1. Những thành tựu đạt được.
* Về phía làng nghề:
- Các làng nghề tồn tại, phát triển đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho nhân dân, góp phần ổn định tình hình kinh tế chính trị xã hội nông thôn. Các sản phẩm của làng nghề rất đa dạng, phong phú, đáp ứng được phần nào thị hiếu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Các làng nghề phần lớn tận dụng các nguồn lực của địa phương (nguyên liệu dễ tìm và lao động tại chỗ), trong các làng nghề, người chỉ làm nông nghiệp thuần túy có mức thu nhập thấp hơn người tham gia làng nghề (cụ thể năm 1999, thu nhập của một thuần nông 1.459.000đ/năm trong khi một lao động kiêm sản xuất TTCN và chuyên sản xuất TTCN là 3.551.000đ; 5.236.000đ.
- Trong giai đoạn (1996 - 1999) mặc dù tình hình kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong khu vực kéo dài, thời tiết phức tạp, sức mua của thị trường giảm. Nhưng sản xuất CN - TTCN trong tỉnh nói chung và của làng nghề nói riêng vẫn ổn định và có mức tăng trưởng trên 10%.
- Nhiều sản phẩm của làng nghề như: mây tre giang đan, thêu ren, thảm len, may mặc, dệt lụa tơ tằm, khăn mặt, dệt quần áo len mút, đệm tơ, lưới, điêu khắc, sơn mài mỹ nghệ, khảm trai mỹ nghệ, chế biến lâm sản gỗ... là những mặt hàng sản xuất ngày một tăng, góp phần phục hồi tiêu dùng nội địa, phục vụ cho xuất khẩu... (sản xuất chủ yếu ở Phú Xuyên, Thường Tín ...)
- Việc khôi phục làng nghề, nhân cấy nghề được nhiều ngành nhiều cấp quan tâm chú ý hơn, cụ thể năm 1998 - 1999 đã khôi phục được 106 làng nghề, là bước nhảy vọt so với các năm trước khoảng 88 làng nghề vào năm 1995, hiện trên địa bàn Hà Tây có 9 huyện, thị xã mở lớp dạy nghề, truyền nghề SXCN - TTCN tạo cho trên 8.000 người có thêm việc làm, tăng thu nhập. Nhất là sau khi được tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Hà Tây có chính sách hỗ trợ kinh phí khuyến công 1999, trong đó có hỗ trợ kinh phí nhân cấy nghề, thì hầu hết các huyện thị trong tỉnh mở được lớp dạy, truyền nghề SXCN - TTCN cho nhiều người đến độ tuổi lao động...
- Góp phần vào thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 8 và kết luận 02 của tỉnh về phát triển CN - TTCN nhân cấy nghề mới, làm giảm số hộ
thuần nông, tăng số hộ chuyên và kiêm sản xuất TTCN cũng như hộ hoạt động dịch vụ góp phần xóa đói giảm nghèo.
* Về phía khu vực kinh tế ngoài quốc doanh:
Khu vực này nó bao gồm tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp nói chung trên địa bàn, trong những năm qua đã có những bước tiến khá.
- Về cơ cấu thành phần sở hữu khu vực này chiếm 77,56% vào năm 1997 và 77,93% vào 1998. Chủ yếu là loại hình hợp tác xã, tổ sản xuất, doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn (Cty TNHH), hộ gia đình cá thể và xuất phát từ yếu tố đó thì khu vực này giải quyết số lượng lớn lao động trong khu vực CN - TTCN, năm 1997 là 154.900 người, năm 1998 là 154.473 người khu vực cá thể (làng nghề) là khu vực giải quyết việc làm với số lượng lớn nhất.
- Những năm qua nhờ có sự quan tâm của mọi thành phần kinh tế và các cấp, các ngành số lượng các đơn vị tham gia sản xuất ngày một tăng lên. Chính nhờ đó mà sản lượng giá trị sản xuất hàng năm đều tăng lên. Cụ thể giai đoạn 1995-1999 tăng 8,45%/năm, trong khi khối quốc doanh là 3,25%/năm.
- Các sản phẩm chế biến nông sản, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, sản phẩm dệt may, thủ công mỹ nghệ đều có mức tăng trưởng khá, bước đầu khôi phục lại một số làng nghề, làng nghề mới được hình thành và đi vào hoạt động. Có nhiều mô hình sản xuất và chế biến nông sản như: xay xát thóc gạo ở Đức Giang, chế biến tinh bột, sắn ở Minh Khai - Dương Liễu - Hoài Đức, Quốc Oai, Chương Mỹ, chế biến gỗ, hàng mộc ở Liên Trung - Đan Phượng, hàng thêu ren ở Đồng Tân - Thường Tín, mây tre đan ở Phú Vinh - Chương Mỹ, Phú Xuyên...
- Các sản phẩm xuất khẩu TTCN Hà Tây ngày một tăng về số lượng và chất lượng.
2. Những tồn tại và khó khăn.
- Hình thức sản xuất kinh doanh TTCN chưa được kiểm soát chặt chẽ từ phía cơ quan chức năng.
- Việc khôi phục làng nghề cũ, phát triển làng nghề mới nhiều tuy có sự phát triển, song sự phát triển chưa mạnh, chưa vững chắc chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh vốn là đất trăm nghề, ảnh hưởng lớn đến sự đóng góp của TTCN, làng nghề cho ngân sách và tỷ trọng GDP.
- Sự phát triển của làng nghề chưa được qui hoạch tổng thể, qui hoạch chi tiết về CN - TCN, nên sự phát triển chủ yếu là tự phát, và đã có một số làng nghề trong sản xuất gây ô nhiễm môi trường xung quanh như: (3 xã Minh Khai, Cát Quế, Dương Liễu huyện Hoài Đức) diện tích ô nhiễm lên tới 308 ha.
Việc tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp chưa làm được nhiều, với TTCN nhiều làng nghề truyền thống, tiềm năng lớn, song phát triển tản mạn, tự phát, thiết bị công nghệ còn lạc hậu và chưa kết hợp được truyền thống hiện đại, chậm đổi mới.
- Cơ sở hạ tầng bị xuống cấp (đường, điện, trạm...) ảnh hưởng không nhỏ đến cung cấp và tiêu thụ sản phẩm đầu vào đầu ra của làng nghề TTCN nói chung trên địa bàn.
- Về thị trường tiêu thụ sản phẩm vẫn còn là khó khăn rất lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất TTCN và khó khăn chung đối với tất cả các thành phần kinh tế, trong thời gian vừa qua TTCN Hà Tây chỉ tập trung chủ yếu khu vực Châu á, Song do khủng hoảng kinh tế nên thị trường này có xu hướng giảm dần vào thời gian gần đây , một số thị trường Nga , EU ,Mỹ tiêu thụ còn rất thấp.
Do sản phẩm không tiêu thụ rộng rãi trên thị trường dẫn tới các doanh nghiệp không thể mở rộng sản xuất của mình. Điều này không những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp mà
còn ảnh hưởng đến sự phát triển TTCN và giải quyết lao động trên địa bàn, dẫn đến TTCN phát triển chưa vững chắc...
Bên cạnh đó việc tổ chức nắm bắt nguồn hàng và tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp chưa được coi trọng đúng mức, mặc dù các doanh nghiệp sản xuất đã căn cứ vào nhu cầu thị trường.
- Các nghệ nhân, thợ tài hoa chưa được nhà nước quan tâm đúng mức. Việc xét phong tặng công nhận cho họ về mặt pháp lý Nhà nước chưa được thể chế hóa bằng những chính sách cụ thể. Mặt khác việc nhân cấy nghề, mở lớp dạy nghề cho con em nông thôn đến tuổi lao động còn nhiều khó khăn về kinh phí.
3. Nguyên nhân của tồn tại, khó khăn.
- Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về CN - TTCN nói chung và ngành nghề, làng nghề, nhân cấy nghề nói riêng hãy còn nhiều bất cập. Các phòng công nghiệp huyện thị xã chưa được thể chế hóa lại, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức biên chế bộ máy quản lý. Các xã chưa có cán bộ theo dõi chuyên ngành nghề CN - TTCN, dịch vụ.
- Sự nhận thức về phát triển ngành nghề, làng nghề nhân cấy nghề của một số ngành, địa phương, trong tỉnh còn chậm, chưa đầy đủ.
- Chiến lược tiêu thụ sản phẩm (tiếp thị) ở làng nghề còn nhiều khó khăn bất cập, chưa được tháo gỡ kịp thời.
- Do ảnh hưởng của khủng hoảng, nên một số sản phẩm bị thu hẹp thị trường tiêu thụ.
- Một nguyên nhân nữa là thiết bị sản xuất ở các cơ sở sản xuất TTCN lạc hậu, ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm và giá thành cũng như năng xuất lao động.