Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
41,52 KB
Nội dung
MỘTSỐBIỆNPHÁPCHỦYẾUNHẰMĐẨYMẠNHVÀ NÂNG CAOHIỆUQUẢXUẤTKHẨU LAO ĐỘNGVIỆTNAMTRONGNHỮNGNĂMTỚI 3.1 Dự báo thị trường, cơ hội, thách thức và khả năng tiếp cận của laođộngViệtNamtrong thời gian tới. 3.1.1 Về tình hình thị trường laođộng Quốc tế. Trongnhữngnăm gần đây, vì những lý do khách quan khác nhau, thị trường sức laođộng thế giới vẫn tồn tại và sẽ còn tiếp tục tồn tại trongmột thời gian dài. Trước nhữngbiếnđộng phức tạp do sự vận động, đổi mới không ngừng của cơ cấu nền kinh tế thế giới dẫn đến việc di chuyển vốn đầu tư và chính sách xuất nhập khẩu sức laođộng của các nước cũng có nhiều thay đổi. Do vậy nên thị trường sử dụng laođộng nước ngoài trong khu vực và trên thế giới trongnhữngnămquavà thời gian gần đây đã có những thay đổi căn bản về nhu cầu sử dụng cũng như chất lượng và cơ cấu laođộng tiếp nhận. Điều này, được thể hiện ở những điểm sau: • Thứ nhất: Hầu hết các nước tiếp nhận laođộng nước ngoài đều thường xuyên quan tâm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tập trung đầu tư đổi mới và hiện đại hoá công nghệ sản xuất. Đòi hỏi cần phải có đội ngũ laođộng có trình độ, chất lượng tương ứng để vận hành và sản xuất. Do vậy đã dẫn tớimột hệ quả là: Làm giảm đáng kể nhu cầu về sử dụng laođộng giản đơn của nước ngoài nên giá thuê nhân công cũng sẽ bị giảm theo. • Thứ hai: Vì mục tiêu siêu lợi nhuận và do giá thuê nhân công nội địa cao, hầu hết các nước phát triển đã và đang chuyển dịch đầu tư vốn và công nghệ sản xuất sang các nước có trình độ, công nghệ sản xuất kém hơn và giá nhân công, dịch vụ thấp hơn. • Thứ ba: Thị trường laođộng quốc tế vẫn có và tiếp tục có nhu cầu lớn về sử dụng nguồn laođộng nước ngoài. Tuy nhiên phần lớn chỉ tập trung chủyếu vào mộtsố các lĩnh vực là: - Laođộng giản đơn (lương thấp). - Laođộngnặng nhọc (môi trường làm việc kém vệ sinh). - Laođộng dịch vụ và giúp việc gia đình. - Laođộng kỹ thuật caovà chuyên gia trongmộtsố ngành sản xuất kinh doanh, kể cả chuyên gia phần mềm tin học… - Laođộng trên biển gồm Sỹ quan, Thuỷ thủ vận tải biểnvàLaođộng đánh bắt hải sản. • Thứ tư: Các nước đang phát triển có laođộng dư thừa sẽ tiếp tục đẩymạnhxuấtkhẩulao động, nên sự cạnh tranh giữa các nước xuấtkhẩulaođộng ngày càng trở nên gay gắt. 3.1.2 Về tình hình cụ thể của từng thị trường laođộngtrong khu vực và trên thế giới. 3.1.2.1 Thị trường khu vực ĐôngNam Á. Thị trường khu vực ĐôngNam Á là một thị trường gần gũi về khoảng cách địa lý, có nhiều điểm tương đồng về phong tục tập quán, hơn nữa ViệtNam lại là thành viên của hiệp hội tổ chức các nước ASEAN. Sự hợp tác giữa nước ta với các nước trong khu vực có nhiều thuận lợi và có chiều hướng phát triển khá tốt đẹp. Thị trường này được chia làm hai nhóm: - Nhóm các nước tiếp nhận laođộng nước ngoài gồm: Malaysia, Singapore, Brunei, Làovà Campuchia. - Nhóm xuấtkhẩulaođộng gồm: Philippin, Thái Land, Indonesia và Myanmar. Ngoại trừ thị trường Lào, các nước còn lại thường có chính sách ưu tiên tiếp nhận laođộng theo đạo Hồi và có quan hệ laođộng truyền thống. Tuy nhiên, tình trạng này đã được cải thiện bước đầu do các nước tiếp nhận laođộng đã có chính sách tiếp nhận thí điểm laođộngViệt Nam, đặc biệt là thị trường Malaysia. Cho đến nay, thị trường Malaysia đã kết thúc tiếp nhận thí điểm laođộngViệtNamvà đang bước vào giai đoạn tiếp nhận chính thức. Dự kiến nếu không có biếnđộng khách quan, hàng năm thị trường này tiếp nhận khoảng 100.000 lao động/năm. 3.1.2.2 Thị trường khu vực Đông Bắc Á. Là mộttrongnhững khu vực có quy mô tiếp nhận laođộng nước ngoài rất lớn và là nơi tập trung laođộng của hầu hết các nước xuấtkhẩulaođộngtrong khu vực. Điều đáng chú ý là cả 3 thị trường lao động: Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan đều được các nước xuấtkhẩulaođộng đặc biệt quan tâm, khai thác triệt để. Các thị trường này chủyếu tiếp nhận laođộng nước ngoài cho các lĩnh vực: Công nghiệp, xây dựng, đánh bắt và chế biến thuỷ hải sản, giúp việc gia đình (1) , thu nhập cao, điều kiện làm việc, phong tục tập quán phù hợp với Việt Nam. Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ – thuật giữa nước ta với khu vực này đang ở trong giai đoạn phát triển tốt đẹp. Điều này được thể hiện qua việc họ đã nhận mộtsố lượng lớn laođộng của Việt Nam, chiếm khoảng hơn 40% đứng đầu trongsố các nước có laođộngxuấtkhẩu vào thị trường này và hiện đang có khả năng tiếp nhận thêm nhiều laođộngtrong thời gian tới. 3.1.2.3 Thị trường khu vực Trung Đông. Các nước nằmtrong khu vực này hàng năm, có nhu cầu tiếp nhận laođộng nước ngoài rất lớn khoảng từ 9 – 10 triệu lao động. Tập trung chủyếu vào các nước như: Ả rập Sau đi, Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Cô Oét, Li (1) (1) Tên trong ngành thường gọi là (Ôsin). Băng, Irắc… Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ các cuộc chiến tranh Irắc vừa qua đã làm cho khả năng tiếp nhận laođộng nước ngoài của các nước trong khu vực bị trững lại. Tuy nhiên, một khi chiến tranh kết thúc và đi vào ổn định thì các nước này lại có khả năng tiếp nhận trở lại với số lượng laođộng lớn hơn, đặc biệt là thị trường Irắc do phải tái thiết lại đất nước sau chiến tranh. Đặc điểm vàyêu cầu của thị trường này: - Đa dạng về ngành nghề: công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, may mặc, giúp việc gia đình . - Điều kiện làm việc khắt khe, khí hậu và môi trường sinh hoạt khắc nghiệt, - Lương thấp nhưng lại phải chịu nhiều loại thuế. - Phong tục tập quán: Đạo Hồi, phong tục nghiêm ngặt, khắt khe, hà khắc. - Quan hệ ngoại giao giữa nước ta với các nước vùng Vịnh chưa phát triển. 3.1.2.4 Thị trường khu vực Châu Phi. Hiện tại, thị trường này có khả năng tiếp nhận laođộng nước ngoài chủyếu là thông các dự án xây dựng. Những nước có khả năng tiếp nhận laođộngchủyếu vẫn là Lybia và Angieri. - Tại thị trường Libya: Ta có thể tiếp tục duy trì và mở rộng thêm số lượng laođộng ta cung ứng cho các hãng thầu nước ngoài, đồng thời tìm kiếm nhận thầu hoặc thầu phụ công trình. - Tại thị trường Angieri: Vẫn có nhu cầu tiếp nhận chuyên gia Ytế, giáo dục, nông nghiệp sử dụng tiếng pháp. Tại đây còn có rất nhiều công trình xây dựng lớn đang và sẽ được đấu thầu. Nếu các doanh nghiệp xây dựng ViệtNam nhận thầu thì laođộng của ViệtNam mới có khả năng tiếp cận vào thị trường này với số lượng lớn thông qua hình thức nhận thầu trên. - Các nước Châu Phi khác: Angola, Congo, Madagasca, Senegal… trước đây nhận laođộng của ta trong các lĩnh vực: Y tế, giáo dục, nông nghiệp, tuy số lượng tiếp nhận không nhiều nhưng họ vẫn có nhu cầu tiếp nhận trở lại một khi tình hình chính trị của các nước ổn định trở lại. 3.1.2.5 Thị trường các khu vực trên Biển. Nhu cầu sĩ quan và thủy thủ vận tải biển, thuyền viên đánh bắt thủy hải sản ngày một gia tăng ở Châu Âu, Châu Mỹ và cả ở Châu Á. Đây là loại hình laođộng đặc thù, yêu cầu trình độ tay nghề caovàdầy dặn kinh nghiệm, chịu đựng được gian khổ, kỷ luật nghiêm ngặt, khả năng chịu đựng cao. Tuy nhiên, thu nhập lại khá cao, ổn định nhưng thời gian laođộng lại không ổn định, công việc nặng nhọc, thường xuyên lênh đênh trên biển, ít có điều kiện tiếp xúc với cộng đồng nên rất dễ đưa người laođộng đến chỗ buồn tẻ, nhàm chán công việc… Có thể nói đây cũng là một thị trường đầy triển vọng đối với laođộngViệtNamtrong thời gian tới. 3.1.2.6 Thị trường các khu vực khác. • Các nước thuộc Liên Xô vàĐông Âu cũ. Các nước Liên Xô vàĐông Âu cũ hiện đang có hàng chục vạn người ViệtNam sinh sống và làm việc. Một bộ phận trongsố này đã tạo điều kiện cho thân nhân của họ sang làm ăn, buôn bán. Cần phải có những chính sách ổn định và phát triển theo hình thức cá nhân. • Các nước trong khối EU. Các nước trong khối EU chỉ có chủ trương sử dụng laođộngtrong cộng đồng với các yêu cầu về chất lượng laođộng rất cao, hơn nữa mới chỉ có 3 nước là Anh, Đức, Pháp hiện đang có chủ trương chính sách thu hút và tiếp nhận laođộng lập trình viên quốc tế. Đức là nước đầu tiên, mở cửa tiếp nhận khoảng 20.000 lập trình viên và hiện đang cần tiếp nhận 1,5 triệu laođộng lành nghề nước ngoài cho các lĩnh vực: Tin học, xây dựng, công nghiệp nặngvà chuyên viên ytế. Pháp đã có Đạo luật cho phép laođộng các nước Thuộc địa cũ như Việt Nam, Lào, Campuchia… đến laođộng tại Pháp mà không phải gặp trở ngại gì. Nhờ đạo luật này mà laođộngViệtNam đã tiếp cận được, nhưngsố lượng đưa đi vẫn còn hạn chế. Hiện tại, laođộng của ViệtNam ta chưa có khả năng thâm nhập rộng ra thị trường các nước trong EU. Theo dự báo của các chuyên gia thì, để đảm bảo cơ cấu laođộng như hiện nay, các nước thuộc khối EU từ nay cho tớinăm 2025 phải tiếp nhận thêm khoảng 159 triệu lao động. Như vậy thì laođộng của ta có thể tiếp cận thị trường này sớm trong lĩnh vực công nghệ tin học nếu như ViệtNam có những ưu sách, chiến lược đầu tư và tiếp cận ngay từ bây giờ. • Khu vực Bắc Mỹ và các khu vực do Mỹ uỷ trị. Đây là thị trường rộng lớn, tương đối chặt chẽ và rõ ràng về luật pháp, thu nhập đảm bảo. Đã và đang có một vài hợp đồng đưa laođộng sang mộtsố vùng lãnh thổ do Mỹ ủy trị nên rất có khả năng thí điểm và mở rộng trong thời gian tới. Tuy nhiên, laođộng mà hai thị trường này tiếp nhận sẽ chủyếu là laođộng có trình độ cao, đặc biệt là chuyên gia công nghệ cao. Theo số liệu thống kê (1) năm 96 – 97, thị trường Mỹ thiếu 1.700 chuyên gia công nghệ cao, năm 98 thiếu 450.000 vànăm 99 thiếu 850.000. Con sốlaođộng thiếu hụt này đang gia tăng và còn tiếp tục gia tăng caotrong nhiều năm tới. Có thể cho rằng, đây cũng là một thị trường mục tiêu đầy tiềm năng đối với laođộngViệtNamtrong tương lai. 3.1.3 Những cơ hội, thách thức và khả năng tiếp cận của laođộngViệt Nam. Trước nhữngbiếnđộng phức tạp kể cả về kinh tế lẫn chính trị trên thế giới và xu thế Toàn cầu hoá trongnhữngnămqua đã tác độngmạnh mẽ tới chính sách, xuấtkhẩulaođộng của các nước có laođộngxuất khẩu, trong đó có Việt (1) (1) Giáo trình Kinh doanh Thương mại Quốc tế trang “ 83” Trường ĐH Quản lý và Kinh doanh Hà Nội. Nam. Tuy nhiên, những tác động này cũng sẽ mang đến cho xuấtkhẩulaođộngViệtNam nhiều cơ hội tốt, tạo điều kiện để ViệtNamđẩymạnhxuấtkhẩulaođộng của mình. Bên cạnh đó, không phải là không có những khó khăn, thách thức nhất định, làm ảnh hưởng tới việc đẩymạnhvà mở rộng hợp tác trao đổi laođộng giữa ViệtNamvà các nước tiếp nhận trong khu vực cũng như trên thế giới. 3.1.3.1 Những cơ hội. Với lợi thế lớn về nguồn nhân lực: quy mô đứng thứ 120 trong gần 200 nước trên thế giới. Dân số trẻ, lực lượng laođộngđông đảo, thông minh, nhanh nhẹn, khéo tay, cần cù chịu khó và có trình độ học vấn tương đối caoso với laođộng của các nước cùng xuất khẩu. Hơn nữa, hình ảnh người laođộngViệtNam được giới chủ đánh giá rất caoso với laođộng của các nước khác. Bằng những ưu điểm nổi trội này, chúng ta hoàn toàn có thể có khả năng đáp ứng được xu hướng cũng như nhu cầu khá khắt khe về laođộng chất lượng cao, hiện tại cũng như trong thời gian tới nếu như chúng ta có những bước chuẩn bị hợp lý ngay từ bây giờ. 3.1.3.2 Thách thức. Do phải chịu áp lực rất lớn từ sự suy giảm kinh tế và xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, đã làm cho nhu cầu về laođộng giản đơn giảm đáng kể, dẫn tới nhiều cơ hội việc làm ngoài nước của laođộng giản đơn ViệtNam sẽ không còn. Hơn nữa lợi thế về giá nhân công ViệtNam rẻ đang bị mất dần (2) vànhững hạn chế về thể lực, trình độ ngoại ngữ, ý thức kỷ luật laođộng của laođộngViệtNam kém ngày càng trở nên là yếu điểm lớn so với laođộng cùng loại của các nước. Để có thể có được việc làm phù hợp với trình độ, tất yếu dẫn đến cạnh tranh và sự cạnh tranh này càng trở nên gay gắt giữa laođộng giản (2) (2) Xem phụ lục 2. đơn của ta với laođộng giản đơn của các nước. Đòi hỏi chúng ta phải có những đối sách khắc phục hợp lý và kịp thời. 3.1.3.3 Khả năng tiếp cận của laođộngViệt Nam. Quanhững phân tích, dự báo trên đây, đối chiếu với tình hình thực tại của laođộngxuấtkhẩuViệtNam cho thấy: khả năng tiếp cận các thị trường (EU, Bắc Mỹ, Singapore…) của laođộngViệtNam không phải là không có, nhưng không phải là trong ngày một ngày hai. Chúng ta hoàn toàn có thể đáp ứng được mọi yêu cầu cũng như những tiêu chuẩn khắt khe của họ đặt ra, xong để làm được điều này vẫn còn phải phụ thuộc vào chiến lược đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các thị trường trên như thế nào mà thôi. Tuy nhiên, trước mắt vàtrongmột vài năm tới, laođộng của ta sẽ vẫn tiếp tục tập trung duy trì và mở rộng chủyếu ở thị trường Đông Bắc vàĐôngNam Á. Trong đó thị trường (Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Malaysia) vẫn được coi là những thị trường chính đối với laođộngViệt Nam, ít nhất là trong thời gian hiện tại. 3.2 Phương hướng xuấtkhẩulaođộngViệtNam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trongnhữngnăm tới. 3.2.1 Phương hướng nhiệm vụ. Xuấtkhẩulaođộng là nhiệm vụ Kinh tế, Chính trị có ý nghĩa chiến lược, là nhu cầu khách quan của nền kinh tế nước ta và xu thế toàn cầu hoá đồng thời, cũng là vấn đề bức xúc trước mắt về laođộngvà việc làm. Để có thể mở rộng xuấtkhẩulaođộng với quy mô lớn, có chất lượng vàhiệuquảcaotrongnhữngnăm tới, công tác xuấtkhẩulaođộng cần phải quán triệt và tổ chức thực hiện theo những định hướng sau: 3.2.1.1 Đầu tư mạnh cho xuấtkhẩulaođộng trên các lĩnh vực. - Phát triển thị trường. - Đào tạo nguồn nhân lực, chuyên gia có kiến thức, trình độ tay nghề, ngoại ngữ. - Bồi dưỡng, đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước và doanh nghiệp xuấtkhẩulao động. 3.2.1.2 Thực hiện đa dạng hoá. - Đa dạng hoá về thị trường xuấtkhẩulao động. - Đa dạng hoá về cơ cấu ngành nghề xuât khẩu. - Đa dạng hoá các hình thức và thành phần tham gia xuấtkhẩulao động: Cung ứng lao động, hợp tác liên doanh, nhận thầu công trình, cho phép mộtsố doanh tư nhân có đủ khả năng tham gia thực hiện xuấtkhẩulao động. 3.2.1.3 Hoàn thiện thủ tục hành chính. - Cải cách, hoàn thiện triệt để, tạo mọi điều kịên tốt nhất cho người laođộngvà doanh nghiệp, để giảm bớt những khó khăn về thời gian và tiền bạc của người laođộng khi tham gia xuất khẩu. 3.2.1.4 Chất lượng nguồn laođộngxuất khẩu. - Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, người lao động, Bộ, Ngành, Địa phương, Đơn vị… tổ chức đào tạo nângcao chất lượng nguồn laođộngxuấtkhẩu về tay nghề, ngoại ngữ, pháp luật… 3.2.1.5 Về mức phí xuấtkhẩulao động. - Tiếp tục sửa đổi đối với các chi phí đóng góp của người laođộng trước khi đi và có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ tối đa cho nhữnglaođộng thuộc diện đặc biệt: gia đình chính sách, người nghèo… nhằm làm giảm tối thiểu chi phí ban đầu và thu hút tối đa lực lượng laođộng cho xuấtkhẩutrong nhân dân, đặc biệt là laođộng ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. 3.2.2 Mục tiêu. - Phấn đấu tăng quy mô xuấtkhẩulaođộng từ năm 2010 trở đi luôn có khoảng 1 triệu laođộngvà chuyên gia có mặt và làm việc thường xuyên ở nước ngoài thay vì khoảng gần 40 vạn laođộng đang làm việc tại hơn 40 quốc gia như hiện nay. - Đến năm 2005 phấn đấu có khoảng từ 40 – 50 vạn laođộng có mặt và làm việc ở nước ngoài. - Trước mắt dự kiến trongnăm 2003 phấn đấu xuấtkhẩu 5 vạn laođộngvà sẽ gia tăng dần về số lượng laođộng đưa đi trongnhữngnăm sau lên 100.000 người/năm, để từ sau năm 2005, mỗi năm ta có thể đưa đi được từ 150.000 – 200.000 laođộng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. 3.3 Mộtsố giải phápchủyếunhằmđẩymạnhvà nâng caohiệuquảxuấtkhẩu lao độngViệt Nam. 3.3.1 Kiến nghị đối với quản lý Nhà nước. 3.3.1.1 Hoàn thiện hệ thống các Văn bản pháp luật về xuấtkhẩulao động. Nhà nước cần ban hành, sửa đổi và bổ sung mộtsố cơ chế, chính sách là: • Cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp: - Tái đầu tư cho doanh nghiệp xuấtkhẩulaođộng từ nguồn thuế doanh thu phải nộp trong 5 năn để đầu tư phát triển thị trường và đào tạo nguồn xuấtkhẩulao động. - Hỗ trợ doanh nghiệp từ quỹ đầu tư phát triển cho mở rộng thị trường mới, đấu thầu các gói thầu lớn tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. - Hỗ trợ doanh nghiệp về đào tạo cán bộ quản lý. - Cho phép các doanh nghiệp xuấtkhẩulaođộng áp dụng chi phí môi giới theo thông lệ quốc tế, tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của thị trường tiếp nhận laođộngvà doanh nghiệp thoả thuận, cùng đóng góp. Nhà nước quy định và [...]... dưỡng nângcao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ đáp ứng mở rộng thị trường và quản lý hoạt độngxuấtkhẩulaođộngvà chuyên gia - Chấn chỉnh, sắp xếp lại các doanh nghiệp hoạt độngxuấtkhẩulaođộng tại các Bộ, Ngành, Địa phương theo hướng rà soát lại hoạt động của các doanh nghiệp, những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và các quy định về xuấtkhẩulaođộng tiếp... phần nângcao uy tín giữa laođộngViệtNam với thị trường quốc tế 3.3.4 Đối với công tác tổ chức đào tạo xuấtkhẩulaođộng Công tác tổ chức đào tạo nguồn laođộngvà chuyên gia được coi là yếu tố quyết định ảnh hưởng tới uy tín, chất lượng laođộngvà các mối quan hệ hợp tác trước mắt và lâu dài giữa Việt Namvà thị trường lao động quốc tế Nếu ta không tổ chức thực hiện tốt công tác này, người lao động. .. hợp pháp vànângcao uy tín của người laođộngViệtNam trên trường quốc tế Đầu tư đào tạo, bồi dưỡng nângcao trình độ, năng lực cán bộ quản lý nhà nước để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý và mở rộng thị trường trong tình hình mới - Đối với những nước có nhiều laođộngViệtNam đến làm việc, nhất thiết phải có Đại diện của doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước, để phối kết hợp quản lý lao động, ... cho phép mộtsố doanh nghiệp tư nhân được hoạt độngxuấtkhẩulaođộngvà chuyên gia trong khuôn khổ của pháp luật, dưới sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, nhằm đa dạng hoá các thành phần kinh tế tham gia xuấtkhẩulaođộngvà chuyên gia 3.3.1.3 Tăng cường trách nhiệm của các Bộ, Ngành, Đoàn thể, Địa phương trong việc phát triển thị trường và xây dựng, quản lý các Doanh nghiệp xuấtkhẩulaođộng 3.3.1.3.1... đồngvà chấp hành pháp luật, quy định về xuấtkhẩulaođộng để kịp thời chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời các hành vi, vi phạm của doanh nghiệp, nhằm bảo vệ lợi ích của người laođộngvà trật tự an ninh xã hội 3.3.1.4 Tăng cường pháp chế và quản lý trongxuấtkhẩulaođộng - Ban hành cơ chế, chính sách khen thưởng, xử phạt nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về xuấtkhẩulao động, ... cậy, chủđộng đầu tư, nângcao nhận thức và ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm để có trình độ tay nghề, ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu, tìm hiểupháp luật, chuẩn bị các điều kiện cần và đủ cho mình để tham gia xuấtkhẩulaođộngmột cách có hiệuquả - Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, các quy định của ViệtNam và của các nước đến làm việc Chấp hành tốt kỷ luật laođộngvà thực hiện tốt hợp đồnglao động. .. thuế đối với những mặt hàng tiểu nghạch cần thiết cho sản xuấtvà tiêu dùng do người laođộng mang về - Cấp hộ chiếu có ký hiệu riêng cho người laođộng đi làm việc ở nước ngoài dưới mọi hình thức và quản lý theo một quy trình riêng 3.3.1.2 Thống nhất quản lý chặt chẽ trongxuấtkhẩulaođộng - Nhà nước cần phải có những chính sách nhất quán, quản lý chặt chẽ mọi hình thức xuấtkhẩulao động, bảo vệ... nghiệp và - các cơ sở đào tạo, tổ chức công tác đào tạo nguồn laođộngvà chuyên gia chất lượng cao Tổ chức kiểm tra, thanh tra thường xuyên các hoạt độngxuấtkhẩulao - động tại các doanh nghiệp, các tổ chức tham gia xuấtkhẩulao động, nhằm phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm thuộc quan hệ laođộng 3.3.1.3.5 Bộ Công an và Bộ Tư pháp Tiếp tục cải cách thủ tục trong việc xác nhận Hồ sơ trong. .. vấn đề hậu xuấtkhẩulaođộng Tìm kiếm thị trường và đưa được laođộng đi làm việc ở nước ngoài đã là một vấn đề khó khăn, xong một khi đã xuấtkhẩu được laođộng ra nước ngoài thì việc duy trì và quản lý hoạt động lại càng phải có những chính sách quản lý chặt chẽ hơn Để thực hiện tốt việc vấn đề này, đòi hỏi Nhà nước phải ban hành các văn bản quy định về các vấn đề sau: - Quản lý laođộngtrong quá... khỏi doanh nghiệp ra sống lưu vong và làm việc bất hợp pháp - Lập quỹ hỗ trợ tài chính nhằm hỗ trợ cho người laođộng gặp khó khăn khi trở về nước, bị chết trongquá trình laođộng ở nước ngoài vànhữnglaođộng bị đưa về nước không rõ lý do (không phải lỗi của người lao động) Quỹ này có thể lấy từ nguồn đóng góp của người laođộngvà tiền phạt do người laođộng vi phạm hợp đồnglaođộng - Hỗ trợ tìm . MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI 3.1 Dự báo thị trường, cơ hội, thách thức và. giới và xu thế Toàn cầu hoá trong những năm qua đã tác động mạnh mẽ tới chính sách, xuất khẩu lao động của các nước có lao động xuất khẩu, trong đó có Việt