1 Tình hình thu hút lao động của các doanh nghiệp TTCN (khu vực ngoài quốc doanh).

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TÂY (Trang 27 - 29)

6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của TTCN trên địa bàn Hà Tây.

6.2. 1 Tình hình thu hút lao động của các doanh nghiệp TTCN (khu vực ngoài quốc doanh).

vực ngoài quốc doanh).

Hoạt động sản xuất CN - TTCN ngày nay ở địa bàn tỉnh ngày một được mở rộng và phát triển đã góp phần đáng kể vào giải quyết việc làm cho lao động trong tỉnh. Trong giai đoạn hiện nay khu vực ngoài quốc doanh là khu vực thu hút số lao động cao nhất, so với khu vực quốc doanh và đầu tư nước ngoài.

Lao động thu hút vào sản xuất CN - TTCN 1997 - 1998.

Đơn vị tính: Người Năm

Khu vực kinh tế

1997 1998

Khu vực kinh tế quốc doanh 9.759 10.772

Khu vực ngoài quốc doanh 154.900 154.473

+ Tập thể 2.011 1.927

+ Tư nhân 1.980 2.444

+ Cá thể 145.000 143.000

+ Hỗn hợp 5.909 6.502

Khu vực đầu tư nước ngoài 1.485 2.585

(Nguồn: Niên giám thống kê 1999 Hà Tây )

Theo số liệu bảng bên khu vực ngoài quốc doanh (trong đó bao gồm các hình thức sản xuất TTCN) đã giải quyết phần lớn số lao động trong ngành CN - TTCN, năm 1997 và 1998 lần lượt là 154.900 và 154.473 với số lao động của tỉnh năm 1997 và 1998 là: 1.130.000; 1.256.100 người.

Vậy khu vực TTCN (khu vực ngoài quốc doanh) đã được giải quyết được lượng lao động là:

1997: 154.900/1.130.000 = 13,70%1998: 154.473/1.256.100 = 12,29%. 1998: 154.473/1.256.100 = 12,29%.

Vậy khu vực TTCN nói chung hay khu vực ngoài quốc doanh giải quyết việc làm có giảm xuống vào năm 1998.

- Trong khu vực kinh tế TTCN giải quyết nhiều việc làm nhất phải kể đến ngành chế biến gỗ, lâm sản năm 1997 là 21.680, năm 1998 là 20.689 lao động,

khu vực sản xuất giấy là 399 vào 1997, 499 lao động vào năm 1998, ngành sản xuất tủ bàn, ghế lần lượt là 8519 và 9176 lao động.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TÂY (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w