1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

28 1,5K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 72,83 KB

Nội dung

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIỮA THỰC TẾ VÀ KẾ HOẠCH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM Trong hệ thống ngân hàng ở nước ta hiện nay, các ngân hàng ngày một phát triểnmạnh mẽ, với nhiều

Trang 1

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

HUYỆN ĐÔNG HẢI

4.1 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIỮA THỰC TẾ

VÀ KẾ HOẠCH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM

Trong hệ thống ngân hàng ở nước ta hiện nay, các ngân hàng ngày một phát triểnmạnh mẽ, với nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ và nhiều hình thức thu hút kháchhàng rất hấp dẫn, đã tạo nên xu thế cạnh tranh khóc liệt giữa các ngân hàng Suy chocùng đều nhằm vào mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, hạn chế đến mức thấp nhất các yếu

tố làm phát sinh chi phí Bởi vì đây là yếu tố tạo nên thế đứng vững vàng cho sự pháttriển cũng như sự cạnh tranh giữa các ngân hàng Chính vì vậy, đối với NHN0&PTNTtỉnh Bạc Liêu nói chung và NHN0&PTNT huyện Đông Hải riêng luôn đề ra các kếhoạch trong tương lai nhằm phấn đấu để đạt được kết quả kinh doanh như mong nuốnbởi vì đây là yếu tố phản ánh đúng nhất về chất lượng của ngân hàng

Để đánh giá được khả năng hoàn thành kế hoạch đã đề ra của ngân hàng đến mức

độ nào và những kế hoạch đó có sát với thực tế hay không, em sẽ phân tích bảng sốliệu sau:

Bảng 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIỮA THỰC TẾ

VÀ KẾ HOẠCH CỦA NGÂN HÀNG

Đơn vị tính: Triệu đồng

Trang 2

bộ, nhân viên ngân hàng trong điều kiện tình hình kinh doanh đang cạnh tranh gay gắtnhư hiện nay Có được kết quả này là do từ cấp lãnh đạo cho đến từng nhân viên trongđơn vị luôn phấn đấu hết sức để hoàn thành các mục tiêu về huy động vốn, cho vay,đảm bảo thu nhập, giảm chi phí và hạn chế rủi ro.

Về huy động vốn, khả năng huy động của đơn vị càng ngày càng tốt qua 2 năm

2004 và 2005, và mức độ hoàn thành kế hoạch là rất xuất sắc, năm 2004 đạt 101,88%

kế hoạch và năm 2005 đạt 139,65% mục tiêu đã đề ra Tuy nhiên, sang năm 2006, khảnăng huy động vốn đã tụt giảm và không hoàn thành kế hoạch Có thể lý giải cho vấn

đề này là do trong thời gian gần đây nhiều ngân hàng thương mại cổ phần liên tục mở

ra trên địa bàn, lãi suất huy động vốn của nó rất cạnh tranh, trong khi Ngân hàngNông nghiệp huyện Đông Hải phải theo sự chỉ đạo lãi suất từ ngân hàng cấp trên vàlãi suất huy động thường thấp hơn các ngân hàng khác nên gặp nhiều khó khăn khithu hút khách hàng

Đối với dư nợ cho vay, kế hoạch và thực tế đầu tư tín dụng của ngân hàng qua 3năm có sự tăng giảm không đều Bởi vì ngân hàng đang chủ động giảm dư nợ cho vayđối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và tăng mức độ đầu tư đối với các doanh nghiệpngoài quốc doanh Vì vậy, trong kế hoạch cho vay của mình trong năm 2006, ngânhàng đã giảm dư nợ cho vay so với dư nợ cho vay thực tế của năm 2005 Nhưng thực

Trang 3

tế trong năm 2006 đã diễn ra không theo ý muốn của ngân hàng, khi dư nợ thực tế quáthấp, thấp hơn rất nhiều so với kế hoạch đặt ra, chỉ đạt 49,36% Một phần là do độingũ cán bộ tín dụng của ngân hàng còn thiếu về số lượng và yếu về khả năng thẩmđịnh các dự án cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nên quan hệ tíndụng của chi nhánh đối với đối tượng này đã không đạt được kế hoạch như mongmuốn Do đó, dư nợ thực tế thấp hơn rất nhiều so với dư kế hoạch, chỉ đạt 49,36% Mục đích lớn nhất của Ngân hàng Nông nghiệp huyện Đông Hải khi chủ độnggiảm dư nợ cho vay đối với ngành nuôi trồng thủy sản là hạn chế rủi ro tín dụng Bởi

vì đây là ngành kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố khách quan, rất khó lườngtrước những rủi ro mà nó mang lại Biết trước điều này, ngân hàng đã tìm nhiều biệnpháp nhằm giữ tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Mặc

dù vậy, tỷ lệ này trong năm 2005 vẫn rất cao, trên mức tối đa mà ngân hàng cấp trêncho phép Điều này phản ánh một thực tế là ngân hàng đang phải đối mặt với nhiềukhoản nợ còn tồn đọng từ cho vay khắc phục hậu quả bão số 5 năm 1997 và nhữngkhoản đầu tư trong năm 2004 chưa thu hồi được; Đồng thời còn nói lên sự thích ứngchưa kịp thời của ngân hàng khi phải đối mặt với những biến động bất thường Vìvậy, đã có sự chênh lệch quá lớn giữa thực tế và kế hoạch về tỷ lệ nợ xấu trong năm

2005 Tuy nhiên, đến năm 2006, tình hình đã trở nên tốt đẹp hơn khi ngân hàng đãhoàn thành tốt mục tiêu đề ra trong việc giảm nợ xấu, đạt 116,82% kế hoạch và càngđáng mừng hơn khi tỷ lệ nợ xấu đã thấp hơn mức 5% theo quy định của ngành ngânhàng

Cùng với việc giảm dư nợ cho vay như trên, doanh thu của đơn vị cũng bị ảnhhưởng đáng kể nhưng với sự chủ động của mình, ngân hàng đã tăng cường hơn nữacác nguồn thu ngoài tín dụng như kinh doanh ngoại tệ, thực hiện nhiều dịch vụ ngânhàng khác nữa như bảo hiểm, bảo lãnh dự thầu, Vì vậy, doanh thu vẫn tăng trong 2năm 2004 và 2005, chỉ giảm nhẹ trong năm 2006

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM

Huy động vốn là một lĩnh vực hoạt động đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quátrình tồn tại và phát triển của ngân hàng Hiện nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc

tế, quá trình cạnh tranh của các ngân hàng ngày càng gay gắt, việc huy động vốn của

Trang 4

các ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn hơn vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:Lãi suất huy động, thu nhập của các tầng lớp dân cư, uy tín của ngân hàng, tốc độ pháttriển kinh tế của địa phương,…Do đó, các ngân hàng cần phải tập trung mọi nguồn lực

để hoàn thành tốt mục tiêu huy động vốn của mình Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn huyện Đông Hải cũng không phải ngoại lệ Mọi thành viên của đơn vịluôn ý thức được tầm quan trọng và những đòi hỏi ngày càng khó khăn của công việcnày Họ luôn cố gắng để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra Dưới đây là tình hình huyđộng vốn của ngân hàng trong 3 năm qua:

4.2.1 Phân tích huy động vốn theo thời gian

Nguồn vốn huy động của ngân hàng theo thời gian phản ảnh khả năng huy độngvốn theo từng kỳ, có thể là theo tháng, theo quý hoặc theo năm Từ đó, chi nhánh cóthể chủ động được nguồn vốn nhằm đầu tư ở nhiều thời điểm khác nhau trong năm,tránh tình trạng thừa vốn ở thời gian này nhưng lại thiếu vốn ở thời gian kia Có nhưvậy, ngân hàng mới đảm bảo được lợi nhuận và tạo nên niềm tin đối với khách hàng.Sau đây, em sẽ phân tích bảng số liệu về tình hình huy động vốn theo thời gian củangân hàng qua 3 năm (2004 - 2006):

Bảng 4: NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Trang 5

huy động loại tiền gửi này trong năm 2005 đã nhiều hơn so với năm 2004, đạt tốc độtăng trưởng 73% Nguyên nhân tiền gửi này tăng qua 2 năm (2004 - 2005) là do ngânhàng mở rộng mạng lưới thanh toán, chuyển tiền qua mạng vi tính, chuyển tiền điện tửđáp ứng nhanh chóng, kịp thời và chính xác cho việc chi trả tiền hàng, thuận tiện choviệc thanh toán không dùng tiền mặt Loại tiền gửi này thu hút nhiều cá nhân và đơn

vị mở tài khoản thanh toán nên số dư tăng Khách hàng của loại tiền gửi này là Khobạc Nhà nước huyện, Bảo hiểm xã hội, Bưu điện, Điện lực, Đến năm 2006, tuy tiềngửi nói trên vẫn còn chiếm tỷ trọng cao (khoảng 52%) nhưng số tiền huy động được

đã giảm đi trông thấy, với tốc độ giảm là 56% Đó là một hướng đi đúng đắn của ngânhàng bởi vì nếu chủ yếu tập trung vào huy động tiền gửi không kỳ hạn thì nguồn vốncủa đơn vị sẽ không ổn định, việc sử dụng vốn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn

Chính vì vậy, ngân hàng đã tập trung nhiều hơn vào huy động tiền gửi có kỳ hạn

Và điều đáng mừng là số tiền huy động được từ loại tiền gửi này không ngừng tănglên, trong đó tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên luôn tăng trưởng với tốc độ nhanhhơn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng, có năm tốc độ tăng trưởng đã lên đến 117%.Đồng thời, nó cũng chiếm tỷ trọng càng cao hơn trong tổng nguồn vốn qua 3 năm(2004 - 2006), lần lượt là 12%, 15% và 38%, trong khi tiền gửi có kỳ hạn dưới 12tháng là 5%, 5% và 10%

Để làm được điều này, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyệnĐông Hải luôn quan tâm đến công tác huy động vốn Họ đã áp dụng mức lãi suất linhhoạt và hấp dẫn theo sự chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, dướinhiều hình thức khác nhau Ngân hàng đã huy động các loại tiền gửi tiết kiệm có kỳhạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng trở lên, thu hút nhiều lượng khách hàng mởtài khoản tiền gửi tại đơn vị Cùng với đó, chi nhánh còn mở rộng thể thức tiền gửi tiếtkiệm bậc thang lũy tiến theo số dư tiền gửi và theo thời gian gửi có kỳ hạn 1 tháng, 2tháng, 24 tháng Với sự tiện lợi của thể thức tiết kiệm này, khách hàng có thể rút vốnbất cứ lúc nào và được hưởng lãi suất theo số dư tiền và theo thời gian gửi, thu hútlượng khách hàng gửi tiền nhiều vào loại này

Như vậy, đến với Ngân hàng Nông nghiệp huyện Đông Hải, khách hàng sẽ đượchưởng những dịch vụ tốt nhất vì mục tiêu của ngân hàng dành cho khách hàng là “Gửi

Trang 6

tiền càng nhiều lãi suất càng cao, gửi tiền càng dài lãi suất càng lớn”, với phươngchâm “Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng”

4.2.2 Phân tích huy động vốn theo tính chất nguồn vốn

Sau khi tìm hiểu về tình hình huy động vốn của ngân hàng theo thời gian, em sẽphân tích khả năng huy động vốn của đơn vị theo tính chất nguồn vốn Từ đó, em sẽbiết được những đối tượng khách hàng nào mà ngân hàng đang tiến hành giao dịch vàthiết lập mối quan hệ

Bảng 5: NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG THEO TÍNH CHẤT NGUỒN VỐN

So sánh 2006/2005

dư tiền gửi này lại không ổn định trong 3 năm qua Đó cũng là chuyện bình thường vì

nó phụ thuộc vào số dư của Kho bạc Nhà nước huyện Khi Kho bạc Nhà nước có nhucầu rút vốn đột xuất với số tiền lớn, nguồn vốn của đơn vị sẽ bị mất cân đối Do đó,chi nhánh sẽ không chủ động được nguồn vốn và lúng túng trong vận hành vốn đầu tư,ảnh hưởng đến công tác cho vay cũng như thu hồi nợ của ngân hàng Một minh chứng

rõ nét nhất về điều này là trong năm 2006, khi vào thời điểm cuối năm này Kho bạcNhà nước huyện đã chi liên tục 3 tháng lương cho cán bộ, công nhân viên chức tronghuyện, nên số dư chỉ còn 19.316 triệu đồng , giảm so với năm 2005 là 56,91%

Tuy nhiên, đây không phải là nguồn huy động chính của ngân hàng mà đơn vị chủyếu tập trung huy động tiền gửi từ dân cư Thực tế cho thấy việc huy động lượng tiềngửi này không ngừng tăng lên qua các năm, với tốc độ tăng trưởng nhanh trên 60%

Và nó cũng chiếm tỷ trọng khá cao qua 3 năm (từ 2004 đến 2006), lần lượt là 22,23%;25,07% và 48,81% Như vậy, trong năm 2006, cơ cấu nguồn vốn đã từng bước được

Trang 7

điều chỉnh tương đối phù hợp khi tiền gửi dân cư đã chiếm tỷ lệ gần bằng tiền gửi từ

tổ chức kinh tế - xã hội Lý giải cho điều này là ngân hàng đã có nhiều chương trìnhhuy động dự thưởng từ dân cư như: “Gửi tiền tiết kiệm dự thưởng trúng vàng 3 chữ

“A””, và còn nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn khác như “Khi khách hàng gửitiền đủ 30 triệu đồng hoặc 2.000USD sẽ được tặng ngay 50.000 đồng tiền mặt” Bêncạnh đó, đội ngũ nhân viên ngân hàng luôn ân cần, lịch sự khi tiếp xúc với kháchhàng, và đối với những món tiền lớn, ngân hàng sẽ tổ chức nhận tiền tận nhà

Để thấy rõ hơn tình hình huy động vốn theo tính chất nguồn vốn của ngân hàngqua 3 năm (2004 – 2006), ta có thể quan sát thêm đồ thị dưới đây:

0 5000

Hình 5: HUY ĐỘNG VỐN THEO TÍNH CHẤT NGUỒN VỐN

Tóm lại, với kết quả huy động vốn như trên, ta thấy tiền gửi dân cư và tiền gửi

có kỳ hạn đang và sẽ là những nguồn huy động chính của ngân hàng Thực hiện tốtđịnh hướng này, tình hình nguồn vốn của đơn vị sẽ ổn định hơn và uy tín của chinhánh đối với khách hàng sẽ được nâng cao hơn Qua đó, năng lực cạnh tranh của đơn

Trang 8

vị càng được tăng cường Vì vậy, kết quả kinh doanh của đơn vị cũng vì thế mà hiệuquả hơn.

4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ THU NỢ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004 – 2006)

Với nguồn vốn huy động được, sau khi đã trích lập dự trữ bắt buộc và dự trữ thanhtoán theo quy định, ngân hàng sẽ tập trung để cho vay Việc sử dụng nguồn vốn nàyhiệu quả bao nhiêu sẽ quyết định đến chất lượng hoạt động kinh doanh của đơn vị Đểhiểu rõ được vấn đề nêu trên, em sẽ đi sâu phân tích tình hình cho vay và thu nợ củachi nhánh

4.3.2 Phân tích tình hình doanh số cho vay của ngân hàng

Cũng như dư nợ cho vay, doanh số cho vay là một phần không thể thiếu khiphân tích về lĩnh vực cho vay của một ngân hàng Đó là số tiền mà ngân hàng đã giảingân trong năm Dưới đây em sẽ phân tích doanh số cho vay theo thời gian, theongành kinh tế và theo thành phần kinh tế

4.3.2.1 Phân tích doanh số cho vay theo thời gian

Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI GIAN

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm

So sánh 2005/2004

So sánh 2006/2005

Trang 9

thời gian sắp tới, ngân hàng sẽ không cho vay các hộ nuôi tôm theo hình thức côngnghiệp và bán công nghiệp vì đây là hình thức nuôi tôm cần nhiều vốn và rủi ro rấtcao, chỉ cần một vụ thất bại coi như người dân đã trở thành tay trắng

4.3.1.2 Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Bảng 7: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

sự tăng giảm của dư nợ cho vay đối với ngành nuôi trồng thủy sản chuyển đổi Bêncạnh đó, ngân hàng còn cho vay nhiều thành phần kinh tế khác nữa như cho vayDoanh nghiệp ngoài quốc doanh, Hợp tác xã Đối với Doanh nghiệp ngoài quốcdoanh, nếu như năm 2005 chỉ quan hệ tín dụng với 1 doanh nghiệp, với doanh số cho

Trang 10

vay là 80 triệu đồng thì sang năm 2006 đã quan hệ tín dụng được 3 doanh nghiệp, đạtdoanh số cho vay 500 triệu đồng, tăng trưởng 525% Còn đối với thành phần kinh tếHợp tác xã, hiện nay có 22 Hợp tác xã đang hoạt động vào các lĩnh vực nuôi trồngthủy, hải sản và muối Phần lớn các cơ sở này đều cần vốn nhưng về hiệu quả hoạtđộng thì chỉ được một vài Hợp tác xã Do đó, số cơ sở được vay vốn ngân hàng là rất

ít Năm 2004, ngân hàng cho vay 3 Hợp tác xã với doanh số cho vay là 415 triệu đồng,bước sang năm 2005, chi nhánh chỉ cho vay được 1 Hợp tác xã, số tiền là 29 triệuđồng, giảm 30,12% so với năm 2004 Và đến năm 2006, đơn vị vẫn tiếp tục cho vay

cơ sở này, doanh số vẫn là 290 triệu đồng

4.3.1.3 Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Bảng 8: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm

DSCV 2004 2005 2006

So sánh 2005/2004 2006/2005 So sánh

Đối với ngành thủy, hải sản, muối, có sự tăng giảm qua các năm,chủ yếu là do

sự tăng giảm của ngành nuôi trồng thủy sản chuyển đổi Sở dĩ có tình trạng này là dongân hàng đang từng bước giảm cho vay đối với ngành nuôi trồng thủy sản nhằm hạnchế rủi ro Đồng thời, đóng góp một phần không đáng kể vào sự tăng giảm nêu trêncòn là doanh số cho vay của ngành muối, đó là doanh số cho vay ngắn hạn Điều nàyphù hợp với tình hình sản xuất muối của địa phương, là những vụ sản xuất ngắn ngày

Trang 11

Ngoài ra, ta cũng thấy doanh số cho vay của lĩnh vực đánh bắt thủy sản mới là không

có Nguyên nhân là sau khi cơn bão số 5 năm 1997 qua đi, nhiều chiếc thuyền đánhbắt xa bờ bị hư hỏng nặng, người dân không mặn mà với việc đánh bắt nữa Vả lại,muốn mang lại hiệu quả cao cho công việc này cần phải đầu tư những con tàu côngsuất lớn, vốn nhiều nên vượt quá khả năng đáp ứng của đơn vị

Cuối cùng, đối với ngành Thương nghiệp – Dịch vụ và Cho vay đời sống, ngânhàng đã đầu tư theo hai khuynh hướng khác nhau Nếu như ngành Thương nghiệp –Dịch vụ là những món cho vay ngắn hạn thì cho vay đời sống thường là những khoảnđầu tư trung, dài hạn Đây là sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp với thực tế của ngânhàng Bởi vì ngành Thương nghiệp – Dịch vụ hoạt động theo mùa vụ, theo chu kỳ sảnxuất kinh doanh, có thời gian ngắn Còn cho vay đời sống chủ yếu phục cho nhu cầutiêu dùng của cán bộ, công nhân viên chức Bên cạnh đó, ta cũng thấy doanh số chovay đối với lĩnh vực phục vụ đời sống luôn lớn hơn doanh số cho vay của ngànhThương nghiệp – Dịch vụ vì cho vay đời sống ít rủi ro hơn

Khái quát lại, Khái Khái quát lại,quát Khái quát lại,lại, tình hình cho vay của ngân hàng không ổn định qua 3 năm và

giảm mạnh trong năm 2006 Nguyên nhân là do chi nhánh đang giảm cho vay đối vớilĩnh vực nuôi trồng thủy sản chuyển đổi vì đây là lĩnh vực cho vay có rủi ro rất cao.Đồng thời, việc chuyển đổi cơ cấu tín dụng sang các lĩnh vực cho vay khác, ít rủi rohơn như: cho vay Thương nghiệp – Dịch vụ,…còn diễn ra rất chậm

4.3.2 Phân tích tình hình doanh số thu nợ của ngân hàng

Trong quá trình thẩm định và xét duyệt cho vay đối với bất kỳ đối tượng kháchhàng nào, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngân hàng là phải đánh giá đượckhả năng trả nợ của khách hàng đó tốt ra sao như: Có tài sản làm thế chấp hay đảmbảo, có cá nhân hay tổ chức nào bảo lãnh không; Đối với cho vay các dự án sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp thì phải xem xét năng lực hoạt động của các cơ sở đó,tình hình tài chính của họ như thế nào, có liên tục đạt được lợi nhuận qua 3 năm liềnhay không, Làm tốt được khâu này, doanh số thu nợ của ngân hàng mới được đảmbảo, hạn chế tình trạng nợ tồn đọng kéo dài dẫn đến nợ xấu cao Vậy thì Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đông Hải đã đạt được những kết quả gìtrong quá trình thu hồi nợ, ta sẽ tìm hiểu rõ vấn đề này ở 3 bảng số liệu dưới đây vềtình hình thu nợ của ngân hàng

Trang 12

4.3.2.1 Phân tích doanh số thu nợ theo thời gian

Bảng 9: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI GIAN

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm

So sánh 2005/2004

So sánh 2006/2005

+ Thời tiết diễn biến bất thường gây thiệt hại cho tôm nuôi; khả năng ứng dụngkhoa học công nghệ của người nuôi tôm còn hạn chế, người dân chủ yếu nuôi tômtheo hình thức quảng canh, không cần bỏ nhiều công sức để chăm sóc ao tôm; môitrường nước chưa đảm bảo, cán bộ kỹ thuật còn thiếu và yếu so với yêu cầu, nhất làtuyến xã; đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản chưa đồng bộ Điều nàylàm cho diện tích tôm nuôi bị thiệt hại khoảng 11.000ha

+ Một nhân tố không kém phần quan trọng nữa là trong năm này giá tômnguyên liệu giảm do phán quyết của Bộ Thương mại Hoa Kỳ về vụ kiện bán phá giátôm làm giảm hiệu quả của người nuôi tôm

Trang 13

Nhưng tình hình đã dần được cải thiện trong năm 2005 cho dù vẫn còn khoảng trên5.300ha tôm nuôi bị thiêt hại, với mức độ thiệt hại từ 30% - 50% Và tình hình nàyđặc biệt cải thiện tốt trong năm 2006, khi có nhiều diện tích nuôi tôm công nghiệp vàbán công nghiệp liên tục trúng mùa.

4.3.2.2 Phân tích doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

Bảng 10: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

So sánh 2006/2005

tế của huyện Đồng thời, nguồn thu này còn không ngừng tăng lên qua từng năm, tốc

độ tăng trưởng lần lượt là 44,16% của năm 2005 so với năm 2004 và 57,36% của năm

2006 so với năm 2005 Điều này cho thấy thành phần kinh tế này làm ăn này càng cóhiệu quả, họ không chỉ tập trung vào nuôi trồng thủy sản mà còn thực hiện nhiều hìnhthức kinh doanh khác nhau như: Thương nghiệp – Dịch vụ,…

Bên cạnh đó, do mới bước đầu quan hệ tín dụng với một số doanh nghiệp trênđịa bàn, dư nợ trong năm 2005 chỉ là 180 triệu đồng, mà đây là những món cho vayngắn hạn nên doanh số thu nợ là 280 triệu đồng trong năm 2006, chứng tỏ khả năngthu hồi nợ của ngân hàng đối với thành phần kinh tế này đang rất tốt Qua đó, thấyđược sự chính xác trong việc lựa chọn đối tượng đầu tư đang còn mới mẻ này của đơnvị

Trang 14

4.3.2.3 Phân tích doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

Bảng 11: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm

So sánh 2005/2004 2006/2005 So sánh

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh

Có thể khẳng định doanh số thu nợ theo ngành kinh tế không ngừng tăng qua 3năm, tốc độ tăng trưởng của năm sau luôn cao hơn năm trước, cụ thể là: Năm 2005 sovới năm 2004 là 42,4%; năm 2006 so với năm 2005 là 57,4% Đóng góp chủ yếu vào

sự tăng trưởng này là do sự gia tăng của nguồn thu nuôi trồng thủy sản, với tốc độ khácao, trên 40% Đạt được kết quả này là do tình hình nuôi trồng thủy sản hiệu quả hơntrong những năm gần đây, và công tác thu hồi nợ đang được triển khai tích cực hơn.Bên cạnh đó, còn là sự đóng góp của doanh số thu nợ đối với lĩnh vực cho vay đờisống, có năm tốc độ tăng trưởng đã trên 100% Một phần là do Chính phủ đã có nhiềulần tăng lương trong thời gian qua và đời sống của đại đa số cán bộ, công nhân viênchức trong huyện từng bước được nâng cao Ngoài ra, ta không thể không nhắc đến sựgia tăng của nguồn thu từ cho vay Thương nghiệp - Dịch vụ và cho vay khác Song

Ngày đăng: 06/10/2013, 03:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4: NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THEO THỜI HẠN - PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Bảng 4 NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THEO THỜI HẠN (Trang 4)
Sau khi tìm hiểu về tình hình huy động vốn của ngân hàng theo thời gian, em sẽ phân tích khả năng huy động vốn của đơn vị theo tính chất nguồn vốn - PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
au khi tìm hiểu về tình hình huy động vốn của ngân hàng theo thời gian, em sẽ phân tích khả năng huy động vốn của đơn vị theo tính chất nguồn vốn (Trang 6)
Bảng 7: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ - PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Bảng 7 DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (Trang 9)
Bảng 8: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ - PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Bảng 8 DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ (Trang 10)
Bảng 9: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI GIAN - PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Bảng 9 DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI GIAN (Trang 12)
Bảng 10: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ - PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Bảng 10 DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (Trang 13)
Bảng 11: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ - PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Bảng 11 DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ (Trang 14)
ngân hàng, cụ thể là tình hình dư nợ cho vay theo thời gian, theo thành phần kinh tế và theo ngành kinh tế - PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
ng ân hàng, cụ thể là tình hình dư nợ cho vay theo thời gian, theo thành phần kinh tế và theo ngành kinh tế (Trang 15)
Bảng 14: DƯ NỢ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ - PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Bảng 14 DƯ NỢ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ (Trang 16)
Nhìn vào bảng số liệu trên, ta có thể khẳng định rằng dư nợ cho vay đối với ngành thủy, hải sản, muối chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng dư nợ cho vay đối với các ngành kinh  tế, cụ thể là 68,14% năm 2004; 88,77% năm 2005 và 80,37% năm 2006 - PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
h ìn vào bảng số liệu trên, ta có thể khẳng định rằng dư nợ cho vay đối với ngành thủy, hải sản, muối chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng dư nợ cho vay đối với các ngành kinh tế, cụ thể là 68,14% năm 2004; 88,77% năm 2005 và 80,37% năm 2006 (Trang 17)
Bảng 15: CÁC CHỈ SỐ DÙNG ĐỂ PHÂN TÍCH TÍN DỤNG Năm - PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Bảng 15 CÁC CHỈ SỐ DÙNG ĐỂ PHÂN TÍCH TÍN DỤNG Năm (Trang 19)
4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM - PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (Trang 22)
Bảng 17: DOANH SỐ THU ĐỔI NGOẠI TỆ VÀ CHI TRẢ KIỀU HỐI CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM - PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Bảng 17 DOANH SỐ THU ĐỔI NGOẠI TỆ VÀ CHI TRẢ KIỀU HỐI CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (Trang 23)
Hình 6: THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG - PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Hình 6 THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w