1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ HỆ THỖNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY TNHH QUỐC TÊ KHÁNH SINH

6 502 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 63,7 KB

Nội dung

Công ty Bán buôn Bán lẻ Người nông dânBán lẻ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ HỆ THỖNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY TNHH QUỐC KHÁNH SINH 1.Thực trạng tổ chức hệ thống kênh phân phối của công ty hiện nay. Kênh phân phối sản phẩm của công ty hiện nay gồm kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp với nhiều trung gian phân phối bán buôn, bán lẻ. Sơ đồ 3: Hệ thống kênh phân phối của công ty 1.1.Kênh phân phối trực tiếp Kênh trực tiếp là kênh phân phối trong đó nhà sản xuất trực tiếp bán sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng mà không qua trung gian. Kênh này có ưu điểm là tính kịp thời, tính linh hoạt và là kênh thu thập thông tin phản hồi từ người tiêu dùng một cách hiệu quả hơn nữa lại giảm được các chi phí trả cho trung gian. Sản phẩm từ công ty Bà con nông dân Sơ đồ 4: Kênh phân phối trực tiếp sản phẩm phân bón của công ty Theo phương thức phân phối này bà con nông dân và những khách hàng mua lẻ tự đến công ty mua phân bón. Họ chủ yếu là những khách hàng có vị trí gần nhà máy sản xuất và mua với khối lượng nhỏ lẻ, lượng mua không ổn định theo từng thời vụ. Theo phương thức này khách hàng sẽ đến trực tiếp công ty để liên hệ mua sản phẩm và tự tiến hành vận chuyển sản phẩm hoặc có thể thuê công ty vận chuyển và họ được hưởng ưu đãi về giá hơn vì công ty không phải tốn chi phí vận chuyển. Sản lượng tiêu thụ phân bón NPK qua kênh trực tiếp là rất nhỏ chiếm hơn 2 % tổng doanh thu tiêu thụ của toàn hệ thống kênh. Kênh này không phải là kênh tiêu thụ chủ lực của công ty lượng tiêu thụ qua kênh này không lớn, hơn nữa lại không ổn định qua các năm, trong thời gian sắp tới công ty có dự kiến mở gian hàng giới thiệu và trưng bày sản phẩm khuyến khích bà con và những tổ chức cá nhân có nhu cầu biết đến sản phẩm của công ty. Công ty cũng chủ trương không đầu tư quá nhiều chi phí vào kênh phân phối này vì hiệu quả mang lại của nó không lớn. 1.2.Kênh phân phối gián tiếp. Kênh phân phối gián tiếp bao gồm các trung gian bán buôn và bán lẻ. Sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng phải qua nhiều trung gian. Những trung gian này có vai trò ngày càng quan trọng đối với công ty. Từ ngày đầu mới thành lập công ty đã xây dựng được mối quan hệ đối tác với nhiều bạn hàng là các công ty vật tư nông nghiệp huyện, các HTX nông nghiệp, các hội phụ nữ, hội nông dân và những cửa hàng của tư nhân. 1.2.1. Kênh phân phối cấp một. Sơ đồ 5: Kênh phân phối cấp một Sản phẩm từ công ty sẽ được đưa đến các nhà phân phối bán lẻ là những hợp tác xã, hội phụ nữ, hội nông dân hoặc tư nhân, từ đó sẽ được bán trực tiếp cho bà con nông dân. Hiện nay công ty đã thiết lập được mạng lưới các nhà bán lẻ khá đông đảo, bao phủ đến địa bàn các xã. Tuy nhiên để tiết kiệm chi phí công ty chủ trương phân phối theo phương thức này không quá rộng. Các nhà bán lẻ chủ yếu tập trung ở các xã thuộc các huyện ngoại thành Hà Nội như Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Từ Liêm, . và địa bàn các tỉnh giáp gianh Hà Nội mà thuận tiện cho việc vận chuyển: các huyện Thanh Oai, Quốc Oai, Thạch Thất của Hà Tây và một số địa bàn khác thuộc các tỉnh Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Việc phân phối qua nhà bán lẻ có nhiều ưu điểm như tăng khả năng tiếp cận với khách hàng cuối cùng, khả năng thu thập thông tin phản hồi về sản phẩm từ phía bà con, từ đó công ty kịp thời có những điều chỉnh sao cho đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của bà con. Tuy vậy kênh phân phối này còn một số hạn chế như việc nhà bán lẻ không chỉ bán sản phẩm của công ty mà cùng một lúc họ bán sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh của công ty ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm của công ty. Do đó đòi hỏi trong chính sách quảncông ty cần phải có những biện pháp phù hợp để khuyến khích và tạo được sụ trung thành của những nhà bán lẻ này. Bảng 10: Bảng phân bố số lượng trung gian bán lẻ của kênh một cấp Đơn vị: trung gian bán lẻ Bà con nông dân Người bán lẻCông ty Các khu vực Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Huyện Gia Lâm 5 7 8 Huyện Đông Anh 8 5 7 Huyện Từ Liêm 7 8 8 Huyện Sóc Sơn 7 6 7 Huyện Thanh Oai-Hà Tây 4 7 8 Huyện Quốc Oai- Hà Tây 5 5 6 Huyện Thạch Thất- Hà Tây 4 5 7 Huyện Hoài Đức- Hà Tây 8 7 7 Tỉnh Vĩnh Phúc 8 6 8 Tỉnh Bắc Ninh 6 8 7 Tổng 54 64 73 Nguồn: phòng kinh doanh. Qua bảng trên cho thấy số lượng nhà bán lẻ của công ty ngày càng tăng lên. Đó là nhờ một phần không nhỏ bởi hoạt động tích cực của đội ngũ nhân viên thị trường trong việc tăng cường mối quan hệ với các nhà bán lẻ cũ và đồng thời tiếp xúc tạo mối quan hệ bạn hàng với những nhà bán lẻ mới. 1.2.2. Kênh phân phối hai cấp. Sơ đồ 6: Kênh phân phối hai cấp của công ty. Kênh phân phối hai cấp là kênh phân phối trong đó sản phẩm đến tay người tiêu dùng phải qua hai trung gian là người bán buôn và người bán lẻ. Sản phẩm từ công ty sẽ được bán cho người bán buôn với khối lượng lớn, người bán buôn sẽ bán lại sản phẩm cho những người bán lẻ nhỏ hơn, những người bán lẻ này sẽ bán sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng là bà con nông dân. Hiện nay các trung gian bán buôn chủ yếu gồm các : phòng nông nghiệp huyện, các đại lý vật tư kỹ thuật nông nghiệp của tư thương. Có thể thấy ở hầu hết các tỉnh miền Bắc, công ty đã có những nhà phân phối bán buôn của mình. Sản phẩm phân bón của công ty sẽ được đưa đến những nhà bán buôn này để từ Bà con nông dân Bán lẻ Bán buônCông ty đó đưa đến tay người tiêu dùng. Công ty tập trung nhiều nỗ lực vào kênh phân phối này vì nó được xem là kênh chủ yếu. Những nhà bán buôn này sẽ được công ty đáp ứng những ưu đãi như hưởng chiết khấu, giảm giá, các hoạt động hỗ trợ vốn,… Công ty sẽ lo toàn bộ các khâu trong quá trình đưa sản phẩm từ công ty tới nhà bán buôn. Hoạt động giữa người bán buôn và nhà bán lẻ của họ công ty không can thiệp, người bán buôn tự quản lý việc phân phối, tự quyết định mức giá bán và những ưu đãi dành cho những nhà bán lẻ của mình, công ty chỉ hỗ trợ những người bán buôn khi được yêu cầu hỗ trợ trong các hoạt động như tổ chức hội thảo kỹ thuật, cử nhân viên kỹ thuật hướng dẫn người bán lẻ về cách sử dụng. Việc chỉ kiểm soát một phần kênh phân phối giúp công ty tiết kiệm khá nhiều chi phí song như vậy công ty lại khó kiểm soát được mạng lưới phân phối một cách toàn diện vì công ty chỉ bao quát được hoạt động của các nhà bán buôn mà đã bỏ qua một phần khác khá quan trọng của kênh vỉ đây là khâu mà sản phẩm sẽ được nhà bán lẻ bán cho người nông dân. Mặt khác các nhà bán buôn này cũng đồng thời bán sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Trên thị trường miền Bắc hiện nay có nhiều công ty sản xuất sản phẩm phân NPK, các công ty này hoặc là công ty của nhà nước hoặc là doanh nghiệp liên doanh. Nhìn chung họ là những doanh nghiệp có tiềm lực lớn, các ưu đãi mà họ dành cho các trung gian phân phối cũng lớn nên công ty rất khó cạnh tranh được với các đối thủ này. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do trong thời gian gần đây hoạt động quản trị kênh này chưa tốt, các chính sách khuyến khích của công ty không còn đủ sức hấp dẫn vì vậy các nhà bán buôn không còn tích cực trong việc bán sản phẩm của công ty mà chuyển sang bán sản phẩm cho đối thủ cạnh tranh. Trong thời gian tới với mục tiêu mở rộng thị trường công ty đã xây dựng kế hoạch nhằm tăng số lượng các nhà bán buôn, đội ngũ nhân viên thị trường của công ty sẽ tích cực hoạt động tiếp cận các nhà bán buôn trên những khu vực thị trường mới có tiềm năng. Sau đây là bảng thống kê tình hình biến động trung gian bán buôn qua một vài năm gần đây. Bảng 11: Bảng phân bố số lượng trung gian bán buôn qua các năm Đơn vị: trung gian bán buôn Tỉnh Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Hà Nội 8 10 9 Hà Tây 14 17 21 Hải Dương 12 13 16 Hưng Yên 11 13 18 Hải phòng 12 11 13 Hà Nam 11 12 15 Quảng Ninh 10 10 11 Ninh Bình 10 11 12 Vĩnh Phúc 14 13 15 Yên Bái 10 11 13 Bắc Giang 10 11 10 Phú Thọ 8 9 10 Lạng Sơn 7 7 9 Thanh Hoá 6 7 8 Nghệ An 7 6 6 Tổng 150 162 187 Qua bảng trên ta thấy số lượng nhà bán buôn tăng lên theo các năm, tốc độ tăng nhanh qua các năm, năm 2005 số lượng nhà bán buôn tăng 12 so với năm 2004, đến năm 2006 con số này tăng thêm 25 nhà bán buôn. Như vậy có thể thấy rằng nỗ lực của công ty vào những đối tượng này là có hiệu quả. 2.Một số kết quả hoạt động của kênh phân phối qua các năm 2.1. Kết quả về doanh thu tiêu thụ sản phẩm Bảng 12: Tình hình tiêu thụ qua các năm 2004-2006 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 05/04 Chênh lệch 06/05 Giá trị % Giá trị % Sản lượng tiêu thụ tấn 15.000 18.400 23.500 3.400 22,6 5.100 27,7 Doanh thu tiêu thụ triệu đồng 20.124 26.161 34.270 6.037 30,3 8.109 31,2 Nguồn: phòng kinh doanh . Công ty Bán buôn Bán lẻ Người nông dânBán lẻ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ HỆ THỖNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY TNHH QUỐC TÊ KHÁNH SINH 1 .Thực trạng. trạng tổ chức hệ thống kênh phân phối của công ty hiện nay. Kênh phân phối sản phẩm của công ty hiện nay gồm kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián

Ngày đăng: 07/10/2013, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w