1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Biện pháp ngăn chặn hành chính theo pháp luật việt nam tt

27 43 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 598,83 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài luận án Biện pháp ngăn chặn BPNC hành chính là nhóm các biện pháp do chủ thể có thẩm quyền áp dụng nhằm làm chấm dứt vi phạm pháp luật, ngăn chặn hậu quả, thiệ

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THÙY DUNG

BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN HÀNH CHÍNH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã số: 9.38.01.02

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2020

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI, VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Hương

Phản biện 1: GS.TS Phạm Hồng Thái

Phản biện 2: PGS.TS Đinh Xuân Thảo

Phản biện 3: TS Nguyễn Văn Thuận

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Học viện tại Học viện Khoa học Xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2020

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:

- Thư viện Quốc gia

- Thư viện Học viện Khoa học xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận án

Biện pháp ngăn chặn (BPNC) hành chính là nhóm các biện pháp do chủ thể có thẩm quyền áp dụng nhằm làm chấm dứt vi phạm pháp luật, ngăn chặn hậu quả, thiệt hại và bảo đảm việc xử lý VPHC đúng pháp luật Việc áp dụng các BPNC hành chính sẽ hạn chế một số quyền và tự do cá nhân được Hiến pháp, pháp luật ghi nhận Trong trường hợp áp dụng BPNC hành chính không đúng người, đúng việc sẽ làm ảnh hưởng đến quyền con người của đối tượng bị áp dụng, đồng thời làm giảm uy tín của cơ quan nhà nước và giảm sút lòng tin của nhân dân vào chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước Mặt khác, biện pháp này còn là phương tiện pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Ngoài ra, để thi hành được các BPNC hành chính, nhà nước phải bỏ ra những chi phí không nhỏ cho bộ máy này hoạt động … Chính vì vậy, các BPNC hành chính và việc thi hành chúng luôn gắn liền với pháp luật, xã hội, kinh tế mà nhà nước, tổ chức

và cá nhân đều đặc biệt quan tâm Tuy nhiên, trong khoa học luật hành chính hiện nay, BPNC hành chính vẫn chưa được quan tâm, nghiên cứu một cách thỏa đáng đối với tầm quan trọng của nó Đồng thời, các quy định của pháp luật hiện hành về BPNC hành chính còn thể hiện nhiều bất cập; việc áp dụng BPNC hành chính trên thực tế lại luôn chứa đựng nguy cơ xâm hại đến quyền con người, quyền công dân từ phía các chủ thể có thẩm quyền

Từ tất cả những điều trên, đồng thời để đáp ứng những yêu cầu của công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, trong

đó trọng tâm là cải cách nền hành chính, cần thiết nghiên cứu chuyên sâu, đầy

đủ, hệ thống về BPNC hành chính Chính vì vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài

“Biện pháp ngăn chặn hành chính theo pháp luật Việt Nam” làm luận án tiến

sĩ Luật học, chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Luận giải cơ sở khoa học để đưa ra quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và bảo đảm áp dụng BPNC hành chính ở Việt Nam

Trang 4

hiện nay trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về BPNC hành chính và đánh giá thực trạng pháp luật, thực tiễn hoạt động áp dụng các BPNC hành chính Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án tập trung giải

quyết các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, khái quát, đánh giá các công trình khoa

học về BPNC hành chính, từ đó xác định các vấn đề cần được làm rõ về

mặt lý thuyết liên quan đến BPNC hành chính Thứ hai, phân tích sự phát

triển pháp luật về các BPNC hành chính qua các thời kỳ, từ đó chỉ ra tính quy luật của sự phát triển và tính kế thừa; đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành về BPNC hành chính cũng như việc áp dụng các BPNC hành chính trong thực

xác định rõ các nhu cầu và quan điểm hoàn thiện pháp luật về BPNC hành chính trong bối cảnh hiện nay; từ đó đưa ra các khuyến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật về BPNC hành chính và một số biện pháp bảo đảm cho việc

áp dụng các BPNC hành chính

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác

định là những vấn đề lý luận và thực tiễn về BPNC hành chính ở Việt Nam trên cả phương diện pháp luật thực định và tổ chức thực hiện pháp luật

Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về nội dung: Do tính chất phức tạp cũng

như tính cưỡng chế đặc biệt của hoạt động xử lý hành chính mà trong khuôn khổ của luận án không thể phân tích hết tất cả các biện pháp ngăn chặn hành chính nhằm bảo đảm mục đích này, theo đó, nội dung luận án chỉ tập trung nghiên cứu và đánh giá các biện pháp ngăn chặn nhằm bảo đảm cho hoạt động

xử phạt vi phạm hành chính Phạm vi về không gian: Luận án triển khai nghiên cứu đánh giá trên phạm vi cả nước Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu nội

dung về biện pháp ngăn chặn hành chính từ năm 2013 đến nay (từ khi Luật Xử

lý VPHC 2012 có hiệu lực)

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Bên cạnh cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác- Lê Nin, luận án còn dựa trên các cơ

sở lý luận sau khi nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến BPNC hành chính:

Trang 5

Lý luận về quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước; lý luận về cưỡng chế nhà nước; Lý luận về quyền con người, quyền công dân tiếp cận dưới góc độ xã hội học, luật học; Lý luận về bản chất, vai trò và giá trị của pháp luật trong thời kì mới

Phương pháp nghiên cứu của đề tài là các phương pháp nghiên cứu

cơ bản của khoa học pháp lý như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp, phương pháp hệ thống, dự báo, giải thích, diễn dịch, tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học

5 Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án

Thứ nhất, luận án tổng quan, phân tích các quan điểm đã và đang

tồn tại về BPNC hành chính, trên cơ sở đó, xây dựng khái niệm BPNC hành chính, đồng thời chỉ ra các đặc điểm, vai trò cũng như phân loại các BPNC

hành chính và các bảo đảm thực hiện BPNC hành chính Thứ hai, trên cơ sở

phân tích một cách toàn diện về thực trạng quy định pháp luật hiện hành và thực trạng áp dụng pháp luật về BPNC hành chính, luận án chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó, để từ đó đánh giá thực

trạng thực hiện pháp luật về các BPNC hành chính Thứ ba, từ việc xác

định nhu cầu hoàn thiện pháp luật BPNC hành chính, luận án đã đưa ra hệ thống các quan điểm và giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về BPNC hành chính cũng như những quan điểm, giải pháp bảo đảm cho việc áp

dụng BPNC hành chính

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Về mặt lý luận: góp phần làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận về

ngăn chặn hành chính cũng như góp phần hoàn thiện pháp luật về BPNC hành chính Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy, học tập

tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành Luật Về mặt thực tiễn: có thể được sử dụng

làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu áp

dụng hoàn thiện pháp luật, vào hoạt động xử lý các VPHC

7 Kết cấu của luận án

Trang 6

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương như sau:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Chương 2 Những vấn đề lý luận về biện pháp ngăn chặn hành chính Chương 3 Thực trạng biện pháp ngăn chặn hành chính ở Việt Nam Chương 4 Hoàn thiện pháp luật và bảo đảm áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính ở Việt Nam hiện nay

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨULIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

1.1.1 Các nghiên cứu về lý luận biện pháp ngăn chặn hành chính

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về bản chất, khái niệm, đặc điểm của BPNC hành chính: Sách chuyên khảo “Chế tài hành chính: Lý luận và thực tiễn”, Hà Nội, 1996 do PGS.TS Vũ Thư chủ biên; `Giáo trình

Luật hành chính Việt Nam của PGS TS Nguyễn Cửu Việt, 2010; Giáo trình Luật hành chính Việt Nam” NXB Đại học quốc gia Hà Nôi, do GS.TS

Phạm Hồng Thái chủ biên; Luận án tiến sĩ Luật học, “Cưỡng chế hành

chính: Lý luận và thực tiễn”, Học viện Khoa học xã hội 2015 của tác giả

Trần Thị Lâm Thi; “Biện pháp phòng ngừa hành chính theo pháp luật Việt

Nam”, 2017 của tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc

Thứ hai, về phân loại BPNC hành chính: Nhóm công trình nghiên

cứu như: Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010 chia BPNC hành chính ra làm 3 nhóm: (1) các BPNC hành chính nhằm đình chỉ vi phạm pháp luật; (2) các BPNC hành chính nhằm bảo đảm việc xử phạt VPHC; (3) các biện pháp ngăn ngừa những hậu quả thiệt hại do

vi phạm gây ra; Trong giáo trình luật hành chính của Nga: Pháp luật hành

chính xô viết, Nxb Matxcơva, 1981 L.P Iuzkov; ngăn chặn hành chính được

xếp trong các biện pháp cưỡng chế hành chính với 4 nhóm cơ bản là: Phòng ngừa hành chính, ngăn chặn hành chính, xử phạt VPHC và các biện pháp hỗ

trợ tố tụng hành chính

Trang 7

1.1.2 Các nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính

Thứ nhất, các nghiên cứu về thực trạng quy định pháp luật về BPNC hành chính: Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội,

Nxb Công an nhân nhân, 2013; Sách chuyên khảo “Bình luận khoa học

Luật xử lý VPHC 2012” (tập 2), Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí

Minh, 2015 do Nguyễn Cảnh Hợp chủ biên; Sách Pháp luật hành chính

của Cộng hòa Pháp của tác giả Martine Lombard và Gilles Dumont, Nhà

xuất bản tư pháp, 2007; các bài viết: “ Hoàn thiện pháp luật về các biện

pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và vảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 20/2011 của tác giả Trương Thị

Phương Lan; Bài viết “Vấn đề bảo đảm quyền công dân trong pháp luật về

tạm giữ người theo thủ tục hành chính” Tạp chí Luật học số 4/2011 của

PGS.TS Bùi Thị Đào; Bài viết “Luật xử lý vi phạm hành chính với việc bảo

đảm quyền, lợi ích của công dân” Tạp chí Luật học số 5/2014 của PGS.TS

Lê Vương Long; bài viết “Hoàn thiện các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm

xử lý vi phạm hành chính trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 theo tinh thần công ước của liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người”

của TS Cao Vũ Minh

Thứ hai, các nghiên cứu về thực tiễn áp dụng BPNC hành chính: Các

công trình nghiên cứu về thực tiễn áp dụng BPNC hành chính không nhiều

Bài viết “Về căn cứ pháp lý của biện pháp tạm giữ phương tiện giao thông”

tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 5/2007 của tác giả Nguyễn Hoài Nam; những đánh giá về tình trạng áp dụng BPNC hành chính trong Luận án tiến

sĩ “Cưỡng chế hành chính: Lý luận và thực tiễn” của tác giả Trần Thị Lâm Thi; Sách chuyên khảo“ Hình thức xử phạt trục xuất trong pháp luật Việt

Nam”, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, 2018 của TS Cao Vũ Minh

biện pháp ngăn chặn hành chính

Trang 8

Các bài viết như: “Comments and recommendations on bill on

handling of administrative violations of Vietnam” (Nhận xét và kiến nghị về

dự luật xử lý VPHC ở Việt Nam) United Nations, Workshop agenda to get

feedback on regulations on administrative handling measures in bill on

handling of administrative violations, 8/2011; “Vấn đề bảo đảm quyền công

dân trong pháp luật về tạm giữ người theo thủ tục hành chính” Tạp chí Luật

học số 4/2011 của PGS.TS Bùi Thị Đào; bài viết “Hoàn thiện các BPNC và

bảo đảm xử lý VPHC trong Luật xử lý VPHC năm 2012 theo tinh thần công ước của liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người” của TS Cao Vũ Minh;

Sách “ Bình luận khoa học Luật xử lý VPHC 2012” (tập 2), Nguyễn Cảnh Hợp (chủ biên), Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2015 cũng

đưa ra các kiến nghị hoàn thiện cho các quy định liên quan đến từng BPNC

hành chính cụ thể

1.2 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

1.2.1 Những kết quả nghiên cứu được luận án kế thừa

Về phương diện lý luận: Các nghiên cứu đã làm rõ được mối quan

hệ giữa cưỡng chế hành chính và ngăn chặn hành chính; Một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra một vài đặc điểm của biện pháp ngăn chặn hành chính Đồng thời, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân loại các BPNC hành chính

trên cơ sở mục đích áp dụng Về thực trạng pháp luật về ngăn chặn hành

chính: Các nghiên cứu được thực hiện đã đánh giá một cách cơ bản các quy

định của pháp luật trước đây, pháp luật hiện hành về các BPNC hành chính Trên cơ sở đó, các công trình nghiên cứu đã chỉ ra những bất cập trong các quy định của pháp luật cũng như những vướng mắc trong quá trình áp dụng các

BPNC hành chính Về giải pháp hoàn thiện pháp luật về ngăn chặn hành chính:

Các kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về từng BPNC hành chính: cách thức thực hiện, thủ tục và thẩm quyền áp dụng Trong đó đáng chú ý là kiến nghị bổ sung các biện pháp cưỡng chế ngăn chặn hành chính Đồng thời, các công trình còn chỉ ra các kiến nghị nhằm bảo đảm thực hiện các BPNC hành chính như: hoạt động tập huấn, phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng hệ

Trang 9

thống văn bản hướng dẫn thi hành; công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra; huy động các nguồn lực về tài chính, nhân lực, chế độ, chính sách, cơ sở vật chất…

1.2.2 Những vấn đề đặt ra mà luận án cần giải quyết

Về mặt lý luận: đưa ra quan niệm về BPNC hành chính, đồng thời

làm rõ bản chất của BPNC hành chính; phát triển thêm một bước để làm rõ, sâu sắc và toàn diện những đặc trưng của nhóm biện pháp này Đồng thời, trên cơ sở kế thừa cách phân loại theo mục đích áp dụng, luận án cần thiết nhận thức rõ và sâu hơn về mỗi nhóm ngăn chặn hành chính và sự khác biệt giữa các nhóm BPNC hành chính; làm rõ vai trò của nhóm BPNC hành chính trong xu hướng xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay; Phân tích vấn đề có liên quan, ảnh hưởng đến quyền con người, quyền công dân trong quá trình thực hiện BPNC hành chính gồm: các nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục thực hiện BPNC hành chính cũng như thực tiễn thi hành các biện pháp này trên thực tế; nghiên cứu các yếu tố tác động bảo đảm áp dụng pháp luật về ngăn chặn

hành chính Về thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn

hành chính: cần thiết làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành về BPNC hành

chính, đồng thời chỉ ra các số liệu trên thực tế phản ánh những ưu điểm cũng như bất cập hiện hành trong quy định về BPNC hành chính Từ đó, đưa ra những nhận xét toàn diện, sâu sắc hơn về hoạt động áp dụng pháp luật nhóm biện pháp

này trên thực tế Về giải pháp hoàn thiện pháp luật về biện pháp ngăn chặn hành

chính: đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về BPNC hành

chính Bên cạnh đó, khuyến nghị các giải pháp bảo đảm áp dụng pháp luật về BPNC hành chính vừa đảm bảo lợi ích trật tự xã hội, lợi ích hoạt động quản lý hành chính nhà nước vừa đảm bảo quyền con người, quyền công dân

1.3 Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu

1.3.1 Giả thuyết nghiên cứu

Biện pháp ngăn chặn hành chính theo pháp luật Việt Nam đã được định hình nhưng vẫn còn những khoảng trống và thiếu khả năng hiện thực hóa Trước sự biến đổi của đời sống xã hội và yêu cầu cải cách hành chính cũng như bảo đảm tính pháp quyền, các BPNC hành chính đang bộc lộ rõ những bất cập, hạn chế trên cả phương diện nhận thức và thực tiễn quy định

Trang 10

cũng như thực hiện Yêu cầu nhận thức đầy đủ và bảo đảm thực hiện các BPNC hành chính đang đặt ra một cách cấp bách, là một trong những yếu tố quyết định trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật Việt Nam, góp phần quan trọng vào thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước ở Việt Nam hiện nay

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu

(1) Các BPNC hành chính? Vai trò của BPNC hành chính? Các bảo đảm thực hiện BPNC hành chính là gì? (2) Thực trạng quy định pháp luật về BPNC hành chính cũng như thực tiễn áp dụng các BPNC hành chính

ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Có ưu điểm, hạn chế gì? Và nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế đó? (3)Việc tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật về BPNC hành chính và bảo đảm áp dụng các BPNC hành chính ở Việt Nam cần dựa trên cơ sở quan điểm nào? Có những giải pháp nào để tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật về BPNC hành chính và bảo đảm áp dụng các BPNC hành chính ở Việt Nam hiện nay?

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP

NGĂN CHẶN HÀNH CHÍNH 2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của biện pháp ngăn chặn hành chính

2.1.1 Khái niệm biện pháp ngăn chặn hành chính

Biện pháp ngăn chặn hành chính là biện pháp cưỡng chế nhà nước

do chủ thể có thẩm quyền được pháp luật hành chính quy định tác động lên cá nhân, tổ chức khi có căn cứ áp dụng nhằm làm chấm dứt hành vi VPPL, ngăn ngừa hậu quả do VPHC gây ra và bảo đảm cho việc xử lý VPHC

2.1.2 Đặc điểm của biện pháp ngăn chặn hành chính

Một là, BPNC hành chính là biện pháp cưỡng chế được áp dụng trong

lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước; Hai là, mục đích của BPNC hành chính là

nhằm làm chấm dứt kịp thời hành vi VPPL, ngăn ngừa hậu quả do vi phạm gây

ra và bảo đảm cho việc xử lý VPHC đạt hiệu quả; Ba là, chủ thể có thẩm quyền

áp dụng BPNC hành chính chỉ có thể là các cá nhân có thẩm quyền trong các cơ

quan nhà nước theo quy định của pháp luật; Bốn là, phạm vi các quan hệ xã hội

Trang 11

được bảo vệ bởi các BPNC hành chính rộng và phong phú; Năm là, căn cứ để áp

dụng BPNC hành chính là các thông tin có đầy đủ cơ sở về việc thực hiện hành

vi vi phạm của chủ thể; Sáu là, các BPNC hành chính có thủ tục áp dụng mang đặc điểm riêng

2.1.3 Vai trò của biện pháp ngăn chặn hành chính

Thứ nhất, ngăn chặn hành chính là một trong biện pháp thực thi quyền lực

nhà nước, thể hiện ý chí của nhà nước trong công cuộc đấu tranh với vi phạm pháp

luật bằng sức mạnh cưỡng chế Thứ hai, ngăn chặn hành chính là biện pháp bổ trợ

nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà nước, bảo đảm trật tự

quản lý hành chính nhà nước Thứ ba, ngăn chặn hành chính là phương tiện để bảo

vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; đồng thời có vai trò to lớn

trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân Thứ tư, ngăn chặn

hành chính là biện pháp có tính cách thủ tục nhằm bảo đảm cho hoạt động xử phạt

VPHC Thứ năm, ngăn chặn hành chính có vai trò quan trọng trong việc giáo dục ý

thức pháp luật, ngăn chặn, hạn chế khả năng gây tổn hại tới lợi ích của xã hội, nhà nước, cá nhân, tổ chức, qua đó củng cố trật tự xã hội

2.2 Phân loại biện pháp ngăn chặn hành chính

2.2.1 Nhóm biện pháp ngăn chặn nhằm làm chấm dứt vi phạm pháp luật hoặc ngăn ngừa hậu quả, thiệt hại do vi phạm pháp luật gây ra

Tính cưỡng chế của nhóm biện pháp này thể hiện ở chỗ: Nhà nước tác động lên đối tượng bằng yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đang diễn ra, trong

nhiều trường hợp có thể dùng vũ lực, vũ khí để làm chấm dứt vi phạm trên thực tế

2.2.2 Nhóm biện pháp ngăn chặn nhằm bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính

Tính cưỡng chế của nhóm biện pháp này thể hiện ở chỗ: nhóm BPNC này tác động lên đối tượng có hành vi vi phạm nhằm buộc họ phải thực hiện đúng theo yêu cầu, ý chí của nhà nước, như: buộc không được tự do đi lại trong một thời gian nhất định, buộc ở trong một khuôn viên nhất định hoặc tác động lên đối tượng có dấu hiệu của hành vi vi phạm bằng hoạt động kiểm tra nhằm

phát hiện thông tin làm chứng cứ cho hành vi vi phạm

Trang 12

2.2.3 Nhóm biện pháp ngăn chặn hỗn hợp Nhóm BPNC này được đặt ra

đối với các BPNC có các mục đích khác nhau, cụ thể như: BPNC vừa có

mục đích làm chấm dứt VPHC đồng thời vừa nhằm bảo đảm cho hoạt động

xử lý vi phạm; hoặc có BPNC hành chính có cả ba mục đích: làm chấm dứt

vi phạm đang xảy ra, ngăn ngừa hậu quả của vi phạm đối với xã hội và

nhằm đảm bảo thi hành quyết định xử phạt

2.3 Sự điều chỉnh của pháp luật về biện pháp ngăn chặn hành chính

2.3.1 Nguyên tắc áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính

Việc định ra các nguyên tắc áp dụng các BPNC hành chính cần

xuất phát từ các lí do sau: Thứ nhất, xuất phát từ bản chất của ngăn chặn

hành chính là nhóm biện pháp cưỡng chế hành chính và tính độc quyền

cưỡng chế của nhà nước Thứ hai, xuất phát từ vấn đề “tùy nghi hành

chính” Thứ ba, xuất phát từ bản chất Người của Nhà nước Thứ tư, xuất

phát từ hậu quả về một xã hội bạo lực Thứ năm, xuất phát từ nhận thức mới

về vai trò, giá trị của pháp luật Các nguyên tắc áp dụng biện pháp ngăn

chặn hành chính gồm: Nguyên tắc pháp chế; Nguyên tắc nghiêm minh, kịp

thời; Nguyên tắc công khai, minh bạch; Nguyên tắc chỉ áp dụng các BPNC

hành chính đối với các vi phạm xảy ra trong hoạt động quản lý hành chính nhà

nước; Nguyên tắc về trách nhiệm giải trình; Nguyên tắc bảo đảm các quyền

con người, quyền công dân và các giá trị công bằng, nhân đạo trong quá

trình áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính

2.3.2 Thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính

Thẩm quyền áp dụng BPNC hành chính được quy định cho cá nhân

cụ thể được nhà nước trao quyền Các cá nhân có thẩm quyền áp dụng

BPNC hành chính gồm: Cấp trưởng, cấp phó hoặc một số nhân viên đang

thi hành công vụ của các cơ quan như: Cơ quan có thẩm quyền chung, lực

lượng công an nhân dân, cơ quan kiểm lâm, hải quan, biên phòng, tòa án…

Cấp trưởng được quyền áp dụng BPNC hành chính gồm: Chủ tịch UBND

cấp xã; Trưởng công an phường; Trưởng công an cấp huyện; Đội trưởng

đội quản lý thị trường; Thẩm phán chủ tọa phiên tòa… Trong những điều

kiện nhất định, thẩm quyền áp dụng BPNC hành chính có thể được giao cho

Trang 13

cấp phó thực hiện Ngoài ra, thẩm quyền áp dụng BPNC hành chính còn thuộc về người có thẩm quyền đang thi hành công vụ trong trường hợp cần phải áp dụng BPNC hành chính ngay

2.3.3 Thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính

Nhìn chung, trình tự các bước trong thủ tục áp dụng biện pháp này được quy định trên cơ sở căn cứ, thẩm quyền, mục đích áp dụng của mỗi BPNC hành chính cụ thể, đồng thời trải qua các giai đoạn của thủ tục hành chính nói chung như: Khởi xướng vụ việc, xem xét và ra quyết định giải quyết vụ việc, thi hành quyết định, khiếu nại, giải quyết khiếu nại, xem xét lại quyết định đã ban hành

2.4 Các bảo đảm thực hiện biện pháp ngăn chặn hành chính

2.4.1 Bảo đảm pháp lý

Luận án tập trung đi vào những yếu tố cơ bản nhất trong hệ thống bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện ngăn chặn hành chính, đó là: (1) Thủ tục ngăn chặn hành chính; (2) Thẩm quyền ngăn chặn hành chính; (3) Tổ chức bộ máy và cơ chế phối hợp thực hiện ngăn chặn hành chính giữa các

cơ quan; (4) Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, của người có thẩm quyền trong xây dựng và thực thi pháp luật về ngăn chặn hành chính; (5)

trong thực hiện ngăn chặn hành chính

2.4.2 Các bảo đảm khác

Bao gồm: bảo đảm về nhận thức và bảo đảm về kinh tế, cơ sở vật chất

Chương 3 THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN HÀNH CHÍNH

Ở VIỆT NAM 3.1 Thực trạng pháp luật về biện pháp ngăn chặn hành chính

3.1.1 Pháp luật về biện pháp ngăn chặn hành chính từ năm 1945 đến trước khi ban hành Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

3.1.1.1 Biện pháp ngăn chặn hành chính giai đoạn 1945-1954 Các BPNC

hành chính giai đoạn này được hình thành trong điều kiện thời chiến, công tác

Ngày đăng: 10/06/2020, 12:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w