Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
38,33 KB
Nội dung
1/. LýluậnchungvềhoạtđộngchovayđốivớiDNvừavànhỏcủa NHTM. 1.1/. Tổng quan về doanh nghiệp vừavà nhỏ. 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừavà nhỏ. Trước tiên để hiểu về doanh nghiệp vừavànhỏchúng ta cần tìm hiểu khái niệm doanh nghiệp như thế nào. Xuất phát từ các mục đích nhu cầu khác nhau, người ta có quan niệm khác nhau về doanh nghiệp. Theo điều 3 - Luật doanh nghiệp năm 2000 “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạtđộng kinh doanh”. Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại doanh nghiệp, khi đề cập đến các DNV&N là đề cập đến cách phân loại doanh nghiệp dựa trên độ lớn hay qui mô của doanh nghiệp. Mỗi quốc gia khác nhau có đặc điểm kinh tế khác nhau và những đặc trưng riêng biệt nên khái niệm về DNV&N không thể đồng nhất. Do vậy họ sử dụng các tiêu chí khác nhau để phân loại thế nào một doanh nghiệp là doanh nghiệp vừavà nhỏ. Mặt khác, ngay trong một quốc gia, tại các thời điểm, môi trường kinh tế khác nhau mà khái niệm về DNV&N cũng có sự khác nhau. Chính vì vậy, khái niệm DNV&N chỉ mang tính chất tương đối, nó thay đổi theo từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội nhất định. Một số quốc gia việc phân loại này chỉ dựa trên số lượng nhân viên (ít hơn hay bằng 250 nhân viên). Một số nước khác sử dụng chỉ tiêu mức Doanh thu hàng năm, và một số nước khác sử dụng các tiêu chí khác nhau đốivới các ngành khác nhau. Ví dụ một số khái niệm DNV&N ở một số nước trên thế giới như tại Malaysia doanh nghiệp vừavànhỏ là doanh nghiệp có ít hơn 75 công nhân viên, không kể những người làm bán thời gian hoặc có vốn cổ phần không quá 1 triệu USD. Tại Nhật Bản: Các doanh nghiệp vừa Khu vực Quy mô lao động/Vốn Sản xuất, khai thác và chế biến <300 người/100 triệu Yên Ngành bán buôn <100 người/30 triệu Yên Bán lẻ và dịch vụ <50 người/10 triệu Yên Các doanh nghiệp nhỏ Khu vực Quy mô lao động/Vốn Sản xuất <20 người Thương mại và dịch vụ <5 người Ở Việt Nam theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNV&N đưa ra tiêu chí phân loại DNV&N như sau “Doanh nghiệp vừavànhỏ là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”. Từ khái niệm này cho thấy, tuyệt đại đa số doanh nghiệp củachúng ta nằm trong “bảng”. Để hiểu rõ hơn về DNV&N cần biết những đặc điểm nổi bật của nó trong phần tiếp sau đây. 1.1.2. Những đặc điểm của doanh nghiệp vừavà nhỏ. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức. Các DNV&N có những đặc thù riêng về cơ cấu tổ chức đó là qui mô doanh nghiệp nhỏ, cơ cấu tổ chức giản đơn, phân tán, khả năng tổ chức liên kết với nhau vàvới các doanh nghiệp lớn kém. Quan hệ giữa những người lao động trong doanh nghiệp cũng chặt chẽ theo địa phương, họ hàng gia đình… Thông thường ở các DNV&N số lượng nhân viên ít, các nhân viên đôi khi đảm nhận nhiều công việc cùng một lúc. Phần lớn các nhà kinh doanh trong DNV&N đảm nhận luôn vị trí của nhà quản trị. Đại đa số các loại hình DNV&N mang tính chất sở hữu tư nhân dưới hình thức công ty TNHH, Doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vốn nước ngoài… 1.1.3. Đặc điểm về thị trường: Có được chỗ đứng trong thị trường hay thị phần kinh doanh là điều kiện tối quan trọng để bất cứ một doanh nghiệp nào tồn tại và phát triển. Chiếm thị phần nhỏ nhưng các DNV&N vẫn giữ vai trò quan trọng không thể thiếu trong cơ chế thị trường. Những đặc thù về cơ cấu tổ chức đã tạo cho những DNV&N có tính nhạy cảm cao đốivớihoạtđộng sản xuất kinh doanh, linh hoạt ứng phó nhanh với nhu cầu thị trường nhất là những nhu cầu nhỏ lẻ có tính khu vực, địa phương. DNV&N có khả năng chuyển hướng kinh doanh và chuyển hướng mặt hàng nhanh, tăng giảm lao động dễ dàng và thậm chí chuyển địa điểm cũng dễ dàng hơn các doanh nghiệp lớn. Hơn nữa các DNV&N có khả năng chấp nhận rủi ro, mạo hiểm có thể xảy ra nên chủ doanh nghiệp có thể mạnh dạn đầu tư vào các ngành mới, sản phẩm mới và tìm cách chiếm lĩnh thị trường. Các DNV&N trợ giúp các doanh nghiệp lớn trong sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa, phân phối sản phẩm đáp ứng nhu cầu về hàng hoá tiêu dùng và 1 phần cho xuất khẩu Đặc điểm về nhu cầu tài chính của DNV&N: Đốivới tất cả các doanh nghiệp nói chungvàvới DNV&N nói riêng vốn là điều kiện tiên quyết để duy trì hoạtđộng sản xuất kinh doanh cũng như để phát triển. Thông thường nguồn vốn này bao gồm vốn tự có, vốn đi vaycủa bạn bè, người thân và các nguồn vốn vay ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác. Nguồn vốn đáp ứng cho DNV&N gồm vốn tự có, nguồn vốn phi chính thức và nguồn chính thức. Cũng hợp lý khi cho rằng nguồn tài trợ chính cho khu vực này là các ngân hàng thương mại. Không may, vì các lý do sau đây điều này thường không đúng. Về vấn đề tiếp cận các nguồn vốn, vấn đề “đầu tiên” có ý nghĩa quyết định, các doanh nghiệp vừavànhỏ còn gặp khó khăn không nhỏ, nhất là các khoản vay trung hạn, dài hạn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Đặc biệt, các khoản vay có bảo lãnh rất hiếm khi dành cho các DNV&N ; việc đầu tư vào khu vực DNV&N, do nhận thức chưa thông thoáng, cho nên bị hạn chế rất nhiều. Thông thường sự phát triển của khu vực này được thúc đẩy bởi hạn mức tín dụng do các tổ chức nước ngoài cấp. Một số trường hợp, DNV&N được hỗ trợ bởi các chương trình đặc biệt của chính phủ ví dụ như bảo lãnh tín dụng. Nhu cầu tài chính của DNV&N thường thuộc 2 loại sau: o Chi phí vốn – Nhà xưởng và thiết bị; o Vốn lưu động Nhu cầu vốn kinh doanh của các doanh nghiệp vừavànhỏ là rất lớn bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn. Nhu cầu vốn ngắn hạn xuất hiện mang tính thời vụ củahoạtđộng sản xuất kinh doanh, đặc biệt đốivới các doanh nghiệp chuyên sản xuất hay cung ứng một sản phẩm nhất định trong thời gian thường là cố định trong năm.Các khoản vay ngắn hạn chủ yếu dựa trên những hợp đồng tiêu thụ sẵn, hoặc các hợp đồng cung cấp đã ký. Quy mô khoản vay thường không lớn nhưng các DNV&N thường vay nhiều lần với thời gian ngắn. Vốn dài hạn dùng để tài trợ tài sản cố định và mở rộng sản xuất. Hầu hết các doanh nghiệp đều muốn mở rộng quy mô hoạtđộng để trở thành các doanh nghiệp lớn hơn.Trong những năm gần đây tổng dư nợ đốivới các DNV&N đã tăng lên nhưng vẫn còn ở mức khiêm tốn. Ưu điểm nổi bật: Các DNV&N có khả năng đổi mới công nghệ và khả năng chuyển hướng sản xuất nhanh hơn các doanh nghiệp lớn. Họ có thể đầu tư ít vốn nhưng vẫn có khả năng trang bị công nghệ mới và tương đối hiện đại do vậy thường đạt năng suất và chất lượng cao.Các DNV&N không cần diện tích đất quá lớn để sản xuất tập trung và có khả năng sản xuất phân tán. Do vậy đầu tư ban đầu cho cơ sở vật chất của các doanh nghiệp này cũng không quá tốn kém, tận dụng được nguồn lực phân tán, tạo tính linh hoạt cao trong tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý kinh doanh, các quyết định quản lý được thực hiện nhanh, từ đó góp phần vào tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp. Khi gặp những biến động trở ngại trong sản xuất kinh doanh, DNV&N có khả năng chuyển hướng sản xuất nhanh mà các doanh nghiệp lớn không làm được. Mặt khác hiệu quả kinh tế cao, vốn thu hồi nhanh, tạo ra sự hấp dẫn trong đầu tư sản xuất kinh doanh của nhiều cá nhân ở mọi thành phần kinh tế đầu tư vào khu vực này. DNV&N tạo điều kiện tự do duy trì cạnh tranh, hoạtđộngvới số lượng đông đảo, thường không có tình trạng độc quyền, dễ dàng và sẵn sàng chấp nhận tự do cạnh tranh. Các DNV&N có tính tự chủ cao, không ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và vì mưu lợi các doanh nghiệp sẵn sàng khai thác cơ hội để phát triển mà không ngại rủi ro. Các DNV&N buộc phải duy trì phát triển nếu không sẽ bị phá sản. Chính điều đó làm cho nền kinh tế sôi độngvà thúc đẩy việc sử dụng tối đa các tiềm năng của đất nước. Một số hạn chế của DNV&N: Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên đây, các DNV&N còn bộc lộ một số những hạn chế nhất định. Thứ nhất là nguồn tài chính bị hạn chế, nhất là nguồn dùng để mở rộng qui mô doanh nghiệp, do vậy để đáp ứng nhu cầu tín dụng của mình các DNV&N vay vốn chủ yếu từ các tổ chức phi chính phủ, lãi suất chovay cao hơn nhiều so vớivay ngân hàng, không thể đáp ứng được nhu cầu tín dụng của mình Thứ hai công nghệ được sử dụng trong DNV&N hầu hết vẫn còn lạc hậu, cơ sở sản xuất, trang thiết bị kỹ thuật còn yếu kém. Hơn nữa họ lại ít có khả năng huy động vốn để đầu tư đổi mới công nghệ. Thứ ba hiện nay đa số các DNV&N hoạtđộng có hiệu quả mong muốn mở rộng sản xuất kinh doanh đều nằm trong tình trạng thiếu đất để làm mặt bằng. Việc xin cấp đất, hoặc thuê đất của DNV&N bị cản trở bởi hồ sơ, thủ tục khá phức tạp. Tất nhiên có một số địa phương tạo điều kiện tương đối thuận lợi, nhưng đó chỉ là số ít. Trước sức ép của thời buổi “tấc đất tấc vàng”, có chủ doanh nghiệp đã phải thốt lên: “Nghĩ đến chuyện xin cấp đất, thuế đất tôi như nhìn thấy trên con đường có những tấm rào không thể vượt qua”. Làm con đường, chỉ cho người ta đích nhưng lại xây rào quá dày, quá cao thì còn nói chuyện gì nữa”. Thứ tư sức cạnh tranh còn thấp do tiềm lực tài chính nhỏ, thường bị động trong các quan hệ thị trường, khả năng tiếp thị kém. Chính vì vậy, vị thế của các doanh nghiệp này trên thị trường còn thấp. Thứ năm là khả năng hạn hẹp trong đào tạo nhân lực & cải tiến công nghệ, trình độ quản lý nói chung bị hạn chế, ít được đào tạo cơ bản, ít có khả năng thuê chuyên gia cao cấp. Thứ sáu là các DNV&N thường gặp nhiều khó khăn trong việc thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài. Trong quá trình hoạtđộng các doanh nghiệp này còn bộc lộ nhiều yếu kém: trốn lậu thuế, một số doanh nghiệp trốn đăng kí kinh doanh hoặc đăng kí kinh doanh không đúng ngành nghề, làm hàng giả, hàng dởm, hoạtđộng phân tán khó quản lý. Thứ bảy là các DNV&N trong một số trường hợp thường bị động vì phụ thuộc vào xu hướng phát triển của các doanh nghiệp lớn và tồn tại như một bộ phận của doanh nghiệp lớn. Đặc điểm của DNV&N ở Việt Nam: Do những lợi thế nhờ quy mô đem lại nên trong nền kinh tế doanh nghiệp lớn thường đóng vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, để cho nền kinh tế phát triển một cách cân đối, toàn diện và bền vững, thì cần phải có các DNV&N. Các DNV&N ở Việt Nam ra đời từ rất sớm, được hình thành cùng với nghề thủ công, làng nghề truyền thống ở nông thôn. Ngoài mang những đặc điểm chung trên đây của DNV&N, DNV&N ở Việt Nam còn có một số đặc điểm riêng, và những hạn chế nội tại sau. Trước tiên, các DNV&N ở nước ta tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau: công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty liên doanh, các doanh nghiệp tư nhân…Các doanh nghiệp này đều có trình độ khoa học công nghệ chủ yếu vẫn ở mức thấp và chậm tiến bộ so với các nước khác trong khu vực. Tình trạng máy móc thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu đã và đang là nguyên nhân chính của tình trạng lãng phí trong sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu và ô nhiễm môi trường, đặc biệt là trong sản xuất công nghiệp. Ngay như đốivới các doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực dệt là lĩnh vực có nhiều khả năng đổi mới công nghệ những vẫn còn gần 50% thiết bị dệt đã sử dụng trên 20 năm và hầu như đã hết khấu hao, 80% số máy dệt là máy dệt thoi khổ hẹp nên chất lượng hàng dệt thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế, mới đáp ứng được khoảng 30% nguyên liệu cho may xuất khẩu. Đốivới ngành may mặc, thiết bị máy móc của ta lạc hậu từ 5 -7 năm, phần mềm điều khiển lạc hậu từ 15 - 20 năm so với các nước Thái Lan, Trung Quốc. Một bộ phận lớn các DNV&N ở Việt Nam nằm ở các làng nghề, vùng truyền thống nên nó có tính độc đáo và sản phẩm dễ phù hợp với thị trường xuất khẩu như nghề mây tre nan, dệt thổ cẩm, thêu ren… Thứ hai là tỷ lệ lao động được đào tạo còn thấp hầu như chưa qua đào tạo… Do vậy không đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa. Thậm chí còn có hiện tượng khan hiếm lao động dẫn đến tình trạng tranh giành lao động có chất lượng tại các trung tâm công nghiệp. Người lao động chưa được đào tạo và chuẩn bị tốt về tác phong công nghiệp nên thường phải đào tạo lại để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp . Điều đó làm tăng đáng kể chi phí về sử dụng lao động. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp còn có chưa quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng lao động. Thứ ba năng lực và hiệu quả quản lý doanh nghiệp nhìn chung còn thấp, không ít doanh nghiệp chưa xây dựng nôi quy, chưa thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quyền dân chủ cổ đông, của người góp vốn… Các doanh nhân, các nhà quản lý doanh nghiệp còn chưa được đào tạo, chỉ có khoảng hơn 30% chủ doanh nghiệp có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên, nên còn thiếu hiểu biết đầy đủ để quản lý doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Một số doanh nghiệp có vị thế độc quyền chậm cải tiến quản lý, hạ giá thành, minh bạch đốivới khách hàng cũng như trong nội bộ doanh nghiệp. Luật phá sản doanh nghiệp không phát huy được tác dụng đào thải các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh, làm cho mức độ rủi ro trong kinh doanh cao, tổ chức sản xuất chưa hợp lý (ví dụ như ngành may mới chỉ huy động được khoảng 60% năng lực máy móc thiết bị hiện có). Thứ tư năng lực thị trường của các doanh nghiệp còn yếu, không có chiến lược sản xuất kinh doanh dài hạn cũng như chưa có kế hoạch chi tiết dài hạn về phát triển thị trường, thiếu hiểu biết đầy đủ pháp luật về thương mại quốc tế và các nước… Nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh, chưa tiến hành nghiên cứu thị trường nên không biết rõ về khách hàng và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Khả năng thiết kế và triển khai tạo mẫu mã sản phẩm còn yếu, sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao, tính rủi ro còn nhiều. Vì vậy, khả năng xuất khẩu trực tiếp còn hạn chế và thường phải xuất khẩu gián tiếp qua nước thứ 3. Do chưa nhận rõ vai trò của thương hiệu nên hầu hết các doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu. Những năm gần đây, số doanh nghiệp đăng ký thương hiệu Việt Nam tuy có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với số doanh nghiệp hoạtđộng sản xuất kinh doanh trong thực tế.Trong số 100000 nhãn hiệu được bảo hộ ở nước ta thì số doanh nghiệp trong nước đăng ký chỉ chiếm có 20%. Năm 2001 chỉ có 2085 nhãn hiệu trong nước được đăng ký trong khi đến năm 1999 đã có 25000 nhãn hiệu nước ngoài đăng ký ở Việt Nam. Theo kết quả thăm dò, trong số các doanh nghiệp được hỏi có đến 74% các doanh nghiệp đầu tư dưới 5% cho thương hiệu, 20% số doanh nghiệp không hề chi cho việc xây dựng thương hiệu. Tình trạng đó dẫn đến những thua thiệt lớn của một số doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu trên thị trường nước ngoài, chỉ đến khi các thượng hiệu có tên tuổi của ta đứng trước nguy cơ bị mất nhãn hiệu, bị “đăng ký” mất tại một số nước trên thế giới thì các doanh nghiệp Việt Nam mới bừng tỉnh. Ví dụ như các nhãn hiệu: Petro, Trung Nguyên bị lấy mất tên ở Mỹ, Vinataba bị mất tên ở Campuchia… Số lượng DNVVN chiếm trên 90% trong tổng số DN, song tổng số vốn cho sản xuất, kinh doanh mới chỉ bằng 30% so với tổng vốn của các doanh nghiệp trong cả nước. Điều này một mặt phản ánh khả năng thu hút vốn vào sản xuất, kinh doanh của các DNVVN còn thấp, mặt khác cho thấy các DNVVN chưa được quan tâm đầu tư vốn để mở rộng sản xuất. DNVVN giải quyết nhu cầu vốn chủ yếu dựa vào thị trường tài chính phi chính thức, ít tiếp cận được các nguồn tín dụng chính thức thông qua các tổ chức tín dụng do hạn chế về tài sản đảm bảo và thiếu các điều kiện khác. Một vấn đề khác nữa cũng hay được nhắc khi nói tới các DNV&N củachúng ta là, thường phải chịu thiệt thòi, phải gánh chịu những thông lệ và điều kiện cạnh tranh không bình đẳng ở thị trường trong nước; khả năng tiếp xúc thương mại, tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế rất khó khăn; điều kiện tiếp cận với thông tin về văn bản, pháp luật, thị trường, tiến bộ công nghệ . còn tản mạn và hạn chế. Trên đây là một số những hạn chế của các DNV&N nói chungvà DNV&N ở Việt Nam nói riêng. Xác định tầm quan trọng của DNV&N đốivới phát triển kinh tế đất nước theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, 5 năm trở lại đây, Chính phủ đã có nhiều chính sách, giải pháp lớn nhằm phát huy đến mức cao nhất hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh cũng như tiềm năng của loại hình kinh tế này, trong nhiều năm qua, thông qua nhiều cải cách về cơ chế, chính sách, Nhà nước ta đã khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho DNVVN phát triển. Có thể thấy rõ, hệ thống pháp luật, môi trường kinh doanh đang dần được cải thiện và ngày càng có chuyển động tích cực. Các DNV&N ngày càng được hưởng nhiều chính sách ưu đãi và bình đẳng hơn, tình trạng phân biệt, đối xử so với các DNNN giảm nhiều. Đặc biệt, ở một số yếu tố quan trọng, có tính chất sống còn với sự tồn tại và phát triển của các DNV&N như việc tiếp cận với các nguồn vốn, công nghệ, đất đai, lao động, thông tin thị trường đã được mở thông thoáng hơn rất nhiều so với những năm trước đây. Đó là các Luật điều chỉnh như Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Hợp tác xã… và các văn bản dưới luật như Nghị định số 02/2000/NĐ- CP; Nghị định số 90/2001 NĐ-CP ngày 23/11/2001 đã định nghĩa rõ loại hình DNVVN cũng như nêu rõ những giải pháp hỗ trợ cũng như nhiều biện pháp thúc đẩy phát triển DNVVN như: thành lập Hội đồng khuyến khích phát triển DNVVN, thành lập Uỷ ban xúc tiến DNVVN; thành lập Cục Phát triển DNVVN…Chính phủ cũng đang có những chương trình hỗ trợ phát triển DNVVN với nguồn vốn từ ngân sách như: chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực; Chương trình hỗ trợ kỹ thuật; Chương trình trợ giúp xúc tiến xuất khẩu; Chương trình hỗ trợ thông tin… Bên cạnh đó, các tổ chức quốc tế cũng có nhiều hỗ trợ cho phát triển DNVVN của Việt Nam như: Uỷ ban Châu Âu, Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản, Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB), Công ty Tài chính Quốc tế và nhiều tổ chức phi Chính phủ khác…Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, hành lang pháp lý, môi trường kinh doanh như hiện nay chưa đáp ứng được với xu thế phát triển rất nhanh, rất đa dạng của các DNV&N. Và điều đó đã trở thành thách thức lớn, thậm chí còn là lực cản trong tiến trình phát triển của doanh nghiệp giai đoạn hiện nay và những năm tới, các doanh nghiệp cần chủ đông tìm ra hướng giải quyết cho mình đồng thời phải phối hợp với sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng. 1.1.4. Vai trò của doanh nghiệp vừavànhỏ trong nền kinh tế. Thực tế, các DNV&N không chỉ nhiều hơn về số lượng mà còn cho thấy tính linh hoạtvà hiệu quả kinh tế xã hội tổng thể ngày một cao. Các DNV&N đã được thừa nhận là đóng vai trò đặc biệt quan trọng vì nhiều lý do: Thứ nhất: Về số lượng các DNV&N chiếm ưu thế tuyệt đối. Ở nước ta con số này là 90% tổng số các doanh nghiệp, Nhật Bản và Đức là 99% Thứ hai: Sự phát triển của các DNV&N góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng GNP của mỗi nước. Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp vừavànhỏ đã cho thấy nó là phương tiện có hiệu quả để giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Các doanh nghiệp vừavànhỏ chiếm số lượng lớn trong tổng số doanh nghiệp và đã đóng góp vào thu nhập quốc dân ngày càng cao. [...]... vai trò quan trọng trong nề kinh tế 1.2/ ChovaycủaNHTMđốivới doanh nghiệp vừavànhỏ 1.2.1 Các phương thức chovaycủaNHTMđốivớiDNvừavànhỏ • Chovay từng lần: là hình thức chovay tương đối phổ biến của ngân hàng đốivới khách hàng có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi Một số khách hàng sử dụng vốn chủ sở hữu và tín dụng thương mại là chủ yếu, chỉ khi... đến hoạt độngcho vay, nó giúp cho cán bộ tín dụng thực hiện chovay đúng với yêu cầu của ngân hàng Toàn bộ hoạt độngchovay như thế nào đều do chính sách đề ra, vì vậy nên chính sách tín dụng cần được xây dựng hợp lý, đúng đắn mang tính linh hoạt cao Với mức lãi suất đa dạng phù hợp với phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẻ làm tăng hiệu quả vốn vay + Quy trình cho vay: quy trình cho vay. .. trợ cho DNV&N trong quá trình hoạtđộngvà phát triển mà còn hỗ trợ họ ngay từ khi mới hình thành và đi vào hoạtđộng ban đầu, nếu như không có sự hỗ trợ của ngân hàng thì các DNV&N gặp nhiều khó khăn thậm chí không thành lập được Nhận biết điều này rất rõ đốivới loại hình là công ty cổ phần, một số cổ đông đã đi vay vốn của ngân hàng để góp vốn cổ phần hình thành nên vốn điều lệ Hoạt độngchovay của. .. lệnh giữa nông thôn và thành thị 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng chovayđốivới doanh nghiệp vừavànhỏ Các nhân tố chủ quan * Từ phía ngân hàng + Chính sách tín dụng: chính sách tín dụng bao gồm các quy định của ngân hàng như giới hạn mức chovayvới khách hàng, kỳ hạn của khoản tín dụng, lãi suất chovayvà mức lệ phí, các hình thức chovay được thực hiện, sự bảo đảm và khả năng thanh toán... mạnh của các DNV&N Các DNV&N hiện đang là nơi có nhiều thuận lợi nhất để tiếp nhận số lao động- nhất là ở nông thôn tăng thêm mỗi năm, đồng thời còn tiếp nhận số lao động trong các doanh nghiệp nhà nước dôi ra qua việc cổ phần hóa, giao, bán, khoán, cho thuê, phá sản doanh nghiệp hiện đang được triển khai 1.2.3 Các chỉ tiêu đo lường chất lượng chovayđốivớiDNvừavànhỏ Chất lượng của khoản vay được... Xét về khả năng sinh lãi cho ngân hàng: chúng ta xem xét các chỉ tiêu sau Doanh số cho vay: tỷ trọng doanh số chovay DNV&N trong tổng doanh số chovaycủa ngân hàng Doanh số chovay lớn thể hiện số lượng cũng như quy mô khoản vayđốivới DNV&N là lớn Vòng quay vốn: là một chỉ tiêu đánh giá tần suất sử dụng vốn của ngân hàng trong một thời kỳ Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ/Dư nợ bình quân... trả nợ (thường là từ khấu hao và thu nhập sau thuế của dự án hoặc thu nhập hàng kì của người tiêu dùng ) • Chovay gián tiếp: phần lớn chovaycủa ngân hàng là chovay trực tiếp Bên cạnh đó ngân hàng cũng phát triển các hình thức chovay gián tiếp Đây là hình thức chovay thông qua các tổ chức trung gian Ngân hàng chovay qua các tổ, đội, Hội, nhóm như nhóm sản xuất, hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh,... phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ, bảo đảm an toàn vốn tín dụng được bắt dầu từ khi phân tích nhu cầu vốn cho đến khi thu nợ vay cả vốn và lãi Một quy trình chovay không rõ ràng sẽ làm khó khăn cho án bộ tín dụng cũng như đốivới khách hàng vay, làm mất nhiều thời gian và chi phí Vì vậy nếu một quy trình rõ ràng thì tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn nhanh chóng, kịp thời... định hồ sơ vay vốn + Trình độ quản lýcủa DNV&N: trình độ quản lý doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sử dụng vốn vay Trình độ quản lý tốt sẻ cho kết quả kinh doanh tốt Hiện nay các DNV&N ở nước ta có trình độ quản lý còn kém, công tác quản lý sơ hở cho nên làm ăn không hiệu quả, gây thất thoát vốn, mất khả năng thanh toán dẩn đến phá sản Đôi khi tổn thất của ngân hàng là do đạo dức của người... Người vay vốn ngân hàng làm những việc trái với những thoả thuận trong hợp đồngchovay gây khó khăn cho ngân hàng Nguyên nhân khách quan - Môi tường pháp lý: Trong những năm gần đây, Nhà nước có những chính sách hổ trợ và phát triển kinh tế ngoài quốc doanh nên ngân hàng có thêm thị phần để mở rộng chovay Nhưng thực tế, chưa có nhiều chủ trương chính sách ưu đãi đốivới DNV&N Các điều kiện chovay . 1/. Lý luận chung về hoạt động cho vay đối với DN vừa và nhỏ của NHTM. 1.1/. Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ. 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ. . Cho vay của NHTM đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. 1.2.1. Các phương thức cho vay của NHTM đối với DN vừa và nhỏ. • Cho vay từng lần: là hình thức cho vay