1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ca dao dân ca ngữ văn 7

25 579 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 231,5 KB

Nội dung

Các hoạt động giáo dục hiện nay cần phải tăng cường sự trải nghiệm, nhằmphát huy tính sáng tạo cho học sinh, tạo ra các môi trường khác nhau để học sinhđược trải nghiệm, đồng thời là sự

Trang 1

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 2

1 Lí do chọn đề tài 2

2 Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm 3

3 Đối tượng của sáng kiến kinh nghiệm 4

4 Phương pháp nghiên cứu 5

5 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 5

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 6

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN 6

1.1 Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường 6

1.2 Phương pháp dạy học theo chủ đề 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9

2.1 Thực trạng dạy học ca dao, dân ca ở trường thcs 9

2.2 Thực trạng triển khai hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học 10

CHƯƠNG 3: 11

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO 11

TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ CA DAO, DÂN CA LỚP 7 11

3.1 Mục tiêu dạy học theo chủ đề 11

3.2 Phương pháp dạy – học 12

3.3 Tích hợp liên môn 12

3.4 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 12

3.5 Tiến trình thực hiện 13

3.6 Kết quả thực hiện 25

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

Trang 2

số 40/2000/QH10 ngày 9 – 12 - 2000 của Quốc hội, một trong những nhiệm vụ

trọng tâm được nhấn mạnh là: “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy

sáng tạo và năng lực tự học của học sinh” Như vây, việc đổi mới phương pháp

dạy và học trong nhà trường là một đòi hỏi tất yếu khách quan của nền giáo dụcnước nhà trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay Và cốt lõi của việc đổi mới phươngpháp dạy và học ở THCS là hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quenthụ động của học sinh

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới: Kế hoạch giáo dục bao gồm cácmôn học, chuyên đề học tập (gọi chung là môn học) và hoạt động trải nghiệm sángtạo Các hoạt động giáo dục hiện nay cần phải tăng cường sự trải nghiệm, nhằmphát huy tính sáng tạo cho học sinh, tạo ra các môi trường khác nhau để học sinhđược trải nghiệm, đồng thời là sự khởi nguồn sáng tạo, biến những ý tưởng sángtạo của học sinh thành hiện thực để các em thể hiện hết khả năng sáng tạo củamình Hoạt động trải nghiệm sáng tạo phát huy tính tích cực chủ động của chủ thểngười học để từ đó hình thành ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống và năng lực cho họcsinh Bên cạnh đó, hoạt động trải nghiệm sẽ tạo hứng thú cho học sinh trong mỗitiết học, tránh đi sự tiếp nhận thụ động trong phương pháp học truyền thống

Môn Ngữ Văn trong nhà trường đã được giảng dạy từ rất lâu, song có lẽ đếnbây giờ ta mới hiểu đúng tính chất của nó Theo phương pháp truyền thống, dạyvăn chủ yếu là giảng văn Dù trên thực tế các thầy giáo tài năng biết khơi gợi tưduy sáng tạo cho học sinh như thế nào thì quan niệm giảng văn vẫn là mô hình dạy

học “lấy người dạy làm trung tâm”, giờ học văn chủ yếu là thầy giảng, trò nghe,

trò ghi chép, học thuộc một cách thụ động Trong khi đó thực chất dạy văn là dạyđọc văn Nhiệm vụ của nhà trường là dạy cho học sinh biết cách đọc để ra đời họcsinh biết tự đọc, lấy việc tự đọc nuôi việc tự học, từ đó mà lớn lên tham gia chủđộng vào mọi hoạt động xã hội Bởi thế, trên tinh thần đổi mới toàn diện phươngpháp dạy học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là yêu cầu then chốt đối với mỗi mônhọc trong đó có bộ môn Ngữ Văn

Trang 3

1.2 Cơ sở thực tiễn

Hà Nội là mảnh đất ngàn năm văn hiến, đã lưu giữ rất nhiều những dấu tíchvăn hóa của dân tộc Vẻ đẹp truyền thống đó luôn cần được thế hệ trẻ tiếp nối đếnmai sau Trong bối cảnh toàn cầu hóa hôm nay tinh thần dân tộc, niềm tự tôn đấtnước, ý thức nguồn cội có ý nghĩa vô cùng quan trọng Sự hòa nhập của mỗi quốcgia trong dòng chảy chung của thế giới, học sinh của Thủ đô Hà Nội lại càng cầnphải trân trọng những giá trị văn hóa dân gian của cha ông

Bằng thực tế trải nghiệm của bản thân, tôi nhận thấy, việc đổi mới trong dạyhọc Văn đã được tiến hành nhưng chưa thực sự mạnh mẽ, đồng bộ, sâu rộng Giáoviên có ý thức đổi mới nhưng còn e ngại, chưa biết thực hiện như thế nào, cần phảiđược trang bị những kĩ năng giáo dục hiện đại Về phía học sinh, các em học sinhđầu cấp khá yêu mến môn Văn nhưng đã quen với phương pháp dạy học truyềnthống Chắc hẳn, việc tiếp cận với những giờ học được xây dựng theo hướng đổimới sẽ khiến các em lạ lẫm, ngỡ ngàng Tuy nhiên, các em có kiến thức, có kĩnăng, nếu giáo viên có cách tổ chức, điều hành hợp lí thì ắt hẳn, việc đổi mới sẽđược thực hiện thuận lợi và dần đi vào quỹ đạo Kinh nghiệm từ những giờ dạy thửnghiệm theo hướng này cho thấy phản hồi của học sinh là rất tích cực, các em thíchthú, vui vẻ vì được tham gia sâu vào giờ học và cảm thấy kiến thức vô cùng sinhđộng, dễ nhớ, đặc biệt là ở đối tượng học sinh lớp 6,7

Từ những lí do trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu “Tổ chức hoạt

động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ca dao - dân ca Ngữ Văn 7” nhằm bồi

dưỡng cho học sinh tình cảm trân trọng văn hào dân gian, phát huy sự tích cực chủđộng và đồng thời cũng là cơ hội để tôi rèn luyện, hoàn thiện năng lực của bản thânmình

2 MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Thứ nhất, đối với bản thân giáo viên, sáng kiến kinh nghiệm giúp giáo viênđược thực hành và nắm vững đặc trưng của một số phương pháp, kĩ thuật dạy họcmới như dạy học theo dự án, xây dựng chủ đề dạy học tích hợp liên môn tronggiảng dạy một thể loại của văn học dân gian; trên cơ sở đó áp dụng và nhân rộngđối với các thể loại hay các đơn vị kiến thức khác của môn Ngữ Văn

Thứ hai, đối với học sinh, đề tài mà sáng kiến kinh nghiệm thực hiện nhằmphát triển các năng lực của học sinh theo hướng tích cực gắn với đảm bảo yêu cầu

về chuẩn kiến thức kĩ năng bài học Hoạt động trải nghiệm sáng tạo một mặt giúpcác em hình thành những năng lực, kĩ năng mềm để phục vụ cuộc sống; nhưng

Trang 4

nét đẹp truyền thống của văn hóa Việt Cho dù Việt Nam có hội nhập theo xu thếtoàn cầu hóa như thế nào thì cái hồn Việt, hồn quê sẽ chẳng bao giờ thay đổi.

Thứ ba, sáng kiến kinh nghiệm nhằm thử nghiệm một mô hình về đổi mớidạy học Ngữ Văn bằng một số hình thức trải nghiệm sáng tạo nhằm đóng góp mộtphần nhỏ vào công cuộc đổi mới giáo dục đang rất cấp thiết ngày hôm nay

3 ĐỐI TƯỢNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1.2 Đối tượng nghiên cứu

Ca dao – dân ca là một bộ phận quan trọng của văn học dân gian, được lựa chọn đưa vào chương trình ngữ văn 7 Theo đúng kế hoạch dạy học, phần nội dung này được tìm hiểu trong phần văn bản của học kì I môn Ngữ Văn 7 Các tiết học theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm:

con người

Chỉ dạy bài 1 và 4

1.3 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm

Dự án được khảo sát trong học sinh lớp 7 ở một trường THCS trên địa bàn HàNội do giáo viên trực tiếp giảng dạy

Lớp 7A3 có sĩ số 42 học sinh Thế mạnh của lớp là phần lớn học sinh đều khágiỏi, có khả năng thuyết trình và hoạt động nhóm tốt Kỹ năng giao tiếp chủ động,

tự tin, có thái độ làm việc tích cực Đó cũng là cơ sở giúp tôi có thêm những điềukiện thuận lợi để đưa hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào trong giảng dạy

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết: phân tích và tổng hợp lí thuyết, phânloại và hệ thống hóa lí thuyết, mô hình hóa

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát khoa học; thực nghiệm khoahọc; chuyên gia; phân tích, tổng kết kinh nghiệm

5 PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

- Lĩnh vực nghiên cứu: Giảng dạy Ngữ Văn 7.

- Giới hạn địa lí: Trường sở tại

- Thời gian nghiên cứu: năm học 2016-2017

Trang 5

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN 1.1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG NHÀ TRƯỜNG

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một trong những nội dung của đề án đổimới nền giáo dục mà Bộ GD-ĐT đã ban hành dự thảo chương trình giáo dục phổthông mới Chính vì vậy, để tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho họcsinh, cần nâng cao nhận thức của gia đình, nhà trường và học sinh về vị trí, vai trò,

ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm sáng tạo Từ đó tận dụng điều kiện, thời gianthực tế tại đơn vị để xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức của các hoạt động trảinghiệm sáng tạo, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy chữ và dạy nguời;đảm bảo phát hiện và tạo điều kiện cho học sinh phát huy khả năng, kiến thức củamình; hướng tới phát triển sáng tạo riêng

Theo Từ điển tiếng Việt, trải nghiệm được hiểu là trải qua, kinh qua Để học

hỏi, con người cần đến sự trải nghiệm, khám phá Khám phá giúp con người nhận

ra được cái đúng, cái sai trong cuộc sống, từ đó rút ra những bài học quý giá đểhoàn thiện bản thân

Trong dạy học ở phổ thông hiện nay, cụm từ hoạt động trải nghiệm sáng tạođược nhắc đến khá nhiều Đây là các hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hànhsong song với hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông Hoạt động này làmột bộ phận của quá trình giáo dục, được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóatrên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho các hoạt động dạy học khác Thôngqua việc tham gia vào các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh được trải (kinhqua, tham gia), từ đó nghiệm (nhận thấy, rút ra) điều đúng, sai Qua đó, hình thành,phát triển cho các em các giá trị sống, cũng như những năng lực cần thiết hoạtđộng trải nghiệm sáng tạo về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinhthần tự chủ, với sự nỗ lực giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo, cá tính riêngcủa mỗi cá nhân trong tập thể

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục có ưu thế về quy mô tổchức Có nhiều cách tổ chức như: theo nhóm, lớp, khối lớp, trường hoặc liêntrường Hoạt động này có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiềulực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm, giáo viên

bộ môn, cán bộ Đoàn, tổng phụ trách Đội, ban giám hiệu nhà trường, hội phụhuynh, chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương,các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, người lao động tiêu biểu ở địa

Trang 6

Theo TS Ngô Thị Thu Dung – Giám đốc Điều hành Trung tâm Nghiên cứuphát triển giáo dục cộng đồng (CCE), việc thiết kế các hoạt động trải nghiệm sángtạo cần được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Bước 2: Đặt tên cho hoạt động

Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động

Bước 4: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt độngBước 5: Lập kế hoạch

Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy

Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động

Bước 8: Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh

Thực hiện được đúng 8 bước này, hoạt động trải nghiệm sẽ thực chất, sángtạo và có hiệu quả

Việc đưa hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào trong chương trình giáo dục củanhà trường góp phần khắc phục những tồn tại của chương trình giáo dục hiện nay,đáp ứng yêu cầu cấp thiết của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

Hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo là các hoạt động trải nghiệm địnhhướng giáo dục Cách gọi tên có thêm cụm từ “sáng tạo” nhằm mục đích nhấnmạnh vai trò của chủ thể hoạt động và mục đích, ý nghĩa của loại hoạt động này

Trong các môn học, ngữ văn là môn học giữ vị trí quan trọng trong chươngtrình đào tạo bậc trung học cơ sở Đặc biệt, một bộ phận văn học rất quan trọngđược đưa vào đầu chương trình lớp 6, lớp 7, đó chính là văn học dân gian Bộ phậnvăn học này được ví như bầu sữa tinh thần nuôi dưỡng tâm hồn người học Họcsinh tìm hiểu văn học dân gian không chỉ khám phá được cái hay, cái đẹp của sángtác nghệ thuật ngôn từ, mà còn mở rộng vốn hiểu biết về văn hóa xã hội, phong tụctập quán, nếp sinh hoạt dân gian của dân tộc Tuy nhiên, với đặc thù riêng của bộphận văn học dân gian, những sáng tác có khoảng cách xa so với thực tại, chứađựng những tư duy, những quan niệm thẩm mỹ của người xưa là những khó khănlớn đối với người học hiện nay Hoạt động trải nghiệm sáng tạo chính là một trongnhững chìa khóa giúp giáo viên đưa học sinh trở về cội nguồn, hòa mình vào khônggian văn hóa của những ngày đầu dựng nước Hoạt động trải nghiệm sáng tạo giúphọc sinh chinh phục kho tàng tri thức một cách hiệu quả, nắm bắt được những giátrị tinh thần quý giá nhất trong đời sống tinh thần của con người bằng chính nhữnghoạt động của các em Từ đó, hình thành, phát triển cho người học những giá trịsống, cũng như năng lực cần thiết

Trang 7

1.2 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

Để thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tôi đã chú trọng xây dựng giáo

án dựa trên cơ sở dạy học theo chủ đề

Dạy học theo chủ đề là phương pháp tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn

vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề,… có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựatrên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các mônhọc hoặc các hợp phần của môn học đó (tức là con đường tích hợp những nội dung

từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung họctrong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt độngnhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn Dạy học chủ đề là môhình dạy học có nhiều ưu điểm, vừa góp phần thực hiện được mục tiêu giáo dục –đào tạo những con người tích cực, năng động, vừa thực hiện được chủ trương giảmtải, tránh được sự trùng lặp gây nhàm chán cho người học, giúp HS có khả năngtổng hợp lượng kiến thức đã học, đảm bảo được thời gian tổ chức dạy học của GV.Đây là cách để góp phần rèn cho HS khả năng tự học, có được những năng lực kháiquát kiến thức Và đây cũng là cách để GV rèn thói quen học tiếp cận nhữngphương pháp, những mô hình dạy học mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàndiện trong dạy học hiện nay

Trang 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 THỰC TRẠNG DẠY HỌC CA DAO, DÂN CA Ở TRƯỜNG THCS

Văn học dân gian là bộ phận có ý nghĩa sâu sắc trong nền văn học dân tộc

Nó là kết tinh những giá trị truyền thống của nhân dân ta tự ngàn đời Trong nhàtrường THCS, phần văn học dân gian được phân bố như sau:

- Lớp 6 học kì I: các thể loại tự sự dân gian: truyền thuyết, cổ tích, ngụngôn, truyện cười

- Lớp 7 học kì I: Ca dao, dân ca

- Lớp 7 học kì II: Tục ngữ

Khảo sát nhanh đối tượng học sinh lớp 6, 7 của trường cho thấy: 80% các emhọc sinh lớp 6 thích học phần văn học dân gian trong chương trình Ngữ Văn lớp 6;trong khi đó con số này ở các đối tượng học sinh lớp 7 giảm còn 55%

*Nguyên nhân của thực trạng trên:

Văn học dân gian là thành quả sáng tạo của ông cha ta đã có từ mấy trămnăm Những thành tựu của văn học dân gian đã trở thành vẻ đẹp không thể phủnhận Tuy nhiên, với đối tượng học sinh THCS còn nhỏ tuổi, thêm vào đó là sự xacách về mặt thời gian khiến cho các em khó có thể tìm thấy được sự đồng điệu vớinhững tác phẩm trữ tình dân gian Xu thế toàn cầu hóa khiến những phương tiệnthông tin đại chúng phát triển nhiều Âm nhạc hiện đại khiến những tác phẩm dân

ca ngày càng khó tiếp cận với giới trẻ Hơn nữa, dạy học văn học dân gian, muốnthành công, phải đặt chúng trong đúng hoàn cảnh hình thành và môi trường diễnxướng, bởi chỉ có thế, học sinh mới hiểu, cảm nhận hết được giá trị của mỗi tácphẩm Điều đó có nghĩa là mỗi học sinh phải vốn hiểu biết, sự trải nghiệm của cánhân Bởi thế, dạy học ca dao, dân ca là một thử thách đối với người giáo viên

Không những thế, hiểu được ca dao đã khó, cảm nhận được ca dao còn khóhơn rất nhiều Bởi với học sinh, ca dao chỉ là một tác phẩm thông thường Các emchưa hiểu được đặc trưng cốt lõi của nó, rằng: ca dao, dân ca là tiếng lòng củangười dân lao động, được cất lên một cách bình dị, giản đơn; ca dao là tiếng nóicủa dân tộc, là di sản của lịch sử, là linh hồn của ông cha …

Với cách dạy truyền thống, giáo viên chỉ thuần túy hướng dẫn học sinh đọcdiễn cảm; phân tích cái hay về nội dung, nghệ thuật Điều đó hoàn toàn giống vớiphương pháp giảng dạy tác phẩm trữ tình Bởi thế, trong ấn tượng của học trò, cadao hoàn toàn có thể nhầm lẫn với một bài thơ nào đó

Trang 9

2.2 THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC

Những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các trường phổthông chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường các hoạt động trảinghiệm sáng tạo để phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh Trước yêu cầu vềđổi mới giáo dục, nhiều trường ở Hà Nội đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động trảinghiệm sáng tạo với nhiều hình thức khác nhau: đi thực tế tại một số di tích lịch sử,trực tiếp làm công việc khảo sát địa chất ở Hoàng thành Thăng Long… Qua cáchoạt động đó, học sinh có cơ hội và điều kiện phát triển năng lực, phát huy tính tíchcực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng Với hoạt động trải nghiệmsáng tạo, hình thức và không gian dạy học được đổi mới, mở rộng ra ngoài lớp học;lực lượng tham gia quá trình dạy học không chỉ là giáo viên trong trường mà có sựtham gia của các thành phần xã hội Triển khai hoạt động giáo dục trải nghiệmsáng tạo chính là thực hiện quan điểm, định hướng “học đi đôi với hành, giáo dụckết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”

Hiện nay, tổ chức hoạt động sáng tạo trong dạy học đã được đa phần giáoviên biết tới và bắt đầu được thực hiện nhưng với số lượng ít Tuy nhiên cũng phảithừa nhận, để tổ chức được hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn phụ thuộc vào nhiềuyếu tố như tính chất bài học, điều kiện của lớp, thời gian Có thể nói, việc triểnkhai dạy học theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần được nghiêncứu sâu để đưa ra những định hướng đúng đắn, cụ thể

Trang 10

CHƯƠNG 3:

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ CA DAO, DÂN CA LỚP 7

3.1 MỤC TIÊU DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

Sau khi học xong chủ đề này, học sinh đạt được:

1 Kiến thức

- Thấy rõ đặc điểm và chức năng của ca dao trong đời sống

- Trình bày được các nội dung, ý nghĩa, một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao thuộc một số chủ đề quen thuộc: Tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, than thân, châm biếm…

- Biết cách cảm thụ một bài ca dao Thấy được cái hay, cái đẹp của thơ ca dân gian

- Hệ thống được các văn bản ca dao đã học: nội dung, đề tài

- Vận dụng kiến thức về văn bản ca dao để làm bài kiểm tra

2 Kĩ năng

- Nhận biết được nội dung và đặc điểm của ca dao

- Bước đầu biết cách tiếp cận văn bản ca dao

- Cảm thụ ca dao

- Rèn kĩ năng viết đoạn văn cảm thụ, phân tích

3 Thái độ

- Trân trọng "vốn tài sản quí giá" trong kho tàng văn học dân gian

- Bồi dưỡng thêm tình yêu đối với quê hương - đất nước - con người

- Có thái độ phê phán thói hư, tật xấu trong xã hội, hướng tới lối sống lành mạnh tích cực

- Có sự cảm thông, thương yêu con người

- Yêu thích, giữ gìn vốn quí của dân tộc - ca dao

4 Mục tiêu phát triển năng lực học sinh

- Năng lực điều tra thực tiễn, tổng hợp, khái quát

- Năng lực tổ chức, thiết kế, sáng tạo, trình diễn

4 2 Nhóm năng lực đặc thù bộ môn

Trang 11

- Năng lực giao tiếp tiếng Việt.

- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ

- Năng lực sáng tạo tiếng Việt

3.2 PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC

1 Phương pháp chính: Dạy học theo nhóm, thuyết trình.

2 Các phương pháp, kĩ thuật dạy học hỗ trợ: Thuyết trình, phát vấn, sơ đồ tư

duy, trò chơi, kiểm tra, đánh giá…

3.3 TÍCH HỢP LIÊN MÔN

- Với môn Âm nhạc:

+ Giai điệu, ca từ của những bài ca dao, dân ca

+ Hình thức diễn xướng và các loại nhạc cụ thường dùng trong âm nhạc dân gian

- Với môn Mĩ thuật: Thấy được vẻ đẹp, ý nghĩa của một số bức họa đồng quê Hiểu

được thế nào là “thi trung hữu họa”

- Với môn Lịch Sử:

Thấy được những nét đặc trưng trong cuộc sống lao động, sinh hoạt của người Việtxưa từ truyền thống lịch sử

- Tích hợp giáo dục:

+ Giáo dục nếp sống văn minh thanh lịch của người Hà Nội

+ Giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn đối với văn hóa truyền thống

+ Giáo dục kĩ năng sống

3.4 CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

* Không gian lớp học: phòng học, thư viện, nhà hát chèo Hà Nội.

1 Giáo viên: Giáo án, sách tham khảo, các bản thơ, bảng phụ, phiếu bài tập, bút

- Đọc các văn bản tham khảo

- Nhóm trưởng tổ chức hoạt động nhóm và thống nhất nội dung cách trình bày sảnphẩm

- Hình thức trình bày: Các nhóm lựa chọn một trong số các hình thức: trình chiếubằng Power point …, trình bày ra giấy A0 (bảng nhóm) / sơ đồ tư duy…

Trang 12

3.5 TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

TIẾT 1 Hoạt động 1 (5 phút)

Ổn định tổ chức - Kiểm tra chuẩn bị bài học sinh Hoạt động của

giáo viên

Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt

1 Cá nhân: Bài soạn

- Tranh vẽ minh họa bài ca dao

- Sưu tầm những bài ca dao cùng chủ đề

Hoạt động 2 (5 phút) Khởi động - Giới thiệu bài

- GV cho HS nghe một khúc hát ru có sử dụng bài ca dao trong chương trình

Hoạt động 3 (35 phút) Tìm hiểu chung về ca dao, dân ca

Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Dạy học nhóm, thuyết trình, vấn đáp, gợi mở…

Không gian: Thư viện trường

Hoạt động của

giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cần đạt

GV cho HS cả lớp đứng - HS tìm

Ngày đăng: 10/06/2020, 07:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w