Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
280,5 KB
Nội dung
PHƯƠNGPHÁPGIẢNGDẠY TH 10 1. Những vấn đề chung Thực hiện đổi mới phươngpháp theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, giáo viên cần thực hiện: a) Tăng cường học tập thông qua hoạt động theo nhóm, tổ. b) Tích cực khai thác vốn hiểu biết của HS để vận dụng, liên hệ để học sinh dễ dàng tiếp kiến thức, kĩ năng của môn học. c) GV cần khai thác, sử dụng một cách hợp lí thiết bị dạyhọc như tranh ảnh, máy tính, máy chiếu, làm mẫu tạo điều kiện để học sinh tăng cường hoạt động, phát huy tính tích cực, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng. d) Lưu ý tận dụng điều kiện về máy tính ở nhà của học sinh. e) Có nhiều nội dung học sinh sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức, kĩ năng, tiết học sẽ sinh động, hiệu quả nếu sử dụng đồ dùng trực quan như tranh, ảnh, làm mẫu trực tiếp trên máy tính và sử dụng máy tính như công cụ để kiểm nghiệm kiến thức, kĩ năng của học sinh. f) Giáo viên nghiên cứu toàn bộ nội dung sách giáo khoa để thấy được mạch kiến thức, kĩ năng cần truyền đạt ở từng mục, từng bài, có nhiều khái niệm, kĩ năng được đưa vào dần dần và được bổ sung, chính xác hoá về sau, không yêu cầu hiểu thấu đáo, chính xác, logic ngay từ lần tiếp cận đầu tiên. g) Việc tổ chức hoạt động học tập của học sinh ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạyhọc vì vậy cần dành thời gian cho hoạt động tự nghiên cứu, đọc sách giáo khoa, thảo luận nhóm. h) Cần chú ý đến mặt bằng kiến thức, kĩ năng của học sinh để phân nhóm học tập, giao thêm nhiệm vụ cho học sinh khá, giỏi. i) Tạo điều kiện để học sinh, nhóm học sinh được trình bày hiểu biết của mình trước lớp để các em tự nhận xét, đánh giá lẫn nhau. 2. Những điểm cần lưu ý khi thực hiện đổi PPDH Mục tiêu môn học đã đổi mới đó là sự kết hợp hài hoà giữa kiến thức và kĩ năng. Sách giáo khoa thể hiện sự linh hoạt, đáp ứng được sự khác nhau về điều kiện cơ sở vật chất và trình độ của học sinh để đảm bảo thực hiện yêu cầu môn học cũng như nâng cao nếu có điều kiện. Sau đây là một số điểm cần lưu ý: a) Tinhọc10 (đặc biệt là chương 1 và chương 4) đề cập tới nhiều khái niệm mới. Tuy nhiên, HS cũng đã có một số hiểu biết nhất định về máy tính và phần nào về ngành Tin học. GV cần kiểm tra các kiến thức có trước của HS. GV có thể gợi ý HS trình bày những hiểu biết của mình, sau đó GV uốn nắn lại, đạt độ chính xác của khái niệm. GV có thể chọn một số câu hỏi ở cuối mỗi bài thành câu hỏi đặt tình huống ngay đầu tiết học để HS mạnh dạn tự đưa ra ý kiến của mình về khái niệm mới. b) Lần đầu tiên tìm hiểu các khái niệm trong Tinhọc nên có một số khái niệm hoàn toàn mới lạ với HS, GV cần lưu ý trình bày nguyên nhân và sự cần thiết phải nảy sinh các khái niệm này trước khi diễn giảng về khái niệm. Có một số khái niệm như hệ điều hành, mã hoá dữ liệu, chương trình dịch, giao thức… việc tìm hiểu định nghĩa của chúng là thứ yếu, nhưng trình bày vai trò, vị trí của chúng lại là cần thiết khi dạy ở mức Tinhọc phổ thông. c) Phươngphápdạyhọc trực quan cần được khai thác tốt. GV minh hoạ các khái niệm bằng ví dụ (ví dụ: SGV trang 51 nêu giải thích chức năng hệ thống quản lí tệp của HĐH bảo đảm độc lập giữa phươngpháp lưu trữ và phươngpháp xử lí tệp), minh hoạ thao tác sử dụng máy và phần mềm bằng tranh vẽ, biểu đồ, hình ảnh, bằng thực hành thao tác mẫu trên máy tính, bằng quan sát các mẫu thật hoặc hình ảnh qua đèn chiếu, chạy thử chương trình v…v. Với lứa tuổi HS lớp 10, việc thao tác mẫu của GV có ảnh hưởng quyết định và lâu dài tới thao tác của HS sau này. Cũng ở lứa tuổi này, phươngphápdạyhọc trực quan đã chứng tỏ khả năng làm cho HS dễ hiểu bài, tiếp thu nhanh, ghi nhớ lâu. GV cần chuẩn bị trước, chu đáo những phương tiện dạy học. 2 d) Cần coi trọng xây dựng các kiến thức phổ thông về Tinhọc hiểu bản chất các khái niệm các thao tác đồng thời với coi trọng việc hình thành một số kĩ năng sau: sử dụng máy tính và phần mềm thông dụng, gõ văn bản tiếng Việt, nắm vững các thao tác chính trong soạn thảo văn bản nói chung và trên Microsoft Word, biết tìm kiếm thông tin trên mạng và làm quen với một số dịch vụ cơ bản và cần thiết trên mạng. Với thời gian học chính khoá còn ít, để hình thành được các kĩ năng trên GV cần động viên HS tăng cường thời gian luyện tập kĩ năng ở nhà đồng thời tổ chức các buổi thực hành ngoại khoá kết hợp với nội dung dạy nghề Tin học. e) Do có sự khác nhau về mặt bằng chung kiến thức ở các vùng, miền, các trường nên tuỳ tình hình cụ thể của HS mà có thể giảng nhanh hay chậm cho từng mục cụ thể. f) Qua quá trình giảngdạyTinhọc 10, GV thường xuyên lưu ý tới trách nhiệm xây dựng nhận thức đúng đắn cho HS về sự cần thiết phải tôn trọng các qui định của pháp luật khi sử dụng các tài nguyên thông tin chung, xây dựng tác phong làm việc khoa học trên phòng máy, đồng thời giáo dục HS ý thức không ngừng học tập để có thể thích ứng được với nhịp độ phát triển của xã hội hiện đại. Khuyến khích HS tự tìm hiểu một số phần mềm và tiện ích thông dụng hoặc một số thao tác xử lí lỗi hoặc xử lí nhanh (mẹo) trên máy tính. Cũng nên lưu ý HS sử dụng Internet vào các mục đích học tập, vui chơi giải trí lành mạnh đúng mức. Không nhấn mạnh nhưng cũng không né tránh nêu mặt trái của sử dụng Internet, làm cho HS có ý thức và cách nhìn tốt hơn về Internet. g) Cần chuẩn bị đầy đủ từ trước các điều kiện cần thiết cho giờ thực hành (mà GV đã chọn trong giáo án của mình): MTĐT, biểu đồ, các phần mềm và các chức năng sử dụng của chúng cần được tính toán, cân nhắc thứ tự sử dụng sắp xếp khoa học và đủ dùng cho bài thực hành. h) Phân công nhóm đều theo trình độ để những em có điều kiện đã có kĩ năng từ trước giúp các em còn lúng túng. Việc học tập theo nhóm sẽ tạo cơ hội phát huy tính chủ động và cách làm việc tập thể của HS. Giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể cho cả lớp hoặc từng nhóm, hướng dẫn các nhóm hoạt động, cần có cả yêu cầu tối 3 thiểu và nâng cao, cá. Kết quả học tập đánh giá và cho điểm theo nhóm cũng tạo điều kiện cho cả nhóm cùng nỗ lực. i) Phối hợp với giáo viên dạy nghề hoặc hướng nghiệp để có thể khai thác giờ thực hành máy nhiều hơn. j) GV cần giới thiệu kĩ nội dung, yêu cầu của buổi thực hành và thao tác mẫu trước khi cho HS thực hành, tránh tình trạng GV coi giờ thực hành chỉ là giờ để HS tự rèn luyện kĩ năng. Các kĩ năng cần được chuẩn mực ngay từ khi bắt đầu học. Tránh tình trạng không hướng dẫn đầy đủ, để HS tuỳ tiện làm theo ý của các em. Không uốn nắn kĩ năng đúng chuẩn mực từ giai đoạn đầu sẽ dẫn tới tình trạng sau này rất khó sửa lại những động tác sai. Không nên nhầm lẫn cho rằng việc rèn luyện kĩ năng theo đúng khuôn mẫu là vi phạm nguyên tắc phát huy tính độc lập sáng tạo trong học tập của các em. HƯỚNG DẪN SOẠN GIÁO ÁN Không nên đồng nhất SGK với bài giảng của GV. SGK chỉ là cơ sở về nội dung và yêu cầu kiến thức để GV soạn giáo án. GV chủ động biên soạn, sắp xếp bài giảng của mình sao cho hợp lí, miễn là truyền tải đủ nội dung đã viết trong SGK. Tuy nhiên việc soạn giáo án cho môn Tinhọc lớp 10 cũng có một số yêu cầu chung cần thống nhất. 1. Yêu cầu chung Hiện nay có nhiều mẫu giáo án lên lớp, mỗi loại có ưu điểm riêng. Tuy nhiên, khi tiến hành soạn giáo án giáo viên phải căn cứ vào: • Kế hoạch dạyhọc (phân phối chương trình), sách giáo khoa và tài liệu tham khảo cho bài học. • Điều kiện lớp học, phòng máy, trang thiết bị dạy học. • Đặc điểm nội dung bài học, thực trạng nhận thức, kiến thức, kĩ năng của học sinh. Một giáo án cần có các nội dung sau: • Mục tiêu và yêu cầu của tiết học về kiến thức, kĩ năng (nếu có), giáo dục tư tưởng hành vi đạo đức (nếu có), 4 • Nêu các phương tiện dạyhọc (thiết bị, biểu đồ, phần mềm, vật liệu trắc nghiệm,…) • Trình bày nội dung theo dàn bài chi tiết, • Trình bày phươngpháp tiến hành và các hoạt động của GV, HS trên lớp, nêu dự kiến phân bổ thời gian tương ứng. Chú ý tổ chức hoạt động của HS, khuyến khích HS nêu ý kiến cá nhân và thắc mắc đồng thời khuyến khích HS nhận xét bổ sung câu trả lời của bạn. • Củng cố và đánh giá sự tiếp thu của HS sau giờ học bằng câu hỏi đối thoại hoặc bằng kiểm tra trắc nghiệm trên giấy. Các bước soạn giáo án 1.1 Xác định mục tiêu bài học: - Mục tiêu xác định cho người học : Sau khi học xong HS phải đạt được kiến thức, kỹ năng , thái độ gì? - Mục tiêu cần được viết bằng ngôn ngữ dễ hiểu, phù hợp. - Mục tiêu phải cụ thể, phù hợp để học sinh có thể đạt được và GV, HS có thể đánh giá và tự đánh giá được sau khi xong bài học. Một số động từ có thể tham khảo khi viết các loại mục tiêu của bài học theo các mức độ khác nhau (dựa theo thang đánh giá của Bloom): a. Về kiến thức: - Biết: Sắp xếp, liệt kê, đánh dấu, gọi tên, vẽ ra, mô tả, nêu tên/ nêu đặc điểm/nêu ví dụ, xác định, chỉ ra, định nghĩa, giải thích, chứng minh, cho vài ví dụ, - Hiểu: Giải thích, minh hoạ , nhận biết, phán đoán… - Áp dụng: xử lý tình huống, Phân biệt, chỉ rõ, giải quyết vấn đề… - Phân tích: Xác định, phân biệt, so sánh, phân loại … - Tổng hợp: Tóm tắt, kết luận… b. Về kỹ năng: 5 Quan sát, nhập, tìm kiếm, sửa đổi, sắp xếp, thực hiện thao tác …, biết khởi động…, trình bày, so sánh, đối chiếu, phân loại, tạo báo cáo, tạo bảng, tính toán, trả lời câu hỏi, làm bài tập, áp dụng, xác định vị trí, diễn giải, phê phán, đánh giá . c. Về thái độ Có ý thức, tự giác, giúp đỡ, bảo vệ, tán thành, tham gia, phản đối, phán xét . * Lưu ý: - Không nhất thiết bài nào cũng phải nêu đủ các loại mục tiêu, có bài có thể không có mục tiêu thái độ. - Mỗi mục tiêu chỉ nên chọn 1 động từ, hãn hữu mới dùng 2 (ví dụ liệt kê và so sánh, giống và khác nhau ) - Không nên dùng các từ số lượng mơ hồ khi yêu cầu HS liệt kê đối tượng có số lượng cụ thể. - Mỗi tiết học chỉ nên có 1 đến 3 mục tiêu vì nếu nhiều quá mục tiêu sẽ mất ý nghĩa. 1.2. Xác định và chuẩn bị Đồ dùng dạyhọc - GV cần suy nghĩ xem để đạt được mục tiêu của bài học này cần phải sử dụng những đồ dùng học tập, phương tiện, thiết bị, các phiếu học tập . cần thiết nào không thể thiếu trong tiết học. Đối với những trường có điều kiện GV có thể sử dụng những trang thiết bị hiện đại để tăng hiệu quả của tiết học (máy chiếu hắt (OverHead), ti vi, vidio, máy tính, máy chiếu vật thể (Projector), xem phim, phiếu học tập, giấy A 0 , bút dạ .) - GV cần kiểm tra lại danh mục, thiết bị và đồ dụng dạyhọc của nhà trường hoặc của cá nhân đã tích luỹ được từ trước để tận dụng hoặc phải chuẩn bị, thu thập chúng. - Xác định những dụng cụ, đồ dùng dạyhọc nào HS phải chuẩn bị và GV phải chuẩn bị cần liệt kê trong kế hoạch bài học. 1.3. Các hoạt động dạy- học GV cần xác định các hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu của bài học: 6 - Trong từng hoạt động cần làm rõ hoạt động nào của GV và hoạt động nào của HS. - Cần áp dụng các phươngpháp nào trong mỗi hoạt động (trình bày có hướng dẫn, động não suy nghĩ bắt đầu từ một câu hỏi hoặc chủ đề, quan sát, làm thí nghiệm, đóng vai, trò chơi, giải quyết vấn đề, xử lý tình huống, hoạt động nhóm, làm việc với phiếu bài tập.). Cách lựa chọn phươngpháp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như GV, HS, nhà trường - Trong một tiết học số lượng hoạt động không nên quá nhiều. - Xác định thời gian cho mỗi hoạt động phụ thuộc vào mức độ kiến thức hoặc kỹ năng mục tiêu đề ra - Trong từng hoạt động GV nên ghi rõ các bước: * Mục tiêu của hoạt động: cụ thể hơn mục tiêu chung * Cách tiến hành: - GV áp dụng phươngpháp nào? - HS làm gì ? * Hoạt động của GV: Theo dõi, giúp đỡ, uốn nắn, kết luận . . 1.4. Tổng kết, đánh giá cuối bài: a. Tổng kết bài : Có thể dưới hình thức: - Tóm tắt bài, nhấn mạnh các điểm chính - Có thể dùng ngay phiếu đánh giá cuối bài thay cho tổng kết - Giao nhiệm vụ hoặc bài tập cho HS về nhà. - Giới thiệu tài liệu hoặc các hình thức tham khảo cần thiết khác b. Cải tiến cách đánh giá: - Cải tiến cách đánh giá là một nét đặc trưng của quá trình dạyhọc tích cực. Đánh giá kiểu này không chỉ thực hiện dưới dạng một vài câu hỏi kiểm tra cuối bài mà bằng nhiều hình thức khác nhau. - Mục đính chính của đánh giá không phải để xem xét kết quả học tập của từng HS cụ thể mà để biết: + HS học được gì và làm được gì sau khi học xong bài. + Bài học đã đạt các mục tiêu đề ra chưa? 7 + Thu thập sớm thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạyhọc cho phù hợp và hiệu quả. 1.5 Khung một bài soạn Tên Bài I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức 2. Kỹ năng 3. Thái độ ( có thể không có) II. ĐỒ DÙNG DẠYHỌC 1. Chuẩn bị của Giáo viên 2. Chuẩn bị của Học sinh III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Mở bài: 1. * Hoạt động 1: - Mục tiêu hoạt động : - Cách tiến hành: - Kết luận 2 . * Hoạt động 2: - Mục tiêu - Cách tiến hành: + Chia lớp thành nhóm + Giao bài tập cho các nhóm + Gợi ý dẫn dắt học sinh - HS tự nghiên cứu SGK - Làm việc với phiếu học tập - Tiến hành thí nghiệm, nhận xét… - Quan sát tranh vẽ, mẫu vật để rút ra kết luận - Làm việc theo nhóm - Các nhóm báo cáo kết quả quan sát thảo luận - Nhận xét đánh giá lẫn nhau - Tự đánh giá V. ĐÁNH GIÁ CUỐI BÀI 2. Một bài soạn minh hoạ GIÁO ÁN 1: Sử dụng phương tiện dạyhọc hiện đại (máy tính, máy chiếu Projector, đèn chiếu OverHead và giấy trong, các bộ phận máy tính tháo rời …). Nội dung bài 8 GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH B i 3à học tương đối dài song có nhiều khái niệm HS đã phần nào nhận thức trước nên có thể tổ chức học theo nhóm + câu hỏi gợi mở. Tận dụng các phương tiện dạyhọc để thực hiện phươngpháp trực quan và đánh giá theo nhóm học. MỤC TIÊU - Học sinh nắm được khái niệm về hệ thống tin học. - Cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản về kiến trúc của một máy tính. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN - Sử dụng máy chiếu Projector, máy chiếu hắt (Overhead) làm phương tiện dạy học. Kết hợp giảng, viết bảng và trình diễn các hình vẽ trực quan trên màn hình máy chiếu tương ứng với các tình huống trong bài giảng. - Sử dụng một máy tính tháo rời để minh hoạ - Học sinh nghe giảng, đọc tài liệu, thảo luận, trả lời câu hỏi của giáo viên. - Học sinh làm việc theo nhóm trên các phiếu học tập bằng giấy trong NỘI DUNG Nội dung bài giảng Hoạt động của thầy và trò Thời gian 1. Khái niệm về hệ thống tinhọc - Hệ thống tinhọc gồm 3 thành phần: + Phần cứng (Hardware) + Phần mềm (Software) + Sự quản lí và điều khiển của con người - (Powerpoint – Slide 2): Hệ thống tinhọc là phương tiện dựa trên máy tính dùng để thực hiện các loại thao tác: nhận thông tin, xử lí, truyền, lưu trữ và đưa thông tin ra. GV: Đặt vấn đề vào bài mới: Trong bài học hôm trước, các em đã được tìm hiểu về vấn đề mã hoá thông tin trong máy tính, biểu diễn dữ liệu trong máy tính. Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về cấu trúc của một máy tính? Máy tính hoạt động như thế nào? Mời các em mở sgk, trang 14 để học Bài 3: Giới thiệu về máy tính GV: Đặt vấn đề cho phần này Xem đoạn phim ví dụ về Hệ thống tinhọc (3 phút) GV: Đây là một hệ thống tin học, các em hãy cho biết trong đó có những thành phần nào? HS: Trả lời câu hỏi GV: Gọi các học sinh khác bổ xung. Nếu học sinh nêu ngay được 3 thành phần thì yêu cầu 5 9 Nội dung bài giảng Hoạt động của thầy và trò Thời gian học sinh giải thích rõ từng thành phần. GV: Chốt lại (Powerpoint – Slide 2) Hệ thống tinhọc là gì? GV: Theo em trong một hệ thống Tin học, thành phần nào là quan trọng nhất ? HS: Trong một hệ thống Tin học, không thể thiếu được một trong ba thành phần nhưng quan trọng nhất vẫn là sự quản lí và điều khiển của con người. GV: (Nhấn mạnh sự quản lí và điều khiển của con người) Như vậy, các em thấy rằng, nếu một hệ thống được trang bị đầy đủ các máy móc thiết bị, phần mềm mà không có sự quản lí điều khiển của con người thì hệ thống đó cũng không thể hoạt động được. . Sơ đồ cấu trúc của một máy tính (Computer) Gồm các bộ phận chính: - Bộ xử lí trung tâm (CPU – Central processing unit) - Bộ nhớ trong (Main memory) - Bộ nhớ ngoài (Secondary memory) - Thiết bị vào (Input device) - Thiết bị ra (Output device) GV: (Chỉ vào màn hình và bàn phím của máy tính trên bàn) Chiếc máy tính này gồm có những bộ phần nào? HS: Trả lời câu hỏi. GV: Viết lên bảng câu trả lời của học sinh và gọi học sinh khác bổ sung. GV: Phân loại các bộ phận. Sau khi học sinh nêu xong một số bộ phận thì hỏi chức năng của từng bộ phận? GV: Các em có biết các thiết bị nào của máy tính lưu trữ thông tin? HS: Đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa Compact… GV: Tổng hợp lại thành Bộ nhớ và nêu ra bộ nhớ có 2 thành phần là Bộ nhớ trong và Bộ nhớ 5 10 [...]... hoạch chuẩn bị trước thiết bị dạyhọc theo Danh mục thiết bị dạyhọc tối thiểu của môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành d Mua vật liệu tiêu hao (như đĩa mềm, giấy), tự sưu tầm, tự làm thiết bị cần thiết e Làm thử thuần thục các bài thực hành trước giờ lên lớp 14 2 Một số thiết bị dạyhọc cụ thể Thiết bị dạyhọc tối thiểu môn tin học lớp 10: TT Tên thiết bị 1 Máy vi tính 2 Máy in Laser 3 Máy chiếu... ảnh, phần mềm, máy tính và có kế hoạch sử dụng hiệu quả trong lớp học - Việc sử dụng tranh ảnh, mẫu vật cần đưa ra đúng lúc để thu hút sự chú ý của học sinh và cất đi khi không còn dùng đến tránh sự phân tán của học sinh - Khi hướng dẫn học sinh trên phòng máy cần lưu ý: Khi muốn học sinh tập trung nghe giảng hoặc xem làm mẫu yêu cầu học sinh tắt màn hình máy tính - Để có thể hướng dẫn đồng loạt cả... giáo khoa điện tử, tài liệu tham khảo về tin học Tranh, ảnh về các lĩnh vực ứng dụng của tin học trong đời sống Tranh, ảnh về các dạng dữ liệu từ các ứng dụng trong đời sống Sơ đồ về cấu trúc của máy tính Sơ đồ về giao diện một hệ điều hành phổ biến Mẫu vật về đĩa mềm, đĩa cứng, CD, ROM, RAM ảnh các thế hệ máy tính từ thế hệ1 đến thế hệ 5 Sơ đồ hệ thống tin học: con người, dữ liệu, quá trình xử lí,... lưu ý khi sử dụng thiết bị dạy học - Cần nghiên cứu kỹ nội dung bài thực hành trong SGK và SGV - Nghiên cứu kĩ các thiết bị phục vụ từng bài học trước khi lên lớp - Kiểm tra trang thiết bị, chuẩn bị nội dung sẵn sàng cho buổi thực hành 15 Mục số 18 Mục số 18 - Có nội quy sử dụng phòng thực hành, học sinh được học nội quy phòng máy trước khi thực hành, đảm bảo an toàn cho học sinh khi thực hành - Chuẩn... NGHIỆM SAU BÀI GIẢNG * Các slide Powerpoint của bài học được in trong phần phụ lục HƯỚNG DẪN VỀ THIẾT BỊ DẠYHỌC 1 Yêu cầu chung a Thực hiện đầy đủ những những bài thực hành quy định trong chương trình và sách giáo khoa b Sử dụng thành thạo thiết bị máy tính, mạng máy tính, máy chiếu theo tài liệu hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, cung ứng, lắp đặt c Có kế hoạch chuẩn bị trước thiết bị dạyhọc theo Danh... dung môn tinhọc rất thuận lợi cho ra đề kiểm tra trắc nghiệm Do thời lượng môn tinhọc ít trong khi nội dung kiến thức lớn nên hình thức kiểm tra trắc nghiệm (kể cả trắc nghiệm trên máy) là biện pháp phù hợp để tiết kiệm thời gian 16 - Giáo viên cần căn cứ vào các bài tập, câu hỏi cuối bài để xác định các kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá Tuy nhiên, dựa trên thực tế trình độ của học sinh cũng... (đúng 3 ý , được 1 điểm) Câu 4: 6 điểm:Tạo được bảng: 2 điểm; Gõ chữ : 2 điểm; Format : 2 điểm ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 1 Mục tiêu cần đánh giá: Khái niệm về thông tin, Tệp và quản lý tệp 2 Mục đích yêu cầu của đề Về kiến thức: Học sinh nắm được khái niệm về thông tin, khái niệm về tệp, các vấn đề tinhọc và xã hội Về kỹ năng: Biết thực hiện một số thao tác quản lý tệp 3 Ma trận đề Nhận biết Khái niệm cơ... tồn tại đồng thời 2 tệp sau được không? (Chỉ đánh dấu vào 1 ô trên mỗi dòng) Không 1 C:\LOP10\HOCKY1\TOAN.DOC C:\LOP10\HOCKY1\VAN.DOC 2 C:\LOP10\HOCKY1\TOAN.DOC C:\LOP10\HOCKY1\TOAN.DOC 3 C:\LOP10\HOCKY1\TOAN.DOC C:\LOP10\TOAN.DOC 4 C:\LOP10\HOCKY1\TOAN.DOC A:\LOP10\HOCKY1\TOAN.DOC Có và và và và Câu 4 Trong MS DOS, những dãy kí tự sau có thể là tên tệp được không? (Chỉ đánh dấu vào 1 ô trên mỗi dòng)... muc sau: A:\LOP10\THUCHANH 21 Có b) Copy 1 tệp bất kì trong ổ đĩa C: vào thư mục A:\LOP10 và 1 tệp bất kì khác vào thư mục A:\LOP10\ THUCHANH c) Đổi tên tệp vừa copy (trong thư mục A:\LOP10\THUCHANH) thành KIEMTRA.HK1 5 Biểu điểm và đáp án Câu 1: 1 điểm Đáp án: Các dạng thông tin phổ biến: văn bản, hình ảnh, âm thanh từ nhiều nguồn khác nhau: Muốn máy tính hiểu và xử lí được thông tin thì người ta... đây (bảng, văn bản, định dạng) : Trường THPT LNQ Lớp 10 H Stt 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐIỂM TỔNG KẾT MÔN TOÁN Học kỳ 1 Tổ 1 Họ và Tên Nguyễn Minh An Bùi Thu Ba Đào Văn Bình Ngô Ngọc Cảnh Nguyễn Thị Chín Phan Văn Dũng Trần Văn Đa Phạm Thị Liên (1) 6 7 7 6 8 9 7 6 15 phút (2) 7 8 6 5 4 8 6 3 (3) 5 7 3 8 9 10 5 7 45 phút (1) (2) 6 7 8 8 7 5 4 9 5 3 9 5 10 8 3 9 Học kì 8 6 5 9 9 5 6 8 Trung 6.8 7.2 5.5 7.2 6.4 7.0 . PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TH 10 1. Những vấn đề chung Thực hiện đổi mới phương pháp theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, giáo. tiện dạy học để thực hiện phương pháp trực quan và đánh giá theo nhóm học. MỤC TIÊU - Học sinh nắm được khái niệm về hệ thống tin học. - Cung cấp cho học sinh