Quốc hội _ cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
Trang 1MỤC LỤC
TrangLỜI MỞ ĐẦU ……… 1NỘI DUNG
1 Quốc hội – cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân
1.1 Cách thức thành lập……… 11.2 Cơ cấu, thành phần đại biểu……… 11.3 Thẩm quyền……… 21.4 Đại biểu quốc hội chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cử tri cả nước……… 22 Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước
2.1 Trong lĩnh vực lập hiến và lập pháp……… 32.2 Trong lĩnh vực quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước…… 32.3 Trong lĩnh vực tổ chức nhà nước……… 42.4 Trong lĩnh vực giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của Nhà nước,
giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật……… 5KẾT LUẬN……… 7TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 8
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trong bộ máy Nhà nước và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Quốc hội có vịtrí, vai trò rất quan trọng, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quanquyền lực Nhà nước cao nhất Vị trí của Quốc hội được quy định khá rõ nét trongcác bản Hiến pháp, đặc biệt là Hiến pháp 1992: Quốc hội là cơ quan duy nhất cóquyền lập hiến và lập pháp; quyết định những vấn đề tối quan trọng của đất nước;giám sát tối cao với hoạt động của Nhà nước Em chọn đề tài: “Quốc hội _ cơquan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất củaNhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ” để làm rõ hơn quy định trên Vậy em rấtmong được thầy, cô giáo góp ý thêm cho em những điểm còn thiếu xót Sau đâyem xin làm rõ từng nội dung cụ thể.
Trong nhiệm kỳ, nếu đại biểu nào tỏ ra không còn xứng đáng với sự tínnhiệm của nhân dân có thể bị cử tri bãi nhiệm, miễn nhiệm.
1.2 Cơ cấu, thành phần đại biểu
Quốc hội gồm có các đại biểu đại diện cho các giai cấp, tầng lớp xã hội,tôn giáo, các vùng lãnh thổ trên cả nước. Quốc hội thể hiện khối đại đoàn kếttoàn dân trên cơ sở liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sảnViệt Nam
Trang 31.3 Thẩm quyền
Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn to lớn để thiết lập trật tự chính trị,pháp lý trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội của đất nước Ở nước ta,Quốc hội là cơ quan duy nhất có thẩm quyền quyết định những vấn đề thuộc chủquyền quốc gia, những vấn đề trọng đại của đất nước Các quyết định của Quốchội đều bắt nguồn từ ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước và tất cả đềunhằm phục vụ cho lợi ích chung của dân tộc, của nhân dân và của đất nước.
Trong kỳ họp Quốc hội, đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn về các vấn đề củađất nước, khác với đa số các nước tư bản với sự chất vấn chỉ là đại diện cho đơnvị bầu cử ra các nghị sĩ Đây chính là một điểm tiến bộ của chế độ xã hội chủnghĩa.
1.4 Đại biểu quốc hội chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cử tri cảnước
Tính đại biểu của nhân dân còn thể hiện ở việc Quốc hội chịu sự giám sátvà chịu trách nhiệm trước nhân dân Đây là mối quan hệ ràng buộc hai chiều giữađại biểu Quốc hội với nhân dân Bắt nguồn từ nhân dân và được sự tín nhiệm củanhân dân, các đại biểu quốc hội có trách nhiệm gần gũi, lắng nghe ý kiến củanhân dân, phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân, chịu trách nhiệm trướcnhân dân, phải xuất phát từ lợi ích của đông đảo nhân dân để quyết định các vấnđề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội.
Quốc hội và các đại biểu Quốc hội chịu sự giám sát của nhân dân thôngqua việc bảo đảm cho nhân dân theo dõi quá trình làm việc của Quốc hội (thamdự các phiên họp, nghe chất vấn và trả lời chất vấn), thông qua việc các đại biểuQuốc hội phải báo cáo hoạt động tại đơn vị đã bầu cử mình.
2 Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước
Trang 42.1 Trong lĩnh vực lập hiến và lập pháp
Quyền lập hiến và lập pháp của Quốc hội xuất phát chính từ vị trí, tính chấtcủa cơ quan quyền lực cao nhất Điều 84 Hiến pháp năm 1992 qui định chỉ Quốchội có nhiệm vụ và quyền hạn làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửađổi luật, quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Hiến pháp và Luật thể hiện đường lối cơ bản và những chủ trương lớn củaĐảng đã được Nhà nước thể chế hoá và có hiệu lực thi hành trên toàn lãnh thổnước ta Luật là văn bản có hiệu lực pháp lý cao sau Hiến pháp Các văn bản quiphạm pháp luật khác do các cơ quan nhà nước ban hành phải căn cứ vào Hiếnpháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội và không được trái với tinh thần, nội dungcủa Hiến pháp, Luật và Nghị quyết của Quốc hội Chính vì vậy, chỉ có Quốc hội_ cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất mới có quyền định ra các quy phạm phápluật có hiệu lực pháp lí cao nhất, điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất củaxã hội ta.
Quốc hội còn có quyền quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.Đây là một điểm mới mà Hiến pháp năm 1980 chưa quy định Hiến pháp 1992 đãbổ sung quyền này nhằm bảo đảm cho hoạt động lập pháp của Quốc hội có hiệuquả hơn.
2.2 Trong lĩnh vực quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước
Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội có quyền quyết địnhnhững mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội; những vấn đề quốc tế, dân sinh; nhữngvấn đề đối nội, đối ngoại và quốc phòng, an ninh của đất nước.
Trong lĩnh vực kinh tế - ngân sách: Quốc hội quyết định kế hoạch pháttriển kinh tế – xã hội của đất nước, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyếtđịnh dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; phê chẩnquyết toán ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế.
Trang 5Quốc hội quyết định những vấn đề hệ trọng đối với vận mệnh của đất nướcnhư quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp,các biện pháp đặc biệt khác đảm bảo quốc phòng và an ninh quốc gia; quyết địnhchính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước; quyết định đại xá; quyếtđịnh việc dân cầu ý dân.
Trong lĩnh vực đối ngoại, Quốc hội phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tếdo Chủ tịch nước trực tiếp kí; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế
khác đã được kí kết hoặc gia nhập theo tờ trình của Chủ tịch nước.
2.3 Trong lĩnh vực tổ chức nhà nước
Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, đóng vai trò đặc biệtquan trọng trong việc xây dựng, củng cố và phát triển bộ máy nhà nước từ trungương đến địa phương.
Bộ máy nhà nước ta từ trung ương đến địa phương, từ cá cơ quan quyềnlực nhà nước đến các cơ quan quản lí nhà nước, cơ quan xét xử và cơ quan kiểmsát được tổ chức theo mô hình nào, nguyên tắc tổ chức hoạt động ra sao đều doQuốc hội xem xét lựa chọn, quyết định các kì họp của mình và được thể hiệntrong Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính ohủ, Luật tổ chứctoà án nhân dân, Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân, Luật tổ chức hội đồngnhân dân và uỷ ban nhân dân.
Trong cơ chế tổ chức quyền lực nhà nước, mối quan hệ giữa Quốc hội vàcác thiết chế nhà nước khác được xác định ở chỗ Quốc hội có quyền bầu, miễnnhiệm, bãi nhiệm những người đứng đầu các cơ quan khác của nhà nước; nhiệmkỳ hoạt động của các cơ quan nhà nước do Quốc hội thành lập là theo nhiệm kỳcủa Quốc hội Do được Quốc hội bầu và có thể bị Quốc hội bãi miễn, nên có thểthấy rằng sự tồn tại của chính các cơ quan khác của nhà nước ở trung ương là phụthuộc vào sự tín nhiệm của Quốc hội và của nhân dân Mặt khác, mỗi cơ quannhà nước khi được thành lập có phạm vi thẩm quyền nhất định và có tính độc lập
Trang 6trong việc tổ chức thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong phạm vithẩm quyền đó Các cơ quan được tổ chức theo mô hình nào, hoạt động ra saođều do Quốc hội xem xét, lựa chọn, quyết định tại kì họp Quốc hội và được thểhiện trong Hiến pháp và các văn bản luật tổ chức.
Vai trò của Quốc hội còn được tăng cường trong việc xem xét và quyếtđịnh các vấn đề về nhân sự cấp cao Việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịchnước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và cácủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà ánnhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghịcủa Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủtướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; phê chuẩn đề nghị củaChủ tịch nước về danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh sau khiHiến pháp năm 1992 được sửa đổi vào năm 2001 là hoàn toàn thuộc thẩm quyềncủa Quốc hội, thể hiện tinh thần và mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ củaChính phủ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới các tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương, thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụQuốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Việnkiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.Quốc hội còn quy định hàm, cấp trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm cấpngoại giao và những hàm cấp Nhà nước khác ; quy định huân chương, huychương và danh hiệu vinh dự nhà nước.
2.4 Trong lĩnh vực giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của Nhà nước, giám sátviệc tuân theo Hiến pháp và pháp luật
Trang 7Theo chức năng, nhiệm vụ của mình, giám sát việc thực hiện Hiến pháp vàpháp luật do nhiều cơ quan nhà nước tiến hành như: Hội đồng nhân dân, việnkiểm sát nhân dân… Nhưng sự giám sát của Quốc hội là giám sát cao nhất Quốchội thực hiện quyền giám sát nhằm đảm bảo những quy định của Hiến pháp, phápluật được thi hành triệt để, nghiêm minh và thống nhất Quốc hội giám sát hoạtđộng của các cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo các cơ quan này hoàn thànhnhiệm vụ, quyền hạn được quy định, làm cho bộ máy nhà nước ta hoạt động nhịpnhàng, có hiệu lực, không chồng chéo, chống các biểu hiện tham nhũng, háchdịch và cửa quyền.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động củaNhà nước nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của Nhà nước đúng pháp luật vìmục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Đối tượnggiám sát của Quốc hội là việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốchội; hoạt động của các cơ quan Nhà nước ở trung ương là Chủ tịch nước, Uỷ banthường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhândân tối cao Các cơ quan này chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốchội.
Điểm mới so với trước đây là quy định Quốc hội có quyền bỏ phiếu tínnhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.Căn cứ để Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét và trình Quốc hội bỏ phiếu tínnhiệm là phải có kiến nghị của ít nhất hai mươi phần trăm (20%) tổng số đại biểuQuốc hội hoặc kiến nghị của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội về việc bỏphiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phêchuẩn.
Trong Hiến pháp năm 1980, Quốc hội có thể định cho mình những nhiệmvụ và quyền hạn khác khi xét thấy cần thiết Như vậy nhiệm vụ và quyền hạn củaQuốc hội là không hạn chế Điều này đã dẫn đến sự tùy tiện, lạm quyền, vi phạm
Trang 8pháp chế Để tạo sơ sở pháp lí cho việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, tôntrọng tính tối cao của Hiến pháp, từng bước xây dựng nhà nước pháp quyền, Hiếnpháp năm 1992 không còn giữ quy định đó nữa Hiến pháp là do Quốc hội thôngqua thể hiện ý chí của toàn dân Không một cơ quan nào, kể cả cơ quan quyền lựcnhà nước cao nhất có thể đứng trên Hiến pháp, quyết định những vấn đề ngoàiHiến pháp Trong trường hợp Quốc hội xét thấy cần thiết có them nhiệm vụ,quyền hạn thì phải tiến hành sửa đổi Hiến pháp để bổ sung Đây là một trongnhững đòi hỏi đầu tiên để xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.
KẾT LUẬN
Trên đây, em đã trình bày những nội dung để chúng ta có thể khẳng định“Quốc hội – cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhànước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” Qua bài viết, chúng ta cóthể biết thêm về vị trí, vai trò của Quốc hội Quốc hội là nhân tố cực kỳ quantrọng trong việc tập hợp, đoàn kết mọi lực lượng của toàn thể dân tộc, phát huysức mạnh của nhân dân; xây dựng đất nước Việt Nam sánh vai với các cườngquốc năm châu như lời Bác Hồ dạy Trước những yêu cầu của thời kì hội nhập,chúng ta càng cần hơn nữa việc xây dựng một Quốc hội vững mạnh, xứng đángvới vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhànước cao nhất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trang 9TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Trường Đại học Luật Hà nội, Giáo trình Luật Hiến pháp, Nxb Tư pháp, Hànội-2006.
2 Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hiến pháp Việt Nam,