Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 35 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
35
Dung lượng
70,98 KB
Nội dung
THỰCTRẠNGPHÁTTRIỂNTIỂUTHỦCÔNGNGHIỆPTRÊNĐỊABÀNTỈNHHÀTÂY I. CÁC ĐIỀU KIỆN TƯ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁTTRIỂN KINH TẾ VÀ TTCN HÀTÂY 1. Điều kiện tự nhiên Hà Tây. Cũng như các lĩnh vực sản xuất khác, TTCN HàTây cũng chựu ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên. Các yếu tố này bao gồm : Vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản và nhiều nhân tố khác. 1.1. Về vị trí địa lý. HàTây có toạ độ địa lý 20,31 o -21,17 o vĩ bắc và 105,17 -106 o kinh đông bao quanh thành phố Hà Nội về phía tây Nam. Vơí bốn cửa ngõ vào thủ đô qua các quốc lộ 1; 6 ; 32, và hệ thống đường thuỷ. Diện tích chung 2192 km 2 phía đông giáp Hà Nội, Hải Hưng, phía tây giáp với Hoà Bình, phía Bắc giáp với Vĩnh Phúc và phía Nam giáp với Hà Nam. HàTây nằm cạnh khu tam giác kinh tế Hà Nội -Hải Phòng-Quãng Ninh, hạt nhân kinh tế miềm bắc, nằm trên khu chuyển tiếp từ tây bắc và trung du miền núi phía bắc, với đồng bằng Sông Hồng qua một mạng lưới giao thông đường thuỷ, đường bộ, đường sắt và các bến cảng tương đối phát triển. Với những vị trí tạo cho HàTây những thuận lợi: -Có thành phố Hà Nội và các tỉnh phụ cận là thị trường tiêuthụ lớn các sản phẩm của HàTây (Hàng tiêu dùng thủcông mỹ nghệ, du lịch và nghĩ nghơi . ) -Hà Tây là địabàn mở rông của thủ đô Hà Nội qua xây dựng thành phố vệ tinh, là mạng lưới gia công cho các xí gnhiệp vừa và nhỏTTCN ở thành thị và nông thôn phục vụ cho các xí nghiệp lớn ở Hà Nội . -Mặt khác HàTây với vị trí địa lý của mình sẽ thuận lợi cho giao lưu, trao đổi lưu thông hàng hoá với các tỉnh trung du miền núi phía bắc, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía Nam. Đây là điều kiện cung cấp tốt đầu vào đầu ra cho TTCN HàTâyphát triển. 1.2. Tài nguyên khoáng sản. Với nền côngnghiệp chưa phát triển, song tài nguyên phân bố đều ở các huyện trong tỉnh. Điều đó thuận lợi rất lớn cho pháttriểncôngnghiệp nói chung và TTCN nói riêng.cụ thể là ngành vât liệu xây dựng . Cụ thể các loại khoáng sản : Đá vôi (Mỹ Đức,Chương Mỹ),Granit ốp lat(Chương mỹ), Đất sét(Chương mỹ,Sơn Tây,Thạch Thất, Quốc Oai), Đồng (BaVì),Vàng gốc và sa khoáng sản (Quốc Oai,Chương Mỹ), Nước khoáng (Ba Vì), Cao lanh (Ba Vì, Quốc Oai) . Nguồn tài nguyên rừng là thế mạnh của tỉnh, với 2/3 diện tích toàn tỉnh là đồi núi, với nhiều loại gỗ quý hiếm: như lim , sến, tấu và ngoài ra còn nhiều loại như tre, nứa, . thuận lợi cho pháttriển các mặt hàng thủcông mỹ nghệ. Vì vậy việc pháttriển TTCN ở HàTây cho phép phát huy và tận dụng tốt nguồn tài nguyên khoáng sản sẳn có. 2. Điều kiện kinh tế xã hội . 2.1. Tài nguyên con người. Dân số HàTây năm 1999 là 2.393.000 người, tốc độ tăng trưởng là 2%/năm, mật độ bình quân là 1083 người/km 2 . HàTây là tỉnh đông dân thứ 7 trong cả nước, sau Tp Hồ Chí Minh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hải Hưng, Hà Nam, Hà Bắc, với 93% dân số ở nông thôn, chỉ 7% dân số ở thành thị. Lao động 1,1 triệu người, trong đó có 80% lao động nông nghiệp, tốc độ tăng lao động hàng năm là 2%, 1/3 số xã có làng nghề TTCN với 117000 lao động có Tay nghề. Lao động nông nghiệp có trình độ văn hoá khá ( 21% có trình độ cấp III, 62% cấp II, và 14% cấp I). Từ những số liệu và nhận định trên, với dân số tập trung ở nông thôn là lớn, mặt khác nơi đây lại có nhiều làng nghề thủcôngnghiệp truyền thống, thêm vào đó là trình độ dân trí khá, điều đó cho thấy để tránh tìnhtrạng di cư tự do gây sức ép cho khu vực thành phố, đô thị về mặt lao động, mặt khác giải quyết tốt vấn đề lao động và nguồn lực tại chỗ, thì vấn đề pháttriển TTCN là hết sức cần thiết cho tỉnhHà Tây. 2.2. Tài nguyên cảnh quan Di tích Lịch sử. Theo thống kê của Bộ Văn Hoá - Thông Tin , HàTây là tỉnh có số lượng di tích đứng thứ ba cả nước, sau (Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh).Với gần 300 di tích. Điều quan trọng hơn là nhiều di tích quý giá gắn liền với lịch sử pháttriển của dân tộc, trong đó nổi bật là hệ thống chùa chiền và đền thờ cổ với nhiều lễ hội, làng việt cổ, các làng nghề truyền thống. Sự hiện diện của vùng núi, đặc biệt là núi Ba Vì và dãi đá vôi có nhiều hang động đẹp, với rừng nguyên sinh, khí hậu mát mẽ và có đồng bào dân tộc ít người với văn hoá dân tộc truyền thống . Hiện tại HàTây đã hình thành ba cụm di tích ( Cụm chùa Hương, Cụm Ao Vua -Ba Vì suối Hai-Đồng Mô-Ngải Sơn, Cụm Sơn Tây, Thạch Thất, Quốc Oai), tạo ra những trung tâm du lịch lớn có tầm cở quốc gia và quốc tế. Hiện tại hàng năm HàTâythu hút một số lượng lớn du lịch khách từ trong và ngoài nước đỗ về, từ những yếu tố đó tạo cho HàTây những thế mạnh về pháttriển du lịch , trên cơ sở đó đây cũng là thị trường lớn tiêuthụ các sản phẩm truyền thống, các sản phẩm TTCN và đó cũng là cơ hội để khôi phục và pháttriển làng nghề cũng như bản sắc văn hoá dân tộc, tạo điều kiện giải quyết tốt nhất vấn đề lao động thành thị và nông thôn. 2.3. Về tốc độ tăng trưởng kinh tế. * GDP và nhịp độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1991 - 1999 . Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu Theo giá 1989 Theo giá 1994 1991 1992 1993 1994 1995 1995 1996 1997 1998 1999 GDP (giá SS) 595,8 716,8 787,5 865,3 954,3 3537, 7 3809, 7 4109, 6 4405, 0 4654 Tốc độ pháttriển (%) -1,31 20,31 9,86 9,88 10,29 - 7,96 7,87 7,19 5,7 Nguồn: Niên giám thống kê - HàTây Tốc độ trung bình: 1991 - 1995: 9,8% 1996 - 1999: 7,18% Theo số liệu thống kê trên đây nhìn chung tốc độ pháttriển hàng năm đầu tăng, riêng năm 1991 thu nhập theo GDP theo giá so sánh là 595,8 tỷ đồng là năm thấp nhất và thấp hơn năm1990 là 7,9 tỷ đồng, chính vì vậy tốc độ giảm so với năm 1990 là (-1,31%) trong giai đoạn 1991 - 1995 (theo giá cố định 1989) nhìn chung các năm từ 1992 - 1995 thì tốc độ pháttriển đều tăng, riêng 1992 có tốc độ cao nhất 20,31% và trung bình trung giai đoạn này là 9,8%. Bước sang giai đoạn (1996 - 1999) tính theo giá cố định 1994, tốc độ tăng trưởng hàng năm đều tăng (năm sau so năm trước), xu hướng về tốc độ pháttriển (%) của tổng sản phẩm quốc dân HàTây trong giai đoạn 1996 - 1999 giảm xuống. Điều đó cho thấy có sự ảnh hưởng của điều kiện chủ quan và khách quan. Về khách quan có thể thấy giai đoạn này nền kinh tế tỉnhHàTây chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, về thị trường tiêuthụ cho các sản phẩm tỉnh nhà, và điều kiện tự nhiên . gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh thời gian qua. Về chủ quan, có thể thấy do sự tác động từ cơ chế chính sách tới vấn đề đầu tư sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý khi nền kinh tế mở rộng. ( cụ thể như quá trình đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép còn chậm, chưa có chính sách cụ thể cho vay vốn đối với khu vực kinh tế còn kém pháttriển .) Chính vì thế giai đoạn 1996 - 1999 tốc độ pháttriển đạt 7,18% thấp hơn giai đoạn 1991 - 1995 là 2,62%. Với tốc độ pháttriển kinh tế của Việt Nam qua các năm (1991 - 1999) ta có bảng sau: Năm 91 92 93 94 95 96 97 98 99 Tốc độ pháttriển (%) 6,0 8,65 8,1 8,8 9,5 9,3 8,2 5,8 4,8 * Trung bình giai đoạn: 91 - 95: 8,21% 96 - 99: 7,02% So sánh với kết quả tăng trưởng tế trung bình của HàTây và cả nước của qua các giai đoạn pháttriển ta có nhận xét như sau: + Sự pháttriển và tăng trưởng kinh tế HàTây có cùng xu hướng chung của cả nước cụ thể qua hai giai đoạn (1991 - 1995) và (1996 - 1999). + Về tốc độ tăng trưởng chung thì HàTây có cao hơn cả nước: cụ thể (1991 - 1995) là 9,8% và (1996 - 1998) là 7,18% trong khi cả nước lần lượt là 8,21% và 7,02%. Mặc dù vậy so với cả nước thì HàTây lại thấp hơn cả nước về các mặt như GDP bình quân đầu người, tỷ lệ huy động ngân sách và cân bằng ngân sách . Cụ thể GDP bình quân đầu người 1991 là 149 USD năm 1992 là 172 USD/ 230 USD của cả nước, năm 1994 trong khi cả nước đã vượt trên 300 USD/ người. Tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP năm 1992 là 7%, 1993 là 6% trong khi đó Chi ngân sách so với thu thiếu hụt lần lượt 73 tỷ năm 1992 và 106,6 tỷ năm 1993. Bước sang năm 1999 thu là 577 tỷ đồng trong khi chi là 603,0 tỷ thiếu hụt 26 tỷ. Song có được sự pháttriển kinh tế với tốc độ cao qua các thời kỳ, là nhờ có đường lối đổi mới của Đảng (cụ thể qua Đại hội Đảng lần VIII) nói chung và sự lãnh đao chỉ đạo của tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh nói riêng ,đã có những nghị quyết, chủ trương sát đúng với thựctrạng của địa phương - lãnh đạo nhân dân trong tỉnh khắc phục khó khăn, lao động sáng tạo . nhờ đó đã phát huy được nội lực của tỉnh nhà và cụ thể đã đạt được những thành quả quan trọng trong công cuộc pháttriển kinh tế - xã hội. Thêm vào đó là sự lao động cần cù sáng tạo của nhân dân, ý thức tự lực vươn lên, có nhận thức đúng về sự đổi mới, năng động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, đã đóng góp một phần quan trọng cho sự pháttriển chung của HàTây và cả nước. Tuy vậy trong giai đoạn qua, đặc biệt 1995 - 1999 tốc độ pháttriển kinh tế tuy có tăng, song có xu hướng giảm xuống cùng với xu thế chung của cả nước và khu vực cho thấy HàTây là tỉnh cũng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, thêm vào đó là hệ thống hạ tầng xuống cấp chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, vấn đề vốn, thiết bị lạc hậu về công nghệ trong các cơ sở sản xuất côngnghiệp - tiểuthủcôngnghiệp và tìnhtrạng thâm hụt ngân sách còn tồn tại . Chính vì vậy đây sẽ là trở ngại lớn đối với pháttriển kinh tế tỉnhHàTây trong những năm tới, và đòi hỏi các cơ quan chức năng, các ngành các cấp cần có đối sách trong giải quyết tồn tại này để đưa nền kinh tế Hàtâyphát triển. 2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tính từ năm 1991 đến nay, cơ cấu kinh tế ngành HàTây đã có sự chuyển dịch theo hướng nâng cao tỷ trọng côngnghiệp và du lịch - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, nhưng giá trị sản lượng nông nghiệp vẫn tăng lên. Tổng sản phẩm nông nghiệp của tỉnh năm 1995 so với năm 1991 tăng 48,81%, bình quân mỗi năm tăng 6,7%, năm 1998 so với năm 1996 tăng 6,68%, bình quân tăng 5%. Cơ cấu kinh tế ngành ở Hà Tây(1991-1999). Đơn vị: % Năm Ngành 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Nông nghiệp 52,35 54,95 54,26 46,82 48,66 46,74 43,56 43,03 43,00 Côngnghiệp 22,48 22,18 23,0 26,13 25,51 26,52 28,21 28,61 29,57 Dịch vụ 25,17 22,87 22,74 27,05 25,83 26,74 28,23 28,36 27,43 Nguồn: Niên giám Thống kê - HàTây Sự chuyển dịch cơ cấu được thực hiện trên cơ sở có sự tăng trưởng khá đều của cả ba nhóm ngành, đặc biệt là côngnghiệp và du lịch - dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế ở Hà Tây(1991-1999). Đơn vị: % Năm Ngành 1991 1992 1993 1994 1995 Bình quân 1997 1998 1999 Bình quân Nông nghiệp -8,8 26,3 8,4 -5,2 14,6 6,7 8,6 0,5 6,1 5,0 Côngnghiệp 0 18,7 13,8 24,9 7,7 11,9 16,0 14,7 8,9 13,2 Dịch vụ 17,2 9,3 9,1 30,7 5,3 13,6 10,6 13,9 7,9 10,8 Nguồn: Niên giám Thống kê - HàTây Trong 5 năm 1991 - 1995, côngnghiệp tăng bình quân 11,9% nông nghiệp 6,7%, dịch vụ - du lịch 13,6%. Trong ba năm 1996 - 1998, côngnghiệp tăng bình quân 13,2%, nông nghiệp 5%, dịch vụ 10,8%. Như vậy, những nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng cao cũng là nhóm ngành có năng suất cao, nên tỷ trọng của nó trong GDP cũng tăng lên. Ngược lại, nhóm ngành nông nghiệp có năng suất lao động thấp nhất và tốc độ tăng trưởng thấp nhất nên tỷ trọng đã giảm 9,35% từ 53,35% năm 1991 xuống còn 43,00% năm 1999. Song hiện tại vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nhóm ngành côngnghiệp có năng suất lao động và tốc độ tăng khá nên tỷ trọng đã tăng từ 22,48% lên 29,57% từ 1991 đến 1999 nên đã đứng hàng thứ hai về tỷ trọng và trên du lịch dịch vụ. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành được thực hiện gắn liền với sự pháttriển của ngành theo hướng đa dạng hóa, dần hình thành các ngành trọng điểm, mũi nhọn, các ngành định hướng xuất khẩu đang được khôi phục và phát triển. Tóm lại, cơ cấu kinh tế của HàTây trong những năm qua đã có sự chuyển dịch đúng hướng và tích cực, góp phần cấu trúc lại nền kinh tế dầu đi vào ổn định, tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện. Có được những kết quả chuyển dịch như trên là do cơ quan chủ quản và chính quyền tỉnh đã thực hiện nhất quán các chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh đã bước đầu định hướng tạo môi trường cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua các chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội năm 2001 - 2010 các kế hoạch phát triển, đổi mới và hoàn thiện các chính sách kinh tế. Yếu tố thị trường cũng bắt đầu định hướng các doanh nghiệp sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, và sản xuất như thế nào. Giá cả về cơ bản đang hình thành trên thị trường thông qua quan hệ cung cầu và phản ánh mức độ khan hiếm của hàng hóa dịch vụ. 3. Lợi thế, hạn chế và thách thức đối với pháttriển kinh tế và TTCN Hà Tây. 3.1. Lợi thế. - HàTây có lợi thế về vị trí địa lý , với tam giác kinh tế (Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long ) vừa là thị trường tiêuthụ của HàTây vừa là nhân tố tác động đến sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Hà Tây, mặt khác cũng tạo điều kiện cho HàTây tiếp thu nhanh công nghệ mới và thông tin kinh tế trong nước và thế giới. -Hà Tây là tỉnh có quy mô GDP chiếm tỷ lệ cao trong GDP cả nước, cụ thể giai đoạn 1993 chiếm 2,12 % và đến năm 1998, 1999 là 2,3% và 2,43% GDP cả nước. - Tài nguyên du lịch và tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là khoáng sản vật liệu xây dựng là hai nguồn lực lớn có thể trở thành những ngành kinh tế mũi nhọn và thế mạnh về côngnghiệp chế biến nông sản sẽ tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế. - Đặc điểm địa mạo, tài nguyên khí hậu, đất, nước cho phép pháttriển một nền nông lâm nghiệp, thủy sản đa dạng và thâm canh, sinh thái và bền vững làm cơ sở cho quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa - Có hệ thống cơ sở hạ tầng đa dạng, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ, liên tỉnh, liên huyện và xã. Điều đó tạo thuận lợi cho HàTây trong trao đổi và giao lưu buôn bán hàng hóa. - Có thị trường xuất khẩu tại chỗ với kim ngạch đáng kể qua du lịch. Có nhiều làng nghề, thủcông mỹ nghệ pháttriển và côngnghiệp tập trung, nhiều đối tác tới liên doanh đặc biệt trong những năm gần đây, có thị trường Hà Nội tiêuthụ nhiều loại sản phẩm. - Có nguồn nhân lực dồi dào, có văn hóa, có nhiều nghề truyền thống, bước đầu làm quen với sản xuất hàng hóa và có năng lực tiếp thu được công nghệ mới, những ngành nghề có hàm lượng chất xám cao (như điện tử, tin học). 3.2. Hạn chế. - Cơ sở hạ tầng quá xuông cấp do nhiều năm sát nhập tỉnh, 90% doanh nghiệp Nhà nước, trung ương và địa phương trình độ kỹ thuật trung bình và lạc hậu, 40% thiết bị già cỗi, năng suất và hiệu quả thấp. - Đất chật, người đông, tốc độ tăng dân số còn cao gây sức ép lớn về việc làm và thu nhập cũng như các vấn đề xã hội. - Với GDP bình quân đầu người còn thấp, là tỉnh chưa cân bằng ngân sách, vì vậy HàTây là tỉnh đang thiếu vốn nghiêm trọng. - Con người Hà Tây, tuy có những lợi thế nêu trên, song mặt hạn chế là thiếu kiến thức quản lý cũng như kinh nghiệm quản lý, nhất là trong quản lý công nghiệp, du lịch. - Du lịch được dự báo trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với nhiều danh lam thắng cảnh (thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) song cho tới nay vẫn chưa phát huy được tối đa lựi thế của mình, do điều kiện co sở hạ tầng yếu kém cũng như quá trình quản lý . - Có lợi thế pháttriểntiểuthủcôngnghiệp làng nghề, là một đóng góp lớn cho vấn đề xóa đói giảm nghèo khu vực nông thôn và tăng tưởng kinh tế, song hiện tại vẫn nhiều vướng mắc từ phía thị trường, cơ chế quản lý . 3.3. Những thách thức. - Sự biến động thị trường trong giai đoạn hiện nay là một trở ngai đối với các sản phẩm của HàTây khi tham gia cạnh tranh . - Là một tỉnh có nhiều tài nguyên (nông nghiệp, du lịch, vật liệu xây dựng, con người .) là lợi thế, song điểm xuất phát GDP thấp, GDP bình quân đầu người còn thấp và dưới mức bình quân của cả nước. Trong thời gian tới, không khai thác được những tài nguyên và lợi thế đó sẽ có nguy cơ tụt hậu xa so với bình quân cả nước. - Gần thủ đô Hà Nội vừa là cơ hội tạo ra những lợi thế song đây cũng vừa là thách thức. Sản phẩm của HàTây xâm nhập được thị trường Hà Nội phải có sức cạnh tranh lớn và nghệ thuật tiếp thị giỏi. Sức cạnh tranh lớn được biểu hiện ở chất lượng cao, giá thành hạ . - Du lịch là thế mạnh của Hà Tây, song muốn thu hút được khách quốc tế nghĩ lại qua đêm để kinh doanh khách sạn (vì kinh doanh khách sạn đưa lại lợi nhuận cao trong kinh tế du lịch) thì phải có hình thức, nội dung du lịch hấp dẫn và kiến trúc khách sạn ở HàTây phải khác với Hà Nội (VD: kiểu biệt thự, nhà sàn, khách sạn mini gắn với cảnh quan môi trường sinh thái sạch đẹp), mặt khác vấn đề quy hoạch các cụm, khu du lịch là điều kiện cần thiết để pháttriển lợi thế ngành này. II. THỰCTRẠNGPHÁTTRIỂNTIỂUTHỦCÔNGNGHIỆP (TTCN) TRÊNĐỊABÀNHÀ TÂY. 1. Mạng lưới pháttriển TTCN khu vực nông thôn tỉnhHà Tây. Khi nghiên cứu sự hình thành, hoạt động mạng lưới TTCN nông thôn HàTây ta có thể thấy nó tồn tại hai hình thức đó là TTCN chuyên nghiệp và TTCN trong nông nghiệp, TTCN chuyên nghiệp tức là các cơ sở sản xuất chỉ tập trung vào sản xuất TTCN, còn hình thứcthứ hai là vừa sản xuất TTCN vừa sản xuất nông nghiệp, ở đây có sự đan xen sắp xếp dựa trêntính mùa vụ của sản xuất nông nghiệp. 1.1. Tiểuthủcôngnghiệp chuyên nghiệp. Xét trênđịabàn nông thôn HàTây thì tỷ lệ TTCN chuyên nghiệp còn chiếm một tỷ lệ nhỏ .Hình thức sản xuất phổ biến ở đây là tổ sản xuất, cá thể và hình thức tư nhân, trong đó chủ yếu là hai hình thức tổ sản xuất và cá thể. Tỷ lệ TTCN không đều nhau đối với tất cả các mặt hàng. Tỷ lệ này cao đối với ngành chế biến gỗ, ngành mây tre giang, thuê len, dệt len, ngành sản xuất giấy và ngành chế tạo công cụ. Những ngành chiếm tỷ lệ thấp trong các ngành chế biến, sản phẩm từ nứa lá, ngành gốm sứ và ngành chế biến nông sản. Do chính sách ruộng đất phân chia bình quân đầu người như hiện nay nên chỉ có một tỷ lệ nhỏ lao động trong nông thôn tách rời khỏi ngành nông nghiệp còn phần lớn vẫn trong tìnhtrạngbán nông nghiệp. Mặc dù tỷ lệ lao động chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng giá trị GDP khu vực này tạo ra không phải là không đáng kể, nhất là trong những ngành TTCN được coi là ngành nghề chính của người lao động. Chỉ tiêu về tỉ lệ lao động và giá trị TTCN. CHỈ TIÊU TTCN chuyên nghiệp TTCN trong NN Tỉ lệ lao động (%) 45 55 Giá trị TTCN (%) 65,5 34,5 (Nguồn: Sở côngnghiệpHà Tây). 1.2. Tiểuthủcôngnghiệp trong nông nghiệp. Cũng như khu vực nông thôn cả nước trênđịabàn nông thôn HàTây hình thức sản xuất kết hợp giữa TTCN với nông nghiệp tồn tại phổ biến. Hầu như không có một làng quê nào trong tỉnh là không tồn tại những ngành nghề phụ, trong đó TTCN chiếm một phần lớn trong số làng nghề. Trong tỉnh có khoảng 1460 thôn (làng), thì có 560 làng thuần nông chiếm 38%, 900 làng có nghề và làng nghề côngnghiệp - tiểuthủcôngnghiệppháttriển chiếm 62%. Ngoài ra ngoài TTCN còn tồn tại bộ phận nhỏ lĩnh vực khác của thương mại dịch vụ, trồng cây ăn quả, chăn nuôi . [...]... trong công tác quản lý TTCN HàTây 6.3 Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của TTCN HàTây Trong số các sản phẩm xuất khẩu trênđịabànHàTây thì sản phẩm thuộc TTCN chiếm ưu thế trong xuất khẩu trênđịa bàn, thể hiện qua một số mặt hàng xuất khẩu như: mây tre đan, hàng mỹ nghệ, thảm len, thêu, áo thêu Kimono, hàng dệt Hàng mây tre đan năm 1997 tăng 19 lần so với năm 1991, hàng sơnmài khảm tăng 20 lần, hàng... ngành côngnghiệp có triển vọng ở địa phương và thúc đẩy quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Ủy ban nhân dân tỉnh và các ngành các cấp có liên quan đã tiến hành sắp xếp cũng như cấp đăng ký kinh doanh hoạt động cho các doanh nghiệp đang hoạt động và các doanh nghiệp xin thành lập mới Đến nay trong cơ cấu thành phần sở hữu về sản xuất CN - TTCN trênđịabàntỉnh rất đa dạng đảm bảo cho sự phát. .. các doanh nghiệp tiểucông nghiệp, thủcôngnghiệp *Cơ cấu thành phần sở hữu CN - TTCN trênđịabàntỉnhHàTây đến 31/12/1998 Loại hình Tổng số Doanh nghiệp quốc doanh Các cơ sở ngoài quốc doanh Số lượng 1997 1998 254 290 43 46 197 226 Tỷ lệ (%) 1997 1998 100% 100% 16,93% 15,86% 77,56 77,93 % % 5,51% 6,2% Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 14 18 (Nguồn: Sở kế hoạch - Đầu tư Hà Tây) Như vậy các... cấu thành phần sở hữu Cùng với sự đổi mới về cơ cấu, cơ chế kinh tế cả nước, cơ cấu thành phần sở hữu về sản xuất TTCN trênđịabàntỉnhHàTây cũng có những bước tiến triển phù hợp với sự chuyển đổi này, thể hiện qua khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trênđịabàn Với quan điểm phát huy mọi thành phần kinh tế coi trọng vai trò kinh tế quốc doanh và các loại hình kinh tế hợp tác trong việc phát triển. .. với 1430 học sinh Nhất là 1999 ngành côngnghiệp được UBND tỉnhHà Tây, quan tâm hỗ trợ 1 tỷ đồng cho khuyến khích mở lớp nhân cấy nghề côngnghiệp - tiểu thủcông nghiệp, tuy số tiền còn có hạn chế nhưng đã động viên và tạo điều kiện cho các địa phương trong việc tổ chức dạy truyền nghề tại chỗ Số lớp đào tạo và kinh phí đào tạo nghề, nhân cấy nghề tiểu thủcôngnghiệp giai đoạn (1996 - 1998) Chỉ tiêu... Nguồn : sở côngnghiệpHàTây ) Giá trị xuất khẩu TTCN HàTây ( 1996-1998) Đơn vị: triệu VND Năm 1996 1997 Giá trị 95.800 124.433 ( Nguồn: sở kế hoạch đầu tư - HàTây ) 1998 134.000 Nhìn vào bảng số liệuvề mặt hàng xuất khẩu và giá trị xuất khẩu TTCN trênđịabànHàTây ta có nhân xét: Về số lượng mặt hàng đều tăng cao trong các năm từ 1991-1997, song bước sang năm 1998 có chững lại, một số mặt hàng có... khả năng pháttriểntrênđịabàn Tỷ trọng của mỗi ngành về giá trị sản xuất CN - TTCN trênđịabàn 1997 - 1999 HàTây Đơn vị tính: % Các ngành TỶ TRỌNG TRONG CN - TTCN 1997 1998 - Chế biến nông sản - thực phẩm 40 35 - Sản xuất vật liệu xây dựng 20 25 - Chế biến lâm sản - khoáng sản 12 10 - Cơ khí - Điện máy - Bao Bì 10 12 - May mặc 10 11 - Thủcông mỹ nghệ 8 7 (Nguồn: Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Tây) 1999... 2.4 Công tác nhân cấy nghề TTCN HàTây Hàng năm công tác nhân cấy nghề TTCN trênđịabànHàTây luôn được sự quantâm của các làng nghề, cấp uỷ chính quyền và các tổ chức Trong ba năm 1996 - 1998 gần đây, mặc dù còn gặp không ít khó khăn các huyện, thị xã trong tỉnh vẫn coi trọng việc nhân cấy nghề mới, duy trì nghề cũ của làng là trách nhiệm của các ngành, các cấp chính quyền địa phương Phòng công nghiệp. .. Nguồn: Sở Côngnghiệp - HàTây Kết quả sau khi học nghề xong, đã có 90% số người học nghề có việc làm tại chỗ và ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, góp phần sản xuất ra nhiều sản phẩm vừa phục vụ tiêu dùng nội địa, vừa xuất khẩu, tăng đóng góp cho ngân sách địa phương, giảm hộ nghèo tại địa phương 3 Các loại doanh nghiệp và sản phẩm ngành nghề tiểu thủcôngnghiệp 3.1 Về các loại hình doanh nghiệp: ... động - Góp phần vào thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 8 và kết luận 02 của tỉnh về pháttriển CN - TTCN nhân cấy nghề mới, làm giảm số hộ thuần nông, tăng số hộ chuyên và kiêm sản xuất TTCN cũng như hộ hoạt động dịch vụ góp phần xóa đói giảm nghèo * Về phía khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: Khu vực này nó bao gồm tiểu côngnghiệp và thủcôngnghiệp nói chung trênđịa bàn, trong những năm . kiện cần thiết để phát triển lợi thế ngành này. II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP (TTCN) TRÊN ĐỊA BÀN HÀ TÂY. 1. Mạng lưới phát triển TTCN khu. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TÂY I. CÁC ĐIỀU KIỆN TƯ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH