Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 34 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
34
Dung lượng
42,89 KB
Nội dung
MỘT SỐVẤNĐỀVỀ DỊCH VỤNGÂNHÀNGCỦANGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI 1.1 . KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCHVỤCỦANGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI 1.1.1Khái niệm Ngânhàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất đối với nền kinh tế. Các ngânhàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịchvụ hoặc vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế. Theo Giáo sư Peter S.Rose trong cuốn “Quản trị ngânhàngthương mại” thì Ngânhàng là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịchvụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịchvụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Còn theo Ngânhàng Thế giới định nghĩa: Ngânhàng là tổ chức tài chính nhận tiền gửi chủ yếu ở dưới dạng không kỳ hạn hoặc tiền gửi được rút ra với một thông báo ngắn hạn (tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các khoản tiết kiệm). Các Ngânhàng gồm có: Ngânhàngthươngmại - chỉ tham gia vào các hoạt động nhận tiền gửi, cho vay ngắn, trung và dài hạn; Ngânhàng Đầu tư - hoạt động buôn bán chứng khoán và bảo lãnh phát hành; Ngânhàng Nhà ở - cung cấp tài chính cho lĩnh vực phát triển nhà ở và nhiều loại khác nữa. Tại mộtsố nước còn có các ngânhàng tổng hợp kết hợp hoạt động ngânhàngthươngmại với hoạt động ngânhàng đầu tư và đôi khi thực hiện cả dịchvụ bảo hiểm. Luật pháp nước Mỹ thì cho rằng” “Bất kỳ một tổ chức nào cung cấp tài khoản tiền gửi cho phép khách hàng gửi tiền theo yêu cầu và cho vay đối với tổ chức kinh doanh hay cho vay thươngmại sẽ được xem là mộtngân hàng”. Còn theo Luật các Tổ chức Tín dụng ở Việt Nam, tại khoản 2 điều 20 quy định: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngânhàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. Từ những định nghĩa nói trên có thể rút ra Ngânhàng là một trong những định chế tài chính, mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịchvụ tài chính, với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịchvụ thanh toán. Ngoài ra, ngânhàng còn cung cấp nhiều dịchvụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịchvụcủa xã hội. Khái niệm "dịch vụngân hàng" cho đến nay vẫn chưa có sự minh định rõ ràng và còn nhiều cách hiểu khác nhau. Có ý kiến cho rằng ngành ngânhàng không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất hoặc tinh thần cho xã hội nên được xếp là ngành dịch vụ. Do vậy, tất cả các hoạt động củangânhàng phục vụ cho doanh nghiệp và công chúng đều được coi là dịchvụngân hàng. Song, cũng lại có quan điểm cho rằng dịchvụngânhàng không thuộc phạm vi kinh doanh tiền tệ và các hoạt động nghiệp vụngânhàng theo chức năng củamột trung gian tài chính (nhận tiền gửi và cho vay) mà chỉ những hoạt động không thuộc trung gian nói trên mới gọi là dịchvụngânhàng (như chuyển tiền, môi giới kinh doanh chứng khoán, thu đổi ngoại tệ, quản lý tiền mặt…). Để hiểu vềdịchvụngân hàng, trước hết cần làm rõ thuật ngữ dịch vụ: Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, dịchvụ là các hoạt động nhằm thoả mãn những nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt. Còn trong cuốn "Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở cửavềdịchvụthương mại" thì khái niệm vềdịchvụ lại được hiểu là các hoạt động của con người được kết tinh trong giá trị của kết quả trong giá trị của các loại sản phẩm vô hình và không thể cầm nắm được. Vậy, ta có thể thấy hai đặc trưng cơ bản củadịch vụ: Thứ nhất, Dịchvụ là một sản phẩm. Thứ hai, Dịchvụ là vô hình (phi vật chất) khác với hàng hoá là hữu hình. Ngânhàng là một tổ chức tài chính, vậy thế nào là dịchvụ tài chính? Dịchvụ tài chính là thuật ngữ được dùng để chỉ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán. Theo WTO, dịchvụ tài chính là bất kỳ dịchvụ nào có tính chất tài chính được một nhà cung cấp dịchvụ tài chính cung cấp. Dịchvụ tài chính bao gồm mọi dịchvụ bảo hiểm và dịchvụ liên quan tới bảo hiểm, mọi dịchvụngânhàng và các dịchvụ tài chính khác (ngoại trừ bảo hiểm). Như vậy, dịchvụngânhàng được đặt trong nội hàm củadịchvụ tài chính. Trong cuốn sách "Phát triển thị trường tài chính Việt Nam trong tiến trình hội nhập" của Phó Giáo Sư - Tiến sỹ Thái Bá Cẩn và Tiến sỹ Trần Nguyên Nam cho rằng: Dịchvụngânhàng gồm 11 loại hình: Nhận tiền gửi, cung cấp các tài khoản giao dịch, quản lý tiền mặt, trao đổi ngoại tệ (dịch vụ kiều hối), dịchvụvề tín dụng (chiếu khấu thương phiếu, cho vay tài trợ dự án, cho vay tiêu dùng), dịchvụ uỷ thác, cho thuê tài chính, tư vấn tài chính, dịchvụ quỹ tương hỗ và trợ cấp. Tuy nhiên, dịchvụngânhàng cần được hiểu theo hai khía cạnh: Rộng và hẹp. Theo nghĩa rộng: Dịchvụngânhàng là toàn bộ hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối…của hệ thống ngânhàng đối với doanh nghiệp và công chúng. Quan niệm theo nghĩa rộng này được sử dụng để xem xét lĩnh vực dịchvụngânhàng trong cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân củamột quốc gia. Quan niệm này phù hợp với cách phân ngành dịchvụngânhàng trong dịchvụ tài chính của WTO và Hiệp định thươngmại Việt Nam – Hoa Kỳ cũng như nhiều nước phát triển. Theo nghĩa hẹp: Dịchvụngânhàng chỉ bao gồm những hoạt động ngoài chức năng truyên thống của định chế tài chính trung gian (nhận tiền gửi và cho vay). Quan niệm này nên dùng trong phạm vi hẹp khi xem xét hoạt động củamộtngânhàng cụ thể để xem xét các dịchvụ mới phát triển như thế nào, cơ cấu của chúng trong toàn bộ hoạt động của mình. Trong bài này, dịchvụngânhàng được xem xét theo nghĩa hẹp, không bao hàm hoạt động truyền thống củangânhàngthươngmại như huy động vốn và cho vay. Các dịchvụngânhàng được đề cập ở đây là các hoạt động gắn liền với việc thu phí, hưởng hoa hồng do các ngânhàngthươngmại thực hiện thông qua việc phục vụ các doanh nghiệp, các tổ chức, các cá nhân nhằm tăng nguồn thu cho ngân hàng. 1.1.2Đặc điểm củadịchvụNgânhàngDịchvụngânhàng trước hết mang những đặc điểm chung của hoạt động dịchvụ như: dịchvụ là vô hình (phi vật chất). Tính vô hình là đặc điểm để phân biệt sản phẩm dịchvụ với các sản phẩm của ngành sản xuất vật chất khác trong các ngành kinh tế. Bởi vô hình nên sản xuất và cung ứng dịchvụ diễn ra đồng thời nhưng không thể sản xuất hàng loạt và lưu giữ trong kho để sau đó tiêu dùng. Ngoài ra, dịchvụngânhàng có những đặc điểm nổi bật sau: Một là, hoạt động dịchvụ không đòi hỏi các ngânhàngthươngmại phải sử dụng nguồn vốn của mình. Đây là một thuận lợi lớn cho các ngânhàngthươngmại có vốn tự có hạn hẹp như các ngânhàngthươngmại Việt Nam. Do vậy, việc mở rộng hoạt động dịchvụ các loại trở thành lĩnh vực rất cần được các ngânhàngthươngmại quan tâm triển khai. Hai là, hoạt động dịchvụcủangânhàngthươngmại trực tiếp hoặc gián tiếp làm tăng thu nhập củangânhàng thông qua việc thu phí, chênh lệch giá, hoa hồng… Nếu hoạt động tín dụng đem lại nguồn thu nhập từ chênh lệch lãi suất cho vay thu được và lãi suất đầu vào phải trả thì đối với các hoạt động dịchvụ thu nhập được hình thành từ phí dịch vụ, chênh lệch giá, hoa hồng… (gọi chung là phí dịch vụ). Mộtsốdịchvụ không đem lại nguồn thu trực tiếp cho ngânhàng nhưng lại nhằm thúc đẩy sự phát triển dịchvụ khác hoặc tăng sức cạnh tranh củangânhàng nhằm lôi kéo khách hàng. Hoạt động dịchvụ đem lại lợi nhuận cao cho ngânhàngthươngmại do chi phí ban đầu thường thấp. Đây được coi là một lĩnh vực kinh doanh hiệu quả thu hút các ngânhàngthươngmại hiện đại trên thế giới. Ba là, hoạt động dịchvụ được xếp vào những lĩnh vực kinh doanh tương đối an toàn, có rủi ro thấp. Vì thế, mở rộng hoạt động dịchvụ sẽ giúp ngânhàng hạn chế những rủi ro như rủi ro lãi suất, đặc biệt là những rủi ro tín dụng do tính chất thông tin bất cân xứng của thị trường tài chính đem lại. Bốn là, hoạt động dịchvụngânhàng đòi hỏi cơ sở hạ tầng tương xứng. Các ngânhàngthươngmại không thể triển khai hoạt động dịchvụ phục vụ khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp nếu cơ sở vật chất nghèo nàn,lạc hậu. Hoạt động này gắn liền với sự phát triển của công nghệ hiện đại trong lĩnh vực ngân hàng. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ năng động, nhiệt tình và thành thạo trong các hoạt động nghiệp vụ cũng là đòi hỏi của hoạt động dịchvụngân hàng. Năm là, Các dịchvụngânhàng mang tính hỗ trợ cao, có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Sự ra đời và phát triển dịchvụ này là tiền đề cho sự ra đời và phát triển củadịchvụ khác. Ví dụ: Dịchvụ thanh toán quốc tế phát triển đã đẩy mạnh sự phát triển củadịchvụ mua bán ngoại tệ.v.v… Nhờ đó, đã tạo nên sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các dịchvụ trong sự phát triển dịchvụngân hàng. Ngânhàng có thể cung cấp những dịchvụ trọn gói cho khách hàng. 1.2 CÁC DỊCHVỤNGÂNHÀNG CHỦ YẾU Ngânhàng thực hiện rất nhiều các nghiệp vụ khác nhau, trong đó có thể kể đến mộtsố hoạt động cơ bản như sau: 1.2.1 Nhận tiền gửi Đây là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất đối với hoạt động kinh doanh củamộtngânhàngthương mại. Hoạt động nhận tiền gửi giúp ngânhàng có được nguồn vốn để từ đó thực hiện các hoạt động kinh doanh khác, đặc biệt là nghiệp vụ cho vay. Một trong những nguồn vốn quan trọng là các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng. Khách hàng có những khoản tiền nhàn rỗi tạm thời chưa có nhu cầu sử dụng có thể gửi vào ngânhàng trong khoảng thời gian ngắn hoặc dài tuỳ nhu cầu dự kiến sử dụng trong tương lai. Vì đây là nguồn vốn quan trọng, hơn nữa trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt nên các ngânhàng đã tìm mọi cách để huy động nguồn vốn này bằng nhiều phương thức khác nhau đồng thời cố gắng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người gửi tiền. Một nguồn vốn khác là lượng tiền trên các tài khoản tiền gửi giao dịch mà ngânhàng có thể sử dụng trong thời gian khách hàng chưa cần dùng đến. Đây là loại tài khoản tiền gửi cho phép người gửi tiền viết séc thanh toán cho việc mua hàng hoá, dịchvụ và các nhu cầu cá nhân khác. Ngoài ra, ngânhàng còn có thể huy động vốn từ nền kinh tế bằng việc phát hành các chứng khoán nợ trên thị trường tài chính như: chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu. Để thu hút được nguồn vốn này, ngânhàngthường phát hành các loại chứng khoán với nhiều loại kỳ hạn, mức lãi suất khác nhau, có thể ghi danh hoặc không ghi danh. 1.2.2 Cho vay Chiết khấu Ngay ở thời kỳ đầu, các ngânhàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với các doanh nhân địa phương thông qua việc mua bán các khoản nợ của khách hàng (người bán chuyển các khoản phải thu cho ngânhàngđể lấy tiền trước). Ngày nay, không chỉ dừng lại ở chiết khấu thương phiếu, các ngânhàngthươngmại còn chiết khấu các chứng khoán đang còn thời hạn thanh toán. Qua nghiệp vụ này các ngânhàng thu được lãi suất chiết khấu, còn khách hàng được đáp ứng nhu cầu về vốn. Cho vay thươngmại Thay vì tài trợ gián tiếp dưới hình thức chiết khấu, các ngânhàng còn cho vay trực tiếp đối với các khách hàng (là người mua) giúp họ có vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Hình thức cho vay thươngmại có thể là cho vay ngắn hạn dự trữ hàng tồn kho, hoặc cho vay trung, dài hạn để đầu tư cho việc mua máy móc, thiết bị, nhà xưởng.v.v… Cho vay tiêu dùng Trong giai đoạn đầu, các ngânhàng không nhiệt tình cho vay với các cá nhân và hộ gia đình do có mức sinh lời không cao và nhiều rủi ro. Song sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng và sự cạnh tranh trong cho vay đã hướng các ngânhàng tới người tiêu dùng như là những khách hàng tiềm năng. Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, tín dụng tiêu dùng đã trở thành một trong những loại hình tín dụng có mức tăng trưởng nhanh nhất. Cho vay tài trợ dự án Các ngânhàng ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ cho chi phí xây dựng nhà máy mới đặc biệt là trong ngành công nghệ cao. Do rủi ro trong loại hình này nói chung là cao nên chúng thường được thực hiện qua một công ty đầu tư cùng với sự tham gia của các nhà đầu tư khác để chia sẻ rủi ro. Cho thuê thiết bị trung và dài hạn (leasing) Hiện nay, rất nhiều ngânhàng cho khách hàng kinh doanh quyền lựa chọn mua các thiết bị, máy móc, thông qua hợp đồng thuê mua, trong đó ngânhàng mua thiết bị và cho khách hàng thuê. Các ngânhàng phát triển nghiệp vụ này để phục vụ cho những khách hàng không đủ điều kiện vay như một biện pháp bảo đảm an toàn vốn do tài sản trong thời gian thuê vẫn thuộc sở hữu củangân hàng. Tài trợ các hoạt động của chính phủ Vào những năm đầu của cuộc cách mạng công nghiệp, khả năng huy động vốn và cho vay với khối lượng lớn củangânhàng đã trở thành tâm điểm chú ý của các Chính phủ. Do vậy, thông thườngngânhàng được cấp giấy phép thành lập với điều kiện phải mua trái phiếu Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà ngânhàng huy động được. Đây chính là hình thức tài trợ cho khoản bội chi ngân sách (đặc biệt trong thời kỳ chiến tranh thế giới hay khủng hoảng kinh tế). 1.2.3 Dịchvụ thanh toán Dịchvụ này tạo điều kiện cho cho các khách hàng thực hiện các khoản thanh toán mà không phải mang đi mang lại một lượng lớn tiền mặt, mở đầu cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt là thanh toán qua ngân hàng, là tổng hợp các mối quan hệ chi trả tiền tệ được thực hiện bằng cách trích chuyển từ tài khoản của người này sang tài khoản của người khác với sự kiểm soát củangânhàng mà không cần dùng tiền mặt. Trong mối quan hệ giữa ngânhàng và khách hàng, ngoài những nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Khối lượng và chất lượng của nghiệp vụ thanh toán củangânhàngthươngmạivề phương diện vi mô, nó tác động đến sự tăng giảm nguồn tài nguyên khả dụng củangânhàng và sự khai thác của nguồn tài nguyên đó. Do vậy, ngânhàng cần phải sử dụng các công cụ thanh toán một cách thuận tiện, hữu hiệu và chính xác. Các công cụ thanh toán qua ngânhàng bao gồm: Séc Séc là một tờ mênh lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản, ra lệnh cho ngânhàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc theo lệnh của ngời ấy hoặc trả cho người cầm séc mộtsố tiền nhất định bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản. Séc bao gồm nhiều loại: Séc ký danh, séc vô danh, séc tiền mặt, séc chuyển khoản, séc bảo chi, séc định mức, séc du lịch… Thanh toán chuyển tiền Thanh toán chuyển tiền là phương thức thanh toán cho phép một người dù có hay không có tài khoản tại ngânhàng có thể trả tiền vào tài khoản của người khác. Phương tiện này đặc biệt có ích trong việc thanh toán các hoá đơn tiền điện, cước điện thoại… Uỷ nhiệm thu Uỷ nhiệm thu là nghiệp vụ thu tiền mà trong đó người bán uỷ thác cho ngânhàng thu một khoản tiền của người mua theo hợp đồng mua bán mà người mua và người bán ký. Uỷ nhiệm thu là mộtvăn thư do khách hàng lập để yêu cầu ngânhàng thu một khoản tiền ở người mua trong trường hợp bên mua và bên bán có tài khoản ở hai ngânhàng khác nhau. Đây là thể thức thanh toán phức tạp, chậm, rườm rà, không phù hợp với hoạt động củangânhàng trong nền kinh tế thị trường, chỉ phù hợp với kho bạc Nhà nước hoặc là thủ tục áp dụng trong việc mua bán với nước ngoài. Uỷ nhiệm chi Uỷ nhiệm chi là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn củangân hàng, yêu cầu ngânhàng phục vụ mình trích tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng. Thanh toán bằng thẻ Hoạt động nghiệp vụ thẻ thanh toán qua ngânhàng trên thế giới ra đời từ năm 1946. Nhưng nó chỉ thực sự trở thành bước ngoặt trong ngành dịchvụ tài chính – ngânhàng khi vào năm 1949, Frak McNamara, một chủ doanh nghiệp người Mỹ phát minh ra tấm thẻ thanh toán mang tên Dinner’s Club. Với tấm thẻ này, chủ thẻ có thể thanh toán tiền mua hàng hoá, chi trả tiền dịchvụ qua máy đọc thẻ POS hoặc rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động ATM. Công nghệ thanh toán thẻ với nhiều ưu việt nổi trội của nó so với thanh toán bằng tiền mặt như không lãng phí vốn trong nền kinh tế, giảm thiểu rủi ro, thuận tiện cho khách hàng đặc biệt là những người hay phải đi xa…nên thẻ thanh toán đã nhanh chóng đi vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Thẻ là một sản phẩm dịchvụ có nhiều tiện ích, an toàn dựa trên cơ sởsở công nghệ hiện đại được ngânhàng cung cấp cho khách hàng nhằm hạn chế việc thanh toán bằng tiền mặt khi mà dân số ngày càng tăng, khối lượng giao dịch ngày càng lớn. Đồng thời đây cũng là loại hình dịchvụ làm tăng thêm nguồn thu nhập và khả năng cạnh tranh cho ngân hàng. Các ngânhàngthường phát hành thẻ củangânhàng mình với các loại như thẻ từ, thẻ chíp, thẻ thông minh…Ngoài ra, còn có những tổ chức thẻ Quốc tế như Master, Visa, Amex…với các sản phẩm thẻ như Visa, Mastercard, Amex, Dinner’s Club…Dịch vụ thẻ đã được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Số lượng thẻ đã phát hành và đang sử dụng vào khoảng trên 2 tỷ, với trên 21 triệu đại lý chấp nhận thanh toán thẻ, hơn 700.000 máy rút tiền tự động ATM trên thế giới. Ở Việt Nam, hoạt động thanh toán thẻ mới chỉ được triển khai từ đầu những năm 90 với sự đi đầu củangânhàng Ngoại thương Việt Nam. Song cho đến nay đã có trên 20 ngânhàng trong nước đã và đang triển khai dịchvụ này. Thư tín dụng [...]... “cung” dịchvụNgân hàng, đồng thời góp phần kích “cầu” vềdịchvụngânhàngcủa nền kinh tế 1.3.2 Sự cần thiết của việc phát triển dịchvụngânhàngthươngmạiNgânhàng là ngành cung ứng dịchvụ đặc biệt đối với dân cư và nên kinh tế, sự tồn tại củangânhàng gắn với sự tồn tại của các dịchvụ do ngânhàng cung ứng Do vậy, phát triển dịchvụngânhàng là hết sức cần thiết nhằm góp phần củng cố ngân hàng. .. thuộc vào số lượng danh mục các dịchvụ mà ngânhàng cung cấp, giá cả dịch vụ, chất lượng dịch vụ, uy tín củangânhàngSố lượng các dịchvụngânhàng ngày càng nhiều thì ngânhàng càng có khả năng tăng doanh thu Giá cả dịchvụ cũng là một tiêu thức mà khách hàng dựa vào đó lựa chọn ngânhàng cung cấp dịchvụ Khách hàng có xu hướng chọn những ngânhàng có mức thu phí dịchvụ hợp lý mà vẫn đảm bảo chất... các ngânhàngthươngmại Việt Nam cần đẩy mạnh doanh thu từ hoạt động dịchvụ thông qua việc phát triển các sản phẩm dịchvụngânhàngmột cách mạnh mẽ hơn 1.3.3.4 Đối tượng khách hàng phục vụ Ngày nay, những khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịchvụngânhàng ngày càng đông, thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi đối tượng Trước kia, khách hàngcủa các ngânhàngthươngmại đặc biệt là ngânhàngthương mại. .. Do vậy, các ngânhàng (thường là những ngânhàngthươngmại lớn) cung cấp dịchvụngânhàng đại lý cho các ngânhàng khác như thanh toán hộ, phát hành hộ các chứng chỉ tiền gửi, làm ngânhàng đầu mối trong đồng tài trợ Bên cạnh những dịchvụ kể trên, ngânhàng còn có các dịchvụ khác như cung cấp các kế hoạch hưu trí, cung cấp dịchvụ quỹ tương hỗ và trợ cấp, cung cấp các dịchvụcủangânhàng quốc tế…... năng lực cạnh tranh củangânhàngthươngmại theo các tiêu thức: số lượng danh mục sản phẩm dịchvụ do ngânhàng cung cấp hoặc chủng loại trong mỗi danh mục sản phẩm dịchvụ Do vậy, đây là một trong những tiêu thức đầu tiên đánh giá sự phát triển củadịchvụngânhàng 1.3.3.2 Doanh thu từ hoạt động dịchvụ Hoạt động dịchvụ đem lại nguồn thu nhập cho ngânhàng thông qua thu phí dịch vụ, hoa hồng đại... là các ngânhàng khai thác các sản phẩm dịchvụ đó như thế nào để áp dụng tại ngânhàng mình cho phù hợp nhằm đa dạng hoá các loại hình dịchvụ Các ngânhàng hiện giờ nói chung đều phát triển theo xu hướng trở thành các “bách hoá tài chính” hay “siêu thị ngânhàng – nơi mà đó sẵn sàng cung cấp bất cứ dịchvụngânhàng nào mà khách hàng có nhu cầu Mộtngânhàngthươngmại có số lượng dịchvụ càng nhiều... ngày càng gay gắt giữa các ngânhàngthươngmại trong nước với các ngânhàng nước ngoài Hiện nay, ở Việt Nam cung cấp dịchvụngânhàng có 5 ngânhàngthươngmại Nhà nước, 01 ngânhàng chính sách xã hội, 35 ngânhàngthươngmại cổ phần, 37 chi nhánh ngânhàng nước ngoài, 6 ngânhàng liên doanh, 8 công ty tài chính, 11 công ty cho thuê tài chính, 46 văn phòng đại diện ngânhàng nước ngoài, 1 quỹ tín dụng... hàng Nhờ đó mà các dịchvụngânhàng ngày càng được mở rộng và hoàn thiện 1.4 KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN DỊCHVỤCỦAMỘTSỐNGÂNHÀNG LỚN TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI NGÂNHÀNG VIỆT NAM 1.4.1 Kinh nghiệm của CITIGROUP Là một trong những ngânhàng lớn nhất nước Mỹ và thế giới, Citigroup cung cấp một hệ thống dịchvụ vô cùng đa dạng và phong phú cho khác hàng, bao gồm khách hàng cá nhân và khách hàng. .. dịchvụcủa các ngânhàngthươngmạiMộtngânhàng có trụ sở làm việc khang trang, bề thế, cơ sở vật chất tiện nghi, đầy đủ sẽ tạo được tâm lý tốt và gây ấn tượng với mỗi khách hàng khi đến ngân hàng, từ đó sẽ thu hút được khách hàng ngày càng đông và đó chính là yếu tố quan trọng cho việc phát triển dịchvụngânhàng Mặt khác, mở rộng các loại hình dịch vụ, đặc biệt là các loại hình dịchvụngân hàng. .. các ngânhàng có rất nhiều chuyên gia về quản lý tài chính Ngânhàng cung cấp dịchvụ tư vấn dựa trên nhu cầu của khách hàng và đội ngũ chuyên gia tài chính của mình Ngânhàng có thể tư vấn về thuế, tư vấnvề đầu tư, về quản lý tài chính, về thành lập, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, tư vấn về công nghệ, thị trường cho các doanh nghiệp trên cơ sở quan hệ với khách hàng và thông tin về thị trường, về . MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 . KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1Khái niệm Ngân hàng là một. “cầu” về dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế. 1.3.2 Sự cần thiết của việc phát triển dịch vụ ngân hàng thương mại Ngân hàng là ngành cung ứng dịch vụ đặc