Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 34 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
34
Dung lượng
56,77 KB
Nội dung
THỰCTRẠNGCPHCÁCDNNN Ở NƯỚCTAHIỆN NAY. I. THỰCTRẠNGDNNN TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH CPH 1.Đánh giá tình hình DNNN trước khi CPH. CácDNNNở Việt Nam được hình thành từ năm 1954 ở miền Bắc và năm 1975 ở miền Nam. Do hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau và được xây dựng trên cơ sở của nhiều quan điểm nên cácDNNNở Việt Nam còn tồn tại nhiều mặt yếu kém . Biểu hiện: - Quy mô DN phần lớn nhỏ bé, cơ cấu phân tán, biểu hiệnở số lượng lao động và mức độ tích luỹ vốn. Theo báo cáo của Bộ Tài chính về các chỉ tiêu chủ yếu năm 1992 thì cả nước có trên 2/3 tổng số DNNN có số lượng lao động dưới 200 người, chỉ có 4% so với DN có số lao động trên 100 người. Số lao động trong khu vực DNNN chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong tổng số lao động xã hội – khoảng 5 đến 6%. - Trình độ kỹ thuật, công nghệ lạc hậu. Trừ một số rất ít ( 18% ) số DNNN được đầu tư mới đây ( sau 1986 ), phần lớn cácDNNN được thành lập khá lâu, có trình độ kỹ thuật thấp. Theo báo cáo điều tra của Bộ Khoa học – Công nghệ và môi trường thì trình độ công nghệ trong cácDNNN của Việt Nam kém cácnước từ 3 đến 4 thế hệ. Các DN còn sử dụng trang bị kỹ thuật từ 1939 và trước đó. Mặt khác, đại bộ phận DNNN được xây dựng bằng kỹ thuật của nhiều nước khác nhau nên tính đồng bộ của các doanh nghiệp thấp. Vì vậy khi chuyển sang kinh tế thị trường, cácDNNN khó có khả năng cạnh tranh cả trong nước và quốc tế. - Việc phân bố còn bất hợp lý về ngành và vùng. Khi chuyển sang kinh tế thị trường, cácDNNN không còn được bao cấp mọi mặt như trước nữa. Đã thế lại bị các thành phần kinh tế khác cạnh tranh quyết liệt nên nhiều DNNN không trụ nổi, buộc phải phá sản, giải thể, đặc biệt trong những năm gần đây chúng ta đã tiến hành cải cách DNNN. Chuyển đổi cơ chế đã làm cho DNNN năng động hơn, hiệu quả hơn. Số lượng DNNN trước 1989 là 12.084 đến ngày 1/4/1994 còn 6.264 DNNN nhưng tỷ trọng GDP của khu vực kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân lại tăng lên, từ 37,6% năm 1986 tăng lên 43,3% năm 1995, năm 2000 khoảng 39%; đồng thời mức GDP của khu vực kinh tế Nhà nước cũng tăng trưởng với nhịp độ cao, trong 5 năm 1991-1995, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của khu vực DNNN đạt 11,7%, trong đó của toàn bộ nền kinh tế quốc dân chỉ là 8,2%. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế . Tốc độ tăng trưởng kinh tế 1976-1980 1981-1985 1986-1990 1991-1997 bình quân hàng năm (%) 0,4 6,4 3 7,8-8,5 Tỷ trọng kinh tế quốc doanh 1986 1990 1995 2000 Trong GDP (%) 37,6 34,1 43,3 39 ( Theo số liệu của Cục thống kê ) Sau 10 năm đổi mới, cácDNNN đã và đang chuyển biến khá căn bản. Nhưng nhìn chung cácDNNN vẫn rất khó khăn, hiệu quả kinh doanh còn thấp, nhiều DN vẫn làm ăn thua lỗ triền miên, hoạt động cầm chừng; sự đóng góp của DNNN cho ngân sách chưa tương xứng với phần đầu tư của Nhà nước cho nó cũng như với tiềm lực của DNNN; tình trạng mất và thất thoát lớn về vốn đang diễn ra hết sức nghiêm trọng, việc quản lý đối với DNNN còn quá yếu kém, đặc biệt nghiêm trọng là tình hình buông lỏng quản lý tài chính làm Nhà nước mất vai trò thực sự là người chủ sở hữu, tình trạng phân hoá, chênh lệch trong thu nhập ngày càng tăng ( có nhiều DN thu nhập bình quân trên 1 triệu đồng /người/tháng,trong khi đó nhiều DN công nhân không được đảm bảo mức lương tối thiểu ). 2. Nguyên nhân của thực trạng. Do sự ảnh hưởng nặng nề của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung cao độ trong điều kiện chiến tranh kéo dài, của tư tưởng không đúng của mô hình CNXH trước đây. Trong tư duy cũng như trong thực tiễn xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH trước đây, người ta thường xem nhẹ các quy luật kinh tế khách quan của thị trường, coi kinh tế thị trường là riêng có của CNTB. Từ đó dẫn đến hậu quả là việc hạch toán kinh tế ởcác DN mang tính hình thức, các DN thực chất chỉ là người sản xuất, “gia công” cho Nhà nước chứ không phải là một cơ sở kinh doanh, không có quyền tự chủ kinh doanh. Trong điều kiện như vậy rõ ràng DNNN rất xa lạ với mô hình DN theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Do sự yếu kém của nền kinh tế, chủ yếu là LLSX. Sự yếu kém của LLSX ở nướctahiệnnay biểu hiện rõ nhất là sự thấp kém lạc hậu của kết cấu hạ tầng của toàn bộ nền kinh tế cũng như của mỗi DN. Đây là lực cản hàng đầu đối với sự cất cánh mỗi DN cũng như của cả nền kinh tế. Trình độ kết cấu hạ tầng và dịch vụ của nướcta chỉ ở dưới mức trung bình so với cácnước đang phát triển. Sự yếu kém của nến kinh tế còn thể hiệnở chỗ chưa có tích luỹ nội bộ, chưa có khả năng chi trả số nợ đến hạn và quá hạn. Khả năng vay vốn nước ngoài cũng không phải là thuận lợi bởi lẽ ta còn nợ lớn, khó có khả năng trả trong thời gian nhất định. Mặt khác, hiệu quả kinh doanh của các DN còn quá thấp, lãi suất kinh doanh còn quá cao trong khi khả năng cạnh tranh của sản phẩm và kinh nghiệm kinh doanh của DN Việt Nam trên thị trường thế giới còn yếu kém. Trình độ quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế nói chung, đối với DN nói riêng nhìn chung còn nhiều yếu kém. Hệ thống pháp luật , chính sách quản lý chưa hoàn chỉnh, phần lớn vẫn là các văn bản pháp quy dưới luật, có nhiều quy định mâu thuẫn nhau. Chưa tổ chức kịp thời hệ thống toà án kinh tế nhằm đảm bảo nghiêm chỉnh pháp luật kinh tế . Trong hoạt động quản lý Nhà nước, tệ cửa quyền, thủ tục quản lý hành chính quá phiền hà đối với DN và công dân còn phổ biến. Trong các văn bản pháp luật hiện hành chưa phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước với hoạt động quản lý kinh doanh của DN. Chưa xác định danh mục ngành nghề, quy mô kinh tế Nhà nước trong cơ cấu hợp lý của nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay. Đối với DNNN, chưa xác định rõ đại diện chủ sở hữu Nhà nước, chưa có quy chế phù hợp về giám đốc, tập thể công nhân, viên chức, về sự lãnh đạo của tổ chức Đảng trong DN. Việc làm thí điểm HĐQT chưa tổng kết, nghiên cứu để có kết luận rõ sự cần thiết, phạm vi ứng dụng, quy chế tổ chức và hoạt động của HĐQT đối với DNNN. Trong qúa trình chuyển đổi cơ chế quản lý , nhiều văn bản quản lý cũ đã lỗi thời song chưa được huỷ bỏ, những văn bản mới có nhiều sơ hở nhưng không kịp thời sửa đổi nên đã bị lợi dụng phục vụ lợi ích trước mắt, cục bộ, ngành, gây nhiều tiêu cực, vô hiệu hoá những quy định mới đúng đắn của Nhà nước. Một số công tác đặc biệt quan trọng về quản lý đối với DN như quản lý tài chính , kế toán, kiểm toán, thanh tra, giám sát thi hành pháp luật chưa chuyển biến kịp trong môi trường kinh doanh mới có lúc buông lỏng nên Nhà nước không nắm được thựctrạng tài chính , hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp . Ngược lại, có nơi có lúc lại có quá nhiều cơ quan thanh tra, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp một cách tuỳ tiện. Trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường, Đảng và Nhà nước chậm và không cương quyết trong việc cải cách chế độ sở hữu trong các DNNN. Về mặt pháp lý, tài sản , tiền vốn trong cácDNNN thuộc sở hữu toàn dân nhưng trên thực tế , tính chất toàn dân của sở hữu trong cácDNNN bị hao mòn một cách nghiêm trọng. Do các hình thức cụ thể của sở hữu toàn dân về mặt kinh tế không được xác định nên hầu hết những người lao động trong cácDNNN thờ ơ và xa cách đối với sở hữu toàn dân. Quan niệm sở hữu này không phải là của ai cả đã bám rễ ngày càng sâu trong suy nghĩ và hành động của họ.Tình hình không rõ ai là chủ sở hữu đích thực là nguyên nhân tham nhũng của những kẻ có chức quyền và sự lãnh đạm, thiếu trách nhiệm, thiếu kỷ cương và kỷ luật của người lao động, của sự giảm sút về năng suất, chất lượng và hiệu quả, thiếu minh bạch trong phân phối thu nhập… trong các DNNN. Thêm vào đó, một bộ phận cán bộ quản lý,đặc biệt là giám đốc trong cácDNNN không thạo kinh doanh , không có đủ kiến thức và kinh nghiệm cần thiết về quản lý nền kinh tế thị trường, thiếu năng động và không dám mạo hiểm trong kinh doanh. Bởi vì họ chưa bao giờ được đào tạo một cách có hệ thống . Việc trao cho giám đốc nhiều quyền lực , đặc biệt là quyền lực của chủ sở hữu trong khi không có cơ chế kiểm tra, giám sát hữu hiệu những hoạt động của họ đã là một trong những nguyên nhân cơ bản của tình hình lãng phí, tham nhũng nghiêm trọng tài sản , tiền vốn của Nhà nước. Tóm lại, cácDNNNởnướcta do yếu tố lịch sử để lại đã và đang đóng góp vai trò to lớn gần như tuyệt đối trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân nhưng lại hoạt động kém hiệu quả và phát sinh nhiều tiêu cực. Quá trình chuyển đất nước sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước tất yếu phải đổi mới căn bản DNNN. Đây là một mâu thuẫn lớn song bắt buộc phải kiên quyết đổi mới, phải có giải pháp và bước đi phù hợp với trình độ thực tế cơ sở. Do đó với mục tiêu và quan điểm đổi mới DNNN, Đảng và Nhà nướcta đã chủ trương chuyển một số DNNN sang CTCP và coi giải pháp đẩy nhanh tiến trình CPH là để nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN. II. TÌNH HÌNH CPHCÁCDNNN TỪ 1991 ĐẾN NAY. 1. Mục tiêu cổ phần hoá. Mục tiêu CPHDNNN là một vấn đề luôn luôn được Đảng và Chính phủ quan tâm nghiên cứu xác định. Đại hội Đảng lần thứ VIII chủ trương “Triển khai tích cực và vững chắc việc CPHDNNN để huy động thêm vốn, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, làm cho tài sản Nhà nước ngày càng tăng lên, không phải để tư nhân hoá”. Nghị định 28/ CP ngày 7/5/1996 của Chính phủ về “Chuyển một số DNNN thành CTCP” khẳng định: “CPH DNNN là huy động vốn của công nhân viên chức trong DN , cá nhân, các tổ chức trong và ngoài nước để đổi mới đầu tư công nghệ, phát triển doanh nghiệp và tạo điều kiện cho những người góp vốn và công nhân viên chức trong doanh nghiệp có cổ phần được nâng cao vai trò làm chủ thực sự, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả”. Theo “Đề án thí điểm chuyển một số DNNN sang CTCP” ban hành theo Quyết định 202-HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) thì mục tiêu của CPH bao gồm: - Chuyển một phần quyền sở hữu tài sản của Nhà nước thành sở hữu của các cổ đông nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . - Huy động một khối lượng vốn nhất định ở trong và ngoài nước để đầu tư cho sản xuất kinh doanh. - Tạo điều kiện để người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp . Với ba mục tiêu trên có thể thấy rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh trong cácDNNN cần được giải quyết một cách cơ bản. CPH là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề cơ bản này, đồng thời tạo ra một mô hình doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường và đáp ứng yêu cầu của kinh doanh hiện đại. So với mục tiêu CPH của nhiều nước trên thế giới, mục tiêu đặt ra ởnướcta được lựa chọn cơ bản và khiêm tốn hơn, không đặt ra quá nhiều và quá cao như ở một số nước. Tuy nhiên, nếu thựchiện được mục tiêu nêu trên thì sẽ tạo điều kiện để thựchiệncác mục tiêu khác như: giảm gánh nặng trợ cấp từ ngân sách Nhà nước, thu hút được các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, hình thành TTCK và sở giao dịch chứng khoán. Để đẩy mạnh CPHcácDNNN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chúng, ngày 29/6/1998 Chính phủ đã ra quyết định số 44/1998/NĐ-CP “Về chuyển một số DNNN thành CTCP” nhằm hai mục tiêu sau: - Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu DNNN. - Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và những người đã góp vốn được làm chủ thực sự ; thay đổi phương thức quản lý , tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng tài sản Nhà nước, nâng cao thu nhập của người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế của đất nước. Qua những văn bản cơ bản trên có thể khẳng định các mục tiêu của CPH đã được xác định một cách rõ ràng và nhất quán. Song phải chăng coi huy động vốn để phát triển doanh nghiệp là mục tiêu hàng đầu, nâng cao vai trò làm chủ thực sự, tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả là mục tiêu hàng thứ, hay hai mục tiêu ở vị trí ngang bằng nhau. Huy động vốn và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn là một trong những điều kiện quan trọng hàng đầu để đẩy nhanh công cuộc CNH- HĐH đất nước. Đó cũng là điều kiện tối quan trọng để nâng cao hiệu quả cạnh tranh, mở rộng sản xuất kinh doanh của các DN. Hiệnnay vốn kinh doanh đang là một trong những vấn đề nan giải của các DN. Để huy động vốn, doanh nghiệp phải đảm bảo nhiều điều kiện, trong đó khả năng kinh doanh có hiệu quả được coi là điều kiện tiên quyết. Đặt việc huy động vốn cho phát triển DN như một mục tiêu hàng đầu sẽ gây cảm nhận việc CPH xuất phát từ yêu cầu giải quyết khó khăn của Nhà nước trong việc đảm bảo vốn DN. Điều đó đến lượt mình, có thể lại gây trở ngại cho việc thựchiện chính mục tiêu ấy, người lao động không thấy được động lực kinh tế trực tiếp trong việc góp vốn của mình. Trong cơ chế thị trường, để thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN nằm ở sự gắn bó mật thiết giữa quyền sở hữu với quyền quản lý và sử dụng tài sản của DN, xác định rõ người chủ đích thực của các tài sản đó. Việc huy động thêm vốn từ CPH là điều kiện xác lập người chủ một bộ phận tài sản của DN, người chủ ấy cùng với người đại diện Nhà nướcở DN quản lý điều hành hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả nhất. Hơn nữa, việc huy động thêm vốn chỉ là phương tiện thiết yếu để đạt tới mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế mà thôi. Nếu không được quản lý sử dụng tốt số vốn được huy động đó mà cũng không thể mang lại hiệu quả mong muốn. Theo những lập luận trên, mục tiêu hàng đầu CPH là thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở đảm bảo vai trò làm chủ thực sự của những người chủ sở hữu tài sản . Huy động thêm vốn bằng bán cổ phần và phát hành cổ phiếu là điều kiện cần thiết để tạo thành những người chủ đích thực của doanh nghiệp , nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào sử dụng vốn hiện có và vốn huy động thêm. 2. Tiến trình CPHở Việt Nam. 2.1. Giai đoạn 1: Thí điểm CPH từ 1992 đến tháng 5 /1996. a) Chủ trương thựchiệnCPH của Đảng và Nhà nước. Một trong những nội dung của đổi mới quản lý kinh tế , thựchiện quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp là việc thí điểm chuyển một số DNNN thành CTCP theo Quyết định 143/HĐBT ngày 10/5/1992. Ngày 8/6/1992, Chính phủ đã có Quyết định 202/HĐBT về việc " Tiếp tục thí điểm chuyển một số DNNN thành CTCP " và Chỉ thị 84/TTg ngày 4/3/1993 nhằm xúc tiến thựchiện thí điểm, CPHDNNN và các biện pháp đa dạng hoá hình thức sở hữu đối với DNNN. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII tháng 11/1994, Đảng chỉ đạo “Để thu hút thêm vốn, tạo thêm động lực, ngăn chặn tiêu cực, thúc đẩy DNNN làm ăn có hiệu quả cần thựchiệncác hình thứcCPH có mức độ thích hợp với tính chất và lĩnh vực sản xuất kinh doanh , trong đó sở hữu Nhà nước chiếm tỷ lệ cổ phiếu chi phối”. Nghị quyết Bộ chính trị về tiếp tục đổi mới để phát huy vai trò chủ đạo của DNNN (số 10/NQ-TW ngày 17/3/1995 ) ghi: “Thực hiện từng bước vững chắc việc CPH một bộ phận DNNN không cần Nhà nước đầu tư 100% vốn. Tuỳ tính chất, loại hình doanh nghiệp mà tiến hành bán một tỷ lệ cổ phần cho công nhân viên chức làm việc tại doanh nghiệp để tạo thêm động lực bên trong trực tiếp thúc đẩy và phát triển và bán cổ phiếu cho tổ chức hay cá nhân ngoài doanh nghiệp để thu hút thêm vốn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh”. a) Nội dung của các chủ trương. Thứ nhất, phải phân biệt CPH và tư nhân hoá: - CPH là một quá trình chuyển DNNN thành CTCP, từ doanh nghiệp một chủ sở hữu duy nhất là Nhà nước sang doanh nghiệp nhiều sở hữu là các cổ đông trong đó Nhà nước là cổ đông nắm giữ cổ phần chi phối. - Tư nhân hóa là chuyển sở hữu Nhà nước vào tay tư nhân. Thứ hai, mục tiêu của việc CPH trong giai đoạn thí điểm là: - Chuyển một phần sở hữu Nhà nước thành sở hữu các cổ đông nhầm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh . - Phải huy động được khối lượng vốn lớn nhất định ở trong và ngoài nước. - Tạo điều kiện để người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp . Thứ ba, DN được chọn làm thí điểm CPH là những doanh nghiệp: - Có quy mô vừa. - Đang kinh doanh có lãi hoặc trước mắt đang gặp khó khăn nhưng có triển vọng sẽ hoạt động tốt. - Không thuộc diện những DNNN cần phải giữ 100% vốn. Thứ tư, đối tượng bán cổ phần theo thứ tự ưu tiên như sau: - Cán bộ công nhân viên chức trong doanh nghiệp . - Các tổ chức kinh tế xã hội trong nước. - Các cá nhân trong nước. Thứ năm, việc xác định giá trị doanh nghiệp được tiến hành trên cơ sở số liệu của văn bản giao vốn và hệ số bảo toàn vốn qua các năm và giá trị tăng thêm do các yếu tố lợi thế mang lại. Các khoản thua lỗ, nợ nần, hàng hoá tồn kho kém, mất phẩm chất…không được đưa vào giá trị doanh nghiệp bán cổ phần và giao cho doanh nghiệp tự xử lý trước khi tiến hành thí điểm CPH. Thứ sáu, doanh nghiệp thí điểm CPH được ưu đãi giảm 50% thuế lợi tức trong hai năm kể từ khi thựchiện CPH. Thứ bảy, người lao động trong DNNN chuyển sang CTCP được ưu đãi trong việc mua cổ phần trả chậm không quá 12 tháng và được chia phúc lợi, khen thưởng ( nếu còn dư tại thời điểm CPH ) để mua cổ phần trên nguyên tắc công bằng và tương xứng với mức độ đóng góp. c) Quá trình thựchiện CPH. Thựchiện Quyết định số 202/CT, các bộ, ngành đã hướng dẫn DNNN đăng ký thựchiện thí điểm chuyển sang CTCP. Trên cơ sở số lượng DNNN đã đăng ký, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Thủ tướng Chính phủ ) đã ra Quyết định số 203/C T ngày 8/6/1992 chọn 7 DNNN do Chính phủ chỉ đạo thí điểm chuyển thành CTCP là : - Nhà máy Xà bông miền Nam ( thuộc Liên hiệp Công ty bột giặt miền Nam, Tổng công ty hoá chất II, Bộ Công nghiệp nặng ). - Nhà máy diêm Thống nhất ( thuộc Liên hiệp sản xuất - xuất nhập khẩu giấy gỗ diêm, Bộ Công nghiệp nhẹ). - Xí nghiệp nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc ( thuộc Công ty chăn nuôi và thức ăn gia súc I , Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm ). - Xí nghiệp chế biến gỗ Long Bình ( thuộc Tổng công ty dịch vụ, sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản III, Bộ Lâm nghiệp ). - Công ty vật tư tổng hợp Hải Hưng ( Bộ Thương mại và du lịch ). [...]... trợ sắp xếp và CPHDNNNở Trung ương, địa phương và các Tổng công ty theo tinh thần quyết định 177/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ c) Quá trình thựchiệnCPH Từ năm 1998 đến nay là giai đoạn thựchiện một cách bình thường và phổ biến đối với tất cả cácDNNN thuộc danh sách cần phải CPHCPHDNNN có chuyển biến rõ rệt và đáng khích lệ Nếu như trong 7 năm (1992 đến 6/1998 ) cả nước mới CPH được 30 doanh... Được hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc nếu không bố trí được việc làm c) Quá trình thựchiệnCPH Hơn 200 DN đã đăng ký thựchiện CPH, chiếm trên 3% số DNNN Trong số này, một số DN đang tiến hành ởcác bước xác định giá trị DN, kiểm toán Ở giai đoạn này, diện DN được CPH đã mở rộng với 3 Bộ, Tổng công ty và 11 tỉnh thành phố Quy mô DN CPH cũng lớn hơn giai đoạn thí điểm Hầu hết ởcác DN, Nhà nước nắm... riêng 6 tháng cuối năm 1998 đã CPH được 90 DNNN, đưa số DNNN được CPH lên 120 doanh nghiệp Năm 1999, CPH được 250 DNNN, gấp 7 lần so với 6 năm trước đó (1992-1997) cộng lại Và đến đầu năm 2000 cả nước đã CPH được 370 DNNN và đến nay là 875 DN Đây là một bước tiến dài trong quá trình CPHDNNN 3 Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình thựchiện cổ phần hoá ở nướcta 3.1 Những thuận lợi Môi trường... nhiều chi nhánh ngân hàng kinh doanh của nước ngoài tại Việt Nam đã góp phần tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư bằng cổ phiếu vào cácDNNN sẽ được tiến hành CPH Những kinh nghiệm thực tế phong phú về CPHcácDNNN của các quốc gia trên thế giới sẽ trở thành những bài học bổ ích cho tổ chức thựchiện công tác CPHDNNNở Việt Nam 3 2 Những khó khăn Trải qua hai... phủ, các bộ, ngành, địa phương, Tổng công ty Nhà nước phải xác định 20% trong tổng số DNNNhiện có lúc đó để CPH và chuyển đổi sở hữu trong giai đoạn 1998-2000 Nhà nước cũng đã quy định danh mục các loại DNNN chưa tiến hành CPH hoặc khi CPH sẽ do Nhà nước nắm cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt Số DN còn lại đều thuộc diện CPH Song trên thực tế lại không diễn ra như vậy Các cấp, các ngành ở Trung... ích lâu dài từ việc thựchiệnCPH Họ lo ngại CPH sẽ làm mất chủ quyền của Nhà nước, làm mất vai trò của kinh tế quốc doanh bởi vì nếu chọn các DN đang làm ăn có lãi để CPH thì sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước, ngoài ra còn làm giảm sút những lợi ích trực tiếp của các ngành các cấp có liên quan Còn nếu chọn các DN đang làm ăn thua lỗ để CPH thì chắc chắn việc thựchiệnCPH sẽ khó có thể... về CPHcácDNNN Bộ phận chỉ đạo CPHở Trung ương và địa phương đều kiêm nhiệm nên chưa tập trung vào công tác chỉ đạo CPH dẫn đén công việc bị chậm trễ, kéo dài Ban chỉ đạo CPH Trung ương không đủ thẩm quyền quyết định trực tiếp các đề án, kế hoạch CPHDNNN mà chỉ có nhiệm vụ hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và giám sát các bộ, ngành, địa phương thựchiệnCPH Trên thực tế cho thấy, sau khi CPH, đáng lẽ DNNN. .. hình thực sở hữu (cả CPH và giao bán) thu hút thêm hơn 3 nghìn tỷ đồng vốn của các cá nhân, pháp nhân thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau đầu tư vào các doanh nghiệp CPH Phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp CPH khi xác định lại đều tăng lên từ 10-50% so với giá trị ghi trên sổ sách Số lượng doanh nghiệp đã CPH chiếm 10% tổng số DNNN, đạt khoảng 30% kế hoạch CPH Và cho đến nay thì số DNNN đã CPH. .. quyết các tồn tại của DNNN khi thựchiệnCPH ( xử lý các tài sản thuộc diện không cần dùng, chờ thanh lý và các khoản lỗ hoặc công nợ dây dưa, khó đòi ) chưa triệt để và đầy đủ Cần có cơ chế giúp doanh nghiệp lành mạnh hoá tình hình tài chính , giảm bớt khó khăn khi CPH đặc biệt là các khoản lỗ và nợ phải trả Từ đó dẫn đến những tồn tại : Tiến độ thựchiệnCPH còn chậm biểu hiệnở số lượng DN đã được CPH: ... DN đã được CPH: Số lượng DNNN đã CPH qua các năm Năm 1992-1995 1996 1997 1998 1999 2000 5 6 4 105 250 250 200 1nay Số DNNN đã CPH 255 Tiến độ thựchiện trong những năm đầu rất chậm chạp song từ sau Nghị định 44/1999/QĐ-CP , tiến độ thựchiệnCPH nhanh hơn rất nhiều Tuy nhiên, năm 2000 đến đầu năm 2001 tiến độ thựchiện chững lại, không đạt mục tiêu (chỉ đạt 38%) Số DNNN được CPH còn chiếm tỷ trọng thấp . THỰC TRẠNG CPH CÁC DNNN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. I. THỰC TRẠNG DNNN TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH CPH. . 1.Đánh giá tình hình DNNN trước khi CPH. Các DNNN ở Việt. lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư bằng cổ phiếu vào các DNNN sẽ được tiến hành CPH. Những kinh nghiệm thực tế phong phú về CPH các DNNN của các quốc