Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
50,24 KB
Nội dung
THỰCTRẠNGCHẤTLƯỢNGTÍNDỤNGTẠI NHN o &PTNT CHI NHÁNH BÁCH KHOA 2.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bách Khoa 2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển NHN o &PTNT chi nhánh Bách Khoa Chi nhánh Bách Khoa tiền thân là Phòng Giao dịch Bách Khoa được Giám đốc NHN o Láng Hạ ra quyết định thành lập số: 293/QD-NHLH ngày 15/07/2001, là Phòng Giao dịch đầu tiền được mở ra của NHN o &PTNT Láng Hạ, một trong 5 Ngân hàng cấp I trực thuộc NHN o &PTNT Việt nam có trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Năm 2002, Phòng giao dịch Bách Khoa ổn định và tăng trưởng mạnh, được nâng cấp thành chi nhánh cấp II thuộc NHN o & PTNT Láng Hạ. Với điều kiện vừa và đủ của Phòng Giao dịch Bách Khoa, ngày 04/06/2002, Chủ tịch Hồi đồng Quản trị NHN o & PTNT Việt Nam đã ra quyết định số 123/QĐ/HĐQT-TCCB về việc “mở Chi nhánh Bách Khoa- Chi nhánh cấp 2 loại 5 thuộc Chi nhánh NHN o & PTNT Láng Hạ”. Chi nhánh Bách Khoa được thành lập đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của PGD Bách Khoa trong năm đầu hoạt động. Năm 2003, nâng cấp chi nhánh, mở rộng mạng lưới hoạt động, triển khai chương trình hệ thống hoá Ngân hàng. Với sự tăng trưởng không ngừng của Chi nhánh NHN o & PTNT Bách Khoa, ngày 20/02/2003 theo quyết định số 22/QĐ/HĐQT-TCCB của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHN o & PTNT Việt Nam một lần nữa quyết định nâng cấp Chi nhánh Bách Khoa từ cấp 2 loại 5 lên cấp 2 loại 4, đơn vị phụ thuộc NHN o & PTNT Láng Hạ, có con dấu để hoạt động kinh doanh theo uỷ quyền của NHN o & PTNT Láng Hạ. Được sự nhất trí của NHN o & PTNT Láng Hạ và công văn cho phép của NHNN Thành phố Hà Nội số 631/NHNN-HNA7 ngày 20 tháng 09 năm 2005 v/v “Chuyển trụ sở Chi nhánh NHN o & PTNT Bách Khoa” (sau một loạt các thủ tục và thoả thuận), Hợp đồng thuê Trụ sở được ký ngày 27/09/2006 giữa Chi nhánh Bách Khoa và Tổng giám đốc Công ty Chè Việt Nam. Trụ sở Chi nhánh NHN o & PTNT Bách Khoa đặt tại Toà nhà Hành Tổng Công ty Chè Việt Nam 11 tầng, số 92 phố Võ Thị Sáu- Hà Nội gồm mặt tiền tầng 1 (42m 2 ) sảnh lớn chung và toàn bộ 300m 2 mặt sàn tầng 5 của toà nhà đồ sộ nằm trước Công viên Tuổi trẻ, một tuyến phố rất đông và đẹp chưa có Ngân hàng đặt trụ sở, đây là một vị trí lý tưởng cho Ngân hàng Bách Khoa trong quá trình phát triển kinh doanh sau này. Song song với công việc triển khai thiết kế lắp đặt các hệ thống thông tin, tin học, các máy móc thiết bị phục vụ ngay cho giao dịch tại trụ sở mới (không được ngừng giao dịch), Lãnh đạo chi nhánh tiến hành làm thủ tục xin mở Phòng Giao dịch số 9 để tiếp nhận toàn bộ số khách hàng của Chi nhánh Bách Khoa tại địa điểm cũ 42 phố Lê Thanh Nghị, và tìm trụ sở mới cho Phòng Giao dịch số 9. Ngày 22/09/2005, Giám đốc Chi nhánh Bách Khoa đã ký được hợp đồng nguyên tắc với gia đình ông bà Lê Hồng Tịnh thuê tầng 1 căn nhà số 54 phố Lê Thanh Nghị- Hà Nội và nhận được quyết định số 864/QĐ-NHLH-TCCB ngày 10/11/2005 về việc “Mở Phòng Giao dịch số 9”. Ngày 07/09/2005, Giám đốc NHN o & PTNT Láng Hạ ký quyết định số 683/QĐ/NHLH-TCCB thành lập Phòng Hành chính- Nhân sự thuộc Chi nhánh Bách Khoa, và hoàn chỉnh tổ chức lãnh đạo của các phòng trong Chi nhánh, từng bước ổn định về mọi mặt đáp ứng được nhiệm vụ kinh doanh, tạo uy tín, vị thế trên địa bàn Thủ đô. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức- nhân sự 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành bao gồm: 1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc, cùng 33 nhân viên và 2 Phòng giao dịch Tại Chi nhánh, lượng nhân viên được bố trí vào các phòng ban sau: + Ban giám đốc + Phòng Tíndụng + Tổ thẩm định + Phòng Hành chính nhân sự + Phòng Giao dịch + Phòng Kế toán ngân quỹ Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng Hành chính nhân sự Phòng tíndụng Phòng Kế toán ngân quỹ Tổ thẩm định Các phòng giao dịch Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức tại NHN o & PTNT Chi nhánh Bách Khoa 2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của các phòng, ban * Phòng tíndụng Phòng Tíndụng có các nhiệm vụ sau đây: - Xây dựng và bảo vệ kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng và chiến lược kinh doanh. - Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh của Chi nhánh. Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh. Dự thảo báo cáo sơ kết, tổng kết hoạt động kinh doanh Chi nhánh. - Nghiên cứu chiến lược khách hàng, phân tích và phân loại khách hàng, đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng khách hàng nhằm mở rộng và nâng cao chấtlượngtín dụng, TTQtế theo định hướng của NHN o & PTNT Việt Nam. - Thẩm định các dự án, phương án vượt quyền của Phòng Giao dịch. Hoàn thiện hồ sơ trình Ngân hàng cấp trên theo đúng quy trình. - Phân loại dư nợ theo quy định của NHNN, NHN o & PTNT Việt Nam. Thường xuyên phân loại nợ quá hạn, nợ xấu, tìm nguyên nhân, đề xuất và triển khai các giải pháp khắc phục. - Thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng. Tích luỹ số liệu, khai thác và cung cấp thông tin qua CIC. - Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh cho phép. - Thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán, chuyển đổi), thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định. - Thực hiện các dịch vụ kiều hối, WU, TTo Biên Mậu và chuyển tiền ngoại tệ. - Thực hiện việc tự kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ, hồ sơ về tín dụng, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ theo đúng quy chế quy trình. Chịu trách nhiệm về nội dung, tính chính xác hợp lệ trên các hồ sơ, tin điện trước khi thực hiện các giao dịch. - Triển khai văn bản, xử lý nghiệp vụ liên quan của Phòng Hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra tíndụngtại phòng Giao dịch trực thuộc. - Thực hiện công tác huy động vốn, triển khai các dịch vụ theo chỉ tiêu được giao. Thực hiện công tác chăm sóc khách hàng của phòng. - Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê cung cấp thông tin theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất. - Chấp hành đúng nội quy lao động, quy chế làm việc của NHN o & PTNT Việt Nam, NHN o Láng Hạ. - Căn cứ theo chức năng nhiệm vụ của phòng, hàng tháng, quý xây dựng chương trình công tác, có phiếu giao việc đến từng cán bộ. Cuối tháng có bình xét đánh giá kết quả trong tháng. - Thực hiện các nhiệm vụ khác được BGĐ Chi nhánh giao. * Phòng Kế toán- Ngân quỹ Phòng Kế toán- Ngân quỹ có nhiệm vụ sau đây: - Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NHNN, NHN o & PTNT Việt Nam, NHN o & PTNT Láng Hạ. - Xây dựng, bảo vệ chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lươngtại Chi nhánh và các Phòng Giao dịch trực thuộc. - Thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và thực hiện thu phí dịch vụ thep đúng văn bản quy định. - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong nước. - Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. - Thực hiện công tác tin học. Quản lý, hướng dẫn khai thác sử dụng chương trình thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh. - Đề xuất, triển khai phương án tiếp thị, thông tin, tuyên truyền quảng bá theo quy định của Ngân hàng cấp trên các đợt huy động vốn và các dịch vụ, sản phẩm cung ứng trên thị trường. - Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ Thẻ, và các dịch vụ mới trên địa bàn. Quản lý, giám sát và giải đáp thắc mắc của khách hàng, xử lý các tranh chấp, khiếu nại phát sinh liên quan khi thực hiện các dịch vụ. - Thực hiện các hình thức huy động vốn theo quy định. Thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của Chi nhánh Bách Khoa giao. Chăm sóc các khách hàng có lien hệ giao dịch của phòng, báo cáo số liệu nguồn vốn của Chi nhánh. - Hướng dẫn hạch toán kế toán, thực hiện việc tự kiểm tra, kiểm soát các hạn mức giao dịch và nghiệp vụ tại Chi nhánh và Phòng Giao dịch. - Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê cung cấp thông tin theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất. Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ chứng từ theo quy định. - Chấp hành đúng nội quy lao động, quy chế làm việc của NHN o Việt Nam, NHN o Láng Hạ. - Căn cứ theo chức năng nhiệm vụ của phòng, hàng tháng, quý xây dựng chương trình công tác, có phiếu giao việc đến từng cán bộ. Cuối tháng bình xét đánh giá kết quả thực hiện. - Thực hiện các nhiệm vụ khác BGĐ Chi nhánh giao. * Tổ thẩm định Công tác thẩm định tại Chi nhánh giao cho Phòng Tíndụng trực tiếp thực hiện thẩm định các phương án, dự án trong quyền phán quyết của Chi nhánh theo các văn bản của Ngân hàng Láng Hạ quy định. Các phương án, dự án vượt quyền phán quyết của Chi nhánh (hoặc theo chỉ định) phòng Tíndụng trực tiếp hoàn thiện hồ sơ trình phòng Thẩm định Ngân hàng Láng Hạ. * Phòng Hành chính nhân sự Phòng Hành chính có nhiệm vụ sau: - Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của Chi nhánh và có trách nhiệm đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc Chi nhánh phê duyệt. Tổng hợp kết quả thực hiện chương trình công tác của các phòng, xây dựng và triển khai giao ban nội bộ Chi nhánh. Trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc. - Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể và giao kết hợp đồng, trong hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự… liên quan đến người lao động và tài sản của Chi nhánh. - Thực thi pháp luật có liên quan an ninh, trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan. - Lưu trữ văn bản pháp luật, tài liệu có liên quan đến Chi nhánh và văn bản định chế của NHN o & PTNT Việt Nam, NHN o & PTNT Láng Hạ. - Thực hiện công tác huy động nguồn vốn, các chỉ tiêu được giao. - Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, công tác tại Chi nhánh. Tạm ứng và thanh toán các khoản chi tiêu nội bộ tại Chi nhánh. - Trực tiếp triển khai và phối hợp cùng các phòng thuộc Chi nhánh trong công tác tiếp thị thông tin tuyên truyền. Tiếp cận với các cơ quan tiếp thị, báo chí, truyền thông… để thực hiện các hoạt động của chi nhánh. - Đề xuất mở rộng mạng lưới kinh doanh và dịch vụ của chi nhánh. - Đề xuất định mức lao động, chỉ tiêu giao khoán tài chính đến các phòng thuộc Chi nhánh theo định chế khoán tài chính của NHN o Láng Hạ để GĐ phê duyệt. - Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho Giám đốc trong giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền. Xây dựng quy định lề lối làm việc trong đơn vị. Triển khai công tác thi đua, khen thưởng của Chi nhánh. - Trực tiếp quản lý con dấu của Chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của Chi nhánh. - Đề xuất và thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động, vật rẻ mau hỏng. - Căn cứ theo chức năng nhiệm vụ của phòng, hàng tháng, quý xây dựng chương trình công tác, có phiếu giao việc đến từng cán bộ. Cuối tháng có bình xét đánh giá kết quả thực hiện. - Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá tinh thần và thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ cán bộ, nhân viên. - Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được BGĐ Chi nhánh giao. * Phòng Giao dịch Phòng Giao dịch có nhiệm vụ sau: - Thực hiện các chức năng nhiệm vụ theo quy định của NHN o Việt Nam, NHN o Láng Hạ. - Huy động vốn nội tệ và ngoại tệ của tổ chức, dân cư, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế theo quy định về các hình thức huy động vốn. Triển khai thực hiện các dịch vụ, sản phẩm mới của Ngân hàng cấp trên. - Hướng dẫn khách hàng xây dựng phương án. Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ xin vay của khách hàng trình Chi nhánh cấp trên (đối với các dự án, phương án vượt quyền phán quyết). Trực tiếp thẩm định và quyết định cho vay các phương án, dự án tíndụng theo phân cấp uỷ quyền và theo đúng quy trình quy chế tín dụng. - Tổ chức giải ngân thu nợ, thu lãi theo hợp đồng tíndụng đã được phê duyệt (gồm cả các dự án, phương án đã được Ngân hàng cấp trên phê duyệt). - Theo dõi chặt chẽ các khoản dư nợ, thường xuyên phân loại nợ quá hạn, nợ xấu, tìm nguyên nhân, triển khai các giải pháp khắc phục. - Giám đốc Phòng Giao dịch chịu trách nhiệm trước Pháp luật và Giám đốc Ngân hàng Bách Khoa về các giao dịch phát sinh từ hoạt động kinh doanh của phòng. - Nghiên cứu, tìm hiểu, giới thiệu khách hàng, phân loại khách hàng. Tuyên truyền, tiếp thị, giải thích các quy định về huy động vốn và thủ tục cho vay, thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng về hoạt động ngân hàng phản ánh kịp thời cho Giám đốc Chi nhánh. - Đảm bảo an toàn quỹ tiền mặt, quản lý các loại chứng từ có giá trị, thẻ phiếu trắng các hồ sơ về khách hàng theo quy định. Quản lý, đề xuất bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị máy móc, thiết bị tin học, các dụng cụ thuộc phòng. - Thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do BGĐ Bách Khoa, thực hiện khoán tài chính và quyết toán khoán theo chỉ đạo. - Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê cung cấp thông tin theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất. - Chấp hành đúng nội quy lao động, quy chế làm việc của NHN o Việt Nam, NHN o Láng Hạ. Triển khai kịp thời các văn bản cho cán bộ phòng học tập nghiên cứu để thực hiện. - Căn cứ theo chức năng nhiệm vụ của phòng, hàng tháng, quý xây dựng chương trình công tác, có phiếu giao việc đến từng cán bộ. Cuối tháng có bình xét đánh giá kết quả thực hiện. - Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được BGĐ Chi nhánh giao. 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây 2.1.3.1. Tình hình kinh tế xã hội địa phương ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh Ngân hàng Những năm qua, kinh tế cả nước tiếp tục trên đà tăng trưởng cao và ổn định, sản xuất công nghiệp có biến động do nhiều doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc dân thuận lợi, đặc biệt sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã tạo cho cả nước nhiều cơ hội phát triển kinh tế- xã hội toàn diện. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8,2%, tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội đạt 41% GDP, một số lĩnh vực kết quả nổi bật: giá trị SX công nghiệp tăng 18% so với năm 2005, tổng thu ngân sách tăng 19%, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 37 tỷ USD tăng 20%. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, trong những năm qua nền kinh tế cũng còn nhiều yếu kém: cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, việc giải ngân các dự án lớn bị hạn chế, tham nhũng lãnh phí vẫn còn nghiêm trọng, dịch bệnh, thiên tai đã gây ra nhiều tổn thất lớn. Chịu ảnh hưởng những biến động của nền kinh tế, kinh doanh tiền tệ tíndụng của các Ngân hàng cũng gặp phải không ít thách thức: Việc huy động vốn trên địa bàn có nhiều khó khăn do giá vàng trong nước biến động mạnh, cơn sốt chứng khoán bùng phát, các doanh nghiệp tranh thủ phát hành cổ phiếu để niêm yết trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó nhiều kênh huy động vốn mới được thành lập, các NHTM trong nước cạnh tranh gay gắt trong khi các Ngân hàng nước ngoài không ngừng mở rộng tầm với, thông qua nhiều dịch vụ đa dạng. Trong tổng dư nợ còn chứa đựng một khối lượng chậm luân chuyển tập trung ở một số dự án XDCB. Tuy phải chịu sự tác động chung, nhưng hoạt động kinh doanh của NHN o Láng Hạ nói chung và NHN o Bách Khoa nói riêng vẫn ổn định và phát triển: Kinh doanh đa năng được mở rộng và có hiệu quả, tiếp nhận được các dự án đầu tư. Thực hiện tốt việc phân loại và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định, cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu đầu tư tíndụng có chuyển biến rõ nét, kết quả tài chính tăng trưởng, đảm bảo thu nhập, vượt chỉ tiêu được giao. Công tác quản trị được ổn định và hoàn thiện theo hướng an toàn, hiệu quả, bền vững. 2.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh Kết quả kinh doanh cuối năm 2005 như sau: + Tổng nguồn vốn thực hiện: 391,9 tỷ đồng trong đó nguồn vốn tại Láng Hạ là 213,4 tỷ đồng; nguồn vốn trên bảng cân đối: 178,5 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng huy động vốn 79%. + Tổng dư nợ đạt: 86,7 tỷ đồng, tốc độ tăng đầu tư vốn 21%, không có nợ quá hạn, số lượng khách hàng tăng 11% (3.857/1776) so với cùng kỳ năm 2004. + Kết quả tài chính: trong năm đạt rất cao: 4 tỷ đồng tăng trưởng 113% so với năm 2004 (4,003/1,873). + Hệ số lương: 1.3 lần. * Để triển khai thực hiện đề án cơ cấu lại Ngân hàng, trong năm 2006 Chi nhánh Bách Khoa đã thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh của đề án, cụ thể: - Nguồn vốn: tốc độ tăng trưởng 97% trong đó tiền gửi dân cư đạt khá cao 51%/tổng nguồn đạt tốc độ tăng 28% (năm 2005: 23%) - Dư nợ tín dụng: tốc độ tăng trưởng 46%, đảm bảo về tỉ lệ cho vay vốn trung dài hạn và cho vay bằng ngoại tệ theo đúng chỉ tiêu được giao. Đầu tư cho vay các DN có hàng xuất khẩu để khai thác ngoại tệ, đảm bảo ngoại tệ tự cân đối cho 66% nhu cầu thanh toán, tăng so với năm trước là 53%. - Tài chính đạt 132% so với kế hoạch 2006, so với cùng kỳ tăng 93%. - Thu dịch vụ đạt: 3,6%. - Tiền lương đạt hệ số: 1,37 lần so với năm 2005, tăng 0,07 lần. * Công tác phát triển khách hàng: - Khách hàng nguồn vốn: 6.963 tăng so với năm 2005 là: 3.673 khách hàng. - Khách hàng tíndụng (hiện còn dư nợ): 177 tăng so với năm 2005 là 40 khách hàng. - Khách hàng quan hệ TT quốc tế: 17 khách hàng. * Dịch vụ thẻ ATM: Tổng số thẻ phát hành: 221 thẻ/1500 đạt 143% so với kế hoạch. * Trong những năm qua, Chi nhánh đã thay đổi trụ sở Phòng giao dịch số 4 từ 170 về 224 Lò Đúc, đến tháng 12/2006 Chi nhánh đã có 02 phòng Giao dịch trực thuộc. Tại trụ sở chính Chi nhánh đã thuê thêm địa điểm giao dịch, đầu tư thêm trang thiết bị cho các phòng tổ, tạo điều kiện thực hiện đầy đủ các dịch vụ để triển khai tốt các sản phẩm mới của Ngành. - Tài chính đạt 113% so với kế hoạch và 156% so với năm 2006. - Thu dịch vụ: chiếm 6,8%/Tổng thu nhập ròng và tăng 191% so với năm 2006. - Tiền lương đạt hệ số: 1,51 lần so với năm 2006 tăng 0,14 lần. - Chênh lệch lãi suất bình quân đầu vào, đầu ra: 0,29 * Công tác phát triển khách hàng - Khách hàng tíndụng (hiện còn dư nợ): 254 khách hàng, tăng so với năm 2006 là 77 khách hàng. Trong đó, khách hàng là DN: 60 khách hàng, chiếm 23,6%. - Khách hàng quan hệ TT quốc tế: 22 khách hàng, tăng 5 khách hàng so với 2006. * Dịch vụ thẻ ATM: Tổng số thẻ phát hành: 2447/1200 tăng 233 thẻ so với năm 2006, đạt 204% so với kế hoạch. * Hiện tại, Chi nhánh có 02 phòng Giao dịch trực thuộc. Tại trụ sở chính, Chi nhánh đã thuê thêm địa điểm giao dịch, đầu tư thêm trang thiết bị cho các phòng tổ, tạo điều kiện thực hiện đầy đủ các dịch vụ để triển khai tốt các sản phẩm mới của Ngành. 2.2. Thựctrạngchấtlượngtíndụng của NHN o & PTNT Chi nhánh Bách Khoa 2.2.1. Thựctrạng hoạt động tíndụng của NHN o & PTNT Chi nhánh Bách Khoa Nguồn vốn Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của Chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa từ năm 2006 – 2007 Đơn vị: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng nguồn vốn 338,9 100 508 100 I Phân theo thành phần kinh tế 338,9 100 508 100 1 Tiền gửi TK dân cư 171,2 51 214 42 2 Tiền gửi các tổ chức kinh tế 167,7 49 294 58 II Phân theo thời gian 338,9 100 508 100 1 Tiền gửi không kỳ hạn 127,9 37,7 22 4,3 2 Tiền gửi dưới 12 tháng 88 26 138 27,1 3 Tiền gửi từ 12 tháng đến dưới 24 tháng 123 36,3 55 10,8 4 Tiền gửi từ 24 tháng 0 0 294 57,8 III Phân theo loại tiền 338,9 100 508 100 1 Nội tệ 254,2 75 430 84,6 2 Ngoại tệ 84,7 25 78 15,4 Nguồn:Ngân hàng NHN 0 &PTNT chi nhánh Bách Khoa Qua bảng số liệu,ta thấy: Nguồn vốn đến 31/12/2006 của Chi nhánh đạt 338,9 tỷ so với kế hoạch đạt 97% tăng so với số liệu theo cần đối 31/12/2005 là 167 tỷ, tốc độ tăng trưởng 97%. + Phân theo thời gian huy động [...]... trên có thể thấy rằng vòng quay vốn tíndụng là khá cao, đều chiếm trên 1.5 lần qua các năm Điều này chứng tỏ công tác thu nợ nói chung của ngân hàng vẫn được duy trì và thực hiện tốt 2.3 Đánh giá thực trạngchấtlượngtíndụng của NHN o & PTNT Chi nhánh Bách Khoa 2.3.1 Kết quả Để triển khai thực hiện đề án cơ cấu lại Ngân hàng, trong năm 2007 Chi nhánh Bách Khoa đã thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh... hồi nợ chưa được chặt chẽ * Vòng quay vốn tíndụng Chỉ tiêu vòng quay vốn tíndụng phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tíndụng trong một thời gian nhất định thường là 1 năm Khi hệ số này cao biểu hiện khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng là tốt và ngược lại Bảng 2.6.Vòng quay vốn tíndụng Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân Vòng quay vốn tíndụng Năm 2006 217.090 121.28 1.79 Năm 2007... vốn đầu tư lớn - Trong thực tế, quy mô về khối lượngtíndụng tăng nhanh, song nó lại bất cập với năng lực quản lý của cán bộ ngân hàng, dẫn đến tình trạng quá tải đối với cán bộ tíndụng Dư nợ bình quân quá lớn, số món vay nhiều thuộc mọi lĩnh vực nên cán bộ chuyên trách khó có thể kiểm soát thường xuyên để có biện pháp hữu hiệu kịp thời ngăn chặn - Trong cơ chế nghiệp vụ tíndụng ban hành còn có những... nợ xấu của Ngân hàng là 4.024 tỷ nhưng đến năm 2007 tỷ lệ này tăng lên 6.683 tỷ Điều này cho thấy chấtlượngtíndụng của Ngân hàng đang có xu hướng giảm sút Nhưng tỷ lệ nợ xấu lại có xu hướng giảm do tổng dư nợ của Ngân hàng tăng, do đó quá chỉ tiêu này ta cũng chưa thể phản ánh chính xác chất lượngtíndụng của Ngân hàng Nguyên nhân của việc nợ xấu tăng lên vẫn là do Chi nhánh đã xác định đối tượng... doanh số thực hiện bảo lãnh trong và ngoài nước của Chi nhánh như sau: Tổng số món: 20 số tiền 4.806 triệu Trong đó: - Bảo lãnh thanh toán, 05 món, số tiền: 1.004 triệu - Bảo lãnh thực hiện HĐ, 06 món, số tiền: 138 triệu - Bảo lãnh dự thầu, 03 món, số tiền: 1.370 triệu - Bảo lãnh khác, 02 món, số tiền: 22,5 triệu - Bảo lãnh mở L/C, 04 món, số tiền: 2,272 triệu 2.2.2 Thực trạngchấtlượngtíndụng của... tiền: 2,272 triệu 2.2.2 Thực trạngchấtlượngtíndụng của NHN o & PTNT Chi nhánh Bách Khoa * Tỷ lệ nợ quá hạn Chỉ tiêu này phản ánh rõ nét nhất về chấtlượngtíndụng của Ngân hàng Nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ hoạt động tíndụng của Ngân hàng còn kém chấtlượng và ngược lại Bảng 2.4.Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Nợ quá hạn 0 0.564 6.683 Tổng dư nợ... do nợ đọng từ các công trình chưa được thanh toán Tuy nhiên, các tỷ lệ này không cao do đó không thể nói rằng chất lượngtíndụng của Ngân hàng còn kém * Tỷ lệ nợ xấú Bảng 2.5.Tỷ lệ nợ xấu tạiNHNo & PTNT Chi nhánh Bách Khoa Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Nợ xấu Năm 2006 Năm 2007 Tỷ lệ Tỷ lệ LượngLượng (%) (%) 4.024 3.1 6.683 2.55 DNNN 0 0 0 0 DNNQD 4.024 3.1 6530 2.49 Hộ GĐ Tổng dư nợ 0 127.7 0 100 135... nhỏ đến công tác tíndụng của ngân hàng 2.3.2.2 Nguyên nhân Để thực hiện một khoản cho vay hoàn chỉnh, cán bộ tíndụng thường phải thực hiện kiểm tra đánh giá khoản vay trước, trong và sau khi cho vay Đánh giá rủi ro trước khi cho vay có ý nghĩa rất quan trọng Mức độ rủi ro đối với những khoản vay sẽ là rất lớn nếu khâu này làm không chính xác Để làm tốt việc này, các cán bộ tíndụng phải tập hợp... Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng trên thị trường tiền tệ tíndụng đã buộc ngân hàng đôi khi phải bỏ qua những nguyên tắc tíndụng cũng như hạ thấp tiêu chuẩn tíndụng để thu hút khách hàng * Các nguyên nhân về phía khách hàng - Sự yếu kém về trình độ kỹ thuật, máy móc thiết bị lạc hậu làm cho năng suất lao động thấp, chấtlượng kém, giá thành cao dẫn đến hàng hoá ứ đọng, thua lỗ trong kinh... nghĩa là cán bộ tíndụng phải hiểu rõ khách hàng trước khi có quyết định cho vay Đánh giá rủi ro trong khi giải ngân giúp cho cán bộ tíndụng kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, tình hình tài sản thế chấp và khả năng thanh toán của khách hàng Cuối cùng, sau khi khách hàng trả nợ xong, ngân hàng sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng và đánh giá hiệu quả vốn vay Đánh giá giai đoạn này giúp cán bộ tíndụng thấy được . 2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng của NHN o & PTNT Chi nhánh Bách Khoa * Tỷ lệ nợ quá hạn Chỉ tiêu này phản ánh rõ nét nhất về chất lượng tín dụng. phòng tổ, tạo điều kiện thực hiện đầy đủ các dịch vụ để triển khai tốt các sản phẩm mới của Ngành. 2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng của NHN o & PTNT