SÁNG KIẾN KN ĐẠT GIẢI

15 321 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
SÁNG KIẾN KN ĐẠT GIẢI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD-ĐT HUYỆN IAGRAI TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM ------------------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài MỘT VÀI KINH NGHIỆM VỀ CHUẨN BỊ, TẠO DỤNG CỤ TRỰC QUAN VÀ SỬ DỤNG DỤNG CỤ TRỰC QUAN TRONG GIẢNG DẠY SINH HỌC BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ Giáo viên thực hiện: Nguyễn Minh Trung Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh Năm sinh: 03/08/1981 Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS N. B. Khiêm 1 IaGrai, năm 2009 MỘT VÀI KINH NGHIỆM VỀ CHUẨN BỊ, TẠO DỤNG CỤ TRỰC QUAN VÀ SỬ DỤNG DỤNG CỤ TRỰC QUAN TRONG GIẢNG DẠY SINH HỌC BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ -*- I. Đặt vấn đề 1. Lý do chọn đề tài Đối tượng nghiên cứu của chương trình sinh học ở bậc trung học cơ sở vốn sẵn có trong thiên nhiên xung quanh nhất là đối với các vùng nông thôn nên học sinh dễ tìm, dễ quan sát và có điều kiện tiến hành thực nghiệm. Đây là thuận lợi lớn nhất, chúng ta cần phát huy triệt để. Mặt khác cần phải có các dụng cụ trực quan cần thiết cho giờ thực hành, thực nghiệm. Một số trường đã có bộ thực hành nhưng do không có biện pháp bảo quản tốt nên đã hư hỏng, mất mát nhiều hoặc do dùng lâu không có kinh phí để sửa chữa nên nhiều dụng cụ không còn dùng được. Do đặc điểm vùng sâu, vùng xa, kinh tế người dân còn khó khăn nên việc chuẩn bị cho một tiết thực hành nhiều khi rất khó thực hiện vì vậy giáo viên cần phải chuẩn bị những dụng cụ trực quan cần thiết trước khi vào tiết dạy. 2. Mục đích nghiên cứu Để áp dụng thành công phương pháp dạy học mới, theo hướng tích cực thì việc chuẩn bị, tìm kiếm, chế tạo dụng cụ trực quan và biết sử dụng thành thạo dụng cụ trực quan là việc làm hết sức cần thiết, để phát huy tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra, quan sát Phương pháp trực quan hay phương pháp thực hành. Phương pháp giải tích minh họa trong nhóm, phương pháp dùng lời. 2 Giải thích tranh câm, mô tả hay sử dụng mô hình, làm thực hành thí nghiệm. 4. Phạm vi, giới hạn đề tài Giới hạn đề tài: Đề tài của tôi chỉ đề cập đến một vấn đề nhỏ là: chuẩn bị, tạo dụng cụ trực quan và sử dụng dụng cụ trực quan trong giảng dạy sinh học ở bậc trung học cơ sở Đối tượng khảo sát: Lớp 8C - năm học 2007-2008 Lớp 8C - năm học 2008-2009 II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Mục tiêu đào tạo cấp trung học cơ sở hiện nay là: “Đào tạo học sinh thành những con người năng động, độc lập, sáng tạo tiếp thu được những tri thức khoa học kỹ thuật hiện đại, biết vận dụng tìm ra các giải pháp hợp lý cho những vấn đề trong cuộc sống của bản thân và xã hội”. Bộ môn sinh học cũng như cũng như các bộ môn học khác ở trường đều đang cố gắng đổi mới phương pháp dạy học. Tư tưởng cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học là: “Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh theo hướng tổ chức cho học sinh được tự lực, chủ động chiếm lĩnh tri thức khoa học”. Sinh học là một khoa học thực nghiệm. Tri thức sinh học chủ yếu hình thành bằng các phương pháp quan sát, mô tả, thí nghiệm, thực nghiệm . Để áp dụng phương pháp dạy học tích cực là học sinh tự tìm tòi phát hiện để chiếm lĩnh tri thức thì cách tốt nhất là tổ chức cho học sinh áp dụng các phương pháp phương pháp quan sát, mô tả, thí nghiệm, thực nghiệm . Áp dụng các phương pháp này hoàn toàn phù hợp với con đường phát triển tư duy là: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Để áp dụng được những phương pháp này thì nhất thiết phải có dụng cụ trực quan.Vậy việc chuẩn bị các dụng cụ trực quan và cách sử dụng dụng cụ trực quạn cho phù hợp là việc làm không thể thiếu được với mỗi giáo viên dạy sinh học. 3 2. Thực trạng Thực trạng dạy sinh học hiện nay, đó là các giáo viên sinh học đã chú ý đến tính khoa học, chính xác, tính thực tiễn của các kiến thức nên nhiều giáo viên đã sử dụng các phương tiện dạy học trong bài dạy sinh học. Song bên cạnh đó vẫn có không ít giáo viên vẫn ít sử dụng thí nghiệm và các dụng cụ trong hoạt động thực hành. Tình trạng phổ biến là dạy chay với lời thuyết giảng làm tiết dạy kém hấp dẫn, hạn chế tính chủ động sáng tạo của học sinh. Sở dĩ có tình trạng trên là do trong áp dụng giảng dạy học sinh gặp một số khó khăn như: từ chỗ thiếu các dụng cụ kéo dài và khó chuẩn bị mẫu vật dẫn đến khi có điều kiện sử dụng, thực hành giáo viên lại lúng túng nên ngại sử dụng. 3. Một số biện pháp chuẩn bị bằng hình thức tìm kiếm và tạo dụng cụ trực quan Chương trình sinh học ở bậc Trung học cơ sở được đào tạo theo một đường thẳng gồm: Thực vật, động vật, cơ thể người và vệ sinh, di truyền, biến dị, sinh vật và môi trường. Các phần học cũng theo thứ tự từ khối 6 đến khối 9. Việc phân phối các phần theo khối lớp, theo học kì rất gọn nên việc chuẩn bị dụng cụ trực quan dể chủ động. Tùy từng loại kiến thức, theo từng khối, từng phần mà chúng ta có sự chuẩn bị khác nhau. 3.1. Khối lớp 6 Kiến thức sinh học lớp 6 chủ yếu là về đặc điểm, hình thái, cấu tạo và sinh lí của thực vật. Vì vậy dụng cụ trực quan gồm có: Vật mẫu thật, tranh vẽ, một số dụng cụ thí nghiệm, thực hành. Để chủ động chuẩn bị các dụng cụ trực quan, ngay từ đầu năm học tôi đã lập bản kế hoạch chuẩn bị cho cả năm học, ghi rõ những dụng cụ trực quan cần chuẩn bị cho từng chương, từng bài. Trong quá trình giảng dạy tôi thường xuyên xem lại kế hoạch để chủ động hướng dẫn nhắc nhở học sinh chuẩn bị cho kịp thời. 4 a. Chuẩn bị vật thật: Có hai hình thức - Chuẩn bị trước để mang đến lớp học: Tôi yêu cầu tất cả học sinh cùng tham gia chuẩn bị. Tôi nêu cụ thể tên một số cây phải có, một số cây có thể dùng thêm cho phong phú. Với những cây trong sách giáo khoa đưa ra mà địa phương không có tôi cố gắng tìm chọn cây thay thế. Ví dụ: Bài 25: Biến dạng của lá. Do nơi tôi ở không có cây đậu Hà Lan nên tôi yêu cầu học sinh chuẩn bị cây bầu, bí hoặc chanh dây thay thế. - Chuẩn bị vật mẫu quan sát ngoài trời: Tôi phải đi thực tế trước, chọn khu vườn có đủ cây theo yêu cầu. Xác định trước những cây cần quan sát, những mẫu cây không có như trong bài, những cây mà trong sách giáo khoa không nói tới. b. Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm thực hành: Nếu trong trường không có sẵn tôi tìm cách chế tạo hoặc hướng dẫn học sinh tự chế tạo một số loại đơn giản Ví dụ: Bài: Điều kiện nảy mầm của hạt Do không kiếm đủ 3 chiếc cốc, mà để học sinh nào cũng có thể tham gia tiến hành thí nghiệm, tôi hướng dẫn học sinh làm như sau: lấy 1 chiếc cốc thủy tinh hoặc một vỏ chai nước khoáng cắt bỏ bớt phần trên miệng. Chọn 3 hạt đậu tương tốt rồi dùng sợi dây gai buộc rồi thả vào cốc nước theo 3 vị trí khác nhau: 1 hạt ở cao không nhúng tới nước, 1 hạt xấp xỉ mép nước, 1 hạt chìm sâu dưới đáy cốc Ví dụ: Bài: Quang hợp Làm thí nghiệm cây xanh tạo tinh bột. Tôi hướng dẫn học sinh làm ngay trên giàn mướp, giàn su su, hoặc đậu ván, sắn dây nhà mình, sử dụng giấy bạc lấy ở vỏ bao thuốc lá để bịt, chẻ kẹp tre để kẹp. Tiến hành làm trước 4-5 ngày đến giờ học bài đó ngắt lá đem đi. 3.2. Khối lớp 7 5 Chương trình sinh học 7 gồm 2 phần: -Kiến thức về động vật không xương sống -Kiến thức về động vật có xương sống Trước hết tôi cũng lập kế hoạch từ đầu năm học, ghi rõ những dụng cụ trực quan cần chuẩn bị cho từng chương, từng bài. Trong quá trình giảng dạy tôi thường xuyên xem lại kế hoạch để chủ động hướng dẫn nhắc nhở học sinh chuẩn bị cho kịp thời. a. Phần động vật không xương sống * Dụng cụ trực quan gồm: Vật mẫu thật, tranh vẽ - Vật mẫu thật: Tôi hướng dẫn và yêu cầu tất cả học sinh cùng chuẩn bị, tôi thông báo và nhắc nhở học sinh sưu tầm chuẩn bị từ ít nhất là trước đó một bài. Sau khi sử dụng xong hướng dẫn học sinh làm mẫu ngâm để có thể sử dụng vào những bài học sau. - Tranh vẽ: Chủ yếu về chu trình sinh sản và phát triển của động vật. Tôi giao cho từng tổ vẽ sau thu lại chấm điểm để khuyến khích học sinh chọn những tranh vẽ đẹp, chính xác để sử dụng . b. Phần động vật có xương sống * Dụng cụ trực quan gồm vật mẫu thật, mẫu ngâm, tranh vẽ và 1 số dụng cụ thực hành.Việc chuẩn bị cơ bản cũng giống như chuẩn bị ở phần động vật không xương sống. - Đối với một số vật mẫu có ở địa phương tôi yêu cầu học sinh mang đến lớp còn nếu không có ở địa phương tôi thông báo và yêu cầu học sinh chuẩn bị từ đầu năm. - Mẫu ngâm Do địa bàn không thuận lợi, và do kinh phí còn hạn hẹp, tôi dùng biện pháp làm mẫu ngâm để sử dụng những khi không kiếm được mẫu thật nhưng vẫn có mẫu thật để dùng. 6 Ví dụ: Làm mẫu ngâm cá, ếch, bò sát Chuẩn bị dụng cụ: + Bình đựng, giá thể, dụng cụ mổ + Hóa chất, Foóc môn, cồn(rượu) + Vật mẫu: chọn vật mẫu tầm cỡ vừa phải vừa bình đựng, có hình dáng đẹp, tươi, nguyên không hư hỏng Tiến hành làm: Làm chú thích: Sô đánh chú thích làm bằng vật liệu không thấm nước, cần làm trước để khi mổ xong gắn vào rồi ngâm ngay, không để vật mẫu lâu bên ngoài. Xử lý vật mẫu: + Làm chết bằng phương pháp chọc tủy + Làm sạch, sát trùng(dùng rượu hoặc cồn) + Mổ (theo cách mổ của bài thực hành) + Gắn vào giá đỡ, cho vào bình đổ Foóc môn ngập - Sưu tầm tranh ảnh: Phương pháp sử dụng tranh ảnh rất cần thiết đối với các bài học về đối tượng tầm cỡ lớn, không mang đến lớp được các loài khó kiếm do không theo mùa, các loài quý hiếm.Tôi phát động học sinh sưu tầm bằng hình thức: + Sưu tầm trước bài học: Nêu tên cụ thể những đại diện tiêu biểu cần nghiên cứu. Đến giờ học mang đi để quan sát. + Sưu tầm sau giờ học: Sau khi học xong về một bộ sinh vật, học sinh về nhà tiếp tục sưu tầm tranh ảnh về những loài đã học. - Hướng dẫn học sinh làm bộ phân loại: Ví dụ: Sau khi học xong phần phân loại thú, trên cơ sở số tranh sưu tầm tôi hướng dẫn các em làm bộ phân loại bằng cách gắn chúng vào giấy rôki theo thứ tự các bộ, họ đã học, có chú thích. Tôi lựa chọn những bộ sưu tập đẹp, làm đúng giữ nguyên để dùng. Còn những bộ chưa thật đạt yêu cầu tôi lựa chọn lại, lên một bộ sưu tập riêng để dùng theo từng bài. 3.3. khối lớp 8 7 Việc làm đầu tiên là lập bản kế hoạch chuẩn bị dụng cụ trực quan cho từng chương,từng bài ngay từ đầu năm học. Kiến thức học sinh khối 8 là về cơ thể người và vệ sinh. Dụng cụ trực quan gồm: Vật mẫu thật, mô hình, tranh ảnh và các dụng cụ mổ thực hành. - Chuẩn bị vât mẫu thật Với sinh học 8 vật mẫu thật: Tôi chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm đều chuẩn bị, có thể thành lập một tổ sinh học và giao cho tổ này chuẩn bị Để có nguồn kinh phí tôi có kế hoạch chủ động từ đầu bằng cách huy động sự đóng góp của học sinh, xin hỗ trợ của phụ huynh hoặc xin kinh phí của trường Tôi yêu cầu học sinh chuẩn bị vật mẫu theo đúng yêu cầu cần thiết, vừa đủ để tránh lãng phí Do địa bàn xã ở xa trung tâm thành phố có thời điểm việc chuẩn bị vật mẫu khó, không thuận tiện, tôi chủ động tìm gặp hội phụ huynh, phổ biến hội phụ huynh lo giúp. Hướng dẫn học sinh, phụ huynh tìm vật mẫu thay thế. Với cách làm trên, tất cả các giờ thực hành của học sinh các khối, học sinh đều có vật mẫu thật để sử dụng. Khi dạy về cơ thể người tôi thường yêu cầu mỗi học sinh lấy chính bản thân mình làm một vật mẫu thật bằng cách tự xác định các cơ quan, bộ phận trên chính cơ thể mình. 3.4. Sinh học khối 9 Chương trình sinh học 9 có hai phần là: Di truyền, biến dị, sinh vật và môi trường. Dụng cụ trực quan của phần này gồm có: Mô hình, tranh ảnh và một số dụng cụ thí nghiệm. 8 Chuẩn bị mô hình và dụng cụ thí nghiệm: Với phần này việc chuẩn bị mô hình và dụng cụ thí nghiệm rất đơn giản vì hầu hết các mô hình và dụng cụ thí nghiệm đã được cấp về trường. Chuẩn bị tranh: Chương trình di truyền và biến dị rất nhiều tranh, hầu như bài nào cũng có. Nếu chưa có tranh, tôi huy động học sinh vẽ. Tôi dựa vào kế hoạch từ đầu năm để chia đều cho các tổ, các khối trong lớp cùng làm. Sau chấm những tranh đó, cho điểm để khuyến khích động viên các em rồi chọn những bức tranh đẹp, đạt yêu cầu để sử dụng. 4. Những giải pháp sử dụng dụng cụ trực quan Khi sử dụng dụng cụ trực quan tôi bao giờ cũng chú ý thực hiện đúng các nguyên tắc sử dụng sau: - Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng cách - Khai thác triệt để - Phối hợp sử dụng nhiều loại giáo cụ trực quan một cách hợp lý 4.1. Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng cách Tùy từng loại kiến thức, tùy dạng bài và tùy loại đối tượng học sinh mà đưa dụng cụ trực quan ra đúng lúc, đúng chỗ, đúng cách giúp học sinh học tập tích cực, chủ động, nắm vững trọng tâm, hiểu bài nhanh, biết vận dụng kiến thức a. Với học sinh khối 6 Học sinh khối 6 các em còn nhỏ, khả năng tư duy còn chậm, mặt khác kiến thức sinh học 6 là kiến thức giải phẫu, hình thái, sinh lý thực vật nên cần chú ý: Trong mỗi tiết học cần đưa vật mẫu hoặc tranh vẽ ngay từ đầu tiết cho các em quan sát trực tiếp rồi yêu cầu các em so sánh để tìm ra đặc điểm cần ghi nhớ. Sau mỗi tiết học yêu cầu các em về tiếp tục quan sát ở vườn nhà để tìm những vật mẫu có đặc điểm như trong bài đã học, thu thập làm mẫu ép. Hướng dẫn học sinh ép vật mẫu đã thu thập được lên bộ sưu tập để sử dụng trong những bài ôn tập. 9 b. Với sinh học khối 7, 8, 9: Tùy từng bài cụ thể, tùy từng loại dụng cụ để sử dụng hợp lý. - Với vật mẫu: Thường đưa ra cho các em quan sát ngay từ đầu tiết học, phần học - Với tranh vẽ: Với những tranh đưa ra dùng sớm để tìm kiến thức, có những tranh đưa ra sau để củng cố (thường với tranh vẽ sơ đồ) Ví dụ: Sinh học 8 bài: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết Trong bài này sử dụng tranh vẽ, tôi đưa tranh này ở cuối bài. Trong khi giảng tôi dùng phấn màu, thước kẻ để vẽ sơ đồ cấu tạo hệ tuần hoàn máu. Khi dẫn dắt học sinh tới đâu tôi vẽ sơ đồ tới đó. Khi hết kiến thức của bài cũng là lúc sơ đồ đã hoàn thành, lúc đó tôi mới đưa tranh vẽ ra cho học sinh quan sát và để củng cố bài. Ví dụ: Bài hệ thần kinh sinh dưỡng: Tôi đưa tranh vẽ về phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm ra ngay từ phần I của bài học, yêu cầu học sinh quan sát tìm ra vị trí của thần kinh trung ương, các hạch thần kinh của phân hệ giao cảm, phân hệ đối giao cảm. -Dạng bài thực hành: Là dạng bài trực tiếp các em làm, các em quan sát nên giáo viên phải kiểm tra kĩ việc chuẩn bị rồi điều tiết vật mẫu cho đủ, đảm bảo học sinh nào cũng được trực tiếp tham gia tiến hành hoặc trực tiếp quan sát. Ví dụ: Bài thực hành quan sát cấu tạo chim bồ câu- sinh học 7 Tôi chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm có đủ một bộ thực hành. Giáo viên có một bộ. Tiến hành như sau: - Hướng dẫn quan sát cấu tạo ngoài: Tôi cầm mẫu vật chỉ từng phần cần quan sát. Yêu cầu học sinh quan sát trên mẫu của nhóm rồi mỗi học sinh tự ghi kết quả quan sát. - Quan sát cấu tạo trong: Trong khi học sinh quan sát cấu tạo ngoài tôi tiến hành mổ. Gọi ở mỗi nhóm một học sinh lên quan sát thao tác mổ và cách quan 10 . vận dụng kiến thức a. Với học sinh khối 6 Học sinh khối 6 các em còn nhỏ, khả năng tư duy còn chậm, mặt khác kiến thức sinh học 6 là kiến thức giải phẫu,. động, sáng tạo của học sinh. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra, quan sát Phương pháp trực quan hay phương pháp thực hành. Phương pháp giải

Ngày đăng: 09/10/2013, 16:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan