1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

guồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thái Nguyên.pdf

113 604 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

guồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thái Nguyên

Trang 1

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Thái Nguyên, 2007

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Đỗ Anh Tài

Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được công bố hoặc sử dụng để bảo vệ một học hàm nào

Các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Thái nguyên, tháng 11 năm 2007

Học viên

Trần Thị Thanh Xuân

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo và sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan, các cơ quan các đồng nghiệp và gia đình Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới:

Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Thầy giáo Tiến sĩ Đỗ Anh Tài Trưởng Phòng đào tạo - Khoa học & Quan hệ Quốc tế Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên

Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Thống kê, Phòng Tài chính Huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên

Xin cảm ơn các cơ quan, các thầy cô giáo, anh chị em đồng nghiệp và gia đình đã giúp tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Học viên

Trần Thị Thanh Xuân

Trang 5

MỤC LỤC

Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng

Danh mục các biểu

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

2.1 Mục tiêu chung 3

2.2 Mục tiêu cụ thể 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài 3

3.2 Về không gian nghiên cứu 4

3.3 Về nội dung nghiên cứu 4

3.4 Về thời gian nghiên cứu 4

4 Kết quả mong đợi 4

5 Bố cục của luận văn 4

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

1.1 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu các nguồn lực 5

1.1.1 Khái niệm nghèo đói và nguồn lực 5

1.1.2 Tổng quan về mối quan hệ giữa nguồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân 10

1.2 Phương pháp nghiên cứu 15

1.2.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu cơ bản 15

1.2.2 Công cụ và kỹ thuật xử lý số liệu 16

Trang 6

1.2.3 Mẫu nghiên cứu 21

1.3 Các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu 21

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 23

2.1 Điều kiện tự nhiên 23

2.1.5.4 Tài nguyên khoáng sản 32

2.1.5.5 Tài nguyên nhân văn 33

2.1.5.6 Cảnh quan và môi trường 33

2.1.5.7 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên và các nguồn lực 34

2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Võ Nhai 35

Trang 7

Chương 3: MỐI QUAN HỆ GIỮA NGUỒN LỰC VÀ ĐỜI SỐNG

KINH TẾ CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN 41

3.1 Thực trạng kinh tế xã hội của các hộ nghiên cứu 41

3.1.1 Thực trạng nghèo đói của các hộ điều tra 41

3.1.3.2 Doanh thu từ sản xuất nông lâm nghiệp của các hộ 63

3.1.3.3 Chi phí cho sản xuất nông, lâm nghiệp của các hộ 65

3.1.3.4 Thu nhập từ sản xuất 65

3.2 Quan hệ giữa nguồn lực và thu nhập của hộ 67

3.2.1 Mô tả mối quan hệ 67

3.2.2 Kết quả phân tích 68

3.3 Các giải pháp đối với các nguồn lực để nâng cao thu nhập và xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân 70

3.3.1 Các giải pháp chung 70

3.3.1.1 Nâng cao kiến thức cho các hộ gia đình 70

3.3.1.2 Tăng khả năng tiếp cận và kiểm soát các hộ nông dân với các nguồn lực chủ yếu bao gồm đất đai, rừng, tín dụng, nguồn nước 71

3.3.1.3 Tăng cường kiến thức về khoa học kỹ thuật và đội ngũ cán bộ kỹ thuật nông nghiệp 72

3.3.2 Các giải pháp cụ thể cho hộ nông dân 72

Trang 8

3.3.2.1 Hỗ trợ vốn cho sản xuất 72

3.3.2.2 Xây dựng kết cấu hạ tầng 74

3.3.2.3 Phát triển ngành nghề phi nông nghiệp và nghề phụ 76

3.3.3 Kết hợp sử dụng hợp lý các nguồn lực của hộ đặc biệt là nguồn lực tự nhiên 76

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

PHỤ LỤC 87

Trang 9

NNPTNN Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn TCTK Tổng cục thống kê

TNMT Tài nguyên môi trường Trđ Triệu đồng

VAC Vườn - Ao - Chuồng VACR Vườn - Ao - Chuồng - Rau FAO Tổ chức nông lương thế giới UBND Uỷ ban nhân dân

WB Ngân hàng thế giới

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1 Cấu trúc của mô hình bài toán quy hoạch tuyến tính cơ bản của hộ 19 Bảng 2.1 Các yếu tố khí hậu huyện Võ Nhai 25 Bảng 2.2 Một số loại đất chính của huyện Võ Nhai năm 2005 27 Bảng 2.3 Hiện trạng sử dụng đất huyện Võ Nhai năm 2005 28 Bảng 2.4 Hiện trạng rừng ở huyện Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyên năm

2005

31

Bảng 2.5 Tình hình tăng trưởng kinh tế huyện Võ Nhai năm 2006 35 Bảng 2.6 Hiện trạng dân số và đất ở Huyện Võ Nhai năm 2005 40 Bảng 3.1 Hiện trạng đất đai bình quân của các hộ điều tra - H.Võ Nhai

huyện Võ Nhai năm 2006

Trang 11

Bảng 3.15 Chi phí trung bình sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp của các hộ điều tra Huyện Võ Nhai năm 2006

Trang 12

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Trang

Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa nguồn lực và những lợi ích của nó 12 Sơ đồ 3.1 Nhân tố tác động đến việc nâng cao thái độ cho các hộ gia đình 71 Biểu đồ 2.1 Cơ cấu các loại đất huyện Võ Nhai năm 2006 27 Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ dân tộc Huyện Võ Nhai năm 2005 39 Biểu đồ 3.1 Thu nhập của hộ và thu nhập bình quân / nhân khẩu của

các hộ điều tra năm 2006

Trang 13

MỞ ĐẦU 1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Ngày nay, 1/4 dân số thế giới đang sống trong điều kiện cùng cực của sự nghèo khổ, không đủ khả năng đáp ứng được những nhu cầu cơ bản Hàng triệu người khác cũng có cuộc sống trong điều kiện ngấp nghé ranh giới của sự tồn tại [2]

Trong một thế giới mà khoa học kỹ thuật đang phát triển với tốc độ cao như ngày nay mỗi ngày lại có tới 35.000 đứa trẻ chết vì những chứng bệnh lẽ ra có thể phòng chống được bằng những phương pháp dinh dưỡng và sự chăm sóc y tế sơ đẳng nhất Những dữ liệu và ngôn từ không bao giờ nói lên hết được những đau khổ do nghèo đói gây ra như những bi kịch khi 1/6 trẻ em ở Châu Phi không được sống để có ngày sinh nhật thứ năm, hay hàng năm phải có nửa triệu phụ nữ chết vì những nguyên nhân liên quan đến thai ngén và thiếu những điều kiện y tế phù hợp Cũng không thể nào đánh giá được những lãng phí về tiềm năng khi 130 triệu đứa trẻ không được đến trường tiểu học Nghèo đói đang là mối quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế và của mỗi quốc gia [27]

Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta xác định việc xóa đói giảm ngèo là một trong những quốc sách hàng đầu, góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội là tiền đề để phát triển nền kinh tế Quốc dân Do vậy trong nhiều thập kỷ qua, trên bình diện Quốc Gia, đã tập chung giải quyết đồng bộ một hệ thống giải pháp quan trọng và đã thu được những thành tựu to lớn trên lĩnh vực xóa đói giảm nghèo nhất là ở các vùng sâu, vùng xa Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được như vậy vẫn còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục giải quyết Cả nước còn hàng nghìn xã đặc biệt khó khăn, có tỷ lệ hộ đói nghèo cao là đối tượng cần phải quan tâm trong thời gian tới, những xã này

Trang 14

số đang sinh sống

Nước ta là một quốc gia nông nghiệp, sản xuất lương thực là chủ yếu và dựa nguồn lực sẵn có trong đó phải kể đến các nguồn lực tự nhiên như đất đai và vốn rừng Nhiều công trình đã cho thấy ở khu vực miền núi nơi mà yếu tố khoa học kỹ thuật còn ít tác động đến cuộc sống của đồng bào thì những hộ có nhiều nguồn lực sẽ có cuộc sống đảm bảo hơn so với các hộ khác [34] Tuy nhiên ngoài việc các nguồn lực sẵn có thì việc sử dụng các nguồn lực này sẽ như thế nào trong mối quan hệ với đời sống kinh tế xã hội của người dân khu vực miền núi hiện nay đang là câu hỏi bỏ ngỏ cần phải nghiên cứu [32]

Huyện Võ Nhai là một huyện vùng núi của Tỉnh Thái Nguyên, có tổng diện tích tự nhiên là 84.510,41ha, cách thủ đô Hà Nội theo quốc lộ 3 và quốc lộ 1 là 120km, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 50km và thị trấn Đồng Đăng Lạng Sơn 80km Mặc dù thuận tiện giao thông và có nguồn tài nguyên phong phú nhưng trên thực tế Võ Nhai lại gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề phát triển kinh tế xã hội bởi một lẽ do địa hình phức tạp, thành phần chủ yếu là dân tộc ít người, trình độ học vấn, trình độ dân trí thấp Thời gian gần đây để ổn định đời sống nhân dân Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư mỗi năm lên đến hàng tỷ đồng cho các dự án xóa đói giảm nghèo, dự án 135, đầu tư vào cơ sở hạ tầng như điện - đường - trường - trạm, xây dựng quy hoạch đất đai cho các xã, nhưng đời sống của nhân dân nơi đây còn gặp khó khăn Đây là những bức xúc, trăn trở của không ít các nhà hoạch định chính sách Qua nghiên cứu thực tế nhiều câu hỏi đặt ra cho chúng ta: Nguồn lực có vai trò như thế nào đối với các hộ nông dân trong huyện? Thực trạng việc sử dụng các nguồn lực đó trong phát triển kinh tế nông dân hiện nay ra sao? Giải pháp nào nhằm tháo gỡ những khó khăn mà các hộ nông dân đang gặp phải? Đó là những câu hỏi không phải

Trang 15

Chính vì vậy, nghiên cứu về vấn đề Nguồn lực của hộ nông dân và mối quan hệ của chúng đến đời sống kinh tế xã hội của các hộ gia đình nông dân ở huyện Võ Nhai được đặt ra như một yêu cầu cấp bách, phải giải quyết vấn đề này với nhiều phương pháp tiếp cận cả trên bình diện vĩ mô và vi mô từ đó đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao việc sử dụng các nguồn lực và qua đó thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng chuyên môn hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa

Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nguồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thái Nguyên".

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu đặc điểm, vai trò của các nguồn lực của hộ đối với phát triển kinh tế hộ, tìm ra các giải pháp tạo điều kiện giúp hộ nông dân khai thác, phát huy thế mạnh của nguồn lực để phát triển kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo

3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài

Các nguồn lực trong hộ nông dân vai trò và tác động đối với đời sống kinh tế của các hộ nông dân thuộc huyện Võ Nhai - Thái Nguyên

Trang 16

Đề tài nghiên cứu trong phạm vi huyện Võ Nhai trong đó tập chung nghiên cứu chủ yếu một số xã đại diện

3.3 Về nội dung nghiên cứu

Đề tài tập chung nghiên cứu các nguồn lực như: lao động, vốn, đất, rừng, nước và mối quan hệ của các nguồn lực đó trong phát triển kinh tế hộ Các yếu tố ảnh hưởng tới nghèo đói của hộ trong phát triển kinh tế Đề xuất các giải pháp chủ yếu để phát huy hiệu quả sử dụng các nguồn lực của hộ trong thời gian tới

3.4 Về thời gian nghiên cứu

Các thông tin thứ cấp và tài liệu về tình hình kinh tế, nguồn lực và vấn đề nghèo đói của cả Tỉnh nói chung và của huyện Võ Nhai nói riêng được thu thập từ năm 2005 đến năm 2006 Số liệu điều tra hộ được thu thập cho toàn bộ năm 2006 Các giải pháp đề xuất có thể dự kiến áp dụng cho các năm từ 2006-2010

4 KẾT QUẢ MONG ĐỢI

Về mặt lý luận: Xác định được thực trạng tình hình kinh tế xã hội, các nguồn

lực trong các hộ nông dân trên địa bàn huyện Võ Nhai; xác định được nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về điều kiện kinh tế của các hộ

Về mặt thực tiễn: Xác định các giải pháp có tính thực tiễn áp dụng cho các

hộ nông dân trên địa bàn huyện để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu trong tương lai

5 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương chính:

Chương 1: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Chương 3: Mối quan hệ giữa nguồn lực và đời sống kinh tế của các hộ nông dân

Trang 17

Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CÁC NGUỒN LỰC 1.1.1 Khái niệm nghèo đói và nguồn lực

*Khái niệm nghèo đói.

Không có một khái niệm duy nhất về nghèo đói, và do đó cũng không có một phương pháp hoàn hảo để đo được nó Nghèo là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện Thu nhập hạn chế, hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó khăn, và dễ bị tổn thương trong những lúc đột biến bất lợi, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định, cảm giác bị sỉ nhục, không được người khác tôn trọng đó là những khía cạnh của nghèo

Trong hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993 Việt Nam có đưa ra định nghĩa chung về đói nghèo là: Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương [1]

Để tìm hiểu rõ hơn về “Nghèo đói”, ta tìm hiểu thêm về các chỉ tiêu về nghèo Một loạt các chỉ tiêu về nghèo đói và phát triển xã hội hiện đang được sử dụng ở Việt Nam Bộ lao động thương binh xã hội dùng phương pháp dựa trên thu nhập của hộ Các hộ được xếp vào diện nghèo nếu thu nhập đầu người của họ ở dưới mức chuẩn được xác định, mức này khác nhau giữa thành thị và nông thôn và miền núi Tỷ lệ nghèo được xác định bằng tỷ lệ dân số có thu nhập dưới ngưỡng nghèo Tổng cục thống kê (TCTK) thì dựa vào cả thu nhập và chi tiêu theo đầu người để tính tỷ lệ nghèo TCTK xác định ngưỡng nghèo dựa trên chi phí cho một giỏ tiêu dùng bao gồm lương thực và phi lương thực,

Trang 18

trong đó chi tiêu lương thực phải đảm bảo 2.100 calo mỗi ngày cho một người Các hộ được coi là thuộc diện nghèo nếu mức thu nhập và chi tiêu không đủ để đảm bảo giỏ tiêu dùng này [8] (Bảng 1: Chuẩn nghèo đói - theo Bộ lao động thương binh xã hội - phần phụ lục)

* Khái niệm nguồn lực

- Nguồn lực: là nhân tố cơ sở là khả năng, động lực của nước được huy

động vào mục đích phát triển kinh tế – xã hội Nguồn lực là tiền đề vật chất quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia Quy mô và tốc độ phát triển kinh tế – xã hội của một nước, ở mức độ lớn phụ thuộc vào khai thác hợp lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong và bên ngoài, đặc

biệt là đối với các nước đang phát triển như nước ta

Để phát triển kinh tế – xã hội của một nước cần tận dụng và phát huy nhiều nguồn lực Người ta chia ra làm hai nhóm nguồn lực chính:

- Nhóm nguồn lực xuất phát từ bản thân nó – Nội lực

- Nhóm nguồn lực xuất phát từ tình hình kinh tế – xã hội của khu vực và thế giới – Ngoại lực

Trong nhóm nguồn lực thứ nhất bao gồm hai nhóm nhỏ: Nhóm nguồn lực tự nhiên và nhóm nguồn lực kinh tế – xã hội nhân văn [11]

+ Nguồn lực tự nhiên:

Theo E.F.Schumacher, 1970 NLTN là một loại vật chất tự nhiên được xem là có giá trị khi nó dưới dạng không bị tác động của con người làm biến đổi, giá trị NLTN là khối lượng tài nguyên sẵn có đáp ứng nhu cầu về một loại nguyên liệu nhất định và được xác định lợi ích của nó trong quá trình sản xuất

NLTN bao gồm: khoáng sản, dầu mỏ, thủy sản, rừng, thú rừng đất đai và nước được xem là các nguồn lực tự nhiên Đối với một quốc gia nguồn lực tự nhiên được xem như là tài sản của quốc gia đó Lịch sử cũng đã chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh trên thế giới qua nhiều thời đại khác nhau để

Trang 19

chiếm đoạt các tài sản thiên nhiên hay vì mục đích đó của quốc gia này đối với quốc gia khác

Các NLTN thường được chia ra làm 2 nhóm: Có thể tái tạo và không thể tái tạo Các NLTN có thể tái tạo bao gồm các nguồn lực cho cuộc sống như nguồn thủy sản, rừng có thể tái tạo được nếu như con người không khai thác triệt để Nếu nguồn lực có thể tái tạo mà sử dụng quá thì có thể sẽ bị mất đi

Các NLTN không thể tái tạo như đất, nước, khoáng sản như dầu mỏ, than đá do sự hạn chế của nó trong tự nhiên và do quá trình để hình thành phải mất hàng tỷ năm Như vậy, việc khai thác các nguồn lực này phải hết sức chú ý tránh làm tổn hại và khai thác bừa bãi dẫn đến việc thoái hóa của các nguồn lực này Ngoài ra các NLTN như gió, dòng chảy của nước và năng lượng mặt trời cũng được coi là tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo vì nó ít bị hạn chế so với các nguồn lực khác

Trong các NLTN thì đất đai là nguồn lực bị sử dụng nhiều nhất bởi con người cho mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp [34] Vì vậy nó đang ảnh hưởng tới quá trình phát triển bền vững của các vùng khu vực khác nhau Chính những tác động tiêu cực của con người đến các NLTN mà đòi hỏi chúng ta phải quan tâm tới sự phát triển bền vững tức là đảm bảo cho thế hệ sau này có cuộc sống ổn định trên cơ sở những tài sản thiên nhiên sẵn có hiện nay

Tài nguyên thiên nhiên là tài sản quý giá của mỗi quốc gia, là một trong những nguồn lực chủ yếu để xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội Tài nguyên thiên nhiên tuy không có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, song đó là điều kiện thường xuyên cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất, là một yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất Tài nguyên thiên nhiên còn là một yếu tố tạo vùng quan trọng, có ý

Trang 20

nghĩa to lớn đối với việc hình thành các ngành sản xuất chuyên môn hoá, các ngành mũi nhọn

Khi nghiên cứu nguồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân còn phải xét mối quan hệ xã hội, bởi hộ là đơn vị kinh tế nhỏ của nền kinh tế (Theo Frank Ellis, 1988) thì kinh tế hộ nông dân là: “Các hộ nông dân thu hoạch các phương tiện sống từ đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần thị trường, hoạt động với một trình độ không hoàn chỉnh cao” Kinh tế hộ nông dân được phân biệt với các hình thức kinh tế khác trong nền kinh tế thị trường bởi các đặc trưng sau chủ yếu sau:

- Đất đai: Đây là đặc điểm phân biệt hộ nông dân với những người lao động khác Như vậy, nghiên cứu hộ nông dân là nghiên cứu những người sản xuất có tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai

- Lao động: Lao động chủ yếu là do các thành viên trong hộ tự đảm nhận Sức lao động của các thành viên trong hộ không được xem là lao động hàng hoá, họ không có khái niệm tiền công, tiền lương

- Tiền vốn: Do họ tự tạo ra chủ yếu là từ sức lao động của họ Mục đích sản xuất của hộ chủ yếu là phục vụ yêu cầu tiêu dùng trực tiếp của hộ, không phải là lợi nhuận, họ không quan tâm đến giá trị thặng dư Có lúc hộ nông dân phải duy trì mức tiêu dùng tối thiểu, để đầu tư cho sản xuất với chi phí rất cao để đảm bảo cuộc sống gia đình

Sự hiểu biết về kinh tế hộ nông dân được thông qua các đặc trưng của hộ nông dân nói chung Tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, mỗi vùng mà hộ nông dân có những đặc trưng cụ thể Tóm lại, kinh tế hộ nông dân luôn gắn liền với đất đai và sử dụng lao động gia đình là chủ yếu Mục đích chủ yếu nhất của sản xuất trong nông hộ là đáp ứng cho tiêu dùng trực tiếp của hộ, sau đó mới là sản xuất hàng hoá

Trang 21

Ở Việt Nam theo thống kê năm 2005 cả nước có 7.656.165 hộ nông nghiệp ngoài hợp tác xã Với một số lượng lớn trong một nước nông nghiệp, hộ nông dân Việt Nam ngoài những đặc điểm chung còn có một số nét đặc thù như:

- Trong kinh tế hộ sản xuất còn tự cung tự cấp là chủ yếu Tuy nhiên kinh tế hộ đang chuyển dần sang kinh tế hàng hoá, sản xuất ngày càng gắn với thị trường

- Quy mô sản xuất của hộ cả về đất đai và lao động còn nhỏ, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, chủ yếu sử dụng lao động thủ công Tuy nhiên những kỹ thuật mới đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các hộ nông dân Sản xuất công nghiệp và các ngành nghề khác ở nông thôn chưa phát triển để hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình, tăng thu nhập cho nông hộ

Ở miền núi nước ta kinh tế hộ có các đặc trưng sau:

- Do đặc điểm tự nhiên xã hội và nơi cư trú, hộ gia đình miền núi thường phát triển kinh tế tổng hợp, đa dạng nhiều ngành nghề, mức độ chuyên môn hoá chưa cao

- Lao động miền núi thường gắn liền với sản xuất nông, lâm nghiệp, nương rẫy, theo hệ thống Vườn - ao - chuồng (VAC), Vườn - ao - chuồng - rau ( VACR) Việc canh tác ở các vùng cao, vùng rừng đầu nguồn các sông suối gắn liền với vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái

- Địa bàn miền núi là nơi cư trú của đồng bào các dân tộc thiểu số và đồng bào Kinh ở các vùng mới được quy hoạch Nguồn lao động được sử dụng chủ yếu là trong gia đình hoặc người thân Tuy vậy, trong điều kiện thời vụ vẫn có thuê mướn nhân công nhưng không nhiều

Với quy mô nhỏ, lao động và vốn ít nên năng suất lao động cũng như khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật ở giai đoạn đầu còn hạn chế Tuy nhiên, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng vùng, từng nơi của sự phát triển kinh tế mà hộ mà những đặc trưng trên được thể hiện ở những mức độ khác nhau

Trang 22

1.1.2 Tổng quan về mối quan hệ giữa nguồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân

* Trên thế giới

Tất cả các nghiên cứu trên thế giới đều nhất trí rằng sự kết nối của tự nhiên và nghèo đói là quyết định then chốt trọng việc xác định rõ ràng kết quả của sự phát triển Người nghèo ở các quốc gia đang phát triển lệ thuộc một cách đặc biệt vào tài nguyên thiên nhiên và sự giúp đỡ của hệ sinh thái cho kế sinh nhai của họ Số lượng người nghèo sống ở những vùng núi cao và những khu vực có sự sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên đang ngày càng gia tăng [38]

Tài nguyên thiên nhiên đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của người nghèo Hơn 1,3 tỉ người đang sống phụ thuộc vào đánh bắt thuỷ sản, nghề rừng và sản xuất nông nghiệp Gần một nủa trong số đó là khai thác thủ công Theo WB tương ứng khoảng 1,1 tỷ người đang sống với mức thu nhập dưới 1USD/ngày dựa vào rừng và các thu nhập khác của họ Năm 2002 sự phát triển của thế giới đã được đánh giá ước lượng 90% của 15 triệu người đang làm việc với nghề cá tự nhiên trong quy mô nhỏ, hầu hết trong số đó là người nghèo trong đó không bao gồm khoảng 10 phần triệu người nghèo đang đánh bắt khai thác thuỷ sản tại các đảo nhỏ trên sông, hồ và thậm chí là ở các vùng trồng lúa

Trong khi mà hầu hết xã hội loài người là sự liên kết giữa các quy luật lôgic với sức khoẻ của hệ sinh thái đã tạo ra yêu cầu của cuộc sống và những ngườii nông dân nghèo là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất từ thiên nhiên hơn là những người khác trong cộng đồng Ở Châu Phi, 7 trong tổng số 10 người nghèo sống ở khu vực nông thôn với sự phụ thuộc lớn vào tài nguyên có quy mô sản xuất nhỏ, chăn nuôi, đánh bắt cá, săn bắn, nghề thủ công, khai khoáng và khai thác lâm sản Người nghèo trông chờ phần lớn vào giá trị của sự thu hoạch nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên khi mà những giá trị khác

Trang 23

đã cạn kiệt Những vấn đề phát triển đang được điều kiển bởi một số ít các phương pháp tiếp cận và các chính sách Việc này bao gồm cả Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ - Millennium Development Goals (MDGs) của Liên Hợp Quốc (UN) và Kế hoạch Giảm bớt đói nghèo - Poverty Reduction Strategy Papers (PRSPs) của ngân hàng Thế Giới (WB) Đó có thể chưa phải là những tính toán đầy đủ về sự liên kết giữa quản lý tài nguyên với xoá đói giảm nghèo và cũng có thể là chưa nhận thức đầy đủ về tiềm năng của tài nguyên thiên nhiên (hàng hoá và dịch vụ) như là tài sản tái sinh dồi dào cho người

nghèo (USAID, 2006.)

Các nghiên cứu của Liên hợp quốc tại khu vực vùng Rừng châu Phi cho thấy: Vùng Rừng châu Phi rộng 2 triệu km2, là nơi sinh sống của khoảng 150 triệu người thuộc các quốc gia Ethiopia, Sudan, Somalia, Djibouti, Kenya và Eritrea Theo thống kê của Liên hiệp quốc, hơn 70 triệu người, chiếm 45% tổng dân số của vùng Rừng châu Phi, thuộc diện nghèo khổ và thiếu lương thực 6 năm qua, 4 đợt hạn hán nghiêm trọng đã xảy ra ở khu vực này, khiến tình trạng thiếu lương thực đang diễn ra rất nghiêm trọng Vậy nguyên nhân từ đâu? Câu trả lời là: Từ sự bùng nổ dân số, chiến tranh triền miên và một trong số những nguyên nhân quan trọng là tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt: rừng bị tàn phá; hệ sinh thái đầm lầy bị phá vỡ dẫn đến thiên tai hạn hán mà hệ quả của nó là sự đói nghèo [21] Điều đó cho thấy sự liên quan mật thiết của tài nguyên thiên nhiên và vấn đề nghèo đói

Tạp chí The Wooden Bell số 17 tháng 8 năm 2006 cũng chỉ ra rằng nguyên nhân của sự đói nghèo ở Châu Phi là tình trạng thiếu tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái nghiêm trọng " Những người nông dân nghèo nhất phải canh tác trên những mảnh đất nhỏ bé, manh mún và nghèo kiệt Sự thách thức cho những hộ gia đình nông dân nghèo là sự mót nhặt từng giọt nước, từng vuông đất đó là tất cả tiềm lực sản xuất của họ"

Trang 24

Điều đó có nghĩa là một nguyên nhân quan trọng của sự nghèo đói là vấn đề thiếu thốn tài nguyên thiên nhiên mà cụ thể ở đây là vốn đất và nguồn nước

Năm 1992, với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) Các

nước Tiểu vùng sông Mêkông Mở rộng (GMS) (gồm Campuchia, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Cộng Hoà dân chủ nhân dân Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam) cũng đã tiến hành các nghiên cứu về mối quan hệ giữa nguồn

lực tự nhiên và vấn đề nghèo đói Báo cáo cũng cho thấy rằng với 300 triệu dân, phần lớn dân cư sống ở vùng nông thôn nơi mà sinh kế của họ dựa hoàn toàn hoặc một phần vào nông nghiệp Chẳng hạn, ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào có đến hơn 75% dân số sống ở nông thôn Thậm chí Thái Lan, một nước đô thị hoá mạnh nhất trong số các nước tiểu vùng sông Mêkông vẫn tồn tại các cộng đồng nông nghiệp lớn, đặc biệt tập trung ở phía Bắc và Đông Bắc của đất nước Một trong các thách thức của cho sự phát triển của vùng là: Thiếu quan tâm thích đáng đến vấn đề bảo vệ các nguồn lực tự nhiên mà sinh kế truyền thống phụ thuộc vào Rõ ràng rằng, tiềm năng dồi dào của các nước tiểu vùng sông Mêkông chỉ được phát huy khi mà những vấn đề liên quan đến

nghèo đói được giải quyết một cách thoả đáng (GMSAIN- Greater Mekong Subregion Agriculture Information network)

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa nguồn lực và những lợi ích của nó

Tài nguyên đất, nước, rừng, cuộc sống hoang rã là động lực tác động lên xã hội, kinh tế chính trị Nhiệm vụ của con người xác định rõ nguồn tài nguyên

và sự sử dụng của chúng

Nguồn lực

Quản lý môi trường là sự phân bổ, sử dụng và quản lý nguông lực và các hoạt động của tự nhiên Quan tâm của Chính phủ và hầu hêt người dân ở nông thôn là tiếp cận và điều khiển TNTN

Lợi ích

Những sự cung cấp của tự nhiên như là các hoạt động sản xuất nông nghiệp đơn thuần và các hệ thống kinh tế Trong các hệ thống kinh tế nó đóng vai trò như một tài sản quan trọng của quốc gia Sự đầu tư vốn vào tài nguyên thiên nhiên có giá trị cao ở cấp độ quốc gia

Trang 25

* Tại Việt Nam

Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa nguồn lực và vấn đề nghèo đói của nông hộ cũng đã được các Chính phủ Việt Nam và các tổ chức quốc tế nghiên cứu tại Việt Nam để tìm những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm quản lý tài nguyên thiên nhiên và xoá đói giảm nghèo, đặc biệt là đối với các vùng nông thôn và miên núi Trong số đó có các nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với chương trình, Ngân hành Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO), Chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP), các tổ chức phi chính phủ như GCAP, SAM

Trong Báo cáo nghiên cứu Đảm bảo bền vững về môi trường của nhóm Hành động chống đói nghèo tháng 6 năm 2006 cho thấy có một mối liên hệ mật thiết giữa nghèo đói và nguồn lực Mặc dù hiện nay Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc giảm đói nghèo, các nguồn lực đang có xu hướng giảm sút Nhóm cộng đồng nghèo phải chịu đựng vấn đề này nhiều hơn là cộng động có thu nhập khá hơn trong xã hội Tại sao lại như vậy? Nhìn chung là người nghèo phải phụ thuôc nhiều hơn vào nguồn lực nhiều hơn là những người khá giả Hầu hết những người nghèo ở Việt Nam vẫn phụ thuộc vào canh tác nông nghiệp nhỏ bé để sinh sống và khi chất lượng đất, nước, rừng và các nguồn lực khác bị giảm sút, chất lượng cuộc sống của hộ cũng bị giảm đi theo Tuy nhiên mối liên hệ giữa các nguồn lực và nghèo đói là mối quan hệ hai chiều và cải thiện chất lượng của các nguồn lực tự nhiên cũng góp phần làm giảm đói nghèo [13]

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa nguồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân ở một số tỉnh

•Nghiên cứu ở Đăk Lăk

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa nguồn lực với đói nghèo ở Buôn Ma Thuật tỉnh Đắk Lắk cho thấy nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo cho các

Trang 26

hộ nông dân là tình trạng khai thác một cách quá mức nguồn lực tự nhiên dẫn đến sự xuống cấp của nguồn lực tự nhiên và hậu quả là dẫn đến đói nghèo, đặc biệt là đối với nhóm người dân tộc thiểu số ở vùng nông thôn Trong một nỗ lực thiết kế kế sinh nhai cho người dân ở vùng nông thôn, cho đồng bào dân tộc thiểu số và để đảo ngược lại tình hình xuống cấp của nguồn lực đang

diễn ra hiên nay Uỷ ban nhân dân Tỉnh đã xem xét lại một số mặt: [19]

- Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp

- Giảm thiểu quản lý bền vững nguồn lực tự nhiên

- Cho người dân nông thôn và đặc biệt là nhóm dân tộc thiểu số tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện việc sử dụng đất, phát triển kinh tế xã hội [18]

• Nghiên cứu ở Lào cai

Theo nghiên cứu của tổ chức Oxfam cho thấy ở các vùng xa sôi hẻo lánh, đặc biệt là đối với các hộ nông dân nghèo thì nguồn lực là kế sinh nhai chính của nông hộ Vì vậy, đối với những hộ nông dân nghèo, đặc biệt là những hộ đồng bào dân tộc ít người có nguồn vốn và tài sản ít ỏi cho sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản và kinh doanh nhỏ lẻ Tuy nhiên họ lại rất khó tiếp cận và khai thác các nguồn lực này vì nhiều lý do như vốn, kỹ thuật, nhân lực và các

rủi ro do thiên tai (http://www.oxfam.org.uk) • Nghiên cứu ở các tỉnh ven biển:

Nghiên cứu tại các địa điểm: thôn Vĩnh Tường (Ninh Thuận) tới 61% hộ nghèo, các xã Thạch Hải và Tượng Sơn (Hà Tĩnh) có tới 52% và 42,6% hộ nghèo, các xã Hiệp Mỹ Đông và Mỹ Nam Long (Trà Vinh) cũng có tới hơn 23% số hộ nghèo Xu hướng giảm nghèo chưa được cải thiện đáng kể ở các cộng đồng này[20]

Nhóm dân tộc Kinh chiếm đa số trong các cộng đồng khảo sát, có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn so với các dân tộc khác Ở các xã Đường Hoa và Quảng Điền (Quảng Ninh) có các dân tộc Sán Rìu, Tày, Nùng và Hoa Hầu hết các

Trang 27

hộ trong nhóm cư dân này đều là các hộ nghèo Dân tộc Khơme chiếm tỷ lệ lớn ở các xã Mỹ Long Nam và Hiệp Mỹ Đông (huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh) Nhóm hộ Khơme có tỷ lệ hộ nghèo khá cao, trên 58% số hộ của các địa phương được lựa chọn khảo sát ở Trà Vinh

Nguyên nhân nghèo đói được cộng đồng dân cư nhấn mạnh là điều kiện sản xuất và mở rộng các sinh kế ngoài nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn Người nông dân và ngư dân nghèo khó tiếp cận khai thác có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên (đất đai canh tác nông nghiệp, đất đai để nuôi trồng thuỷ sản, nguồn nước sản xuất nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên xã bờ, ) để phát triển các sinh kế bền vững giúp họ thoát nghèo, mặc dầu chính quyền các cấp đã có các chương trình hỗ trợ nhất định cho các cộng đồng thực hiện [17]

1.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu cơ bản

* Số liệu thứ cấp

Thu thập các tư liệu và số liệu có sẵn từ các cơ quan trong tỉnh và huyện:(Sở nông nghiệp phát triển nông thôn, Cục thông kê, Sở Lao động thương binh và xã hội (LĐ-TB-XH), Qũy hỗ trợ người nghèo và các phòng ban chức năng của huyện(Phòng Thống kê, Phòng nông nghiệp, Phòng Tài nguyên và môi trường, Phòng Thương binh xã hội, Các cấp Hội, Uỷ ban nhân dân xã)

Thu thập các bản đồ: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ và các loại số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn Huyện

* Số liệu sơ cấp

Điều tra số liệu thực tế tại các hộ nông dân trên địa bàn nghiên Để có được số liệu này chúng tôi tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ điều tra đã được chọn theo bảng câu hỏi đã chuẩn bị trước

Trang 28

Phương pháp lựa chọn mẫu điều tra theo 3 cấp:

+ Đầu tiên các xã được lựa chọn đại diện cho toàn huyện + Trên cơ sở các xã đã lựa chọn sẽ lựa chọn đại diện các thôn

+ Cuối cùng tại mỗi thôn sẽ tiến hành điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên để đảm bảo tính đại diện và có thể suy rộng của mẫu điều tra

Số lượng mẫu điều tra: Do chưa có các đề tài điều tra trước đó do vậy theo lý thuyết thống kê để đảm bảo cho các mẫu có lượng đủ lớn mỗi một nhóm nên có số lượng mẫu n > 30 Theo mục đích của đề tài sẽ phân tổ ra làm 3 nhóm (theo vùng đại diện cho 3 khu vực/xã: Nghèo, trung bình và khá theo mức sống) để dễ dàng so sánh và phân tích nhằm tìm hiểu những tác động và ảnh hưởng của vấn đề nghiên cứu do vậy chúng tôi tiến hành điều tra tại mỗi xã là 30-35 mẫu

Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: được sử dụng để có những thông tin tổng quát nhất về khu vực nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài Chúng tôi tiến hành tham khảo ý kiến các chuyên gia và những người có kinh nghiệm trong vùng

Phương pháp chuyên khảo: Xem xét, nghiên cứu các đơn vị điển hình, riêng biệt từ đó có thể thấy được tính khách quan và tổng quát vùng nghiên cứu

1.2.2 Công cụ và kỹ thuật sử lý số liệu

Với số liệu thứ cấp: Chọn lọc số liệu trên các báo cáo, văn kiện, sách báo sao chép hoặc trích dẫn các số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu

Với số liệu sơ cấp: Sau khi điều tra thu thập số liệu qua phiếu điều tra tiến hành tổng hợp và xử lý bằng công cụ Excel và phần mềm SPSS Quá trình so sánh sẽ được kiểm định thống kê theo kiểm định phi tham số tại mức xác suất 90%

Phương pháp kinh tế lượng và toán kinh tế: Sử dụng mô hình hàm hồi qui và bài toán qui hoạch tuyến tính

Trang 29

Mô hình hồi quy để giúp ta xác định mối quan hệ và sự tác động giữa các nguồn lực với nghèo đói của hộ

Hàm sản xuất dạng Cobb-Douglas (CD) là dạng hàm mà nó phù hợp cho các vấn đề tuân theo quy luật hiệu suất biên giảm dần, mà trong thực tế rất nhiều vấn đề nghiên cứu tuân theo quy luật này Với suy luận như vậy việc ứng dụng hàm hồi quy dạng Cobb-Douglas là hợp lý nhất Vì vậy trong nghiên cứu này chúng tôi sẽ vận dụng dạng hàm CD để tìm hiểu mối quan hệ giữa các nguồn lực với thu nhập của hộ

Bài toán quy hoạch tuyến tính là mô hình tối ưu với mục đích giúp ta bố trí việc sử dụng các nguồn lực một cách tốt nhất mang lại thu nhập cao nhất cho hộ

Mô hình tổng quát bài toán quy hoạch tuyến tính có thể được minh hoạ như sau:

Max Z = 

Trong đó:

Z = Hàm mục tiêu

Trang 30

Xj = Hoạt động mang lại thu nhập thứ j Pj = Thu nhập từ hoạt động j

n = Số lượng các hoạt động có thể

m = Number of resources and constraints

aij = Hệ số kỹ thuật (số lượng đầu vào thứ i cần thiết cho một đơn vị sản xuất thứ J)

bi = Số lượng nguồn lực thứ i

Trang 31

Hàm mục tiêu

Trong bài toán hàm mục tiêu sẽ thể hiện là thu nhập của hộ đạt đến max đây là mục tiêu quan trọng nhất của các hộ gai đình nông dân quy mô nhỏ lấy công làm lãi

Ràng buộc:

Giả thiết là các nguồn lực trọng hộ bị hạn chế, đặc biệt là các nguồn lực tự nhiên Trong đó có một số hạn chế là cố định tức là không thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn, còn một số hạn chế trong khoảng

Ràng buộc về đất: đai trong vụ mùa và trong vụ xuân, nó cũng thể hiện

các ràng buộc khác nhau về các loại đất khác nhau như đất dốc, đất bằng

Ràng buộc về lao động: Hai nguồn lao động khác nhau được sử dụng

đó là lao động gia đình và lao động thuê mướn Với ràng buộc này đòi hỏi việc sử dụng không được vượt quá khả năng của hộ, còn lao động thuê ngoài được giả thuyết là không bị hạn chế

Ràng buộc về cung cấp lương thực và chi tiêu trong hộ: Lương thực

được cung cấp từ hai nguồn khác nhau là tự cung tự cấp và mua ngoài, nó thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa tự cung tự cấp và thị trường Nhu cầu lương thực được tính toán dựa trên nhu cầu về dinh dưỡng cho hộ cũng như sự cân bằng nhu cầu này trong mỗi bữa ăn Ràng buộc này cũng còn phụ thuộc nhiều vào chi tiêu trong hộ

Ràng buộc cân bằng dòng tiền: Nó bao gồm có dòng tiền ra và dòng tiền

vào Dòng vào bao gồm từ việc bán sản phẩm đến tiền vay và tiền ra bao gồm cả việc chi cho sản xuất và tiêu dùng Cân bằng tiền có thể kết chuyển từ tháng này qua tháng khác trong năm

Ràng buộc vay vốn: Hai nguồn vay vốn là vay trong ngân hàng và vay

các tổ chức cá nhân được xem xét trong mô hình

Các hoạt động: Bao gồm các hoạt động diễn ra trong hộ cũng như các

hoạt động phi nông nghiệp.

* Phần mềm sử dụng để chạy mô hình

Trang 32

Hiện nay có nhiều phần mềm để chạy mô hình bài toán quy hoạch tuyến tính như: Lindo, XA, GAMS trong đề tài chúng tôi sử dụng chương trình XA để sử lý mô hình bài toán

1.2.3 Mẫu nghiên cứu

Với sự tư vấn của các cán bộ có trách nhiệm thuộc phòng Tài nguyên môi trường (TNMT) của huyện, Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn (NNPTNN) của Tỉnh, 3 xã đã được chọn vào mẫu nghiên cứu gồm: Xã Vũ Chấn đại diện cho vùng I là vùng nghèo của Huyện, Xã Dân Tiến đại diện cho vùng II vùng trung bình và Xã Tràng Xá đại diện cho vùng III là vùng có mức sống khá của huyện

Chọn hộ điều tra: Đây là bước quan trọng vì hộ là nơi cung cấp số liệu để tổng hợp, đánh giá tình hình chung cũng như việc sử dụng các nguồn lực của các hộ gia đình trên địa bàn Huyện Hộ được một cách hoàn toàn ngẫu nhiên nhằm đảm bảo tính đại diện của mẫu có thể suy rộng được

1.3 CÁC CHỈ TIÊU SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU 1.3.1 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá mức sống:

Sử dụng 8 chỉ tiêu đánh giá mức sống (Doppler, 2000)

- Thu nhập của hộ (IC): Phản ánh toàn bộ số tiền mà hộ thu được trong năm sau khi trừ đi chi phí, có thể sử dụng tái sản xuất và cho sinh hoạt của gia đình trong năm sau

- Dòng tiền

- Mức độ độc lập về các nguồn lực của hộ - Cung cấp và an toàn lương thực

- Nước sinh hoạt và nhà cửa - Tình hình chi tiêu

Trang 33

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất của việc sử dụng các nguồn lực trong hộ

- Chi phí cho sản xuất (TC) - Doanh thu (R)

- Thu nhập (IC) (bao gồm thu nhập từ sản xuất nông lâm nghiệp và từ các hoạt động phi nông nghiệp)

- Thu nhập / nhân khẩu

Trang 34

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 2.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Võ Nhai là một huyện vùng cao nằm về phía Đông - Bắc của tỉnh Thái Nguyên Có toạ độ địa lí

- 105o45’ - 106o17’ Kinh độ Đông - 21o36’ - 21o56’ Vĩ độ Bắc

- Phía Đông giáp huyện Bắc Sơn (Tỉnh Lạng Sơn)

- Phía Tây giáp với huyện Đồng Hỷ và Huyện Phú Lương

- Phía Nam giáp với Huyện Đồng Hỷ và Huyện Yên Thế (Tỉnh Bắc Giang) - Phía Bắc giáp huyện Na Rì (Tỉnh Bắc Kạn)

Thị trấn Đình Cả, trung tâm huyện cách TP Thái Nguyên 37km và cách thị trấn Đồng Đăng - Lạng Sơn 80km

Huyện gồm 14 xã và 1 thị trấn, trong đó có 6 xã vùng I, 3xã vùng II, còn lại 5 xã vùng III [20]

2.1.2 Địa hình địa mạo

Huyện Võ Nhai nằm ở vị trí tiếp giáp của 2 dãy núi cao - Dãy Ngân Sơn chạy từ Bắc Kạn theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đến Võ Nhai và Dãy Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam cho nên huyện có địa hình khá phức tạp, đồi núi là chủ yếu, đất ruộng ít

Là huyện có địa hình phức tạp, phần lớn là diện tích vùng núi đá vôi (chiếm 92%) những vùng đất bằng phẳng, tiện cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, tập trung chủ yếu dọc theo các khe suối, các triền sông và các thung lũng ở vùng núi đá vôi

Toàn huyện có độ cao bình quân từ 100m đến 800m so với mặt biển, đất nông nghiệp phân bố ở độ cao bình quân từ 100m đến 450m

Trang 35

Căn cứ vào địa hình địa mạo đất đai huyện chia thành 3 tiểu vùng có những đặc điểm sau:

- Tiểu vùng I: Gồm 6 xã (Nghinh Tường, Thượng Nung, Cúc Đường, Thần Xa, Vũ Chấn, Sảng Mộc), địa hình núi cao dốc, phần lớn là núi đá vôi (72%) độ dốc lớn (Đa phần từ 25o trở lên) Một số vùng phân bố dọc theo các khe suối và thung lũng có độ dốc từ 0o - 25o là vùng thích hợp để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp theo hướng nông, lâm kết hợp

- Tiểu vùng II: Gồm 3 xã (La Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng, Dân Tiến) và Thị Trấn Đình Cả có dạng địa hình thung lũng tương đối bằng phẳng chạy dọc theo quốc lộ 1b với hai bên là hai dãy núi cao có độ dốc lớn Đất đai của vùng II đã sử dụng hầu hết vào nông nghiệp

- Tiểu vùng III: Gồm 5 xã (Tràng Xá, Lâu Thượng, Liên Minh, Bình Long, Phương Giao), có địa hình bát úp bị chia cắt nhiều bởi các khe suối, sông và xen lẫn núi đá vôi, các soi bãi ven sông địa hình thấp và tương đối bằng phẳng hơn các xã vùng I Độ dốc từ 10-20o, có thể sử dụng phát triển cây hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả [29]

2.1.3 Khí hậu

Mặc dù điều kiện địa hình phức tạp bởi có 3 vùng khác nhau nhưng điều kiện khí hậu tương đối đồng nhất Do nằm ở chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu nên khí hậu của huyện Võ Nhai chia làm hai miền rõ rệt:

- Mùa nóng: Từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình từ 25,2 - 28,60C

- Mùa lạnh: Từ tháng 11 đến tháng 3, nhiệt độ trung bình từ 14 - 20,10C

Chế độ nhiệt, độ ẩm, lượng mưa, lượng bốc hơi, số giờ nắng được thể

hiện qua bảng 2.1

Trang 36

Bảng 2.1 Các yếu tố khí hậu huyện Võ Nhai

(Nguồn: Trạm thủy văn huyện Võ Nhai, 2006)

Qua bảng cho thấy:

* Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,90C, Tổng tích ôn trong năm khoảng 8.0000C, nhiệt độ tối cao trung bình 33,60C, nhiệt độ tối thấp trung bình là 17,70C Tháng 6 là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất 39,70C, tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất 10,40C, số giờ nắng trong năm 1.265 giờ

* Chế độ mưa:

Cũng như các huyện khác ở Võ Nhai mưa tập chung từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa trong thời gian này chiếm 90% tổng lượng mưa trong năm, lượng mưa đạt 115,83mm trong tháng Tháng 1,2 có lượng mưa ít nhất trong tháng khoảng (5-27mm/tháng), tháng 8 là tháng có lượng mưa cao nhất 278mm/tháng đáp ứng nhu cầu về nước của các loại cây trồng

* Lượng bốc hơi:

Lượng bốc hơi trung bình năm của Huyện đạt 985mm, tháng 5 có lượng bốc hơi lớn nhất tới 100mm, các tháng mùa khô có lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa nhiều, chỉ số ẩm ướt <0,5, dẫn đến tình trạng khô hạn gay gắt, rất cần có các biện pháp tưới nước, giữ ẩm nếu không sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và năng suất các loại cây trồng

* Độ ẩm không khí:

Độ ẩm bình quân của Huyện dao động từ 80 - 87% Các tháng mùa khô, nhất là các tháng cuối năm (11,12), độ ẩm thấp gây khó khăn cho việc

Trang 37

phát triển cây vụ Đông muộn, nhưng cũng tạo điều kiện cho việc thu hoạch và bảo quản nông sản trong thời kỳ này[23]

+ Tổng diện tích lưu vực: 397km2

+ Tổng dòng chảy bình quân: 5,7 x 108m/s + Lưu lượng bình quân năm: 3,9m/s

+ Lưu lượng mùa kiệt:1,1 - 3,5m/s

- Hệ thống sông Rong: Phân bố ở phía Nam của Huyện là nhánh của sông Thương Bắt nguồn từ xã Phú Thượng chảy qua thị trấn Đình Cả, Tràng Xá, Dân Tiến, Bình Long và chảy sang tỉnh Bắc Giang

+ Tổng diện tích lưu vực: 228km2

+ Tổng dòng chảy bình quân: 12,4 x 108m/s + Lưu lượng bình quân năm: 3,0m/s

+ Lưu lượng mùa kiệt: 0,7m/s

Bên cạnh đó còn có các hệ thống hồ, đập, mạng lưới suối nhỏ góp phần nhằm đáp ứng cho sản xuất nông lâm nghiệp

2.1.5 Các nguồn tài nguyên

2.1.5.1 Tài nguyên đất

Với diện tích đất tự nhiên 84.510,41ha Võ Nhai là huyện lớn thứ nhất trong tỉnh, bình quân diện tích bình quân trên người là 1,34ha/người cao hơn bình quân cả tỉnh (0,33ha/người)

Cơ cấu diện tích các loại đất được thể hiện qua biểu đồ sau:

Trang 38

Đất nông nghiệpĐất lâm nghiệpĐất nuôi trồng thủy sảnĐất phi NNĐất chưa sử dụng

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu các loại đất huyện Võ Nhai năm 2006

Trong giai đoạn 2004 - 2006, diện tích các loại đất có sự thay đổi thích ứng với sự phát triển chung của tình hình kinh tế xã hội: Cụ thể qua 3 năm diện tích đất lâm nghiệp tăng hơn 2%, diện tích đất chưa sử dụng giảm 6,7%, trong khi đó các diện tích khác tăng lên, diện tích đất nông nghiệp tăng 2,65%, diện tích đất dân cư tăng lên mạnh 17,80% do quá trình tăng dân số và đô thị hóa mạnh

Tổng diện tích của huyện là 84.510,41ha trong đó gồm nhiều loại đất khác nhau: Đất phù sa, đất đen, đất xám bạc mầu, đất đỏ

Bảng 2.2: Một số loại đất chính của huyện Võ Nhai năm 2005

Trang 39

+ > 25o chiếm 51 % tổng quỹ đất + Các loại đất khác chiếm 17%

Diện tích đất có tầng dầy chiếm 8,3%, tầng trung bình 35,5% và tầng mỏng chiếm tới 50%

Nhìn chung Võ Nhai có nhiều loại đất canh tác song chủ yếu là đất đồi núi phù hợp với cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng, những diện tích đất bằng phẳng phục vụ cho canh tác nông nghiệp rất ít (đất ruộng lúa chỉ còn 2.916,81ha chiếm chưa đầy 4% trong tổng diện tích của huyện)

Bảng 2.3: Hiện trạng sử dụng đất đai Huyện Võ Nhai năm 2005

Đơn vị tính:ha

Tên xã

Tổng diện tích tự nhiên

Đất nông nghiệp

Đất lâm nghiệp

Đất nuôi trồng thủy sản

Đất ở

Đất chuyên

dùng

Đất chƣa sử dụng Tổng số: 84.510,41 7.723,64 56.127,03 155,28 615,90 1.596,92 18.291,64

(Nguồn số liệu: Thống kê, kiểm kê diện tích đất theo đơn vị hành chính- Sở NNPTNN 2005)

Hiện nay tổng quỹ đất của huyện đã được sử dụng vào các mục đích phát triển kinh tế - xã hội là 66.218,77ha, chiếm 78,36% tổng quỹ đất trong đó:

- Đất nông nghiệp: 7.723,64ha chiếm 9,14% - Đất lâm nghiệp: 56.127,03ha chiếm 66,41%

Trang 40

- Đất chuyên dùng: 631,82ha chiếm 0,75% - Đất ở: 615,90ha chiếm 0,73%

So với toàn tỉnh thì tổng quỹ đất đai bình quân trên đầu người của huyện cao gấp 4,6 lần Nhưng tỷ trọng diện tích đất đai sử dụng vào các mục đích kinh tế-xã hội xấp xỉ bằng toàn tỉnh (Tỷ lệ này của toàn tỉnh là 70,52%)

Tình trạng sử dụng đất đai trên địa bàn huyện hiện nay không đồng đều giữa các xã Xã Thượng Nung là xã có tỷ lệ đất đã sử dụng cao nhất (96,11%) Các xã có tỷ sử dụng đất thấp là: TT Đình Cả (40.29%) và xã Lâu thượng (50,47%)

Hiện nay toàn huyện còn 18.291,64 ha đất chưa sử dụng chiếm 21,64% tổng quỹ đất, trong đó Đất bằng chưa sử dụng 201,70ha, đất đồi núi chưa sử dụng 13.975,54ha, Núi đá không có rừng cây 4.114,40ha Vì vậy rất cần có những giải pháp để đưa những diện tích đất chưa sử dụng vào các mục đích phát triển kinh tế - xã hội

- Đất nông nghiệp:

Bình quân đất nông nghiệp trên khẩu nông thôn là 1.159m2/khẩu (năm 2006) Như vậy tuy tỷ trọng đất nông nghiệp của huyện chỉ bằng 1/3 so với bình quân chung toàn tỉnh (của tỉnh là 22,97%), nhưng bình quân đất nông nghiệp trên khẩu nông thôn của huyện gấp 1,23 lần so với bình quân chung của cả tỉnh (của tỉnh là 944m2/khẩu)

Các xã có diện tích đất nông nghiệp lớn là xã Tràng Xá (1.865,64ha), Dân tiến (1.002,69ha) Các xã có diện tích đất nông nghiệp ít là Vũ Chấn (243,76ha), Xã Cúc Đường (252,67ha), Xã Nginh Tường (330,76ha), Sảng Mộc (235,93ha), Xã Phượng Giao (359,57ha), Xã Bình Long (399,44ha) Nhìn chung các xã ven quốc lộ 1B có diện tích đất nông nghiệp lớn, các xã vùng sâu vùng xa có tỷ lệ đất nông nghiệp nhỏ Bởi vì các xã vùng sâu, vùng xa phần lớn là núi đá, đất dốc, đất bị thoái hoá nên chất lượng đất này không

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Mô hình hồi quy để giúp ta xác định mối quan hệ và sự tác động giữa các nguồn lực với nghèo đói của hộ - guồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thái Nguyên.pdf
h ình hồi quy để giúp ta xác định mối quan hệ và sự tác động giữa các nguồn lực với nghèo đói của hộ (Trang 29)
V. Các loại đất khác 14.070,41 16,65 - guồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thái Nguyên.pdf
c loại đất khác 14.070,41 16,65 (Trang 38)
Bảng 2.2: Một số loại đất chính của huyện Võ Nhai năm 2005 - guồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thái Nguyên.pdf
Bảng 2.2 Một số loại đất chính của huyện Võ Nhai năm 2005 (Trang 38)
Bảng 2.3: Hiện trạng sử dụng đất đai Huyện Võ Nhai năm 2005 - guồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thái Nguyên.pdf
Bảng 2.3 Hiện trạng sử dụng đất đai Huyện Võ Nhai năm 2005 (Trang 39)
2.1.5.3. Tài nguyên rừng - guồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thái Nguyên.pdf
2.1.5.3. Tài nguyên rừng (Trang 42)
Bảng 2.4: Hiện trạng rừng ở huyện Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyên năm 2005 - guồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thái Nguyên.pdf
Bảng 2.4 Hiện trạng rừng ở huyện Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyên năm 2005 (Trang 42)
Bảng 2.5: Tình hình tăng trƣởng kinh tế của huyện Võ Nhai năm 2006 - guồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thái Nguyên.pdf
Bảng 2.5 Tình hình tăng trƣởng kinh tế của huyện Võ Nhai năm 2006 (Trang 46)
Bảng 2.6: Hiện trạng dân số và đất ở huyện Võ Nhai năm 2005 - guồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thái Nguyên.pdf
Bảng 2.6 Hiện trạng dân số và đất ở huyện Võ Nhai năm 2005 (Trang 51)
Bảng 3.1: Hiện trạng đất đai bình quân của các hộ điều tra Huyện Võ Nhai năm 2006  - guồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thái Nguyên.pdf
Bảng 3.1 Hiện trạng đất đai bình quân của các hộ điều tra Huyện Võ Nhai năm 2006 (Trang 53)
Bảng 3.2: Hiện trạng chất lƣợng đất đai của các hộ điều tra huyện Võ Nhai năm 2006  - guồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thái Nguyên.pdf
Bảng 3.2 Hiện trạng chất lƣợng đất đai của các hộ điều tra huyện Võ Nhai năm 2006 (Trang 55)
Bảng 3.4. Tình hình sử dụng rừng của các hộ điều tra H.Võ Nhai năm 2006 - guồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thái Nguyên.pdf
Bảng 3.4. Tình hình sử dụng rừng của các hộ điều tra H.Võ Nhai năm 2006 (Trang 57)
Bảng 3.3: Tình hình nguồn lực rừng của các hộ điều tra H.Võ Nhai năm 2006 - guồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thái Nguyên.pdf
Bảng 3.3 Tình hình nguồn lực rừng của các hộ điều tra H.Võ Nhai năm 2006 (Trang 57)
Bảng 3.6: Qui mô gia đình trung bình của vùng nghiên cứu năm 2006 - guồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thái Nguyên.pdf
Bảng 3.6 Qui mô gia đình trung bình của vùng nghiên cứu năm 2006 (Trang 63)
Bảng 3.7: Tài sản trung bình của hộ điều tra huyện Võ Nhai năm 2006 - guồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thái Nguyên.pdf
Bảng 3.7 Tài sản trung bình của hộ điều tra huyện Võ Nhai năm 2006 (Trang 66)
Bảng 3.8: Nhà của hộ điều tra Huyện Võ Nhai năm 2006 - guồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thái Nguyên.pdf
Bảng 3.8 Nhà của hộ điều tra Huyện Võ Nhai năm 2006 (Trang 67)
Thực tế điều tra cho thấy (Bảng 3.9), với những hộ gia đình vùng nghiên cứu số lượng hộ gia đình tiết kiệm được tiền là rất ít bởi vì giá trị sản  phẩm sản xuất ra còn thấp do vậy mức độ tiết kiệm còn bị hạn chế - guồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thái Nguyên.pdf
h ực tế điều tra cho thấy (Bảng 3.9), với những hộ gia đình vùng nghiên cứu số lượng hộ gia đình tiết kiệm được tiền là rất ít bởi vì giá trị sản phẩm sản xuất ra còn thấp do vậy mức độ tiết kiệm còn bị hạn chế (Trang 68)
Bảng 3.10. Tình hình vốn vay trung bình của hộ điều tra huyện Võ Nhai - guồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thái Nguyên.pdf
Bảng 3.10. Tình hình vốn vay trung bình của hộ điều tra huyện Võ Nhai (Trang 69)
Bảng 3.11: Hệ thống cây trồng hàng năm của hộ điều tra huyện Võ Nhai năm 2006 - guồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thái Nguyên.pdf
Bảng 3.11 Hệ thống cây trồng hàng năm của hộ điều tra huyện Võ Nhai năm 2006 (Trang 71)
Bảng 3.12: Hệ thống cây trồng lâu năm của hộ điều tra huyện Võ Nhai năm 2006  - guồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thái Nguyên.pdf
Bảng 3.12 Hệ thống cây trồng lâu năm của hộ điều tra huyện Võ Nhai năm 2006 (Trang 72)
Bảng 3.13: Trung bình đàn gia súc, gia cầm của hộ điều tra huyện Võ Nhai năm 2006  - guồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thái Nguyên.pdf
Bảng 3.13 Trung bình đàn gia súc, gia cầm của hộ điều tra huyện Võ Nhai năm 2006 (Trang 73)
Bảng 3.14: Trung bình doanh thu của hộ điều tra huyện Võ Nhai năm 2006  - guồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thái Nguyên.pdf
Bảng 3.14 Trung bình doanh thu của hộ điều tra huyện Võ Nhai năm 2006 (Trang 75)
Bảng 3.15: Chi phí trung bình cho sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp của các hộ điều tra huyện Võ Nhai năm 2006  - guồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thái Nguyên.pdf
Bảng 3.15 Chi phí trung bình cho sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp của các hộ điều tra huyện Võ Nhai năm 2006 (Trang 76)
Bảng 3.16: Trung bình thu nhập của hộ điều tra huyện Võ Nhai năm 2006 - guồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thái Nguyên.pdf
Bảng 3.16 Trung bình thu nhập của hộ điều tra huyện Võ Nhai năm 2006 (Trang 77)
Qua số liệu thực tế của 100 hộ nghiên cứu, sử dụng mô hình hồi quy CD kết quả phân tích hàm cho thấy nguồn lực có mối quan hệ chặt giữa thu nhập bình  quân/đầu người của các hộ với các yếu tố: Nhân khẩu của hộ, diện tích đất của hộ,  diện tích canh tác đư - guồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thái Nguyên.pdf
ua số liệu thực tế của 100 hộ nghiên cứu, sử dụng mô hình hồi quy CD kết quả phân tích hàm cho thấy nguồn lực có mối quan hệ chặt giữa thu nhập bình quân/đầu người của các hộ với các yếu tố: Nhân khẩu của hộ, diện tích đất của hộ, diện tích canh tác đư (Trang 79)
Mô hình được xây dựng dựa trên giả thuyết rằng người dân mong muốn đưa ra những quyết  định đúng đắn và tối  ưu nhất trong thời gian tới - guồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thái Nguyên.pdf
h ình được xây dựng dựa trên giả thuyết rằng người dân mong muốn đưa ra những quyết định đúng đắn và tối ưu nhất trong thời gian tới (Trang 88)
Bảng 3.19: Sự so sánh của các nguồn lực sử dụng và sự kết hợp giữa các hoạt động trong hộ ở huyện Võ Nhai  - guồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thái Nguyên.pdf
Bảng 3.19 Sự so sánh của các nguồn lực sử dụng và sự kết hợp giữa các hoạt động trong hộ ở huyện Võ Nhai (Trang 89)
Hình thức sở hữu đất và nhà ở(đánh dấu x vào ô tương ứng) - guồn lực và vấn đề nghèo đói của hộ nông dân Huyện Võ Nhai Tỉnh Thái Nguyên.pdf
Hình th ức sở hữu đất và nhà ở(đánh dấu x vào ô tương ứng) (Trang 109)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w