Luận án bổ sung và làm sâu sắc thêm các nội dung về phát triển bền vững thương mại trong phát triển bền vững kinh tế của địa phương và vùng kinh tế. Cụ thể hóa các khái niệm, nội dung phát triển bền vững thương mại và các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh. Nhận diện các nhân tố đặc thù địa phương tác động đến phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh.
Trang 2LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS HÀ THANH VIỆT
2 GS.TS ĐẶNG ĐÌNH ĐÀO
Hà Nội - 2020
Trang 3Đề tài luận án tiến sĩ “Phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh
Bình Định” do nghiên cứu sinh thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của các
thầy giáo hướng dẫn
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi, cácthông tin, số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.Những kết quả nghiên cứu của Luận án chưa từng được công bố trong bất cứ mộtcông trình nào khác
Hà Nội, tháng năm 2020
Tác giả luận án
Vũ Thị Nữ
Trang 4Tôi xin trân trọng cảm ơn Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Côngthương, các thầy cô giáo, các nhà khoa học và các anh chị làm việc tại Viện, cùngcác thầy cô giáo thuộc trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thương mại vàViện Nghiên cứu phát triển bền vững Vùng đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡtôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy hướng dẫnGS.TS Đặng Đình Đào và PGS.TS Hà Thanh Việt đã luôn tâm huyết và nhiệttình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian hướng dẫn và chỉ bảotôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu
Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Quy Nhơn đã tạo điều kiệnthuận lợi để tôi có thể tham gia học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án
Tôi xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định, Sở Côngthương tỉnh Bình Định, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Bình Định, Sở Khoahọc & Công nghệ tỉnh Bình Định, Sở Lao động Thương binh & xã hội tỉnh BìnhĐịnh, Cục Thống kê tỉnh Bình Định đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi tiến hànhnghiên cứu
Xin gửi tấm lòng tri ân tới gia đình của tôi Những người thân yêu tronggia đình luôn là những nguồn động viên lớn lao, luôn dành cho tôi sự quan tâm,giúp đỡ trên mọi phương diện để tôi yên tâm học tập, nghiên cứu và hoàn thànhluận án
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng năm 2020
Tác giả luận án
Trang 5DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Đóng góp mới của luận án 3
3 Kết cấu của luận án 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 5
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước 5
1.1.1 Công trình nghiên cứu ở trong nước 5
1.1.2 Công trình nghiên cứu ở nước ngoài 11
1.1.3 Khoảng trống khoa học của đề tài 16
1.2 Hướng nghiên cứu của luận án 17
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu của luận án 17
1.2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17
1.2.3 Phương pháp nghiên cứu 18
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 19
2.1 Tổng quan về phát triển bền vững và phát triển bền vững thương mại 19
2.1.1 Khái niệm về phát triển và phát triển bền vững 19
2.1.2 Phát triển bền vững thương mại 27
2.2 Nội dung PTBVTM trên địa bàn tỉnh và hệ thống tiêu chí đánh giá 36
2.2.1 Nội dung phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh 36
2.2.2 Hệ thống tiêu chí đánh giá PTBVTM trên địa bàn tỉnh 39
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự PTBVTM trên địa bàn tỉnh 47
2.3.1 Môi trường thể chế, pháp luật phát triển thương mại 47
2.3.2 Cơ sở hạ tầng thương mại 49
2.3.3 Hệ thống các doanh nghiệp thương mại 49
2.3.4 Thị trường thương mại 50
2.3.5 Nguồn nhân lực thương mại 51
Trang 62.4.1 Kinh nghiệm PTBVTM của một số địa phương ở các nước trên thế giới 52
2.4.2 Kinh nghiệm PTBVTM của các địa phương trong nước 56
2.4.3 Bài học về PTBVTM đối với tỉnh Bình Định 60
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH 63
3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định có ảnh hưởng đến quá trình phát triển thương mại trên địa bàn 63
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định 63
3.1.2 Quá trình phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định 66
3.2 Phân tích thực trạng PTBVTM trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2010-2018 68
3.2.1 Thực trạng PTBVTM thông qua thúc đẩy các hoạt động KD trên địa bàn 68
3.2.2 Phát triển bền vững TM thông qua việc giải quyết các vấn đề về xã hội.85 3.2.3 Phát triển bền vững thương mại về môi trường thông qua xanh hóa các hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định 94
3.3 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững thương mại trên địa bàn Bình Định 103
3.3.1 Môi trường thể chế, pháp luật phát triển thương mại 103
3.3.2 Cơ sở hạ tầng thương mại 105
3.3.3 Hệ thống các doanh nghiệp thương mại 107
3.3.4 Thị trường thương mại trên địa bàn Tỉnh 111
3.3.5 Nguồn nhân lực thương mại 112
3.4 Đánh giá chung về thực trạng phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định 115
3.4.1 Những kết quả, thành tựu đạt được 115
3.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 117
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN 2030 120
4.1 Mục tiêu, phương hướng phát triển KT - XH và yêu cầu đặt ra đối với PTBVTM của tỉnh Bình Định đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030 120
Trang 74.1.2 Mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định
đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030 122
4.1.3 Yêu cầu đặt ra đối với PTBVTM trên địa bàn tỉnh Bình Định 126
4.2 Mục tiêu, phương hướng PTBVTM của tỉnh Bình Định 127
4.2.1 Mục tiêu phát triển bền vững thương mại của tỉnh Bình Định 127
4.2.2 Phương hướng phát triển bền vững thương mại của tỉnh Bình Định 128
4.3 Giải pháp phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030 129
4.3.1 Nhóm giải pháp nhằm đảm bảo cho tăng trưởng bền vững kinh tế thương mại 129
4.3.2 Nhóm giải pháp PTBVTM về xã hội đối với thương mại Tỉnh 139
4.3.3 Nhóm giải pháp nhằm xanh hóa các hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định để bảo vệ môi trường 142
4.3.4 Tổ chức thực hiện 145
4.4 Một số kiến nghị để thực hiện các giải pháp nhằm phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định 147
4.4.1 Kiến nghị với chính phủ 147
4.4.2 Kiến nghị với Bộ Công Thương 148
4.4.3 Kiến nghị với doanh nghiệp thương mại trên địa bàn 149
KẾT LUẬN 150 KIẾN NGHỊ VỀ NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
Trang 9SXKD Sản xuất kinh doanh
2 PHẦN VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Asian Nations
Trang 10Bảng 3.1 Kết quả hoạt động thương mại Bình Định giai đoạn 2000 - 2018 68
Bảng 3.2 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Bình Định từ năm 2010 – 2018 69
Bảng 3.3 Tổng mức bán lẻ hàng hóa theo nhóm hàng trên địa bàn tỉnh Bình Định
70
Bảng 3.4 Tổng mức bán lẻ hàng hóa trên thị trường của Bình Định so với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 71
Bảng 3.5 Thị trường xuất khẩu theo Châu lục của tỉnh Bình Định 73
Bảng 3.6 So sánh động thái một số thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của tỉnh Bình Định 74
Bảng 3.7 Kim ngạch hàng hóa XK trên địa bàn Bình Định phân theo nhóm hàng 75
Bảng 3.8 Giá trị nhập khẩu của tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 - 2018 78
Bảng 3.9 Cán cân TM và tốc độ tăng trưởng KNXK, nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định 80
Bảng 3.10 Giá trị gia tăng của TM hàng hóa theo giá hiện hành trên địa bàn tỉnh Bình Định 81
Bảng 3.11 Giá trị gia tăng của TM hàng hóa theo giá hiện hành trên địa bàn Bình Định so với một số một số tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 82
Bảng 3.12 Tỷ trọng giá trị TM hàng hóa trong GRDP của tỉnh Bình Định theo giá hiện hành 83
Bảng 3.13 Số lượng lao động trong hoạt động TMHH tỉnh Bình Định 85
Bảng 3.14 Thu nhập bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp địa bàn tỉnh Bình Định 86
Bảng 3.15 Thu nhập bình quân của người LĐ trong DNTMHH trên địa bàn Bình Định so với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và toàn quốc 87
Bảng 3.16 Số lượng chợ, cửa hàng bán lẻ xăng dầu và số thương nhân kinh doanh LPG theo địa bàn của tỉnh Bình Định năm 2018 88
Bảng 3.17 Số vụ vi phạm buôn lậu, gian lận TM và hàng giả trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 - 2018 91
Bảng 3.18 Kết quả đánh giá mức độ hài lòng của KH đối với hoạt động mua
Trang 1195
Bảng 3.20 Khối lượng hàng hóa vận chuyển trên địa bàn tỉnh Bình Định 98
Bảng 3.21 Đánh giá thực trạng phát triển TM trên địa bàn tỉnh Bình Định 101
Bảng 3.22 Số lượng DNTM trong hoạt động TM HH trên địa bàn tỉnh Bình Định
107
Bảng 3.23 Số cơ sở kinh tế cá thể trong hoạt động TM hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định 108
Bảng 3.24 Quy mô vốn và doanh thu thuần của DNTM hàng hóa tỉnh Bình Định 109
Bảng 3.25 Tỷ suất doanh thu thuần trên vốn kinh doanh của DNTM hàng hóa tỉnh Bình Định so với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và toàn quốc 110
Bảng 3.26 Số lượng lao động trong DNTM hàng hóa tỉnh Bình Định 112
Bảng 3.27 Số lượng lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản trong hoạt động TM hàng hóa địa bàn tỉnh Bình Định 113
Bảng 3.28 Năng suất lao động trong TM tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 - 2017
114
Bảng 3.29 Thực trạng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự PTBVTM dưới sự đánh giá của các nhà quản lý trên địa bàn tỉnh Bình Định 115
Bảng 4.1 Số lượng chợ, siêu thị, trung tâm TM và số cửa hàng bán lẻ xăng dầu cần thiết trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2025 132
Bảng 4.2 Sự cần thiết của các mô hình để phát triển dịch vụ cảng biển Quy Nhơn dưới góc nhìn của các nhà quản lý trên địa bàn tỉnh Bình Định 136
Trang 12Hình 2.1 Mô hình kiểu ba vòng tròn 26
Hình 2.2 Mô hình kiểu tam giác 26
Hình 2.3 Mô hình kiểu quả trứng 27
Hình 2.4 Mô hình phát triển bền vững thương mại 47
Hình 3.1 Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2018
75
Hình 3.2 Kim ngạch XNK trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 - 201880
Hình 3.3 Đánh giá thực trạng phát triển TM trên địa bàn tỉnh Bình Định 102
Hình 3.4 Nguyên nhân dẫn đến TM Bình Định phát triển thiếu bền vững 103
Trang 13PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Qua hơn 30 năm đổi mới và hội nhập, Việt Nam đã đạt được những thànhtựu rất quan trọng trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó sự thayđổi về quan điểm và chính sách kinh tế làm chuyển biến mạnh mẽ đến thị trườnghàng hóa, dịch vụ cả về mặt chất lẫn mặt lượng Cùng với cả nước, kinh tế BìnhĐịnh liên tục tăng trưởng và có chất lượng phát triển khả quan, biết chủ động ứngdụng khoa học công nghệ tiên tiến vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh như xâydựng, giao thông vận tải, TM, các dịch vụ kho hàng, dịch vụ hải quan và dịch vụphân phối Các loại hình dịch vụ, đặc biệt là TM đã từng bước phát triển, ngày càngphong phú và đa dạng TM giữ vai trò quan trọng, vừa là một bộ phận cấu thành củanền kinh tế đồng thời là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, tácđộng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội, giúp nâng cao hiệu quả quản lý, nângcao năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình tăngtrưởng kinh tế của địa phương Qua đó góp phần tích cực vào việc thực hiện thắnglợi các mục tiêu kinh tế xã hội của Bình Định trong hội nhập và phát triển
Bình Định là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnhQuảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Đônggiáp biển Đông Bình Định được coi như cửa ngõ của các tỉnh Tây Nguyên Tỉnh có
11 đơn vị hành chính gồm 10 huyện và 1 thành phố Quy Nhơn là thành phố loại I,trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của Tỉnh Mục tiêu chung của phát triển TMhàng hóa của tỉnh Bình Định là xây dựng và phát triển mạnh TM theo hướng hiệnđại dựa trên các cơ cấu ngành hợp lý với sự tham gia của các thành phần kinh tế,vận hành trong môi trường cạnh tranh có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước Trên
cơ sở đó, nâng cao vai trò của ngành TM trong việc gia tăng tỷ lệ giá trị đóng gópvào GDP của tỉnh; thu hút lao động xã hội, tạo việc làm mới; gắn sản xuất với thịtrường, điều khiển và dẫn dắt sản xuất định hướng theo nhu cầu thị trường; nângcao chất lượng cuộc sống của người dân Mục tiêu cụ thể là tổng mức lưu chuyểnhàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội trên địa bàn tỉnh tăng bình quânkhoảng 22%/năm trong giai đoạn 2011-2015; khoảng 21%/năm trong giai đoạn2016-2020; Giá trị tăng thêm của ngành TM chiếm tỷ trọng khoảng 8,5% trong
Trang 14GDP vào năm 2015 và 9,5 % trong GDP vào năm 2020; Tỷ trọng TM hiện đạikhoảng 20% trong giai đoạn 2011-2015 và 30% trong giai đoạn 2016-2020;KNXK đạt khoảng 750 triệu USD vào năm 2015 và khoảng 1.400 triệu USD vàonăm 2020 [71]
Kết quả đạt được trong lĩnh vực TM của tỉnh Bình Định là thị trường nội địaphát triển mạnh, đa dạng, hệ thống tổ chức kinh doanh ngày càng phát triển về sốlượng và phạm vi hoạt động, toàn tỉnh hiện có trên 1.200 doanh nghiệp hoạt động tronglĩnh vực TM, dịch vụ và trên 40.000 hộ kinh doanh TM và dịch vụ cá thể; tổng mứclưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội liên tục tăng qua các năm, tốc
độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 12,3%/năm, giai đoạn 2006 - 2010đạt 23,1%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 15,8%/năm Ngành đã xây dựng và triểnkhai thực hiện các quy hoạch phát triển TM, hệ thống chợ, cửa hàng bán lẻ xăng dầu,
… Tính đến 2018, trên địa bàn tỉnh hiện có 180 chợ, 256 cửa hàng xăng dầu, hệ thốngphân phối hiện đại, kinh doanh TM theo chuỗi, bán hàng qua các trung tâm TM, trungtâm phân phối, siêu thị như Metro, Coop Mart, Big C,… đã có mặt tại Bình Định, cửahàng tự chọn phát triển đa dạng, tạo kênh lưu thông phân phối thuận tiện giữa cácvùng miền trong tỉnh với khu vực miền Trung - Tây Nguyên [46]
Như vậy, kết quả trong lĩnh vực TM trên địa bàn tỉnh Bình Định chưa đạtđược mục tiêu đề ra (Mục tiêu là tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanhthu dịch vụ xã hội trên địa bàn tỉnh tăng bình quân khoảng 22%/năm trong giai đoạn2011-2015 và khoảng 21%/năm trong giai đoạn 2016-2020, trong khi đó kết quả tốc
độ tăng trưởng bình quân giai đoạn giai đoạn 2011 - 2015 đạt 15,8%/năm) Nhìnchung, tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng chất lượng tăng trưởng thấp và tiềm ẩnnhiều hạn chế Vấn đề chất lượng tăng trưởng TM chưa được quan tâm đúng mức,thiên về chỉ tiêu số lượng, coi nhẹ chất lượng và ảnh hưởng tiêu cực của TM đến xãhội và môi trường; Vấn đề về công nghệ vận chuyển, công nghệ bảo quản và hệthống kho bãi phục vụ trong lĩnh vực TM chưa được chú trọng và quan tâm đúngmức, dẫn đến việc ảnh hưởng đến môi trường, xã hội và tốc độ tăng trưởng củangành; Nhiều hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn Tỉnh còn tiềm ẩn nhiềunguy cơ cho phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường Việc mở rộngxuất khẩu một số sản phẩm đang có nguy cơ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiênnhiên, suy giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường Nhập khẩu chưa được
Trang 15quản lý tốt đã góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm và suy thoái môi trường Tìnhtrạng nhập khẩu hàng hóa không đảm bảo các quy định an toàn còn khá phổ biến,việc nhập khẩu thiết bị lạc hậu, thực phẩm kém chất lượng, hóa chất độc hại chưađược ngăn chặn kịp thời Hơn nữa, việc vi phạm các nguyên tắc thị trường trongkinh doanh TM như buôn lậu, gian lận TM, hàng giả, hàng kém chất lượng và hàngkhông đảm bảo an toàn thực phẩm diễn ra thường xuyên, nhiều dịch vụ kinh doanhkhông theo đúng nguyên tắc của thị trường Theo số liệu thống kê năm 2018, BìnhĐịnh đã phát hiện và xử lý 948 vụ việc vi phạm và xử lý hành chính với tổng số tiềnphạt thu nộp vào ngân sách nhà nước hơn 2,5 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, các hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định cũng tồntại một số điểm yếu kém khác như sản xuất và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản thời gianqua chưa bền vững, giá cả sản phẩm nông sản thất thường, một số bà con nông dânkhông thực hiện theo hợp đồng đã cam kết bán sản phẩm cho doanh nghiệp tại một
số chuỗi liên kết sản xuất đã gây khó khăn và giảm lòng tin cho doanh nghiệp Chấtlượng sản phẩm một số cây trồng, vật nuôi còn chưa đủ sức cạnh tranh trên thịtrường Một số sản phẩm nông nghiệp do không gắn với thị trường nên sản xuất vàtiêu thụ rất khó khăn như dưa hấu, ớt đã tác động đến tăng trưởng của ngành Mặtkhác, KNXK đạt thấp, cơ cấu XK chuyển dịch chậm, sức cạnh tranh của sản phẩmcòn nhiều hạn chế Hệ thống mạng lưới kết cấu hạ tầng TM phát triển chậm, côngtác xúc tiến TM thị trường nội địa chưa được đổi mới [76] [77]
Nếu không đánh giá đúng thực trạng và có những giải pháp cụ thể, sẽ làmcho TM phát triển không bền vững, ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế, xã hội và môitrường của tỉnh Bình Định Hơn nữa, việc hoàn thiện, phát triển những lý thuyết, lýluận về PTBVTM của địa phương cấp tỉnh thì có vai trò quan trọng trong phát triểnbền vững kinh tế của địa phương và vùng kinh tế Vì thế, việc nghiên cứu đề tài
“Phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định” thật sự cần thiết,
vừa bổ sung một số lý luận trong phát triển bền vững kinh tế của địa phương, vừađáp ứng nhu cầu thực tế trên địa bàn tỉnh Bình Định
2 Đóng góp mới của luận án
Luận án bổ sung và làm sâu sắc thêm các nội dung về phát triển bền vữngthương mại trong phát triển bền vững kinh tế của địa phương và vùng kinh tế Hìnhthành khung lý thuyết cho việc tiến hành phân tích, đánh giá PTBVTM trên
Trang 16phạm vi cấp tỉnh Cụ thể là hệ thống hóa và đưa ra được khái niệm, nội dung,tiêu chí đánh giá về PTBVTM tại địa phương.
Luận án khẳng định phát triển bền vững thương mại thực chất là quá trình
phát triển bền vững các hoạt động thương mại của địa phương hay là xanh hóa các
hoạt động thương mại trên địa bàn Tỉnh;
Luận án làm rõ hơn việc kiến tạo môi trường cho phát triển bền vững thương
mại của địa phương thông qua các yếu tố cơ bản như chính sách, cơ sở hạ tầng,
doanh nghiệp và nguồn nhân lực.
Luận án đề xuất một số quan điểm cụ thể về phát triển bền vững thương mại
thông qua các hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn;
Luận án đề xuất một số giải pháp có tính khả thi phát triển bền vững thương
mại trên địa bàn tỉnh Bình Định cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
3 Kết cấu của luận án
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và phụ lục luận án bao gồm 4 chương, cụthể như sau:
Chương 1 Tổng quan nghiên cứu và hướng nghiên cứu về phát triển bềnvững thương mại trên địa bàn tỉnh
Chương 2 Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển bềnvững thương mại trên địa bàn tỉnh
Chương 3 Thực trạng phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnhBình Định
Chương 4 Phương hướng và giải pháp phát triển bền vững thương mại trênđịa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2025 và tầm nhìn 2030
Trang 17CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước
1.1.1 Công trình nghiên cứu ở trong nước
Công trình nghiên cứu về phát triển thương mại
Cuốn sách “Cẩm nang thương mại” do NXB Thống kê phát hành năm 1994
của Khoa TM Đại học Kinh tế Quốc dân được GS.TS Đặng Đình Đào chủ biên làcông trình hệ thống đầu tiên liên quan đến các vấn đề TM Cuốn sách đã đề cập đếncác vấn đề phát triển thương mại từ góc độ quản lý, thị trường và tổ chức kinhdoanh dịch vụ trong cơ chế thị trường, đặc biệt là đề cập đến các vấn đề về hiệu quảkinh doanh và hạch toán kinh doanh trong các tổ chức kinh doanh dịch vụ Cuốnsách chưa đề cập đến các vấn đề TM theo phân loại của WTO, nhất là đối với cácdịch vụ kinh doanh hàng hóa phát triển ở các địa phương trong bối cảnh mở cửa thịtrường dịch vụ [24]
Năm 1997, GS.TS Đặng Đình Đào đã giới thiệu cuốn sách “Kinh tế các ngành
thương mại dịch vụ” do NXB Giáo dục phát hành với các nội dung chủ yếu: Những
vấn đề lý luận cơ bản về TM trong nền kinh tế thị trường; thực trạng các ngành pháttriển các ngành chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân và định hướng phát triển trongthời gian tới Cuốn sách đề cập đến ở gốc độ nền kinh tế quốc dân, là tài liệu thamkhảo bổ ích cho nghiên cứu và phát triển các ngành TM ở nước ta [25]
Cuốn sách “Kinh tế và quản lý các ngành dịch vụ” do NXB Thống kê phát
hành năm 2004 của GS.TS Đặng Đình Đào đã đề cập đến các khía cạnh về pháttriển TM hàng hóa và TM dịch vụ Đặc biệt là đề cập đến các vấn đề về tổ chức vàquản lý ngành TM trong nền kinh tế quốc dân qua đó để nâng cao hiệu quả hoạtđộng kinh doanh các dịch vụ trong nền kinh tế thị trường Cuốn sách chưa đề cậpđến TM trên địa bàn tỉnh, nhất là đối với các dịch vụ tài chính, ngân hàng cũng nhưbảo hiểm Đây là những dịch vụ có tiềm năng phát triển ở các địa phương trong hộinhập và phát triển [26]
Cuốn giáo trình kinh tế “Kinh tế thương mại” do NXB Đại học Kinh tế Quốc
dân tái bản năm 2019 của GS.TS Đặng Đình Đào và GS.TS Hoàng Đức Thân đồngchủ biên cũng đã đề cập toàn diện đến các vấn đề về kinh tế và quản lý TM trong
Trang 18nền kinh tế quốc dân ở cả tầm vĩ mô và vi mô Đây là cơ sở lý luận, nền tảng quantrọng để nghiên cứu các vấn đề kinh doanh TM trong nền kinh tế thị trường nhất làđối với các dịch vụ tài chính, ngân hàng và bảo hiểm [33]
Năm 2005, Bộ TM cũng đã tổ chức và hoàn thành kỷ yếu hội thảo khoa học
quốc gia “Thương mại Việt Nam - 20 năm đổi mới” đánh giá được một cách toàn
diện quá trình phát triển của TM Việt Nam đến 2005 của nhiều nhà khoa học có uytín, đưa ra định hướng phát triển TM bền vững trong giai đoạn hội nhập kinh tếquốc tế Đến nay, nghiên cứu cơ bản và có hệ thống nhất về vấn đề PTBV ở Việt
Nam đã được thực hiện trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ xây dựng và thực hiện
chương trình nghị sự 21 quốc gia Việt Nam”- VIE/01/021 do Bộ Kế hoạch và Đầu
tư (MPI) chủ trì thực hiện với sự tham gia của các Bộ ngành, địa phương và sự hỗtrợ hợp tác phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Cơ quan phát triển quốc tế ĐanMạch (DANIDA), Cơ quan phát triển quốc tế Thụy điển (SIDA), gồm 4 hợp phầnchính trong đó có hợp phần nghiên cứu chính sách PTBV [66]
Luận án Tiến sỹ “Điều chỉnh chính sách thương mại của các nước đang phát
triển ở Châu Á trong mối quan hệ với công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế - bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Hồng
Yến, trường Đại học Ngoại thương năm 2008, trên cơ sở phân tích những vấn đề lýluận luận án làm rõ sự cần thiết khách quan phải điều chỉnh chính sách TM trongđiều kiện CNH, HĐH và hội nhập quốc tế [66]
Năm 2012, Viện NCKT&PT - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện thành
công đề tài độc lập cấp Nhà nước về "Phát triển dịch vụ Logistics ở nước ta trong điều
kiện hội nhập Quốc tế" mã số ĐTĐL.2010.T/33, do GS.TS Đặng Đình Đào làm chủ
nhiệm Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về logistics, dịch vụlogistics trong hoạt động TM của nền kinh tế quốc dân, thực trạng phát triển dịch vụlogistics và những vấn đề đặt ra ở Việt Nam đối với hệ thống TM Từ đó, đề xuất cácgiải pháp vĩ mô và vi mô nhằm phát triển các dịch vụ logistics trong hội nhập và pháttriển, qua đó góp phần thúc đẩy thương mại phát triển bền vững [27]
Luận án Tiến sỹ “Giải pháp phát triển thương mại của tỉnh Lào Cai trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Nguyễn Trường Giang, Viện nghiên
cứu TM năm 2013 đã tập trung nghiên cứu một số nội dung như khái quát một số lý
Trang 19thuyết cơ bản của phát triển TM và vận dụng vào điều kiện của một tỉnh biên giới;Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển TM của 2 tỉnh biên giới (Vân Nam - Trung Quốc
và Lạng Sơn - Việt Nam) và rút ra một số bài học có thể áp dụng cho Lào Cai; Đánhgiá thực trạng phát triển TM hàng hóa của tỉnh Lào Cai từ năm 2001 đến 2011 và đềxuất các giải pháp có tính đồng bộ nhằm phát triển TM hàng hóa tỉnh Lào Cai đếnnăm 2020 Ngoài ra, luận án cũng đề xuất một số kiến nghị với các cơ quan Nhànước để thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển TM đã đề ra Phạm vi nghiêncứu chính của luận án tập trung vào TM nội địa, XNK hàng hóa và một số dịch vụ
TM có lợi thế của Tỉnh, trọng tâm là TM biên giới Luận án không nghiên cứu cơ sởkhoa học về phát triển TM dịch vụ của tỉnh Lào Cai mà tập trung nghiên cứu pháttriển TM hàng hóa của tỉnh Lào Cai trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng, liênquốc gia trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế [35]
Luận án Tiến sỹ “Phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện
đại đến năm 2020, tầm nhìn 2030” của tác giả Nguyễn Minh Tâm, Viện nghiên cứu
TM năm 2015 đã tập trung hệ thống hóa, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về phát triển TM theo hướng văn minh hiện đại Xây dựng tiêu chí (định tính vàđịnh lượng) đánh giá phát triển TM theo hướng văn minh, hiện đại và xác định nhân
tố ảnh hưởng đến phát triển TM theo hướng văn minh, hiện đại Bên cạnh đó, tácgiả cũng nghiên cứu kinh nghiệm thế giới về phát triển TM theo hướng văn minh,hiện đại của thủ đô 3 nước Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan và rút ra những bài họcthành công có thể vận dụng và chưa thành công nên tránh cho Hà Nội Tác giả cũngphân tích thực trạng phát triển TM Hà Nội theo 3 nội dung lớn về: Tổ chức mạnglưới, trình độ công nghệ TM bán lẻ; Cơ cấu các tổ chức, nhân lực cho quản trị hệthống TM bán lẻ; Và quản lý nhà nước Từ đó, tác giả đã đánh giá những tồn tại,hạn chế và nguyên nhân trong quá trình phát triển TM Hà Nội theo hướng vănminh, hiện đại, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm, mục tiêu, phương hướng và 9nhóm giải pháp phát triển TM Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại [64]
Một số công trình nghiên cứu khác cũng đã tập trung nghiên cứu về pháttriển TM theo hướng bền vững như nghiên cứu năm 2007 của PGS.TS Lê Danh
Vĩnh về “Chính sách TM Việt Nam sau 20 năm đổi mới” PGS.TS Đinh Văn Thành nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Công thương “Chất lượng tăng trưởng xuất
Trang 20khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Nghiên
cứu của PGS.TS Nguyễn Văn Lịch về “Điều tiết cán cân TM trong điều kiện công
nghiệp hóa ở Việt Nam” Nghiên cứu của Viện Kinh tế Việt Nam về “Chính sách ngoại thương Việt Nam trong mô hình tăng trưởng mới” [66]
Công trình nghiên cứu về phát triển bền vững
Đề tài khoa học “Nghiên cứu xây dựng tiêu chí PTBV cấp quốc gia ở Việt
Nam - giai đoạn I” do Viện Môi trường và PTBV, hội Liên hiệp các Hội khoa học
kỹ thuật Việt Nam được tiến hành vào năm 2003 Dựa trên cơ sở tiến hành thamkhảo bộ tiêu chí PTBV của Brunđtland và kinh nghiệm các nước: Trung quốc, Anh,
Mỹ, các tác giả đã đưa ra các tiêu chí cụ thể về PTBV đối với các quốc gia là bềnvững về mặt kinh tế, xã hội và bền vững về mặt môi trường Đề tài đã đề xuất một
số phương án lựa chọn tiêu chí PTBV cho Việt Nam [66]
Công trình nghiên cứu “Tiến tới môi trường bền vững” năm 2005 của Trung
tâm tài nguyên và môi trường, Đại học Tổng hợp Hà Nội Công trình đã tiếp thu vàthao tác hóa khái niệm PTBV theo báo cáo Brundtland như một tiến trình đòi hỏiđồng thời trên bốn lĩnh vực: bền vững về kinh tế, nhân văn, môi trường và bền vững
về kỹ thuật Năm 2000, tác giả Lưu Đức Hải và cộng sự đã trình bày hệ thống quanđiểm lý thuyết và hành động quản lý môi trường cho PTBV thông qua tác phẩm
“Quản lý môi trường cho sự PTBV”, công trình này đã xác định PTBV qua các tiêu
chí: bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường và bền vững về văn hóa [66]
Năm 2011, GS.TSKH Trương Quang Học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Tài
nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nghiên cứu đề tài “PTBV –
Chiến lược phát triển toàn cầu thế kỷ XXI” Đề tài đã giới thiệu khái quát chiến lược
PTBV toàn cầu và định hướng PTBV của Việt Nam, những thành tựu đã đạt được,thách thức và định hướng trong giai đoạn tới [38]
Năm 2012, GS.TS Chu Văn Cấp (Học viện CT - HCQG Hồ Chí Minh đã có
bài viết “Phát triển xanh” – PTBV trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020”đăng trên tạp chí Phát triển & Hội nhập số 4 (14)
– tháng 5 - 6/2012 Bài viết đề cập đến các nội dung chính như Việt Nam hội nhập
xu thế phát triển xanh – PTBV, nội hàm phát triển xanh – PTBV trong chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 và hiện thực hóa các nội dung pháttriển xanh – PTBV bằng một số giải pháp cụ thể [6]
Trang 21Công trình nghiên cứu về phát triển bền vững thương mại
Luận án Tiến sỹ của Đoàn Thị Thanh Hương “Giải pháp tăng cường quản lý
nhà nước về BVMT nhằm phát triển TM của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” năm 2008, Viện Nghiên cứu TM - Bộ Công Thương, đã làm rõ nội
dung quản lý nhà nước về BVMT trong hoạt động TM, bản chất của mối quan hệgiữa các hoạt động XNK với quản lý thị trường đối với các vấn đề về môi trường,ảnh hưởng của môi trường đến TM Bên cạnh đó, luận án cón đánh giá được những
ưu điểm, hạn chế của cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về BVMT trong hoạtđộng TM, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước vềBVMT trong hoạt động TM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế [37]
Năm 2012, kỷ yếu hội thảo với chủ đề “Chính sách TM nhằm PTBV ở Việt
Nam thời kỳ 2011-2020”được ban hành bởi NXB Công thương do PGS.TS Lê
Danh Vĩnh chủ biên Hội thảo làm rõ cơ sở khoa học để xây dựng và hoàn thiện
chính sách phát triển xuất, nhập khẩu phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế nhanh vàbền vững ở nước ta thời kỳ 2011-2020 Các vấn đề được tập trung thảo luận là làmthế nào để nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, hạnchế nhập siêu, gắn phát triển xuất, nhập khẩu với yêu cầu BVMT và giải quyết cácvấn đề xã hội Với 33 bài tham luận của các nhà khoa học và các nhà quản lý, cáccông trình khá toàn diện và sâu sắc về các vấn đề liên quan đến phát triển thương
mại Nội dung của các bài viết được khái quát hóa như sau: Thứ nhất, về lý thuyết
PTBV, cơ sở lý luận xây dựng chính sách xuất, nhập khẩu theo hướng phục vụ yêucầu PTBV ở Việt Nam thời kỳ 2011-2020: Đã có nhiều bài viết tập trung làm rõ nộidung, tiêu chí, mô hình PTBV và áp dụng đối với lĩnh vực xuất, nhập khẩu Các nộidung mới được đề cập đến như kinh tế sinh thái, xuất khẩu bền vững, yêu cầu củachính sách xuất, nhập khẩu nhằm thực hiện mục tiêu PTBV của Đảng ở nước ta
Thứ hai, về đánh giá thực trạng xuất, nhập khẩu theo các tiêu chí PTBV: Các bài
tham luận đã làm rõ thực trạng xuất, nhập khẩu nước ta trong 10 năm qua đã cónhững đóng góp quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xãhội, môi trường Tuy nhiên, phát triển xuất, nhập khẩu của nước ta trong giai đoạnvừa qua chưa bền vững: chất lượng tăng trưởng xuất khẩu chưa cao; nhập siêu ởmức độ còn lớn và kéo dài; nhập khẩu công nghệ tiên tiến chưa đáng kể; hoạt độngxuất, nhập khẩu chứa đựng nhiều nguy cơ làm suy thoái và ô nhiễm môi trường, nảy
sinh các vấn đề xã hội phức tạp Thứ ba, về quan điểm, định hướng, giải pháp và
Trang 22chính sách lớn phát triển xuất, nhập khẩu phục vụ yêu cầu PTBV: Các tham luận đãđưa ra các quan điểm, định hướng phát triển xuất, nhập khẩu phục vụ yêu cầuPTBV như: nâng cao chất lượng xuất khẩu trên cơ sở thay đổi mô hình tăng trưởngdựa vào các yếu tố làm tăng năng suất, chất lượng, nâng cao giá trị hàng xuất khẩu;nhập khẩu công nghệ tiên tiến, hạn chế nhập khẩu các mặt hàng trong nước sản xuấtđược, phát triển sản xuất những hàng hóa thay thế nhập khẩu; phát triển xuất, nhậpkhẩu theo hướng hạn chế khai thác tài nguyên, hạn chế ô nhiễm môi trường, có cơchế hợp lý trong chia sẻ lợi ích từ hoạt động xuất, nhập khẩu Các giải pháp vàchính sách lớn được đề cập là tái cấu trúc nền kinh tế, tăng đầu tư cho việc chuyểndịch cơ cấu xuất khẩu, phát triển khoa học, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực,
đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo ổn định chính trị, xã hội Thứ tư, về
chính sách phát triển mặt hàng và thị trường xuất, nhập khẩu: Các tham luận đã đềxuất các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng các nhóm hàng xuất khẩu nước
ta có lợi thế như gạo, cao su, cà phê, điện tử, dệt may Cụ thể là nâng cao khả năngtham gia của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu, là khâu tạo ranhiều giá trị nhất Chính sách phát triển thị trường xuất, nhập khẩu là tận dụng cơhội mở cửa thị trường theo các cam kết hội nhập để khai thác có hiệu quả các thịtrường xuất khẩu hiện có, phát triển các thị trường mới; tăng nhập khẩu từ thị
trường các nước có công nghệ nguồn Thứ năm, về nhận diện các cơ hội và thách
thức đối với việc phát triển xuất, nhập khẩu theo yêu cầu PTBV: Một số tham luận
đã phân tích sâu sắc các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất, nhập khẩu nước tatrong giai đoạn tới như: khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, vấn đề
nợ công, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, xu hướng phát triển nền kinh tế
xanh, an ninh năng lượng, lương thực Thứ sáu, về các vấn đề khác đã tập trung
phân tích sâu các yếu tố tác động đến phát triển xuất, nhập khẩu nước ta [80]
PGS.TS Lê Danh Vĩnh (2013) nghiên cứu đề tài khoa học cấp nhà nước
“Luận cứ khoa học cho xây dựng chính sách XNK bền vững của Việt Nam thời kỳ
2011 – 2020”, đề tài đã góp phần phát triển lý thuyết PTBV, ứng dụng trong hoạt
động XNK hàng hóa, đưa ra khái niệm, nội dung về XNK bền vững và xác định cáctiêu chí đánh giá, thông qua việc phân tích thực trạng hoạt động XNK hàng hóa củaViệt Nam theo khung lý thuyết, đề tài xác lập cơ sở thực tiễn và đề xuất các giảipháp có luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện chính sách XNK bền vững [66]
Trang 23Năm 2015, NCS Nguyễn Thị Phượng đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ
kinh tế về đề tài “Hoàn thiện chính sách TM nhằm phát triển xuất khẩu bền vững
sản phẩm da giầy của Việt Nam” Tác giả nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận mới
làm cơ sở để triển khai nghiên cứu, đánh giá chính sách TM nhằm phát triển xuấtkhẩu bền vững sản phẩm da giầy Tác giả đã xây dựng khái niệm, nội dung và cáctiêu chí đánh giá phát triển XK bền vững sản phẩm da giầy, nội dung chính sách
TM phát triển XK bền vững sản phẩm da giầy, tác động của chính sách TM tới pháttriển xuất khẩu bền vững sản phẩm da giầy Tác giả cũng đã nghiên cứu kinhnghiệm của Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia về chính sách TM nhằm phát triển
XK bền vững sản phẩm da giầy và rút ra các bài học có thể vận dụng cho Việt Nam.Bên cạnh đó, tác giả cũng đã phân tích thực trạng phát triển XK bền vững sản phẩm
da giầy của Việt Nam giai đoạn 2004 - 2013 và năm 2014 trên cả 3 kĩnh vực kinh
tế, xã hội và môi trường, từ đó đưa ra những mặt tích cực, những mặt hạn chế vànguyên nhân dẫn tới những hạn chế của chính sách TM đối với phát triển XK bềnvững sản phẩm da giầy, đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách TMnhằm phát triển XK bền vững sản phẩm da giầy của Việt Nam đến năm 2020 [47]
Năm 2015, NCS Nguyễn Thị Tình đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ kinh
tế về đề tài “Phát triển TM bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” Tác giả tập
trung nghiên cứu các vấn đề TM hàng hóa, thực trạng phát triển TM hàng hóa bềnvững ở Thái Nguyên, luận án đã xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá pháttriển TM bền vững áp dụng tại địa phương Luận án không tiếp cận PTBVTM trêngóc độ tiếp cận của Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển (WCEP) haychương trình nghị sự 21 (Agenda 21) Đề tài chỉ ra điểm mạnh điểm yếu trong pháttriển TM hàng hóa bền vững của tỉnh Thái Nguyên Trên cơ sở đó tác giả đề xuấtcác giải pháp phát triển TM bền vững ở tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới [66]
1.1.2 Công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc (WCED)
trong báo cáo “Our commom future” (Tương lai chung của chúng ta) đưa ra năm
1987, đã phân tích các nguy cơ và thách thức đe dọa sự PTBV của các quốc gia trên
thế giới Trong đó, quan trọng phải kể đến khái niệm về PTBV đó “Là sự đáp ứng
của nhu cầu hiện tại mà không gây trở ngại cho các thế hệ mai sau” đang được sử
Trang 24dụng rộng rãi hiện nay Ngoài ra, sau hội nghị Môi trường và Phát triển tại Rio de
Janeiro năm 1992, có nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB): “Toàn cầu hóa,
tăng trưởng và đói nghèo”, hay nghiên cứu của Thaddeus C.Trzyna “Thế giới bền vững: định nghĩa và trắc lượng PTBV” và một số nghiên cứu khác cũng đưa ra các
tiêu chí về PTBV [66]
Cuốn sách“Sustainable trade and Porerty Reduction” (TM bền vững và
giảm đói nghèo) được xuất bản năm 2006, thuộc bản quyền của United NationsEnvironment Programme (UNEP) Đây là kết quả của dự án đánh giá tổng hợp vàlập kế hoạch IAP (Integrated Assessment and Planning) do UNEP tài trợ trong 9quốc gia Mục đích của báo cáo này nhằm cung cấp thông tin về kết quả đạt được
và khuyến khích họ đề xuất cải tiến Mục đích khác là khuyến khích thực hiện cáckiến nghị và áp dụng dự án IAP bao gồm chính sách TM bền vững và giảm đóinghèo Phần 1 của đề tài gồm 5 nội dung chính: Giới thiệu, mô tả các dự án IAP,các nghiên cứu quốc gia, tóm tắt các kiến nghị từ các dự án, và bài học kinhnghiệm Nội dung của phần 2 là các báo cáo tóm tắt đánh giá kinh nghiệm của 9quốc gia Đây là một tài liệu quan trọng hỗ trợ nghiên cứu các giải pháp choPTBVTM [86]
Tác giả Shawkat Alam (2007), nghiên cứu vấn đề “Sustainable Development
and Free Trade: Institutional Approaches”, trong cuốn sách này cung cấp một cuộc
khảo sát toàn diện về mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế từ TM và môi trườngcũng như tác động của nó cho PTBV Shawkat Alam cho rằng vấn đề BVMT gắn
bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế của các nước đang phát triển, từ đó cung cấpnhững luận cứ cho cải cách TM quốc tế hiện hành và cách thức tổ chức trong chiếnlược PTBV Cuốn sách này là mối quan tâm của những nhà nghiên cứu trong cáclĩnh vực nghiên cứu phát triển, kinh tế môi trường, TM quốc tế [66]
Bài hội thảo của UNCTAD có nhan đề “Sustainable trade of Arapaima
gigas in Amazon region” (TM bền vững đối với Arapaima gigas tại khu vực
Amazon) trong năm 2007 đã phân tích vấn đề kinh doanh TM bền vững đối với loài
cá nước ngọt Arapaima gigas tại lưu vực sông Amazon Nam Mỹ Arapaima gigas
là loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới nhưng do lượng đánh bắt quá lớn làm suygiảm quần thể loại cá tự nhiên này Bài hội thảo này được các chuyên gia trao đổi,
Trang 25xác định mục tiêu và xây dựng chiến lược chung để thúc đẩy TM bền vững cũngnhư quản lý tốt sản phẩm hàng đầu của Amazon [66]
Năm 2008, tác giả Bastiaan Zoeteman và Wouter Kersten với tác phẩm
“Stimulating Sustainable trade – Aiming at a Joint goverment business approach addressing” đã đề cập tới vấn đề gây tranh cãi là liệu rằng TM ảnh hưởng tích cực
hay tiêu cực đến thế giới Nhận định chung thì cho rằng TM toàn cầu có khả năngtác động tích cực đến tất cả mọi người, tuy nhiên cơ chế TM toàn cầu hiện hành cóthể làm tăng sự bất bình đẳng thu nhập và ít có khả năng tối ưu hóa việc sử dụngcác nguồn tài nguyên thiên nhiên Sự khác biệt về tiềm lực kinh tế và chính trị ảnhhưởng đến việc phân bổ lợi ích trong TM và có thể làm méo mó lý thuyết tối ưu vềphân bổ nguồn lực Có hai thái cực tồn tại đó là: 1) Tự do TM là cách tốt nhất đểphân bổ nguồn lực và vì thế dẫn đến tối ưu hóa việc tạo ra của cải; 2) Chỉ có nhữngnước giàu mới hưởng lợi từ TM, do đó TM toàn cầu nên được giảm thiểu Cả haithái cực dường như đều bỏ lỡ nhu cầu về sự cân bằng trên thế giới Khi nói về sựcân bằng giữa sự can thiệp của chính phủ và TM tự do, tầm quan trọng ngày càngtăng bởi cái gọi là mối quan tâm phi TM như điều kiện lao động, quyền lợi động vật
và việc ngăn chặn các tác động xấu đến môi trường do sự biến động của TM Cácnước muốn kích thích sản xuất (trong nước) và tiêu thụ các sản phẩm mà tác độngtích cực đến xã hội và môi trường thì đang phải đối mặt với sự phản kháng hay cácquy định TM của các nước phát triển (ngăn ngừa hạn chế nhập khẩu) hoặc các biệnpháp để bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất trong nước của các nước đang phát triển
Vì vậy, bất kỳ sự nỗ lực nào để kích thích sự phát triển của các sản phẩm bền vữngđều được mong đợi hay hướng tới một hệ thống TM bền vững [82]
UNCTAD - Tổ chức Phát triển TM của Liên hợp quốc (United NationConference on trade and Development) trong thời gian gần đây đề cập rất nhiều đến
các vấn đề về TM, PTBV và PTTMBV, cụ thể như: “The green economy: Trade
and sustaiable development implications, Geneva, Switzerland, 2009, 2010, 2011”,
“Trade anh development, Report”… xoay quanh các nội dung : TM và liên kết
PTBV, các biện pháp sở hữu trí tuệ liên quan đến TM, môi trường hàng hóa và dịch
vụ, xuất khẩu tăng trưởng Chứng tỏ rằng, vấn đề PTTMBV luôn được UNCTADquan tâm và chú trọng nhưng cũng chỉ khái quát về khái niệm PTTMBV cũng như
Trang 26thực trạng phát triển của ngành TM nói chung để định hướng cho hành động, chưanghiên cứu nội hàm sâu xa của PTTMBV [66]
Năm 2009, Moustapha Kamal Gueye, Malena Sell và Janet Strachan đã phát
hành cuốn sách “Trade, climate change and sustainable development: key issues
for small states, least developed countries and vulnerable economies” (TM, biến
đổi khí hậu và PTBV: các vấn đề quan trọng đối với các nước nhỏ, các nước chậmphát triển nhất và các nền kinh tế dễ bị tổn thương) Cuốn sách này đã đề cập đếnnhững cơ hội và thách thức lớn mà các nước nhỏ, các nước chậm phát triển nhất vàcác nền kinh tế dễ bị tổn thương đang phải đối mặt Họ là những quốc gia bị tổnthương nặng nề nhất từ sự thay đổi khí hậu nhưng lại được trang bị ít nhất để đốimặt với sự thay đổi của chính sách TM Ngoài ra, nó còn đưa ra các biện pháp biếnđổi khí hậu và thúc đẩy hơn nữa năng lực và khả năng cạnh tranh TM của các nướcnày trong thị trường toàn cầu Tác phẩm này là mối quan tâm đối với các nhà hoạchđịnh chính sách và bất cứ ai cần tìm hiểu về những tác động của biến đổi khí hậuđối với nền kinh tế của các quốc gia nhỏ, quốc gia đang phát triển và những nềnkinh tế dễ bị tổn thương [84]
Năm 2010, hai tác giả Mark Halle và Long Guogiang đã biên soạn cuốn sách
“Elements of a sustainable trade strategy for China” (Các yếu tố cấu thành một
chiến lược TM bền vững đối với Trung Quốc) được xuất bản tại Viện quốc tế vềPTBV.Mục đích của nghiên cứu là khám phá ra những yếu tố quan trọng cấu thànhcho một chiến lược TM bền vững đối với Trung Quốc Một chiến lược phát triểncon người đầu tiên đối với Trung Quốc có thể nhận thấy ý nghĩa của việc tăng sốlao động có trình độ là rất quan trọng cho sự hòa hợp xã hội Nó cũng có thể nhận
ra rằng để đạt được PTBV đòi hỏi phải đổi mới để chuyển đổi từ việc sản xuấtchuyên sâu từ nguồn tài nguyên hiện tại của Trung Quốc sang chiến lược ứng phóvới những áp lực ngày càng tăng từ các đối tác kinh doanh và nhận thức của ngườitiêu dùng Cuốn sách này thu thập và tóm tắt một loạt các nghiên cứu trong các lĩnhvực quan trọng cái mà sẽ đóng góp cho một chiến lược TM bền vững của TrungQuốc để chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng chuỗi giá trị, gia tăng nhận thức vàviệc làm để phục vụ các yêu cầu PTBV trong TM và đầu tư, và góp phần phân bổlợi ích một cách tốt nhất Như vậy, Trung Quốc có thể xây dựng một chiến lược
Trang 27TM bền vững để đạt được mức lợi nhuận lớn nhất cho sự tăng trưởng TM trong khivẫn đảm bảo được mức sống cao hơn cho cả xã hội bao gồm cả người dân Trung
Quốc và người dân của các quốc gia khác Các chương khác nhau của cuốn sách
này đã khám phá những yếu tố quan trọng của một chiến lược TM bền vững đối vớiTrung Quốc Chiến lược TM bền vững đối với Trung Quốc sẽ tập trung sự chú ýnhiều hơn vào bồi dưỡng và tiếp thu những thành công trong sự đổi mới, phủ xanhquá trình nâng cấp công nghiệp, ngăn chặn sự lạc hậu và hòa nhập vào xu hướng
TM hiện tại và thúc đẩy đầu tư bền vững ở nước ngoài Mục đích là để tăng chuỗigiá trị trong khi đảm bảo các điều kiện xã hội và môi trường được cải thiện.Tronglĩnh vực dịch vụ, một chiến lược TM bền vững sẽ xem xét để khai thác khả năngcủa các dịch vụ chất lượng để củng cố lĩnh vực sản xuất cạnh tranh, bao gồm cả cácnhà xuất khẩu Và nó sẽ tìm đến các dịch vụ môi trường để giúp đảm bảo rằng thiệthại về môi trường và việc sử dụng tài nguyên nặng không phá hoại phúc lợi xã hội
và tăng trưởng kinh tế trong tương lai Nó cũng sẽ tìm cách cung cấp việc làm có
chất lượng cho lực lượng lao động ngày càng tăng của Trung Quốc [83]
Năm 2011, tác giả Zoltan Ban đã biên soạn cuốn sách “Sustainable trade:
changing the enviroment the market operates in, through standardized Global trade tariffs” (TM bền vững: thay đổi môi trường vận hành thị trường, thông qua
hệ thống thuế quan TM toàn cầu được tiêu chuẩn hóa) Cuốn sách đã đề cập đếnvấn đề tiêu chuẩn hóa hệ thống thuế quan toàn cầu tác động rất lớn đến TM và nhấnmạnh sự chung vai, hỗ trợ của Chính phủ để thay đổi một số giải pháp đối với hệthống thuế quan, đem lại những lợi ích nhằm đáp ứng nhu cầu con người và gópphần PTBVTM Cuốn sách chia thành 4 phần, phần 1 mô tả chi tiết hệ thống thuếquan TM bền vững cũng như quá trình hình thành và phát triển của chúng Phần 2tập trung vào giải quyết vấn đề nguồn tài nguyên khan hiếm như dầu mỏ, khí đốt,thực phẩm và chỉ rõ thuế quan TM bền vững thúc đẩy sử dụng hiệu quả nguồn tàinguyên thiên nhiên Phần 3 giải quyết các khía cạnh của hệ thống tài chính và hệthống kinh tế Phần 4 (Chương 10 đến chương 12) phân tích văn hóa như là ngườiđiều khiển nền kinh tế và chính sách [85]
Năm 2013, tác giả Frans Crul đã viết bài hội thảo “China and South Africa
on their way to Sustainable trade relations” (Trung Quốc và Nam Phi trên con
Trang 28đường hướng tới quan hệ TM bền vững) Tác phẩm này đã nêu bật sự cần thiết hợptác trong quan hệ TM bền vững giữa Trung Quốc và Nam phi Trong thập kỷ quaTrung Quốc đã trở thành đối tác TM lớn nhất của Nam Phi, nguồn vốn đầu tư trựctiếp từ Trung Quốc vào Nam Phi ngày càng tăng, giá trị KNNK nguyên vật liệu vàoTrung Quốc và hàng hóa NK vào Nam Phi ngày càng lớn, mang lại lợi ích kinh tếcho hai bên Tuy nhiên, khi hàng hóa chủ yếu NK từ Trung Quốc khiến cho NamPhi đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng Như vậy, làm thế nào để NamPhi vừa PTBV quan hệ TM với Trung Quốc vừa giải quyết vấn đề lao động thấtnghiệp như hiện nay? Phần cuối tác phẩm này cho rằng Nam Phi cần bảo vệ bềnvững thị trường nội địa và phát triển sản xuất trong nước, các chính sách thươngmại cần được xây dựng trong thời gian ngắn hạn và dài hạn [66]
Bài báo năm 2014“Yes to a Sustainable trade policy - No to the
Transatlantic trade and invesment partnership (Nói có với chính sách TM bền vững
– Nói không với đối tác TM và đầu tư xuyên Đại Tây Dương) của tác giả SvenHibig đã đề cập đến nhiều nội dung, điển hình nội dung: để hướng tới chính sách
TM bền vững và công bằng thì chính sách TM phải được dân chủ hơn, nhân quyềncác chính sách TM phải được đề cao, phạm vi quản lý của Chính phủ cũng phảiđược mở rộng, nền sản xuất nông nghiệp phải có tính bền vững và công bằng [66]
1.1.3 Khoảng trống khoa học của đề tài
Thương mại có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế của bất kỳquốc gia nào và của bất kỳ một khu vực địa phương nào Trong điều kiện khoa học,công nghệ phát triển như vũ bão cùng với sự thay đổi của môi trường và nhu cầungày càng đa dạng, phức tạp của cuộc sống con người hiện nay, vấn đề phát triểnbền vững thương mại đang trở thành mối quan tâm của các quốc gia và khu vực trênthế giới, trong đó có Việt Nam
Trong khi đó, có thể thấy rằng có nhiều nghiên cứu về phát triển thương mại,phát triển bền vững nói chung, hay phát triển bền vững xuất nhập khẩu và phát triểnbền vững trong nhiều lĩnh vực khác nhau ở trong và ngoài nước Nhưng có rất ítnghiên cứu về PTBVTM trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là đối với tỉnh ven biển nhưBình Định Bình Định là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, được coi nhưcửa ngõ của các tỉnh Tây Nguyên, có kinh tế biển, gần với đường hàng hải quốc tế
Trang 29và là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển thương mại Song để phát triển bền vữngthương mại, xanh hóa các hoạt động thương mại cần có những nghiên cứu chuyênsâu, gắn với đặc thù của địa phương Bình Định, đồng thời tiếp cận góc độ phát triểnbền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường Chính vì thế, việc nghiên cứu đề tài
“Phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định” phù hợp với thực
tiễn Đề tài được nghiên cứu dựa trên những giá trị khoa học kế thừa từ nhiềunghiên cứu về phát triển bền vững trong nhiều lĩnh vực khác nhau ở trong và ngoàinước Trên cơ sở kế thừa đó, đề tài nghiên cứu PTBVTM gắn với 3 trụ cột trongphát triển bền vững, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và xanh hóa lĩnh vực thươngmại trên địa bàn tỉnh Bình Định trong giai đoạn phát triển mới
1.2 Hướng nghiên cứu của luận án
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Mục tiêu tổng quát của luận án là đánh giá được thực trạng và đề xuất giảipháp phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định
Để thực hiện mục tiêu tổng quát trên, mục tiêu cụ thể của đề tài là:
- Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về PTBVTM trên địa bàn tỉnh
- Nhận diện các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự PTBVTM trên địa bàn tỉnhBình Định
- Phân tích thực trạng PTBVTM trên địa bàn tỉnh Bình Định từ năm 2010 đến
2018 và những vấn đề đặt ra
- Đánh giá cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu trong PTBVTM trênđịa bàn tỉnh Bình Định Từ đó, đề xuất quan điểm, phương hướng và giải phápPTBVTM trên địa bàn tỉnh Bình Định trong bối cảnh hội nhập và phát triển
1.2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
PTBVTM trên địa bàn tỉnh Bình Định
Phạm vi nội dung: Tiếp cận nghiên cứu về TM hàng hóa ở tầm vĩ mô cấp
tỉnh bao gồm TM trong nước và TM quốc tế của tỉnh Bình Định, trọng tâm là đi sâuvào nghiên cứu PTBVTM trên góc độ tiếp cận của Ủy ban thế giới về môi trường
và phát triển (WCEP) hay chương trình nghị sự 21 với 3 trụ cột cơ bản đó là kinh tế,
xã hội và môi trường
Trang 30Phạm vi không gian: Phạm vi nghiên cứu TM vĩ mô trên địa bàn Bình Định Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng PTBVTM trên địa bàn tỉnh Bình
Định trong giai đoạn 2010 - 2018 Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằmPTBVTM trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2025, tầm nhìn 2030
1.2.3 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu định tính: Tác giả tiếp cận các tài liệu liên quan
đến vấn đề nghiên cứu, tiếp cận các nghiên cứu trong và ngoài nước để hệ thống lạicác lý thuyết liên quan, tìm ra các câu hỏi nghiên cứu và xác định nội dung cũngnhư các nhân tố tác động đến sự PTBVTM trên địa bàn tỉnh Bình Định Phươngpháp thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định tính là phương pháp quan sát vàphương pháp đánh giá theo tính quy luật chung của sự phát triển Có nghĩa là tác giảthu thập thông tin thông qua việc đánh giá, nhận định của chuyên gia am hiểu sâulĩnh vực TM trên địa bàn tỉnh Bình Định, để làm cơ sở đưa ra các kết luận của tácgiả một cách chính xác, có căn cứ khoa học và phù hợp với xu thế chung
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Tác giả thu thập các dữ liệu để kiểm
định lại các lý thuyết khoa học Phương pháp thu thập dữ liệu trong nghiên cứuđịnh lượng là phương pháp kết hợp tính toán tổng hợp số liệu thứ cấp và phươngpháp điều tra khảo sát thực tiễn phát triển bền vững thương mại trên địa bàn tỉnhBình Định được xử lý bằng phần mềm SPSS
Phương pháp điều tra khảo sát thông qua các đối tượng là các nhà quản lýtrong các sở ban ngành, các nhà quản lý trong các doanh nghiệp TM và khách hàngtrên địa bàn tỉnh Bình Định Mục đích chính là thu thập thông tin xem chính nhữngngười trong cuộc đánh giá như thế nào về thực trạng phát triển TM trên địa bàn tỉnhBình Định hiện nay Sau đó tác giả sử dụng phần mềm SPSS để xử lý kết quả điềutra khảo sát
Các phương pháp nghiên cứu khác: Ngoài việc sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính và định lượng, luận án còn sử dụng một số phương phápnghiên cứu khác như phương pháp phân tích thống kê, phương pháp mô tả, phươngpháp so sánh đối chiếu,… để phân tích đánh giá các nội dung nghiên cứu trên cơ sởphương pháp luận duy vật biện chứng
Trang 31CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 2.1 Tổng quan về phát triển bền vững và phát triển bền vững thương mại
2.1.1 Khái niệm về phát triển và phát triển bền vững
2.1.1.1 Khái niệm về phát triển
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảngthời gian nhất định Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ Quy mô tăngtrưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ýnghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ.Còn thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện bằng dạng hiện vật hoặc giá trị Nhưvậy, bản chất của tăng trưởng phản ánh sự thay đổi về lượng và chất của nền kinh tế.Theo quan niệm chung nhất, phát triển là sự tăng thêm về quy mô, gia tăng tốc
độ và nâng cao chất lượng [35] Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến vềmọi mặt của nền kinh tế Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả vềlượng và về chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của haivấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia Như vậy, phát triển phải là một quátrình lâu dài và do các nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định Nội dung của pháttriển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức: Một là, sự gia tăng tổng mức thu nhậpcủa nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên một đầu người Hai là, sựbiến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơntrong các vấn đề xã hội Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốcgia không phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xóa bỏnghèo đói, suy dinh dưỡng, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cậncác dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí,… Hoàn thiện các tiêu chí trên chính là
sự thay đổi về chất xã hội của quá trình phát triển [45]
Tuy nhiên, khi sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của nhiều nước trên thếgiới đã đạt ở một mức độ khá cao, người ta bắt đầu lo nghĩ đến ảnh hưởng tiêu cựccủa sự tăng trưởng và phát triển nhanh đến tương lai con người Vì thế mà vấn đề
phát triển một cách bền vững được đặt ra và dẫn đến sự ra đời của quan niệm “Phát
triển bền vững”.
Trang 322.1.1.2 Khái quát về phát triển bền vững
xét lại Câu lạc bộ Rome được thành lập, đây là một tổ chức phi chính phủ, hỗ trợ
cho việc nghiên cứu “Những vấn đề của thế giới” Tổ chức này đã tập hợp nhữngnhà khoa học, nhà nhiên cứu, nhà kinh doanh cũng như các nhà lãnh đạo của cácquốc gia trên thế giới Trong nhiều năm, Câu lạc bộ Rome đã công bố một số lượng
lớn các báo cáo, bao gồm cả bản báo cáo Giới hạn của sự tăng trưởng – được xuất
bản năm 1972 – đề cập tới hậu quả của việc tăng dân số quá nhanh, sự hữu hạn củacác nguồn tài nguyên Tài liệu này đề nghị một hướng mới cho phát triển và cónhững nhận thức, nhận định khác thường về kinh tế thế giới và xã hội loài ngườinên đã gây ảnh hưởng chấn động toàn cầu Sự tăng trưởng kinh tế và dân số quánhanh cùng với tình trạng thi đua sản xuất
Năm 1980, các tổ chức bảo tồn như Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới(IUCN), Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) và Quỹ Bảo vệ Thiênnhiên Thế giới (WWF) đã đưa ra “Chiến lược bảo tồn thế giới” Chiến lược nàythúc giục các nước soạn thảo các chiến lược bảo tồn quốc gia của mình Từ khiChiến lược bảo tồn thế giới được công bố tới nay, đã có trên 60 chiến lược bảo tồn
quốc gia được phê duyệt Trong chiến lược này, thuật ngữ phát triển bền vững –
Sustainable Development) lần đầu tiên được nhắc tới, mục tiêu tổng thể của Chiếnlược là “đạt được sự PTBV bằng cách bảo vệ các tài nguyên sinh vật” và thuật ngữPTBV ở đây được đề cập tới với một nội dung hẹp, nhấn mạnh tính bền vững của
sự phát triển về mặt sinh thái, nhằm kêu gọi việc bảo tồn các tài nguyên sinh vật
Năm 1987, trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”, Ủy ban Quốc tế
về Môi trường và Phát triển lần đầu tiên đã đưa ra một định nghĩa tương đối đầy đủ
về PTBV là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không
gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau.
Trang 33Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio deJaneiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về PTBV tổ chức ở
Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định "Phát triển bền vững" là
quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát
triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là
thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm)
và BVMT (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi
trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệmtài nguyên thiên nhiên) Tiêu chí để đánh giá sự PTBV là sự tăng trưởng kinh tế ổnđịnh; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệmtài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao được chất lượng môi trường sống Hộinghị này có 179 nước tham gia đã thông qua Tuyên bố Rio de Janeiro về môitrường và phát triển bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và Chương trình nghị sự 21(Agenda 21) về các giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế
kỷ 21 Hội nghị khuyến nghị từng nước căn cứ vào điều kiện và đặc điểm cụ thể đểxây dựng Chương trình nghị sự 21 ở cấp quốc gia, cấp ngành và địa phương Mườinăm sau, tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững tổ chức năm 2002 ởJohannesburg (Cộng hòa Nam Phi), 166 nước tham gia đã thông qua Bản Tuyên bốJohannesburg và Bản kế hoạch thực hiện về phát triển bền vững Hội nghị đã khẳngđịnh lại các nguyên tắc đã đề ra trước đây và tiếp tục cam kết thực hiện đầy đủ Angeda
21 về phát triển bền vững
Năm 2005, Soubbotina đã đưa ra quan niệm mới về PTBV được thể hiện
trong cuốn “Không chỉ là tăng trưởng kinh tế - Nhập môn về PTBV” Theo đó
PTBV cũng có thể được gọi bằng một cách khác là phát triển “bình đẳng và cân đối,
có nghĩa là để duy trì sự phát triển mãi mãi, cần cân bằng giữa lợi ích của các nhómngười trong cùng một thế hệ, và thực hiện điều này đồng thời trên cả ba lĩnh vựcquan trọng có mối quan hệ qua lại với nhau: Kinh tế, xã hội và môi trường” Nhưvậy PTBV là về sự bình đẳng, được định nghĩa là sự bình đẳng về cơ hội làm giàu,cũng như là tính toàn diện của các mục tiêu [49]
Tại Việt Nam, từ năm 1991 Chính phủ đã ban hành “Kế hoạch quốc gia về môitrường và phát triển bền vững giai đoạn 1991 – 2000” (theo Chỉ thị 187/CT ngày
Trang 3412/6/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) tạo tiền đề cho quá trình phát triển bềnvững ở Việt Nam.
Trong giai đoạn đầu Việt Nam mở cửa hội nhập, quan điểm PTBV đã đượckhẳng định trong Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị
về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước, trong đó nhấn mạnh: "BVMT là một nội dung cơ bản không thể tách rời trongđường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, cácngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm PTBV, thực hiện thắng lợi sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" Quan điểm PTBV đã được tái khẳng định trongcác văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản ViệtNam và trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 là: "Phát triểnnhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, côngbằng xã hội và BVMT" và "Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cảithiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trườngthiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học" PTBV đã trở thành đường lối, quan điểm củaĐảng và chính sách của Nhà nước
Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra Quyết định 256/2003/QĐ –TTg ngày 2/12/2003 về phê duyệt “Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020” Chiến lược đã khẳng định: “Chiến lược Bảo vệmôi trường là bộ phận cấu thành không thể tách rời của Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững đất nước Phát triểnkinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hoà với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.”
Để thực hiện mục tiêu PTBV đất nước, Chính phủ Việt Nam đã ban
hành "Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam" (Chương trình nghị sự
21 của Việt Nam) Định hướng chiến lược về PTBV ở Việt Nam nêu lên những
thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt, đề ra những chủ trương, chính sách,công cụ pháp luật và những lĩnh vực hoạt động ưu tiên cần được thực hiện để PTBVtrong thế kỷ 21 Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam không thay thế cácchiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch hiện có, mà là căn cứ để cụ thể hóaChiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, Chiến lược BVMT quốc gia đến
Trang 35năm 2010 và định hướng đến năm 2020, xây dựng kế hoạch 5 năm 2006-2010, cũngnhư xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển của các ngành,địa phương, nhằm kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa phát triển kinh tế, thựchiện tiến bộ, công bằng xã hội và BVMT, bảo đảm sự PTBV đất nước [61]
Tiếp đó Nghị quyết số 41/2004/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 15 tháng 11năm 2004 về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp, hiện đại hoáđất nước Nghị quyết đã khẳng định: “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đềsống còn của nhân loại là nhân tố góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế -
xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế củanước ta; Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơbản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kếhoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương Khắcphục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môitrường Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.”
Khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đứngtrước nhiều vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn, Ban chấp hành Trung ương Đảng (Hộinghị lần thứ tư, khoá X) đã đưa ra Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 05 tháng 2 năm 2007
về một số chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam làthành viên của WTO Nghị quyết đã nêu ra một trong những thách thức lớn đối với quátrình hội nhập là bảo vệ môi trường sinh thái cho phát triển bền vững của đất nước
Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước và hiệp định quốc
tế về bảo vệ môi trường như: Công ước quốc tế về Ngăn ngừa ô nhiễm do tàuthuyền (MARPOL), Công ước về Các vùng đất ngập nước, Công ước về Buôn bánquốc tế những loài động vật có nguy cơ bị đe dọa (CITES), Nghị định thưMontreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn, Công ước Viên về Bảo vệ tầngôzôn, Công ước Liên Hợp quốc về luật biển, Công ước khung của Liên hợp quốc
về biến đổi khí hậu, Công ước về đa dạng sinh học năm 1994 Từ những năm
1980, Việt Nam đã hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế, phi chính phủ (Liên minhbảo vệ thiên nhiên quốc tế - IUCN, Chương trình môi trường của Liên hợp quốc -UNEP, cơ quan phát triển quốc tế Thụy Điển SIDA…) nhằm tranh thủ sự giúp đỡ
về ngân sách, khoa học kỹ thuật để thực hiện các chương trình bảo vệ môi trường
Trang 36Như vậy, có thể thấy quan điểm về phát triển bền vững được thể hiện mộtcách thống nhất, xuyên suốt và ngày càng sâu rộng trong các chủ trương của Đảng
và chính sách, pháp luật của Nhà nước Phát triển bền vững ở Việt Nam là sự kếthợp hài hòa giữa đẩy mạnh phát triển kinh tế, đi kèm với giải quyết các vấn đề xãhội và cải thiện chất lượng môi trường sống [28]
b Khái niệm về phát triển bền vững
Hiện nay, các khái niệm về phát triển bền vững chủ yếu được phát biểu dướidạng tổng quát, định tính, và bao gồm các vấn đề như tăng trưởng kinh tế, phânphối tài sản công bằng trong một thế hệ và giữa các thế hệ; cung ứng các nguồn lực;chất lượng môi trường; và quỹ đạo đồng tiến triển kinh tế - môi sinh Có rất nhiềucách tiếp cận khác nhau về khái niệm phát triển bền vững, song định nghĩa đượcthừa nhận rộng rãi nhất và cũng được trích dẫn nhiều nhất là của Uỷ ban thế giới về
Môi trường và Phát triển (WCED) (1987): Phát triển bền vững là sự phát triển
nhằm thỏa mãn được các nhu cầu của hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc thỏa mãn các nhu cầu của họ
Định nghĩa này bao hàm 3 nội dung quan trọng, thứ nhất là vấn đề “nhu cầu”,đặc biệt các nhu cầu cơ bản của người nghèo cần phải được ưu tiên hàng đầu; Thứhai là ý tưởng về sự giới hạn do tình trạng công nghệ và tổ chức xã hội áp đặt lênkhả năng của môi trường trong việc thoả mãn nhu cầu hiện tại và tương lai; Và sự
“công bằng” trong một thế hệ và giữa các thế hệ Các nhân tố của phát triển bềnvững nêu trên hàm chứa rất nhiều phức tạp, không dễ nắm bắt Các mục tiêu chỉ đều
có tính đa chiều, khó có thể cân bằng và khám xét về thành công hay thất bại [28]
Nhìn chung có nhiều quan niệm khác nhau về “Phát triển bền vững” vàkhông một định nghĩa hay khái niệm nào toàn diện và không có giới hạn Vấn đềquan trọng là cần phải có các mục tiêu rõ ràng và các cách thức cụ thể để thực hiệnchúng Dưới góc độ nghiên cứu của luận án, tác giả đề xuất một định nghĩa cụ thể
về “Phát triển bền vững”, đó là: Quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý
và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển đó là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và BVMT nhằm đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau.
Trang 37c Nội dung phát triển bền vững
Nội dung của phát triển bền vững có thể khái quát dựa trên 3 trụ cột cơ bản,
và nỗ lực kết hợp chúng một cách hài hòa nhằm hướng tới sự phát triển bền vững
Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về kinh tế: Một hệ thống kinh tế bền vững phải có khả năng chống
chọi với các cú sốc từ bên ngoài và khả năng sản xuất hàng hóa dịch vụ trên cơ sởliên tục với mức độ có thể kiểm soát của chính phủ và nợ nước ngoài; tránh sự mấtcân đối giữa các khu vực mà có thể tổn hại đến sản xuất và tiêu dùng; phân bổ và sửdụng có hiệu quả các nguồn lực
Thứ hai, về xã hội: Một hệ thống xã hội bền vững phải đạt được sự phân phối
bình đẳng; cung cấp đầy đủ các dịch vụ xã hội, bao gồm y tế, giáo dục, bình đẳnggiới, sự tham gia và trách nhiệm chính trị của mọi công dân và các loại phúc lợikhác; duy trì, bảo tồn và tiếp thu các giá trị văn hóa tích cực
Thứ ba, về môi trường: Một hệ thống môi trường bền vững phải duy trì được
một nền tảng nguồn lực ổn định, tránh khai thác quá mức các nguồn lực không thểtái tạo và chỉ khai thác các nguồn lực không tái tạo trong phạm vi đầu tư có thể thaythế được Điều này bao gồm duy trì sự đa dạng sinh học, sự ổn định khí quyển vàcác chức năng khác của hệ sinh thái
Bên cạnh đó, thể chế cũng cần đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giảitrình trong hoạt động của chính quyền, đồng thời đảm bảo sự tham gia của dân cưvào các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội và cộng đồng
Như vậy, với cách tiếp cận trong nghị sự 21 thì PTBV ở địa phương cũngdựa trên các trụ cột chính là kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế Tuy nhiên,PTBV ở địa phương cần có sự lồng ghép đặc thù tự nhiên, văn hóa, kinh tế - xã hộicủa địa phương và hướng tới mục tiêu PTBV của quốc gia [28]
d Các mô hình phát triển bền vững
Mô hình đầu tiên là mô hình PTBV kiểu ba vòng tròn, mô hình này được xây
dựng dựa trên ba trụ cột của PTBV là: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội vàBVMT và chúng được nhấn mạnh đến việc để PTBV nhất thiết phải đảm bảo cả bamục tiêu: kinh tế, xã hội và môi trường
Trang 38Nguồn: Nguyễn Hải Bắc (2010)
Hình 2.1 Mô hình kiểu ba vòng tròn
Mô hình tiếp theo là mô hình PTBV kiểu tam giác, nó cũng được xây dựngdựa trên ba trụ cột của PTBV là: tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và BVMT
Nguồn: Nguyễn Hải Bắc (2010)
Hình 2.2 Mô hình kiểu tam giác
Mô hình PTBV kiểu tam giác lại nhấn mạnh vào sự ràng buộc, chi phối vàtác động thuận nghịch giữa ba thành tố: mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội và mụctiêu môi trường để PTBV Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng mô hình PTBV kiểu
ba vòng tròn và mô hình PTBV kiểu tam giác đều chưa tính toán một cách đầy đủ,
rõ ràng đến yếu tố “chất lượng cuộc sống của con người”
Tuy nhiên, mô hình PTBV kiểu quả trứng do Liên minh quốc tế về bảo vệthiên nhiên đưa ra năm 1994 thì có đề cập đến yếu tố này Mô hình này minh hoạmối quan hệ giữa con người và hệ sinh thái như là một vòng tròn nằm trong mộtvòng tròn khác, giống như lòng đỏ và lòng trắng của một quả trứng gà Điều nàyhàm ý rằng, con người nằm trong hệ sinh thái và hai đối tượng này hoàn toàn phụthuộc, tác động, chi phối lẫn nhau và một xã hội chỉ PTBV khi cả con người và hệsinh thái ở điều kiện tốt
Trang 39Nguồn: Nguyễn Hải Bắc (2010)
Hình 2.3 Mô hình kiểu quả trứng
Như vậy, mỗi mô hình có những thế mạnh cũng như những hạn chế nhấtđịnh Tuy nhiên, dưới góc độ nghiên cứu của luận án thì tác giả tiếp cận theo môhình PTBV kiểu ba vòng tròn để phân tích Tức là nghiên cứu mô hình dựa trên batrụ cột của PTBV là kinh tế, xã hội và môi trường và nhấn mạnh đến việc để PTBVnhất thiết phải đảm bảo hài hoà được cả ba mục tiêu trên
2.1.2 Phát triển bền vững thương mại
2.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm về thương mại
Thương mại, tiếng Anh là Trade, vừa có ý nghĩa là kinh doanh, vừa có ý
nghĩa là trao đổi hàng hóa dịch vụ Ngoài ra, tiếng Anh còn dùng một thuật ngữ nữa
là Business hoặc Commerce với nghĩa là buôn bán hàng hóa, kinh doanh hàng hóa
hay là mậu dịch Khái niệm TM cần được hiểu cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp
Theo nghĩa rộng, “Thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thịtrường nhằm mục đích sinh lời Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh được hiểunhư là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh gắnliền với các hoạt động logistics trên thị trường Theo Pháp lệnh Trọng tài thươngmại ngày 25 tháng 5 năm 2003, hoạt động thương mại là việc thực hiện một haynhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hànghoá, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, chothuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li-xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng;bảo hiểm; thăm dò khai thác; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng
Trang 40không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quyđịnh của pháp luật.”
Theo nghĩa hẹp,“Thương mại là quá trình mua bán hàng hóa dịch vụ trên thị
trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa Với cách tiếp cận này, theoLuật Thương mại 1998 và 2005, các hành vi thương mại bao gồm: mua bán hànghoá; đại diện cho thương nhân; môi giới thương mại; uỷ thác mua bán hàng hoá; đại
lý mua bán hàng hóa; gia công thương mại; đấu giá hàng hoá; đấu thầu hàng hoá;dịch vụ giám định hàng hoá; khuyến mại; quảng cáo thương mại; trưng bày giớithiệu hàng hoá và hội chợ triển lãm thương mại.”
Trên thực tế, TM có thể được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau: Theophạm vi hoạt động, có TM nội địa (nội thương), TM quốc tế (ngoại thương), TMkhu vực, TM thành phố, nông thôn, TM nội bộ ngành…Theo đặc điểm và tính chấtsản phẩm của sản phẩm trong quá trình tái sản xuất xã hội, có TM hàng hóa, TMdịch vụ, TM hàng tư liệu sản xuất, TM hàng tiêu dùng…Theo các khâu của quátrình lưu thông, có TM bán buôn, bán lẻ Theo mức độ can thiệp của Nhà nước vàoquá trình TM, có TM tự do hay mậu dịch tự do và TM có sự bảo hộ Theo kỹ thuậtgiao dịch, có TM truyền thống và TM điện tử [29]
Theo Luật TM 2005 thì hoạt động TM là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi,bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến TM và các hoạtđộng nhằm mục đích sinh lợi khác Trong khuôn khổ luận án này, tác giả tập trungnghiên cứu về sự PTBV của các hoạt động TM, mà chủ yếu là các hoạt động muabán hàng hóa (TM hàng hóa) trên địa bàn tỉnh Bình Định
Theo bảng phân ngành hoạt động của Liên Hợp Quốc, TM hàng hóa bao gồmdịch vụ bán buôn, bán lẻ và dịch vụ sửa chữa nhỏ, là một trong 17 ngành cấp I TheoQuyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và Quyết định số 337/QĐ- BKH ngày 10/4/2007 của
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Quy định nội dung Hệ thốngngành kinh tế của Việt Nam thì TM hàng hóa cũng chính là bán buôn, bán lẻ, sửa chữa
ô tô, xe máy và xe có động cơ khác, và là một trong 21 ngành cấp I [35]
Thương mại là khâu trung gian nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng Hoạtđộng TM là việc thực hiện một hay nhiều hành vi TM của thương nhân làm phát