CHƯƠNG 7 LUẬT ĐẤTĐAIVÀLUẬTMÔITRƯỜNG I. LUẬTĐẤTĐAI 1. Khái niệm Luậtđất đai. a, Đối tượng điều chỉnh của Luậtđấtđai Đối tượng điều chỉnh của Luậtđấtđai là nhóm các quan hệ đấtđai phát sinh một cách trực tiếp trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đấtđai được các quy phạm pháp luậtđấtđai điều chỉnh. Bao gồm quan hệ giữa nhà nước với người sử dụng đấtvà quan hệ giữa người sử dụng đất với người sử dụng đất. b, Phương pháp điều chỉnh của Luậtđấtđai Phương pháp điều chỉnh của Luậtđấtđai là cách thức nhà nước sử dụng pháp luật để tác động vào cách xử sự của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luậtđất đai. Luậtđấtđai sử dụng hai phương pháp điều chỉnh sau: Phương pháp mệnh lệnh điều chỉnh mối quan hệ về đấtđai giữa nhà nước và người sử dụng đất như giao đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, giải quyết các tranh chấp về đất đai, . Phương pháp bình đẳng được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ giữa những người sử dụng đất với nhau như chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất. Chẳng hạn hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất trên cơ sở thoả thuận bình đẳng theo các nguyên tắc của hợp đồng. c, Định nghĩa Luật đấtđaiLuậtđấtđai là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ đấtđai hình thành trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai, nhằm sử dụng đấtđai có hiệu qủa vì lợi ích của nhà nước, người sử dụng và của toàn xã hội. d, Các nguyên tắc cơ bản của Luậtđấtđai Ngoài những nguyên tắc của hệ thống pháp luật Việt Nam, Luậtđấtđai có một số nguyên tắc đặc trưng sau: Nguyên tắc đấtđai thuộc sở hữu nhà nước mà Chính phủ là đại diện chủ sở hữu; Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý đấtđai theo quy hoạch và pháp luật; Nguyên tắc sử dụng đấtđai một cách hợp lý, tiết kiệm; cải tạo và bồi bổ đất đai; Nguyên tắc quan tâm đến lợi ích của người sử dụng đất; Nguyên tắc bảo vệ nghiêm ngặt đất nông nghiệp. 2. Một số chế định cơ bản của Luậtđấtđai a, Quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất luôn gắn liền với nhau. Quyền và nghĩa vụ cụ thể của người sử dụng đất được quy định ở nhiều điều luật khác nhau trong Luậtđấtđaivà trong nhiều văn bản luật khác nhau. Quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất được quy định tại Điều 105 và 107 Luật đấtđai 2003. Thứ nhất, về quyền chung của người sử dụng đất bao gồm: Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; Hưởng các lợi ích do công trình nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp; Được nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi dưỡng đất nông nghiệp; Được nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình; Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. Thứ hai, về nghĩa vụ chung của người sử dụng đất bao gồm: Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đấtvà chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đấtvà tuân theo các quy định khác của pháp luật; Đăng ký quyền sử dụng đất, làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất; Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan; Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất; Giao lại đất khi nhà nước có quyết định thu hồi đất hoặc đã hết thời hạn sử dụng đất. b, Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những trường hợp sau đây: - Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất, trừ trường hợp thuê đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn; Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 (ngày Luật đấtđai 2003 có hiệu lực) mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Người đang sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 của Luậtđấtđai 2003 mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ; tổ chức sử dụng đất là pháp nhân mới được hình thành do các bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất; - Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đấtđai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành; - Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; - Người sử dụng đất khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế theo quy định tại các Điều 90, 91 và 92 của Luậtđấtđai 2003; - Người mua nhà gắn liền với đất ở; - Người được nhà nước thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở. Nhà nước không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những trường hợp sau: - Đất do nhà nước giao để quản lý quy định tại Điều 3 của Nghị định 181/2004/ NĐ- CP hướng dẫn thi hành Luậtđấtđai 2003; - Đất nông nghiệp thuộc qũy đất công ích do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý sử dụng; - Người sử dụng đất cho thuê, thuê lại của người khác mà không phải là đất thuê hoặc thuê lại trong khu công nghiệp quy định tại điểm d khoản 5 Điều 41 Nghị định 181/2004/NĐ-CP; - Người đang sử dụng đất mà không đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 của Luậtđất đai; - Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường; c, Thẩm quyền cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức trong nước; cơ sở tôn giáo; tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhà nước giao đất, cho thuê đất; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trong nước; cộng đồng dân cư; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở. - Thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Sở Tài nguyên vàmôitrường có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền cấp giấy của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Phòng Tài nguyên vàmôitrường có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền cấp giấy của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 42 Luậtđấtđai d, Giải quyết tranh chấp về đấtđai Tranh chấp đấtđai là các mâu thuẫn, bất đồng ý kiến của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luậtđấtđai khi họ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đấtđai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đấtđai thông qua hoà giải ở cơ sở (Điều 135 Luậtđấtđai 2003). Tranh chấp đấtđai mà các bên tranh chấp không tự hoà giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có tranh chấp. Ủy ban nhân dân xã phường thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai. Thời hạn hoà giải là 30 ngày làm việc, kể từ ngày Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhận được đơn. Kết quả hoà giải tranh chấp đấtđai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất. Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai: Tranh chấp đấtđai đã được hoà giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau: Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết. Chẳng hạn tranh chấp quyền sử dụng đất mà đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc tranh chấp nhà, công trình xây dựng, cây lâu năm trên đất thì có quyền khởi kiện tại Toà án theo thủ tục tố tụng dân sự (trước khi khởi kiện phải thông qua hoà giải tranh chấp tại Uỷ ban nhân dân cấp xã). Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luậtđấtđai 2003 thì được giải quyết như sau: Một là, đối với trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi là cấp huyện) giải quyết lần đầu mà một trong các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi là cấp tỉnh) là quyết định giải quyết cuối cùng. Hai là, đối với trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên vàMôi trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên vàmôitrường là quyết định giải quyết cuối cùng. Đối với giải quyết tranh chấp đấtđai liên quan đến địa giới hành chính. Tranh chấp đấtđai liên quan đến địa giới giữa các đơn vị hành chính do Ủy ban nhân dân của các đơn vị đó cùng phối hợp giải quyết. Trường hợp không đạt được sự nhất trí hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết được quy định như sau: Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì do Quốc hội quyết định; Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi là địa giới hành chính của cấp huyện) hoặc xã, phường, thị trấn (cấp xã) do Chính phủ quyết định. Bộ Tài nguyên vàmôi trường, Sở Tài nguyên vàmôi trường, Phòng Tài nguyên vàmôitrường có trách nhiệm cung cấp các tài liệu cần thiết và phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết các tranh chấp đấtđai liên quan đến địa giới hành chính. II. LUẬTMÔITRƯỜNG 1. Khái niệm Luậtmôitrường a. Đối tượng điều chỉnh của Luậtmôitrường Đối tượng điều chỉnh của Luậtmôitrường là toàn bộ các quan hệ xã hội gắn với việc quản lý và bảo vệ môitrường sinh thái. Đối tượng điều chỉnh của Luậtmôitrường rất đa dạng và phong phú bao gồm các nhóm: Thứ nhất, quan hệ giữa nhà nước và cá nhân, tổ chức trong hoạt động quản lý nhà nước về môitrường như quan hệ về: Đánh giá tác động môi trường; thanh tra môi trường; xử lý vi phạm pháp luậtmôitrường Thứ hai, quan hệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau phát sinh do ý chí của các bên như quan hệ về: Bồi thường thiệt hại do việc gây ô nhiễm, suy thái như sự cố môitrường gây ra như việc gây ô nhiễm của nhà máy M làm cho người dân sống xung quanh bị ung thư, bị các bệnh hô hấp,… yêu cầu bồi thường. Phát sinh từ việc giải quyết tranh chấp môitrường Trong lĩnh vực phối hợp đầu tư vào các chương trình bảo vệ môitrường b. Phương pháp điều chỉnh của Luậtmôitrường Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh là hai nhóm quan hệ xã hội nêu trên, Luậtmôitrường sử dụng hai phương pháp điều chỉnh đó là: Phương pháp mệnh lệnh. Phương pháp này chủ yếu điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân, tổ chức trong hoạt động quản lý nhà nước về môitrường Phương pháp bình đẳng. Đây là phương pháp chủ yếu điều chỉnh mối quan hệ giữa cá nhân, tổ chức phối hợp với nhau về bảo vệ môi trường. c. Định nghĩa Luậtmôitrường Trước hết, theo Điều 1 Luật Bảo vệ môitrường Việt Nam: Môitrường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Luậtmôitrường là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực bảo vệ môitrường sinh thái và quản lý môitrường sinh thái. 2. Các nguyên tắc cơ bản của Luậtmôitrường a Nguyên tắc đảm bảo quyền con người được sống trong môitrường trong lành b Nguyên tắc thống nhất quản lý và bảo vệ môitrường c Nguyên tắc bảo đảm sự phát triển bền vững d Nguyên tắc coi trọng tính phòng ngừa e Nguyên tắc tham gia đóng góp tài chính f Nguyên tắc bảo vệ môitrường là sự nghiệp của toàn dân. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Tại sao LuậtĐấtđai 2003 lại quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không phải giấy chứng nhận quyền sở hữu đất cho cá nhân, hộ gia đình và các chủ thể khác. 2. Bài tập 1: Ông Hoàng Văn Đẩu có diện tích đất 500 m2, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền cấp. Diện tích đất của ông Đẩu sát với đất ông Thành. Tháng 5.2007, ông Thành xây dựng nhà ở đã lấn chiếm 20 cm2 (tổng diện tích lấn chiến 12 m2). Ông Đẩu muốn kiện ông Thành thì phải tiến hành thủ tục gì. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai? 3. Bài tập 2: Ông Nguyễn văn Thành có diện tích đất ở 350 m2, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền cấp. Tháng 6 năm 2008 ông Thành cần tiền nên đã treo biển “BÁN ĐẤT”, sau đó bà Lê Thị Bình có nhu cầu đã đến hỏi và thống nhất giá là 300 triệu đồng. Ông Thành phải chịu toàn bộ các phí tổn về thuế và lệ phí. Trên cơ sở thoả thuận, ngày 12 tháng 7 năm 2008 hai bên ký hợp đồng mua bán đấtđai có nội dung “Ông Nguyễn Văn Thành bán đứt cho bà Lê Thị Bình 350 m2 đất ở với giá 300 triệu đồng, ông Thành phải chịu toàn bộ thuế và lệ phí. Bà Bình giao tiền lần thứ nhất là 100 triệu, còn 200 triệu đồng khi hoàn tất thủ tục sang tên cho bà Bình sẽ giao hết. Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng”. Hợp đồng được bên mua và bên bán ký tên. Sau khi ký hợp đồng và nhận 100 triệu nhưng do đất tăng giá ông Thành không tiến hành bất cứ thủ tục gì, vì vậy bà Bình đã viết đơn kiện yêu cầu ông Thành phải thực hiện đúng cam kết. Căn cứ vào quy định của Bộ luật dân sự vàLuậtĐấtđai hãy xác định: a, Hợp đồng mua bán đất giữa ông Thành và bà bình có hợp pháp hay không. Vì sao? b, Hãy tư vấn cho hai bên xác lập hợp đồng theo quy định của pháp luật. 4. Bài tập 3: Ông Thông được Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền cấp 500 m2 quyền sử dụng đất tại xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh T (có quyết định) nhưng chưa làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Toàn bộ diện tích đất trên ông Thông trồng táo. Năm 2007, ông Thông làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phát hiện ông Hiền (người sử dụng đất liền kề đã lấn chiếm 30 cm theo chiều dài của đất, tổng diện tích đất bị lấn chiếm là 25,3 m2). Hãy xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đấtđai giữa ông Thông và ông Hiền dựa trên cơ sở pháp lý nào? . LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ LUẬT MÔI TRƯỜNG I. LUẬT ĐẤT ĐAI 1. Khái niệm Luật đất đai. a, Đối tượng điều chỉnh của Luật đất đai Đối tượng điều chỉnh của Luật đất đai. nghĩa Luật đất đai Luật đất đai là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ đất đai