1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CỔ PHẦN HOÁ DNNN BƯỚC ĐI TẤT YẾU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

31 275 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 40,46 KB

Nội dung

CỔ PHẦN HOÁ DNNN BƯỚC ĐI TẤT YẾU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG I: Nền kinh tế thị trường và xu thế vận động của các DNNN trong nền kinh tế thị tường. 1. Nền kinh tế thị trường, đặc điểm và chế vận động của nó. Kinh tế thị trường là hình thức kinh tế ở trình độ và giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá. Với tư cách là một hệ thống kinh tế, kinh tế thị trường những đặc điểm trong kết cấu và các liên hệ kinh tế của nó. Thứ nhất: Về mặt kết cấu nền kinh tế thị trường gồm các bộ phận bản sau đây: - Bộ phận thứ nhất bao gồm các doanh nghiệp, công ty, những đơn vị kinh tế độc lập tư cách pháp nhân, quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, bình đẳng với nhau về mặt pháp lý, nhưng lệ thuộc với nhau trong hệ thống phân công lao động xã hội, tức là sự tồn tại của các tổ chức, các đơn vị kinh tế với tư cách là các chủ thể của nền kinh tế hàng hoá, các quan hệ hàng hoá tiền tệ. Trong nền kinh tế thị trường không chỉ hình thức kinh tế tư nhân thuần tuý , mà đồng thời còn nhiều hình thức kinh tế khác: kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước…Nhưng dù thuộc thành phần kinh tế nào thì các đơn vị, các tổ chức kinh tế cũng đều độc lập với nhau, quyền tự chủ trong SXKD và giữa các đơn vị , các tổ chức kinh tế này mối liên hệ trao đổi với nhau để thoả mãn nhu cầu của mình. Đây là điều kiện để nền kinh tế hàng hoá, nền kinh tế thị trường. - Bộ phận thứ hai cấu thành nền kinh tế thị trường chính là hệ thống thị trường, các quan hệ thị trường, môi trường kinh tế cho sự tồn tại và vận động của các chủ thể SXKD. Trong nền kinh tế thị trường cả một hệ thống thị trường gồm: Thị trường hàng hoá tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất, thị trường sức lao động, thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán…Đó là hệ thống thị trường thống nhất, không bị chia cắt theo địa giới hành chính, hơn nữa về một số mặt, một số lĩnh vực nó còn mở rộng gắn liền với thị trường thế giới. - Bộ phận nữa của nền kinh tế thị trường là kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của đất nước. Đây là bộ phận vừa là điều kiện vừa là biểu hiện của sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Đó chính là hệ thống giao thông vận tải, mạng lưới thương mại, du lịch, mạng thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng, các công ty tài chính, bảo hiểm và các tổ chức tư vấn… - Bộ phận cuối cùng cấu thành nền kinh tế thị trường là những vấn đề hết sức quan trọng và không thể thiếu được đó chính là hệ thống thể chế pháp luật tạo nên môi trường pháp lý hướng dẫn và điều chỉnh các hành vi của các chủ thể kinh tế, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể kinh tế như: quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, quyền chuyển nhượng tài sản, quyền sở hữu tài sản… Thứ hai: Ngoài những đặc trưng riêng về mặt kết cấu, nền kinh tế thị trường còn những đặc trưng về hình thức của các quan hệ kinh tế, đó là tính phổ biến, tính bao trùm của các quan hệ hàng hoá tiền tệ. Cùng việc biến tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, sức lao động, tiền tệ và các dịch vụ thành hàng hoá, thì hầu như mọi quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường đều mang hình thức quan hệ tiền tệ. Trong nền kinh tế thị trường tồn tại một hệ thống các quan hệ và quy luật kinh tế chi phối hoạt động của các chủ thể cũng như của toàn bộ nền kinh tế, trong đó nổi bật là các quan hệ và quy luật: cung cầu, cạnh tranh, quy luật giá trị và giá trị thặng dư, quy luật tích tụ tư bản…Các quan hệ và quy luật này là những yếu tố trực tiếp điều tiết hành vi của chủ thể kinh tế. Các doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu và điều kiện của thị trường để xây dựng và lựa chọn phương án kinh doanh, họ lấy việc giành thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, tối đa hoá lợi nhuận làm mục tiêu của việc sản xuất kinh doanh. Thị trường điều tiết hoạt động của mọi chủ thể kinh tế và do đó cũng là yếu tố trực tiếp điều tiết hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Đó chính là chế vận động của nền kinh tế thị trường, hay chế thị trường. chế thị trường chế điều tiết tự phát, điều tiết bằng “Bàn tay vô hình". Ưu thế của điều tiết thị trường bằng bàn tay vô hình là nó phát huy tối đa mọi nguồn lực của xã hội, nó kích thích sự sáng tạo của mọi chủ thể kinh tế, nhạy bén linh hoạt trong việc đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú và luôn biến đổi của thị trường. chế thị trường với sự điều tiết của bàn tay vô hình là chế chọn lọc tự nhiên, đào thải những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả tạo ra sức mạnh cho cả hệ thống doanh nghiệp phát triển. chế thị trường là một chế kích thích và điều tiết hiệu quả, nhưng chế thị trường không phải là vạn năng, hoàn hảo, không khuyết tật. Trong khi kích thích tới mức cao độ tính năng động, sáng tạo vì mục tiêu lợi nhuận, chế thị trường cũng kích thích đầu cơ, làm cho quan hệ cung cầu, giá cả thị trường không phải bao giờ cũng phản ánh đúng nhu cầu của xã hội. Trong khi kích thích sản xuất ở những khâu, những bộ phận riêng biệt nó đã phá vỡ sự cân đối chung, những điều kiện sản xuất bình thường của nền kinh tế, gây nên những hậu quả cho nền kinh tế như khủng hoảng, thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng xã hội, làm suy thoái đạo đức con người… và nhiều hậu quả khác về kinh tế xã hội. Khắc phục những khuyết tật của chế thị trường đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, hiệu quả, bảo vệ người lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế những phân cực của xã hội… chính là những yêu cầu, là sở khách quan của chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước. Nghiên cứu đặc điểm về kết cấu, quan hệ kinh tế chế vận động của nền kinh tế thị trường, Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật và hệ thống chính sách vĩ mô ưu tiên, lựa chọn những mô hình kinh tế, những loại hình doanh nghiệp phát triển phù hợp với kinh tế thị trường, phát huy tối đa những ưu thế của chúng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách vững chắc đồng thời các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục những khuyết tật, những hậu quả mà kinh tế thị trường mang lại. 2. Xu hướng vận động của DNNN trong nền kinh tế thị trường. 2.1: Khái niệm, vai trò và đặc điểm của DNNN. Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật với mục đích là lợi nhuận. nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau tuỳ theo tiêu thức phân loại và mục đích nghiên cứu. Xét theo góc độ sở hữu thì các doanh nghiệp được chia thành: - Doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước. - Doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân. - Doanh nghiệp thuộc sở hữu tập thể. Trong nền kinh tế thị trường dưới sự tác động của các quy luật và các quan hệ thị trường, để thể tồn tại và phát triển được thì các doanh nghiệp dù ở loại hình nào cũng phải phát huy tối đa tính năng động sáng tạo của mình để đáp ứng và thoả mãn một cách nhanh nhậy và đầy đủ nhất các nhu cầu hết sức phong phú, đa dạng và luôn thay đổi của thị trường. DNNN với tư cách là một tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động SXKD theo những mục tiêu kinh tế xã hội của Nhà nước đề ra. Sự ra đời và tồn tại của các DNNN ở mỗi nước trên thế giới đều do những nguyên nhân kinh tế, xã hội khách quan chi phối, do vậy vai trò của DNNN đối với các nước cũng khác nhau. Tuy vậy chúng đều trở thành một bộ phận quan trọng trong cấu của nền kinh tế mỗi nước, thể hiện: - Thứ nhất: DNNN là thực lực kinh tế quan trọng, là công cụ hữu hiệu trong tay Nhà nước để Nhà nước thực hiện chức năng điều chỉnh cho nền kinh tế. Như ta đã biết nền kinh tế thị trường do sự tác động của bàn tay vô hình nó đã mang lại cho nền kinh tế nhiều khuyết tật, các doanh nghiệp cạnh tranh không bình đẳng, lợi ích của các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng phù hợp với lợi ích của xã hội. Do vậy nếu không được điều chỉnh sẽ dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp sẽ tự phát vận động và phát triển theo từng xu hướng riêng, vì lợi ích cá nhân, điều này sẽ làm cho nền kinh tế phát triển theo hướng mất cân đối dễ dẫn đến suy thoái và khủng hoảng kinh tế. Để điều chỉnh nền kinh tế, Nhà nước dùng hệ thống các chính sách pháp luật tạo hành lang và tạo ra sự kích thích, điều tiết quan trọng nhằm vừa phát huy thế mạnh vốn có, vừa đảm bảo hành lang pháp lý cần thiết hướng vào mục tiêu chung. Đó là hướng quan trọng nhất, song chỉ riêng điều đó chưa đủ, Nhà nước cần phải một thực lực kinh tế, một sức mạnh nằm ngay trong đời sống kinh tế xã hội, thông qua điều hành trực tiếp các DNNN mà tác động gián tiếp vào các doanh nghiệp khác phát triển theo quỹ đạo của mình từ đó góp phần làm cho nền kinh tế ổn định và tăng trưởng. Thứ hai: DNNN là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện các chức năng quản lý xã hội của mình, thể hiện: Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn hướng tới mục tiêu là kinh doanh mang lại lợi nhuận tối đa, do vậy họ thường đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực mà thể đạt được mục tiêu của họ. Còn các ngành, các lĩnh vực khó khăn mang lại lợi nhuận ít hoặc không lợi nhuận thì họ không đầu tư, song chính các ngành, lĩnh vực này nếu được đầu tư thì nó rất ý nghĩa hoặc hiệu quả lớn về mặt xã hội và không thể thiếu được khi xã hội ngày càng phát triển. Do vậy, để thực hiện chức năng xã hội của mình Nhà nước buộc phải đầu tư vào các lĩnh vực trên, đó là các DNNN công ích, sản xuất và cung ứng các dịch vụ công cộng hoặc phục vụ quốc phòng an ninh. Thứ ba: Thông qua các DNNN mà Nhà nước tác động trực tiếp đến sự phân bố các nguồn lực. Do kinh tế thị trường chạy theo lợi nhuận và tự do cạnh tranh, mặt khác các nguồn lực kinh tế của đất nước phân bố không đều, vì vậy không phát huy được tổng thể các nguồn lực kinh tế. Nhà nước thông qua các DNNN mà điều chỉnh và tác động trực tiếp đến việc phân bố này trong xã hội, đảm bảo phát huy tối đa các nguồn lực của đất nước. Ở Việt Nam, ngoài những vai trò trên, DNNN giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, DNNN là nhân tố bản mang đầy đủ bản chất của nền kinh tế quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. DNNN giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, nó làm nền móng, làm nòng cốt cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Trong nền kinh tế thị trường DNNN những nét đặc trưng khác hẳn với các DNNN trong nền kinh tế tập trung bao cấp, đó là: - DNNN là một tổ chức kinh tế đầy đủ tư cách pháp nhân, quyền tự chủ kinh doanh, tự chủ về tài chính. Nhà nước không can thiệp trực tiếp và tuyệt đối bằng hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh Nhà nước, mà Nhà nước quản lý các doanh nghiệp thông qua hệ thống chính sách và pháp luật. Các DNNN chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao, đảm bảo các chỉ tiêu về thu nộp ngân sách Nhà nước, Nhà nước xoá bỏ bao cấp đối với DNNN. - Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, do đó các DNNN chịu sự chi phối hoàn toàn bởi các quy luật kinh tế khách quan của nền kinh tế thị trường. DNNN được quyền tự huy động vốn và đầu tư vốn, cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau và thể bị phá sản theo luật phá sản nếu kinh doanh thua lỗ kéo dài. 2.2: Xu hướng vận động của DNNN. Như trên chúng ta đã nghiên cứu, DNNN vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của mỗi nước, tuy vậy thực tế cho thấy các DNNN làm ăn ngày càng kém hiệu quả, ngay cả trong điều kiện được Nhà Nước ưu đãi song các DNNN vẫn làm ăn kém hiệu quả hơn doanh nghiệp tư nhân. Điều này cho thấy nếu các nước vẫn duy trì nhiều DNNN thì sẽ dẫn đến tình trạng nền kinh tế kém hiệu quả, ngân sách Nhà Nước phải trợ cấp cho DNNN lớn và thể dẫn đến khủng hoảng kinh tế Nhà Nước. thể đưa ra các nguyên nhân dẫn đến sự hoạt động không hiệu quả của các DNNN, xét trên quan hệ quản lý đối với chúng: Thứ nhất: DNNN luôn được sự bảo vệ, trợ cấp của Nhà Nước, không phải chịu sức ép kinh tế cao vì vậy DNNN không tìm biện pháp để nâng cao hiệu quả, không sự gắn bó, rằng buộc lợi ích vật chất của cán bộ quản lý và công nhân với hiệu quả hoạt động của DNNN. Thứ hai: Các DNNN thường hoạt động trong sự kiểm soát quá chặt chẽ và sự áp đặt cứng nhắc về nhiều mặt của Nhà Nước. Điều đó làm giảm đi tính chủ động, năng động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Một số DNNN khác hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính chất và vị trí độc quyền không môi trường cạnh tranh làm mất động lực quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thứ ba: Các cán bộ quản lý của DNNN do sự bổ nhiệm, sắp xếp của cấp trên nên thường thiếu những người cán bộ quản lý điều hành sản xuất kinh doanh trình độ và năng lực thực sự. Thứ tư: Các DNNN thường phải đảm nhiệm nhiều trách nhiệm xã hội, thậm chí là những gánh nặng xã hội. Tình trạng kinh doanh thua lỗ, kém hiệu quả của các DNNN diễn ra ở hầu hết các nước trên thế giới. Xuất phát từ thực trạng đó, trong khoảng giữa thập niên 80, trên thế giới đã xu hướng khá phổ biến là từ bỏ các DNNN. Hơn 60 nước đã tuyên bố “ từ bỏ” DNNN: Ở Pháp 200 DNNN, ở Hà Lan 75 DNNN, ở Thuỵ Điển 75 DNNN Ở Việt Nam việc giải bài toán DNNN đang ngày càng bộc lộ những yếu điểm của nó, thì Nhà nước đã chỉ đạo việc sắp xếp và chuyển đổi DNNN để tăng cường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này. Trong đó CPH là biện pháp khá phổ biến. [...]... ty cổ phần như chúng ta đã phân tích phần trên, do vậy Nghị quyết Trung ương 2 khoá VII đã đưa ra một giải pháp quan trọng để cải tạo DNNN là “ Chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần Đây là một xu thế tất yếu khách quan khi chuyển sang nền kinh tế thị trường III: Cổ phần hoá DNNN ở một số nước trên thế giới 1 Sự cải tổ DNNN của một số nước Để nâng cao hiệu quả của các DNNN trong nền kinh tế thị trường, ... Việc phát triển mô hình CTCP sẽ tạo tiền đề tốt để phát triển thị trường chứng khoán và giải bài toán khan hiếm vốn ở Việt Nam 2 Tính tất yếu của cổ phần hoá DNNN 2.1: Khái niệm cổ phần hoá DNNN - Xét về mặt hình thức: Cổ phần hoá DNNN là Nhà nước bán một phần hay toàn bộ giá trị cổ phần của mình trong DNNN cho các đối tượng là tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hoặc cho cán bộ quản lý và công nhân của... ty cổ phần ngày càng được hoàn thiện, phát triển và đa dạng hoá Sơ đồ 1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Hình thái KD một chủ Hình thái KD chung vốn Hình thái công ty cổ phần 1.2:Vị trí, tác dụng của công ty cổ phần Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức phổ biến trong nền kinh tế thị trường, vai trò lớn trong quá trình phát triển kinh tế, góp phần hoàn thiện chế thị trường. .. hình thành công ty cổ phần - Xét về mặt thực chất: Cổ phần hoá DNNN là phương thức thực hiện xã hội hoá sở hữu, chuyển hình thức kinh doanh một chủ với sở hữu Nhà nước trong Doanh nghiệp thành công ty cổ phần với nhiều chủ sở hữu để tạo ra mô hình Doanh nghiệp phù hợp với nền kinh tế thị trường và đáp ứng được yêu cầu của kinh doanh hiện đại Tóm lại cổ phần hoá DNNN là quá trình chuyển DNNN với sở hữu... chiếm ít nhất gấp 2 lần cổ phần của cổ đông lớn nhất khác trong công ty - Cổ phần đặc biệt của Nhà Nước: là cổ phần của Nhà Nước trong công ty mà Nhà Nước không cổ phần chi phối nhưng quyền quyết định một số vấn đề quan trọng của công ty được ghi trong đi u lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần - Cổ đông: là những cá nhân, pháp nhân sở hữu cổ phần của công ty cổ phần - Cổ phiếu: là loại chứng... trọng các DNNN, Nhà Nước chỉ giữ những ngành, những lĩnh vực thiết yếu để thực hiện hiệu quả các chức năng của mình Các DNNN còn lại thì được tư nhân hoá hay cổ phần hoá II: Sự cần thiết phải cổ phần hoá DNNN 1 Công ty cổ phần và những ưu đi m của nó 1.1: Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Công ty cổ phần ra đời trên sở nền sản xuất xã hội hoá cao, đặc biệt là xã hội hoá về vốn... phần tạo tiền đề cho sự ra đời CTCP Sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán đã giúp cho các công ty mở rộng và xâm nhập mạnh mẽ vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thị trường TBCN Sự ra đời và phát triển của CTCP đã đánh dấu sự chuyển hướng nền kinh tế từ trạng thái vay mượn chủ yếu qua ngân hàng hoặc chung vốn sang huy động vốn trên thị trường tài chính, công ty cổ phầnthị trường. .. ty cổ phần : là Doanh nghiệp trong đó cổ đông cùng nhau góp vốn, cùng tham gia quản lý, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu rủi ro tương ứng với phần vốn góp của mình - Cổ phần là số vốn đi u lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau - Cổ phần chi phối của Nhà Nước : Là các loại cổ phần đáp ứng một trong 2 đi u kiện sau: + Cổ phần của Nhà Nước chiếm hơn 50% tổng số cổ đông công ty + Cổ phần. .. Doanh nghiệp mà còn phải bảo đảm các mục tiêu xã hội như giải quyết lao động trong Doanh nghiệp, công bằng xã hội - Đi u kiện thực hiện cổ phần hoá chưa đầy đủ mà đã thực hiện với quy mô lớn, trong khi nền kinh tế thị trường chưa phát triển, kinh tế tư nhân còn quá nhỏ bé, thị trường chứng khoán chưa phát triển, các DNNN kinh doanh kém hiệu quả, máy móc thiết bị lạc hậu, hệ thống pháp luật chưa hoàn... Doanh nghiệp - Thứ tư: Chế độ cổ phần tạo đi u kiện hình thành thị trường chứng khoán, cho phép giải quyết vấn đề khan hiếm và hiệu quả sử dụng vốn - Thứ năm: Chế độ cổ phần cho phép giải quyết tốt mối quan hệ giữa các lợi ích kinh tế (Nhà Nước, Công ty và các cá nhân) thực hiện tốt nguyên tắc các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật 1.3 Bản chất của công ty cổ phần a Một số khái niệm Theo . CỔ PHẦN HOÁ DNNN BƯỚC ĐI TẤT YẾU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG I: Nền kinh tế thị trường và xu thế vận động của các DNNN trong nền kinh tế thị tường kinh tế hàng hoá, nền kinh tế thị trường. - Bộ phận thứ hai cấu thành nền kinh tế thị trường chính là hệ thống thị trường, các quan hệ thị trường, môi trường

Ngày đăng: 09/10/2013, 07:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần - CỔ PHẦN HOÁ DNNN BƯỚC ĐI TẤT YẾU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Sơ đồ 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần (Trang 14)
Với cơ cấu tổ chức này đã tạo ra một mô hình quản lý rất chặt chẽ   và   hiệu   quả,   thích   ứng   với   nền   kinh   tế   thị   trường   ngày   càng phát triển. - CỔ PHẦN HOÁ DNNN BƯỚC ĐI TẤT YẾU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
i cơ cấu tổ chức này đã tạo ra một mô hình quản lý rất chặt chẽ và hiệu quả, thích ứng với nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển (Trang 20)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w