III: Cổ phần hoá DNNN ở một số nước trên thế giới.
2: Kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam.
Qua quá trình thực hiện CPH của các nước trên thế giới
chúng ta có thể rút ra những bài học đối với quá trình CPH ở nước ta như sau:
2.1. Về mục tiêu
Hầu hết các nước đều cho rằng, mục tiêu chính của chương trình CPH DNNN là nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Đồng thời giảm thiểu số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, tối đa hoá các đơn vị làm ăn có lãi và các khoản thu cho ngân sách Nhà nước, tạo nguồn để giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội khác. Ngoài ra, qua công tác CPH, hầu hết chính phủ các nước đều muốn chuyển một số lĩnh vực ngành nghề mà các khu vực kinh tế khác có thể đảm nhận, giảm bớt gánh nặng và thâm hụt cho ngân sách, cân đối khả năng thanh toán nợ nước ngoài; phát triển thị trường vốn trong nước.
2.2. Tổ chức bộ máy chỉ đạo
Kết quả nghiên cứu , khảo sát cho thấy, chính phủ các nước có chương trình CPH thành công thường giao cho Bộ Tài chính hoặc Bộ Ngân khố, thậm chí thành lập riêng một bộ chuyên trách chỉ đạo thực hiện như Hungary. Các cơ quan này có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện CPH những DNNN có đủ điều kiện; chịu trách nhiệm nắm giữ cổ phần của Nhà nước ở các DNNN chuyển đổi sở hữu thông qua cơ quan quản lý tài sản hoặc công ty tài chính của Nhà nước. Với cách thức tổ chức như trên, chương trình CPH sẽ nhất quán, rõ ràng với
sự tham gia của đông đảo nhân dân trong nước, hạn chế tối đa sự lạm dụng hoặc khả năng tổn thất cho Nhà nước. Nhiều quốc gia còn ban hành riêng một bộ luật nhằm tạo hành lang pháp lý cao nhất cho quá trình chuyển đổi sở hữu DNNN.
2.3. Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp chuyển đổi
Nếu xét về quy mô, bước đầu hầu hết các quốc gia đều tiến hành chuyển đổi sở hữu các doanh nghiệp vừa và nhỏ có hiệu quả hoạt động trong mọi lĩnh vực cạnh tranh. Người Mêxicô cho đây là bài học thành công. Vì họ coi việc bán các Doanh nghiệp nhỏ là để học tập kinh nghiệm, giảm rủi ro tới mức nhỏ nhất. Nếu xét về lĩnh vực thị trường, các quốc gia thường ưu tiên tiến hành cải cách doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có thị trường đang và sẽ hoạt động tốt. Nhưng các DNNN lại không có lợi thế về quản lý so với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác như: khách sạn, vận tải bằng tàu thuyền loại nhỏ, vận tải ô tô...Tiếp đó mới đến những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khó khăn hơn về thị trường. Những lĩnh vực trước đây nhà nước cần độc quyền hoặc tư nhân chưa có đủ điều kiện để tham gia. Nhìn chung, việc bắt đầu cải cách từ đâu phụ thuộc vào mối quan tâm của các nhà đầu tư và khả năng của chính phủ mỗi nước. Nhưng đều phải có sự đầu tư mới và thay đổi phương thức quản lý để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp chuyển đổi.
Hầu hết các nước đều cho rằng, phương pháp tốt nhất là để thị trường quyết định giá bán thông qua đấu thầu, cạnh tranh, nhất là các doanh nghiệp nhỏ. Đối với những doanh nghiệp lớn, việc xác định giá bán doanh nghiệp thường được thực hiện bằng nhiều phương pháp để có thể kiểm tra mức độ hợp lý của giá sàn, trên cơ sở đó tổ chức đấu thầu(kèm theo những điều kiện nhất định để thu hút các cổ đông chiến lược) và đấu giá trên thị trường để có được phương án chuyển đổi tối ưu. Nhìn chung, việc định giá doanh nghiệp có quy mô lớn đều khó khăn, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Qua tìm hiểu, có thể thấy những phương pháp thường được các nước sử dụng là:
- Phương pháp xác định theo giá thành tài sản (phương pháp chi phí)
- Phương pháp giá trị tài sản thuần(NAY)
- Phương pháp thu nhập (lợi nhuận)
- Phương pháp so sánh trực tiếp (giá thị trường hiện hành)
- Phương pháp thặng dư
- Phương pháp đấu giá
- Phương pháp dòng tiền chiết khấu.
2.5. Giải quyết vấn đề tài chính và lao động dôi dư
Trước khi thực hiện chuyển đổi sở hữu, các nước đều tiến hành giải quyết vướng mắc về tài chính đối với những doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp. Kinh nghiệm chỉ ra rằng, các DNNN vừa và nhỏ có tính cạnh tranh có thể và cần được bán một cách nhanh chóng thông qua đấu thầu cạnh tranh. Tuy nhiên, để tăng tính hấp dẫn doanh nghiệp trước khi bán, các nước thường giải quyết dứt điểm một số vấn đề sau: