, nước xuất khẩu tiến hành quản lý, hỗ trợ và cho phép các tổ chức đưa LĐ hoặc cho phép cá nhân người LĐ ra nước ngoài làm việc, đây chính là hoạt động XKLĐ XKLĐ là hoạt động mang tính KT-XH, đem lại lợi ích không chỉ cho quốc gia xuất khẩu mà cả quốc gia nhập khẩu cũng như các bên tham gia như: tổ chức dịch vụ XKLĐ, người LĐ và chủ sử dụng LĐ…
Vậy, XKLĐ là sự di chuyển LĐ quốc tế có thời hạn, có tổ chức, vì mục
đích kinh tế, được pháp luật cho phép, dưới sự quản lý và hỗ trợ của nhà nước
Hay hiểu theo Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng “Xuất khẩu lao động là quá trình đưa người lao động đi làm việc
có thời hạn ở nước ngoài hợp pháp được quản lý và hỗ trợ của nhà nước theo hợp đồng của các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, các tổ chức sự nghiệp, các doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu, các tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài, hợp đồng nâng cao tay nghề, hoặc theo hợp đồng cá nhân giữa người lao động và chủ sử dụng lao động”[16] Người LĐ khi ra nước ngoài làm việc thì gọi là người LĐ xuất cư, Nước mà họ ra đi được gọi là nước xuất cư Người LĐ khi đến
nước khác gọi là người LĐ nhập cư và nước tiếp nhận gọi là nước nhập cư
Xuất khẩu lao động là một loại hình dịch vụ đặc biệt, tính chất đặc biệt thể hiện chỗ đây là hoạt động xuất khẩu “Sức lao động” Sức lao động của con
Trang 21người là một hàng hoá đặc biệt, do con người là chủ sở hữu và được con người toàn quyền sử dụng và định đoạt trong mua bán trên thị trường trong nước và quốc tế Mặt khác, cùng với người lao động, các tổ chức XKLĐ vừa là đối tượng bị quản lý của Nhà nước, lại vừa là chủ thể của hoạt động XKLĐ, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và quản lý người lao động, chịu sự điều chỉnh đan xen của nhiều lĩnh vực pháp luật Do đó, XKLĐ là hoạt động liên quan đến con người, đến các DN, chịu tác động của nhiều yếu tố chủ quan, khách quan phức tạp Nói một cách khác, XKLĐ là hoạt động KT-XH phức tạp và nhạy cảm
Từ hiện tượng di chuyển lao động quốc tế tự do đến xuất khẩu lao động phản ánh một quá trình phát triển kinh tế-xã hội, quan hệ lao động của mỗi quốc gia Đó là quá trình nhận thức vai trò của người lao động, lợi thế nguồn nhân lực trong mỗi nước và sự phân công lao động quốc tế Mối quan hệ giữa xuất khẩu lao động và di chuyển lao động quốc tế được thể hiện trong sơ đồ 1.1
Sơ đồ 1.1: Di chuyển lao động quốc tế và xuất khẩu lao động
Trang 22Di chuyển lao động quốc tế và xuất khẩu lao động tuy cùng có nội hàm giống nhau, đó là di cư lao động từ quốc gia này đến quốc gia khác làm việc vì mục đích kinh tế , nhưng giữa chúng có sự khác nhau về chất Việc di chuyển lao động ngoài xuất khẩu lao động mang tính tự pháp, tự do, có khi là bất hợp pháp còn di chuyển lao động trong XKLĐ mang tính tự giác, có tổ chức, có mục đích, có thời hạn, được sự cho phép và dưới sự quản lý và hỗ trợ của nhà nước
Khi nói đến XKLĐ, phải được hiểu là xuất khẩu “Sức lao động” của con người, do người lao động sử dụng sức lao động của mình bán cho chủ sử dụng lao động nước ngoài, sống và làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động đã ký kết Nên quan hệ mua - bán sức lao động trong XKLĐ là quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài, đặc biệt phức tạp, được thể hiện ở 3 đặc điểm sau:
Về kinh tế: Sức lao động nói ở đây phải là sức lao động có giá trị và giá trị
sử dụng, và phải được xem là hàng hóa Bên có sức lao động cần được trả ngang giá, phù hợp với giá cả thị trường và không trái với pháp luật Còn bên mua sức lao động phải tính toán làm sao để sau khi mua sức lao động và sử dụng nó phải có hiệu quả
Về xã hội: Sức lao động nói ở đây có nội hàm rộng, bao gồm các nhân tố
thể lực, trí lực và tâm lực của người lao động Đồng thời nó cũng là vốn của con người, phản ánh trình độ dân trí, chất lượng và tính năng động xã hội của nguồn nhân lực đất nước
Về quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài: Thể hiện sau khi người lao
động xuất cảnh, sống và làm việc ở nước ngoài, thì ngoài việc chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước xuất khẩu, người lao động còn chịu sự chi phối bởi pháp luật, các quan hệ kinh tế, văn hoá, xã hội và phong tập quán của nước sở tại và các điều ước quốc tế mà nước xuất khẩu và nước nhập khẩu cùng tham gia
1.1.2 Một số quan niệm khác về xuất khẩu lao động
Có thể nói, xuất khẩu lao động có nội hàm đa nghĩa, nó chứa đựng sự di cư vì việc làm hay sự di chuyển lao động quốc tế, sự trao đổi quốc tế sức lao
Trang 23động, tạo công ăn việc làm ngoài nước hay đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài Vì vậy, hiện nay trên thế giới trong các văn kiện, tài liệu, công trình
nghiên cứu sử dụng rất nhiều khái niệm đồng nghĩa với xuất khẩu lao động
- Trao đổi quốc tế về sức lao động: Là hiện tượng người lao động đi làm
thuê, di chuyển ra nước ngoài nhằm mục đích kiếm việc làm để sinh sống Ở đây nói lên sự trao đổi, mua bán sức lao động có tính quốc tế hay trên phạm vi quốc tế Tuy vậy lại không chỉ ra được việc trao đổi đó có ngang giá hay không, có sự quản lý và hỗ trợ của nước xuất cư và nhập cư hay không, người lao động ra nước ngoài làm việc có thời hạn hay không Do vậy thuật ngữ này không phản ánh đầy đủ bản chất và nội dung của xuất khẩu lao động theo cơ chế thị trường
- Hợp tác quốc tế về lao động: Các tài liệu quốc tế và Tổ chức Lao động Quốc
tế (ILO) hầu như không sử dụng thuật ngữ này “Hợp tác quốc tế về lao động” nhằm chỉ việc trao đổi sức lao động không ngang giá và không phản ánh đúng quan hệ cung cầu về sức lao động và các quy luật của thị trường lao động quốc tế, nó chỉ được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định để chỉ sự trao đổi lao động giữa một số nước xã hội chủ nghĩa trước đây trên tinh thần giúp đỡ và tương trợ lẫn nhau
- Tạo việc làm ngoài nước: Hiện nay ở một số nước như Philippin,
Malaysia, Singapore đang sử dụng thuật ngữ này Ở đây ta có thể thấy dùng “Tạo việc làm ngoài nước” để phân biệt với “Tạo việc làm trong nước”, nhưng không nói lên được người LĐ ra nước ngoài làm việc có thời hạn hay không Do vậy thuật ngữ này không có tính khái quát cao về di chuyển lao động quốc tế và không phản ánh đầy đủ bản chất và nội dung của XKLĐ theo cơ chế thị trường
- Đưa người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Ở Việt Nam từ năm
1991 đến nay, khái niệm này được sử dụng trong các nghị định của Chính phủ, Bộ
Luật lao động hoặc nhiều văn bản pháp luật khác Tại Luật sửa đổi Bộ Luật lao động
(hiệu lực từ 1/1/2003), Khái niệm “Đưa người đi làm việc ở nước ngoài” và “Xuất
khẩu lao động” được sử dụng đồng thời Tháng 11 Năm 2006 Bộ Luật người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Quốc Hội khóa 10
Trang 24thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/7/2007, khái niệm “Đưa người đi làm việc ở nước
ngoài” đã được luật hóa Vì vậy, cùng với “Xuất khẩu lao động”, “Đưa người đi làm việc ở nước ngoài” là cách gọi hợp pháp, tuy nhiên thuật ngữ này chưa phản ánh hết
bản chất và nội dung của xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động thực chất là trao đổi quốc tế yếu tố sản xuất “Sức lao động”, thuật ngữ này được sử dụng tại nhiều giáo trình, tài liệu nghiên cứu của các trường đại học và viện nghiên cứu với ý nghĩa đó, nó vừa thể hiện lợi thế so sánh sức lao động của nguồn nhân lực nước xuất khẩu, vừa thể hiện mục tiêu giải quyết việc làm, con đường ngắn nhất để tăng thu nhập, phát triển nguồn nhân lực, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng trưởng, phát triển bền vững và hội nhập, là thuật ngữ hiện nay được quốc tế thừa nhận và có tính khái quát cao Do đó, việc sử dụng đồng thời thuật ngữ
“Xuất khẩu lao động”, và thuật ngữ “Đưa người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” có thể chấp nhận được
1.1.3 Các hình thức xuất khẩu lao động
Hiện nay xuất khẩu lao động được thực hiện theo nhiều hình thức sau:
Căn cứ vào hợp đồng đưa lao động ra nước ngoài: XKLĐ được thực hiện
thông qua hiệp định giữa các Chính phủ; Theo hợp đồng giữa các doanh nghiệp
XKLĐ; Hình thức thầu bao công trình, đầu tư nước ngoài; Hợp đồng nâng cao tay
nghề và theo hợp đồng đơn lẻ của người lao động với chủ sử dụng lao động
Căn cứ vào không gian di chuyển của người lao động: XKLĐ trực tiếp là
việc di chuyển lao động có tổ chức, có thời hạn, từ nước này đến nước khác để làm việc kèm theo thay đổi chỗ ở, là hình thức chủ yếu trong trao đổi quốc tế sức lao động
hiện nay; XLKĐ giáp ranh là hiện tượng người lao động của các nước có chung biên
giới qua lại để kiếm việc làm, nhưng không kèm thay đổi chỗ ở tạm thời hay vĩnh
viễn; XKLĐ tại chỗ là người lao động làm việc ngay trên nước mình trong các khu chế xuất, khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…; XKLĐ phi chính thức là người
lao động ra nước ngoài tìm việc làm bất hợp pháp, hình thức này chiếm tỷ lệ nhỏ, nhưng rủi ro cho người lao động rất cao
Trang 25Căn cứ vào chất lượng lao động xuất khẩu: XKLĐ có tay nghề hay còn gọi là
xuất khẩu chuyên gia, kỹ thuật viên, lao động lành nghề; Xuất khẩu lao động tay nghề
thấp hoặc không có tay nghề hay còn gọi là XKLĐ phổ thông Hướng di chuyển của
hai loại lao động này cũng khác nhau Trong khi lao động có tay nghề thường di chuyển song hành với luồng vốn đầu tư từ nước phát triển đến những nước kém phát triển hơn thì lao động phổ thông lại có hướng di chuyển ngược lại từ những nước kém phát triển đến những nước phát triển hơn
Các hình thức xuất khẩu lao động của Việt Nam
Hiện nay, XKLĐ của Việt Nam được tiến hành theo các hình thức sau:
- Thông qua các doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Thông qua các doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Thông qua hình thức đưa tu nghiệp sinh, thực tâp sinh đi thực tập nâng cao tay nghề ở nước ngoài
- Theo hợp đồng cá nhân LĐ trực tiếp ký kết với chủ sử dụng LĐ nước ngoài
Xuất khẩu lao động được nghiên cứu trong luận án này là xuất khẩu lao động trực tiếp, là loại hình dịch vụ đưa người lao động bao gồm cả chuyên gia và tu nghiệp sinh, thực tập sinh đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài có tổ chức, hợp pháp thông qua các hiệp định chính phủ, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các hợp đồng của tổ chức dịch vụ được cấp giấy phép xuất khẩu lao động, hoặc theo các hợp đồng nhận thầu khoán công trình, các dự án đầu tư ra nước ngoài, các hợp đồng nâng cao tay nghề hoặc theo các hợp đồng cá nhân
1.2.4 Vai trò và tác động của xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, nó có tác động không chỉ tích cực mà cả tiêu cực không chỉ đối với nước xuất cư mà cả nước nhập cư
Trang 261.1.4.1 Các tác động tích cực đối với nước xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động có nhiều tác động tích cực đối với sự phát triển của nước xuất khẩu lao động như: Đóng góp vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Tạo công ăn việc làm; Phát triển nguồn nhân lực; Góp phần vào ổn định xã hội, an ninh quốc phòng; Thực hiện chính sách xã hội; Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại; Tăng cường giao lưu văn hóa và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc
- Đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội
XKLĐ góp phần vào tăng trưởng kinh tế đất nước được phản ánh trên hai
phương diện: Một là, toàn dụng nguồn nhân lực đất nước làm tăng thu nhập quốc gia,
XKLĐ tạo cơ hội cho một bộ phận lao động thất nghiệp hoặc thiếu việc làm có cơ hội sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ ở nước khác làm tăng thu nhập cho người lao động, gia đình họ, tăng doanh thu cho DN XKLĐ, tạo chuyển biến mới về phân công LĐ xã
hội cả về chiều rộng, từng bước theo chiều sâu; Hai là, nâng cao tiềm lực của nền kinh
tế thể hiện ở cơ sở vật chất, khả năng tích luỹ nội bộ của nền kinh tế thông qua các khoản thu ngân sách từ người lao động, DN XKLĐ và các tổ chức hỗ trợ khác
Xuất khẩu lao động làm tăng cầu lao động trên thị trường lao động nước xuất khẩu dẫn đến làm giảm sự căng thẳng quan hệ cung, cầu lao động tạo áp lực tăng thu nhập cho người lao động đưa đến mặt bằng thu nhập của người lao động nước xuất cư tiến gần hơn mặt bằng thu nhập ngoài nước, từ đó làm tăng thu nhập cho người lao động và xã hội, góp phần tăng sức mua, tăng cầu, mở rộng thị trường hàng hóa và tạo
điều kiện cho sản xuất hàng hóa và dịch vụ phát triển
- Góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Dưới tác động của các quy luật kinh tế và vai trò chủ động quản lý, điều tiết, định hướng kinh tế vĩ mô của Nhà nước, XKLĐ có sức lan tỏa nhanh trong nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu LĐ và kinh tế theo ngành, theo vùng, theo hướng mở
+ Theo cơ cấu nghề: Thông qua XKLĐ tay nghề của một bộ phận người lao
động được nâng lên nhờ được đào tạo, đào tạo lại khi làm việc ở nước ngoài, từ đó góp phần hình thành đội ngũ công nhân có chuyên môn kỹ thuật hiện đại, có trình độ
Trang 27ngoại ngữ và tác phong công nghiệp đáp ứng một phần nhu cầu đòi hỏi của các nhà đầu tư theo chiều sâu tạo nên sự chuyển dịch kinh tế theo cơ cấu nghề
+ Theo cơ cấu nghề: Thông qua XKLĐ tay nghề của một bộ phận người lao
động được nâng lên nhờ được đào tạo, đào tạo lại khi làm việc ở nước ngoài, từ đó góp phần hình thành đội ngũ công nhân có chuyên môn kỹ thuật hiện đại, có trình độ ngoại ngữ và tác phong công nghiệp đáp ứng một phần nhu cầu đòi hỏi của các nhà đầu tư theo chiều sâu tạo nên sự chuyển dịch kinh tế theo cơ cấu nghề
- Tạo việc làm, góp phần ổn định xã hội, an ninh-quốc phòng
Hàng năm xuất khẩu lao động giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, không những lao động đi làm việc ở nước ngoài theo chương trình xuất khẩu lao động mà cả lao động của doanh nghiệp, các trung tâm giới thiệu việc làm, các trường đào tạo khi tham gia thực hiện chương trình xuất khẩu lao động Số lao động được đưa ra nước ngòai làm việc hiện nay phần lớn là ở nông thôn, đang thất nghiệp hoặc bán thất nghiệp Chính lực lượng này khi được đưa đi làm ở nước ngoài với mức thu nhập hợp lý đã góp phần làm ổn định tình hình, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, ổn định xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng
- Góp phần giải quyết chính sách xã hội
Nhà nước sử dụng XKLĐ như là công cụ để giải quyết các vấn đề xã hội như giải quyết công ăn việc làm, nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo, chính sách với gia đình có công với cách mạng, con em gia đình thương binh liệt sỹ… nhằm ưu tiên con em các đối tượng này được tham gia XKLĐ, nhất là những thị trường có thu nhập tốt, tuyển dụng với số lượng hạn chế Ngoài ra người lao động khi trúng tuyển đi làm việc ở nước ngoài còn được đài thọ một phần tiền đào tạo nghề, học ngoại ngữ và giáo dục định hướng, được các ngân hàng thương mại, nhất là Ngân hàng Chính sách-Xã hội cho vay ưu đãi với mức lãi suất thấp để lo chi phí trước khi xuất cảnh
- Góp phần phát triển nguồn nhân lực đất nước
Nhờ XKLĐ mà nhà nước quan tâm và có chính sách đào tạo, đào tạo lại cho một bộ phận LĐ làm cho chất lượng nguồn nhân lực từng bước được cải thiện
Trang 28Đại đa số người LĐ khi đi làm việc ở nước ngoài có điều kiện nâng cao khả năng chuyên môn, tay nghề… Thông qua XKLĐ người lao động đến làm việc tại các nhà máy xí nghiệp với công nghệ tiên tiến, tác phong công nghiệp hiện đại, quản lý sản xuất khoa học, có điều kiện tiếp xúc với thế giới bên ngoài Vì vậy, sau khi kết thúc thời gian làm việc ở nước ngoài trình độ tay nghề, tác phong, kỹ luật lao động, ngoại ngữ, hiểu biết của người lao động được nâng lên rõ rệt, tạo nên một lực lượng lao động chất lượng cao, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đất nước Thực tế cho thấy, một lượng lớn lao động trước khi đi xuất khẩu lao động là những nông dân, sau khi đi làm việc ở nước ngoài họ trở thành những người công nhân hiện đại có tay nghề, ngoại ngữ, tác phong công nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu của các nhà đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài
- Đưa nhanh tiến bộ - khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh
Người lao động khi làm việc ở nước ngoài được tiếp cận với các công nghệ hiện đại, các tiến bộ khoa học và kỹ thuật mới, họ có thể học hỏi, bắt trước và khi về nước áp dụng các kiến thức, kinh nghiệm của mình vào sản xuất kinh doanh tại quê nhà Đây chính là lực lượng chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật nhanh nhất và hiệu quả nhất góp phần vào quá trình đưa nhanh công nghệ mới vào sản xuất và quản lý thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước
- Góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Xuất khẩu lao động ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế thế giới và phân công lao động quốc tế, thúc đẩy các quan hệ tín dụng, tài chính, quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh của sức lao động trên thị trường quôc tế Đến lượt nó, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại đó lại tạo điều kiện cho việc mở rộng xuất khẩu lao động Việc gia nhập và tham gia vào các tổ chức quốc tế khu vực và thế giới tạo điều kiện mở rộng và phát triển bền vững xuất khẩu lao động
XKLĐ còn là cầu nối giao lưu văn hóa, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, nâng cao vị trí chính trị và uy tín nước XKLĐ trên trường quốc tế
Trang 291.1.4.2 Các tác động tiêu cực đối với nước xuất khẩu lao động
Ngoài những tác động tích cực là chủ yếu, xuất khẩu lao động có những tác
động tiêu cực đến đời sống, xã hội và kinh tế của nước XKLĐ như:
- Có thể gây khan hiếm cục bộ lao động nội địa
Ở một số nước XKLĐ, trong một số lúc, một số nơi có thể gây khan hiếm cục bộ lao động trong các lĩnh vực cần lao động giản đơn cũng như lao động đòi hỏi tay nghể cao, nhất là ở những nước và khu vực có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, phong trào XKLĐ tăng cao nhưng lại thiếu kế hoạch phát triển nguồn nhân lực bền vững Ngoài ra hiện tượng “chảy máu chất xám” ra nước ngoài cũng gây nhiều khó khăn cho nước xuất khẩu lao động chủ yếu là các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
- Ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn-xã hội
Khi người LĐ ra nước ngoài làm việc ngoài những kiến thức, tay nghề tiếp thu từ nước ngoài họ còn tiếp nhận cả những thói hư, tật xấu của xã hội nước nhập cư, nhất là LĐ có trình độ thấp Khi về nước họ mang theo những thói xấu đó và nó có tác động tiêu cực đến đời sống xã hội tại quê nhà Ngoài ra ngoại tệ người lao động gửi về gia đình trong một số trường hợp không được sử dụng hiệu quả, bị tiêu xài hoang phí như ăn chơi, cờ bạc, nghiện hút… dẫn đến lười biếng lao động gây mất trật tự xã hội Mặt khác khi người lao động ra nước ngoài làm việc làm thiếu vắng trụ cột gia đình gây tâm lý không tốt đến người thân ở quê nhà có thể dẫn đến những bi kịch gia đình như con cái hư hỏng,vợ chồng không tin tưởng nhau, ly dị, ốm đau, bệnh tật…
- Làm gia tăng tội phạm hình sự
Do thông tin không đầy đủ, các tổ chức XKLĐ yếu kém, quản lý XKLĐ buông lỏng, chỉ tiêu xuất khẩu lao động thấp trong khi đó số lượng lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài cao, người lao động nóng vội muốn được ra nước ngoài làm việc nên đã xảy ra tình trạng tiêu cực như đút lót, hối lộ, lừa đảo hoặc người lao động phải trả các mức phí quá cao, nhất là những thị trường thu nhập cao Điều này làm tăng tội phạm hình sự, gây phức tạp và ảnh hưởng đến an ninh và trật tự xã hội
Trang 301.1.4.3 Các tác động tích cực đối với nước nhập khẩu lao động
Xuất khẩu lao động không chỉ tác động tích cực đến nước xuất cư mà còn cả nước nhập cư thông qua các nội dung sau:
- Giải quyết nhu cầu thiếu hụt lao động
Việc nhập khẩu lao động đã góp phần cải thiện tình hình kham hiếm lao động tại nước tiếp nhận, làm tăng cung lao động, giảm căng thẳng cung cầu trên thị trường lao động, nhất là những công việc mà lao động bản xứ không muốn làm hoặc không quen làm như công việc nặng nhọc, bẩn thỉu, độc hại, đơn điệu và những công việc có mức thu nhập thấp hoặc những công việc mà thị trường LĐ trong nước thiếu hụt
- Tiết kiệm các chi phí đầu tư ban đầu cho người lao động
Việc nhập khẩu LĐ đã tiết kiệm cho nước nhập cư một khoản chi phí đầu tư ban đầu đáng kể Nếu không nhập khẩu LĐ, nước tiếp nhận phải bỏ một khoản chi phí để nuôi dưỡng đào tạo công dân nước mình đến tuổi LĐ Trong khi đó, đối với lao động nhập cư nước tiếp nhận hầu như không phải bỏ một khoản chi phí nào cho việc trong việc nuôi dạy người LĐ đến tuổi trưởng thành Mặt khác nếu nhập khẩu LĐ có tay nghề còn tiết kiệm cho nước nhập cư một khoản chi phí đào tạo không nhỏ
- Góp phần phát triển kinh tế và tích lũy cho xã hội
Lao động nhập cư khi tham gia vào quá trình sản xuất, tiêu dùng tại nước nhập khẩu sẽ góp phần nhỏ bé của mình vào phát triển KT-XH nước tiếp nhận LĐ và đồng thời qua các khoản đóng góp của mình như thuế thu nhập, phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các loại phí khác đã làm gia tăng phần tích lũy cho xã hội nước tiếp nhận
1.1.4.4 Các tác động tiêu cực đối với nước nhập khẩu lao động
Ngoài các tác động tích cực mà xuất khẩu lao động mang lại cho nước nhập khẩu lao động còn có những tác động tiêu cực như:
- Gây trì trệ trong việc áp dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ
Chủ sử dụng lao động dựa vào việc nhập khẩu lao động không lành nghề với giá rẻ nên ít quan tâm đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Trang 31cũng như việc đổi mới các trang thiết bị, công nghệ hiện đại, gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường bền vững
- Một số ngành quá phụ thuộc vào lao động nhập cư
Một số ngành kinh tế như khai khoáng, xây dựng, sản xuất theo dây chuyền, chăm sóc sức khỏe,… khi sử dụng nhiều lao động nhập cư, sẽ lệ thuộc vào nguồn lao động nước ngoài và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, lao động nhập cư chỉ đến làm việc thời gian ngắn thường là 3 đến 5 năm nên luôn không ổn định về số lượng và trình độ chuyên môn, chưa kể đến việc nhập khẩu lao động còn phụ thuộc vào chính sách nhập cư của chính phủ và tình hình kinh tế chính trị, quan hệ kinh tế đối ngoại… gây thụ động cho chủ sử dụng lao động trong quá trình hoạch định chính sách phát triển sản xuất kinh doanh của mình
- Tạo ra cộng đồng lao động nhập cư
Việc tiếp nhận với khối lượng lớn lao động nước ngoài tạo ra các cộng đồng nhập cư từ các nước khác nhau, họ mang đến không chỉ những điều tốt mà cả những thói hư tật xấu trong lối sống, sinh hoạt làm ảnh hưỡng đến an ninh trật tự xã hội, gây mất đoàn kết cộng đồng, gây nên những phản ứng bài xích dân tộc có thể làm xấu quan hệ hữu nghị giữa các nước Ở các nước nhập cư đều có hệ thống pháp luật tiếp nhận lao động nước ngoài theo hướng bảo hộ quyền lợi cho công dân nước mình làm cho người lao động nước ngoài không được hưởng các quyền lợi như công dân nước sở tại Mặt khác do hạn chế về ngoại ngữ nên việc chấp hành pháp luật gặp khó khăn làm cho người lao động nước ngoài tự ti, sống khép kín, dễ vi phạm pháp luật hoặc không biết vận dụng kiến thức pháp luật để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình
1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu lao động
Khi đề cập đến hiệu quả XKLĐ là nói đến hiệu quả KT-XH mà hoạt động này mang lại cho nước xuất cư bao gồm cả DN XKLĐ và người LĐ, là sự thể hiện quan hệ giữa kết quả kinh tế và xã hội của XKLĐ với các nguồn lực để tạo ra nó, được xem xét trên 3 mặt đó là : (i) Hiệu quả về mặt kinh tế (ii) Giải quyết các vấn đề của xã hội (iii) Hiệu quả về đào tạo nhân lực và tiếp nhận khoa học kỹ thuật Khi đánh giá hiệu
Trang 32quả XKLĐ cần xác định hiệu quả ngắn hạn, hiệu quả dài hạn, phải đặt hiệu quả ngắn hạn trong hiệu quả dài hạn, lấy hiệu quả ngắn hạn để phát triển hiệu quả dài hạn, lấy hiệu quả dài hạn làm mục tiêu định hướng cho hiệu quả ngắn hạn Trên cơ sở đó nhằm đề ra các định hướng, chiến lược, mục tiêu và các sách lược, các bước đi và giải pháp thích hợp cho từng giai đoạn để thu được hiệu quả KT-XH cao nhất Đánh giá hiệu quả phát triển XKLĐ được thực hiện thông qua các thước đo cơ bản sau: [41, tr.6]
- Số lượng lao động thường xuyên làm việc ở nước ngoài
Số lượng LĐ làm việc ở nước ngoài trong một thời kỳ được xác định theo:
Ltx = Ltxj-1 + Lđj – Lvj (1.1) Tr đó: + Ltx: Số lượng lao động làm việc ở nước ngoài trong thời kỳ j
+ Ltxj-1: Số lượng lao động làm việc ở nước ngoài cuối thời kỳ j-1 + Lđj: Số lượng lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài trong thời kỳ j + Lvj: Số lượng lao động về nước trong thời kỳ j
+ j: Là thời kỳ nghiên cứu, thường được tính 1 năm, 2 năm, 5 năm …
Chỉ tiêu này phản ánh số lượng LĐ thường xuyên làm việc ở nước ngoài và có thể tính cho từng DN XKLĐ, từng thị trường tiếp nhận LĐ và cho cả nền kinh tế nước XKLĐ, là chỉ tiêu căn bản làm cơ sở tính toán các chi tiêu khác trong XKLĐ
- Tỷ trọng lao động xuất khẩu có tay nghề trong tổng số lao động xuất khẩu
Tỷ trọng lao động có tay nghề trong tổng số LĐ xuất khẩu được tính theo:
Lcnj
Rcn = - x 100 (%) (1.2) Lđj
Tr đó: + Rcn: Tỷ trọng lao động xuất khẩu có tay nghề trong tổng số lao động xuất
khẩu trong thời kỳ j
+ Lcnj: Số lao động có tay nghề đi làm việc ở nước ngoài trong thời kỳ j + Lđj: Số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời kỳ j
Trang 33+ j: Là thời kỳ nghiên cứu, thường được tính 1 năm, 2 năm, 5 năm …
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng lao động xuất khẩu đi làm việc ở nước ngoài Điều này nói lên mặt “chất” của xuất khẩu lao động, thông qua đó nhà nước có kế họach và các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực XKLĐ
- Tỷ trọng lao động xuất khẩu trong tổng số lao động cần việc làm
Tỷ trọng LĐ xuất khẩu trong tổng số lao động cần việc làm được tính như sau:
Lđj
Rlđ = - x 100 (%) (1.3) Lfj
Tr đó:+ Rlđ: Tỷ trọng LĐ xuất khẩu trong tổng số LĐ cần việc làm của thời kỳ j + Lđj: Số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời kỳ j
+ Lfj: Số lượng lao động cần việc làm trong thời kỳ j
+ j: Là thời kỳ nghiên cứu, thường được tính 1 năm, 2 năm, 5 năm…
Tỷ trọng lao động xuất khẩu trong tổng số lao động cần việc làm phản ánh khả năng giải quyết việc làm ngoài nước của xuất khẩu lao động trong tổng số lao động cần việc làm của xã hội, làm giảm bớt sự căng thẳng trong giải quyết việc làm của nước xuất cư, góp phần giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp
- Mức tiết kiệm vốn đầu tư tạo việc làm do xuất khẩu lao động mang lại
Mức tiết kiệm vốn đầu tư tạo việc làm do XKLĐ tạo nên được tính như sau:
Mtk = Sđt x Lđj (1.4)
Tr đó: + Mtk: Mức tiết kiệm đầu tư tạo việc làm trong nước trong thời kỳ j
+ Sđt: Suất đầu tư trung bình cho một việc làm mới trong nuớc trong thời kỳ j + Lđj: Số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời kỳ j
+ j: Là thời kỳ nghiên cứu, thường được tính 1 năm, 2 năm, 5 năm …
Chi tiêu này cho biết, xuất khẩu lao động trong thời kỳ j đã tiết kiệm được bao nhiêu vốn đối với nước xuất cư cho đầu tư tạo việc làm trong nước
Trang 34- Thị phần lao động xuất khẩu tại một thị trường ngoài nước
Thị phần LĐ xuất khẩu tại một thị trường ngoài nước được tính như sau:
Ltxj
Rlđ = - x 100 (%) (1.5) Lnnj
Tr đó + Rlđ: Thị phần LĐ XK tại thị trường ngoài nước nhất định trong thời kỳ j + Ltxj: Số lao động làm việc ở nước ngoài trong thời kỳ j
+ Lnnj:Số lượng LĐ nước ngoài làm việc tại thị trường nhất định trong thời kỳj + j: Là thời kỳ nghiên cứu, thường được tính 1 năm, 2 năm, 5 năm …
Chi tiêu này phản ánh tỷ lệ lao động xuất khẩu của một nước trong tổng số lao động nước ngoài tại một thị trường xuất khẩu lao động nhất định, là khả năng chiếm lĩnh thị trường lao động nước ngoài của xuất khẩu lao động một nước Dựa vào chỉ tiêu này để Chính phủ nước xuất khẩu lao động có giải pháp tăng cường hay hạn chế lao động nước mình đến thị trường xuất khẩu lao động cụ thể phụ hợp với chiến lược phát triển xuất khẩu lao động của nước mình
- Tỷ lệ lao động xuất khẩu hoàn thành hợp đồng
Tỷ lệ lao động hoàn thành hợp đồng được tính theo công thức sau:
Lhtj
Rht = - x 100 (%) (1.6) Ltxj
Tr đó: + Rht: Tỷ lệ lao động hoàn thành hợp đồng trong thời kỳ j
+ Lhtj: Số lao động hoàn thành hợp đồng trong thời kỳ j
+ Ltxj: Số lượng lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong thời kỳ j + j: Là thời kỳ nghiên cứu, thường được tính 1 năm, 2 năm, 5 năm …
Tỷ lệ này phản ánh mức độ hoàn thành hợp đồng liên quan đến một thị trường với một loại hình LĐ cụ thể, tỷ lệ này càng cao thì sự thành công của thị trường này càng cao và là một trong các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả phát triển thị trường XKLĐ
Trang 35- Tỷ suất hiệu quả kinh tế của xuất khẩu lao động
Chỉ tiêu này được tính dựa trên mức thu nhập ròng của 1 người lao động làm việc ở nước ngoài và 1 người lao động làm việc trong nước
Pnj
K = - x 100 (%) (1.7) Ptj
Tr đó:+ K: Là tỷ suất hiệu quả kinh tế xuất khẩu lao động thời kỳ j
+ Pnj: Là mức thu nhập ròng của lao động làm việc ở nước ngoài, thời kỳ j + Ptj: Là mức thu nhập ròng của lao động làm việc trong nước, thời kỳ j + j: Là thời kỳ nghiên cứu, thường được tính 1 năm, 2 năm, 5 năm …
Chi tiêu này cho biết, người LĐ làm việc ở nước ngoài có hiệu quả bằng bao nhiêu % so với người LĐ làm việc trong nước trong cùng một thời kỳ Chi tiêu này cũng có thể dùng để đánh giá hiệu quả LĐ của 2 thị trường khác nhau
- Mức sinh lợi xuất khẩu lao động
Mức sinh lợi xuất khẩu lao động được tính như sau:
(1.8)
Tr đó:+ F: Mức sinh lợi của xuất khẩu lao động
+ Pnj: Là mức thu nhập ròng của lao động làm việc ở ngoài nước năm j + Ptj: Là mức thu nhập ròng của lao động làm việc trong nước năm j + j: Số năm lao động làm việc ở nước ngoài (j = 1 đến k )
+T: Tổng số tiền lao động phải bỏ ra trước khi đi làm việc ở nước ngoài + r: Lãi suất ngân hàng tại nước xuất khẩu lao động
Mức sinh lợi XKLĐ phản ánh sự chênh lệch thu nhập thuần kỳ vọng khi đi làm ở nước ngoài so với làm việc trong nước của người LĐ tại một thị trường
1
Trang 36nhất định, mức sinh lợi này có thể tính cho từng LĐ, cho một thị trường ngoài nước hoặc cho cả nền kinh tế của nước XKLĐ
- Mức thu nhập quốc dân cho đất nước từ xuất khẩu lao động
Mức thu nhập quốc dân bao gồm thu nhập của người lao động, thu nhập cho ngân sách nhà nước, thu nhập doanh nghiệp có liên quan xuất khẩu lao động do người lao động đóng góp
n,m
Qj = ∑ (Pj + Pjq +Pjc ) x Exj (1.9) l,k
Tr đó: + Qj: Thu nhập quốc dân từ XKLĐ trong thời kỳ j
+ Pj: Thu nhập ròng của người LĐ chuyển về nước trong thời kỳ j
+ Pjc: Thu nhập cho ngân sách nhà nước do doanh nghiệp xuất khẩu lao
động đóng góp trong thời kỳ j
+ Pjq: Thu nhập cho ngân sách nhà nước do LĐ đóng góp trong thời kỳ j
+ Exj: Hệ số quy đổi ngoại tệ
+ l,n: Biến số lao động làm việc ở nước ngoài
+ k,m: Biến số thị trường xuất khẩu lao động
+ j: Thời kỳ nghiên cứu, thông thường là 1 năm, 2 năm, 5 năm …
Chỉ tiêu này nói lên khả năng đóng góp của người lao động xuất khẩu vào thu nhập quốc dân của nước XKLĐ thông qua số tiền lao động chuyển về nước, doanh thu của DN XKLĐ, và đóng góp của người LĐ vào ngân sách nhà nước
1.2 PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.2.1 Khái niệm
Phát triển XKLĐ là một quá trình tăng trưởng được phản ánh thông qua sự gia tăng về mặt số lượng cũng như sự thay đổi về cơ cấu, chất lượng, tỷ trọng các
Trang 37thành phần tham gia và các cấu thành tạo nên XKLĐ Sự phát triển XKLĐ phải chứa đựng yếu tố bền vững, có nền tảng, hiệu quả và ổn định, phát huy các mặt tích cực đồng thời hạn chế các mặt tiêu cực tác động đến nước xuất cư cũng như nước nhập cư không chỉ thời gian trước mắt mà cả lâu dài Phát triển XKLĐ phải phụ hợp với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực và phát triển KT-XH theo từng giai đoạn của nước xuất cư trong hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở nhu cầu thị trường ngoài nước và khả năng đáp ứng nguồn lực nước XKLĐ Sự phát triển XKLĐ được đo lường thông qua việc so sánh các kết quả mà XKLĐ đạt được với các chỉ tiêu của kế hoạch đề ra hoặc so sánh với các kết quả đạt được trong quá khứ có tính đến tốc độ phát triển, quy mô, cơ cấu, tỷ trọng, chất lượng…liên quan đến thị trường XKLĐ, nguồn nhân lực xuất khẩu hàng năm và thường xuyên làm việc ở nước ngoài, thu nhập, điều kiện sống và làm việc của người LĐ, Kim ngạch XKLĐ, hình thức đưa đi, đội ngũ các tổ chức XKLĐ, cơ sở hạ tầng và
pháp lý XKLĐ, quản lý nhà nước về XKLĐ Từ đó có thể hiểu “Phát triển xuất
khẩu lao động là việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động gắn liền với yếu tố bền vững phụ hợp với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực và phát triển kinh tế - xã hội của nước xuất cư theo từng giai đoạn trên cơ sở nhu cầu lao động của nước nhập cư bao gồm phát triển thị trường, phát triển nguồn nhân lực, phát triển các tổ chức xuất khẩu lao động, phát triển hình thức đưa lao động ra nước ngoài, phát triển cơ chế quản lý và cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu lao động và phát triển quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động”
1.2.2 Phát triển xuất khẩu lao động và hội nhập kinh tế quốc tế
Phát triển XKLĐ ngày nay gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia vào phân công LĐ quốc tế Quá trình hội nhập tạo điều kiện cho XKLĐ phát triển, đồng thời thông qua XKLĐ để các nước ngày càng hội nhập sâu rộng vào thị trường LĐ quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy sự phát triển của thị trường LĐ và nguồn nhân lực đất nước Các nước tham gia có nhiều điều kiện khai thác mọi tiềm năng, nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực Xu hướng toàn cầu hóa đang tạo ra các dòng chảy về
Trang 38vốn, công nghệ, khoa học kỹ thuật và dịch vụ Nước nào biết tận dụng những cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài sẽ có điều kiện phát triển kinh tế đất nước Muốn sử dụng hiệu quả nguồn lực này cần có sự chuẩn bị và nâng cao trình độ về mọi mặt từ cải tiến phương thức quản lý, đổi mới công nghệ, tăng năng suất LĐ…dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực và mở rộng thị trường LĐ
Trong quá trình hội nhập, sự cạnh tranh trên mọi lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế ngày càng quyết liệt và gay gắt, lợi thế về tài nguyên, vị trí địa lý không còn có ý nghĩa như trước mà vũ khí cạnh tranh có hiệu quả nhất chính là chất lượng và việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực Vì vậy, các nước ngày càng chú trọng đầu tư nhằm phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Đến nay, các nhà kinh tế đã khẳng định rằng đầu tư cho con người là đầu tư có hiệu quả nhất, nó quyết định khả năng tăng trưởng và phát triển bền vững của mỗi quốc gia Chính vì vậy, các quốc gia đều xem vấn đề phát triển nguồn nhân lực là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đất nước, thông qua các chính sách giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe, việc làm, an sinh xã hội… để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thực tiễn cho thấy nước nào biết tận dụng và chuẩn bị tốt nguồn nhân lực sẽ chiếm lĩnh được thị trường LĐ thế giới và có vị trí quan trọng trong phân công LĐ quốc tế, chỉ có tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng phụ hợp với nhu cầu đòi hỏi của thị trường LĐ trong và ngoài nước mới tận dụng hiệu quả các cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển kinh tế đất nước
Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện cho các nước đang phát triển có lợi thế về nguồn nhân lực đẩy mạnh XKLĐ và tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế, điều đó là do:
Thứ nhất: Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho các nước
có điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao Đó là cơ hội xâm nhập vào thị trường lao động các nước nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, tạo nhiều cơ hội làm việc ở nước ngoài cho người lao động
Trang 39Thứ hai: Quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa dẫn đến việc hình thành
các tổ chức liên kết quốc tế khu vực và liên khu vực, các nước thành viên loại bỏ dần các rào cản trong việc đi lại, cư trú của công dân các nước, đồng thời công nhận lẫn nhau về bằng cấp, tay nghề của người lao động, tiến tới tạo nên thị trường lao động chung trong khu vực và trên thế giới, tạo điều kiện cho việc tự do di chuyển sức lao động giữa các nước thành viên đưa đến phát triển xuất khẩu lao động của các nước
Thứ ba: Cùng với tiến bộ khoa học kỹ thuật, hệ thống thông tin liên lạc
phát triển, doanh nghiệp và người lao động dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các thông tin về nhu cầu LĐ của các nước, các điều kiện tuyển chọn, làm việc, điều kiện ăn ở, pháp luật… làm cho cung và cầu trong XKLĐ xích lại gần nhau hơn
Thứ tư: Cùng với hội nhập kinh tế quốc tế nhiều DN đầu tư ra nước ngoài
hoặc nhận thầu, trúng thầu ở nước ngoài kéo theo khả năng đưa LĐ đến các nhà máy, công trường ở nước ngoài làm việc, điều này làm tăng cầu trong XKLĐ
Thứ năm: Quá trình hội nhập tạo điều kiện đẩy mạnh đầu tư nước ngoài,
một mặt làm tăng nhu cầu và đòi hỏi cao về chất lượng lao động trong nước, nhưng mặt khác lại tạo điều kiện cho người LĐ có cơ hội nâng cao tay nghề của mình ở nước ngoài thông qua các chương trình TNS, TTS trao đổi chuyên gia và làm cho LĐ an tâm hơn sau khi về nước sẽ có cơ hội được làm việc tại các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài, phụ hợp với kinh nghiệm và tay nghề của mình
Thứ sáu: Quá trình hội nhập tạo nhiều điều kiện cho việc nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực thông qua nhiều hình thức hợp tác khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, hợp tác trong đào tạo, giáo dục tạo nên nguồn lao động chất lượng cao nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động
Hiện nay, theo Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), trên thế giới có khoảng 60 nước với hơn 200 triệu lao động bình quân 34 người trên thế giới thì có 1 người sống và làm việc ngoài nước của họ, trong đó châu Á chiếm khoảng 50%, số lao động này di cư tại 200 nước, chủ yếu ở Châu Âu khoảng 33%, Bắc Mỹ 20%,
Trang 4015% ở Châu Phi và 12% ở các nước Ả rập, 10 % ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á Theo Ngân hàng Thế giới công bố trong báo cáo về các nguồn tài trợ phát triển toàn cầu năm 2008 thì số ngoại tệ mà người LĐ gởi về quê nhà đạt 328 tỷ USD, nó trở thành nguồn tài chính lớn thứ 2 cho các nước đang phát triển sau nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và gấp gần 3 lần nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của các nước giàu [89] Cũng theo Ngân hàng Thế giới, nếu các nước đang phát triển gia tăng trung bình xuất khẩu lao động hàng năm 10% so với hiện nay thì số người nghèo tại những nước này sẽ giảm đi 2% [17, tr.140]
1.2.3 Quản lý trong phát triển xuất khẩu lao động
Quản lý trong phát triển XKLĐ là một loại hình quản lý kinh tế-xã hội gắn liền với yếu tố con người, đóng vai trò quyết định đến sự thành công của hoạt
động đưa người lao động ra nước ngoài làm việc Có thể hiểu “Quản lý là sự tác
động có kế hoạch, sắp xếp tổ chức,chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn, kiểm tra của chủ thể quản lý (cá nhân hay tổ chức) đối với các quá trình xã hội và hoạt động của con người, để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đề ra của tổ chức và đúng ý chí của nhà quản lý, với chi phí thấp nhất” [42, tr.341]
Các chủ thể, đối tượng của quản lý phát triển XKLĐ bao gồm:
- Người lao động làm việc ở nước ngoài: Bao gồm tu nghiệp sinh, thực tập
sinh, chuyên gia và người lao động gọi chung là lao động xuất khẩu, là công dân của
nước xuất cư, có đủ điều kiện tham gia vào các chương trình XKLĐ theo quy định của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu lao động và được tổ chức xuất khẩu lao động tuyển chọn Người lao động có các quyền lợi và nghĩa vụ như được thỏa thuận trong hợp đồng lao động với chủ sử dụng lao động hoặc tổ chức xuất khẩu lao động, người lao động phải tuân thủ pháp luật của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu lao động
Người lao động là đối tượng quản lý trong xuất khẩu lao động, chịu sự quản lý của tổ chức xuất khẩu lao động, chủ sử dụng lao động khi làm việc ở nước ngoài và được bảo hộ quyền lợi hợp pháp bởi cơ quan QLNN nước xuất cư, nhập cư và các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế có liên quan đến xuất khẩu lao động