Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 35 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
35
Dung lượng
48,81 KB
Nội dung
QUANĐIỂMVÀMỘTSỐGIẢIPHÁPCƠBẢNĐỂNÂNGCAOCHẤTLƯỢNGNGUỒNNHÂNLỰCỞVIỆTNAMTRONGTHỜIGIANTỚI 3.1. NHỮNG QUANĐIỂM VỀ NÂNGCAOCHẤTLƯỢNGNGUỒNNHÂNLỰC 3.1.1. Các quanđiểmcơbảnNângcaochấtlượngnguồnnhânlực đồng nghĩa với việc phát triển toàn diện con người. Phát triển toàn diện con người là phát triển hài hòa, cân đối trí lực, thể lực, đức và tài; phát triển cá tính, sự phong phú của con người một cách tự do, đầy đủ và làm chủ, thích ứng với sự di động chức năng của con người. Xuất phát từ tư tưởng này, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định: “ . xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, cónănglực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật; có sức khỏe, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “ hồng” vừa “ chuyên” như lời căn dặn của Bác Hồ”. Đây chính là mục tiêu phát triển toàn diện con người Việt Nam. Giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của ViệtNam diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu thế kinh tế tri thức đang dần trở thành hiện thực ởmộtsố nước trên thế giới làm thay đổi các quan niệm truyền thống trong nhiều lĩnh vực là một thách thức rất lớn. Điều này đòi hỏi phải nhanh chóng nângcaochấtlượngnguồnnhânlực gắn với phát triển toàn 1 diện con người vì đây là nhân tố quyết định hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tránh được nguy cơ tụt hậu. Hệ thống GD-ĐT giữ vai trò quyết định trong việc nângcaochấtlượngnguồnnhânlựcvà phát triển toàn diện con người Yếu tố quantrọng nhất đểcó thể phát triển toàn diện con người là phát triển giáo dục, bởi vì: “ Giáo dục là quá trình nângcao tri thức và kỹ năng, mà trước hết, giáo dục là phương tiện đặc biệt mang lại sự phát triển cá thể người”. Mặt khác, phát triển giáo dục là cơsởđể phát huy tốt nhất “ của cải nội sinh”, tạo nên sự phát triển đất nước một cách bền vững. Nói cách khác, phát triển giáo dục đào tạo như “đòn bẩy” để phát triển các yếu tố khác của nguồnnhân lực. Do vậy nângcaochấtlượng giáo dục đào tạo tronggiai đoạn hiện nay phải hướng vào đảm bảo đào tạo nhânlực theo ba mục tiêu: nângcao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Nângcaochấtlượngnguồnnhânlực gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, tiến bộ khoa học – công nghệ trong bối cảnh hội nhập quốc tế và xu thế kinh tế tri thức. Nângcaochấtlượngnguồnnhânlực phải gắn với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhu cầu phát triển của các ngành, vùng cũng như kinh tế – xã hội đất nước. Do vậy, giai đoạn hiện nay, phải tạo được nguồnnhânlực đáp ứng yêu cầu của cả ba nền kinh tế lao động sức người, tài nguyên và tri thức, trong đó chú trọngnhânlực khoa học – công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nângcao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Do vậy, phải đổi mới mạnh mẽ giáo dục và đào tạo nghề, trung học chuyên nghiệp, đại học. Mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo cần coi trọng đồng thời cả mở rộng qui 2 mô, nângcaochất lượng, tăng cường hiệu quả, gắn đào tạo với phát triển khoa học công nghệ và sản xuất. Thực hiện tốt các chức năng của nhà trường là đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội, nhất là các trường đại học. Chức năng đào tạo thể hiện trong việc cung cấp đội ngũ lao động có trình độ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghiên cứu khoa học trong các trường đại học bước đầu tạo điều kiện phát huy tác dụng của các công nghệ tiên tiến nhập từ nước ngoài, nghiên cứu cải tiến và tạo khả năng sáng chế ra công nghệ mới để phát triển đất nước. Các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề là nơi cung cấp dịch vụ tư vấn, ứng dụng và triển khai tiến bộ khoa học công nghệ vào đời sống. Chú ý đến chấtlượngvà hiệu quả đào tạo là góp phần tiết kiệm chi phí mà vẫn tạo ra đội ngũ lao động khoa học – công nghệ vàquản lý trình độ cao phục vụ phát triển kinh tế, khoa học – công nghệ và an ninh, quốc phòng của đất nước. 3.1.2. Phương hướng tronggiai đoạn hiện nay Phương hướng chủ yếu trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Những phân tích thực trạng và nguyên nhân tác động cho thấy vấn đề đặt ra đối với sức khỏe của nguồnnhânlựcvà hệ thống y tế ởViệt Nam. Do vậy phương hướng tronggiai đoạn hiện nay là khắc phục những hạn chế này, góp phần nângcaochấtlượngnguồnnhânlực Thứ nhất, cải thiện điều kiện dinh dưỡng thông qua nângcao mức sống của người dân. Để xây dựng nguồnnhânlực đáp ứng được các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì việc nângcao sức khỏe trong đó yếu tố nền tảng là cải thiện dinh dưỡng rất cần thiết và cấp bách. Bên cạnh các biện pháp can thiệp trực tiếp thì phương hướng quantrọngđể thực hiện điều đó là nângcao mức sống của người dân bằng việc đảm bảo an ninh 3 lương thực quốc gia, thúc đẩy xóa đói giảm nghèo và cải thiện cơsở hạ tầng như cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường. Thứ hai, đổi mới hệ thống y tế theo hướng công bằng và hiệu quả. Những thành tựu kinh tế đạt được nhờ quá trình đổi mới làm cho đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe tăng nhanh cả về sốlượngvàchất lượng. Tuy nhiên, những thay đổi và xu hướng thực tiễn trong ngành y tế thờigian qua bộc lộ nhiều hạn chế như tình trạng thiếu công bằng trong cung cấp tài chính, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày càng nghiêm trọng, hiệu quả kinh tế đạt được so với mục tiêu đã đề ra rất hạn chế. Do đó cần phải đổi mới hệ thống y tế theo hướng công bằng và hiệu quả để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân qua đó trực tiếp nângcao trực tiếp nângcaochấtlượngnguồnnhân lực. Quanđiểm công bằng ở đây không có nghĩa là ngang bằng và được hiểu là ai có nhu cầu lớn thì được chăm sóc nhiều hơn. Như vậy, đổi mới theo hướng công bằng là triển khai đồng bộ các giảipháp từ củng cố y tế cơsở đến ưu tiên cho vùng nghèo, người nghèo, đối tượng chính sách nhằm tạo điều kiện cho mọi người đều được hưởng quyền lợi chăm sóc y tế cơbản theo những chỉ tiêu đặt ra. Phương hướng chủ yếu nângcao trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật cho nguồnnhân lực. Xuất phát từ những quanđiểmở trên về vai trò của giáo dục đào tạo nângcaochấtlượngnguồnnhân lực, dưới đây là mộtsố phương hướng chủ yếu đổi mới hệ thống giáo dục đào tạo. Thứ nhất, xây dựng nền giáo dục theo hướng “ chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. Chuẩn hóa có thể bao gồm chương trình, nội dung giảng dạy, sách giáo khoa, giáo trình và qui trình kiểm tra đánh giá chất lượng. Đặc biệt 4 nhấn mạnh chuẩn hóa tiêu chí đánh giá sản phẩm cuối cùng của giáo dục là con người vànguồnnhân lực; chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cơsở vật chất, trang thiết bị dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học. Hiện đại hóa giáo dục hiểu trong nội tại của ngành là cập nhật với thời đại ngày nay trên các mặt nội dung, phương pháp, qui trình đào tạo nhằm phản ánh những thành tựu mới nhất của thế giới và phù hợp với sự tiến bộ của trang thiết bị dạy và học. Xã hội hóa giáo dục là huy động lựclượng của toàn xã hội cùng tham gia vào quá trình giáo dục - đào tạo, tạo điều kiện cho mọi người dân được hưởng những thành quả do hoạt động giáo dục đem lại. Thứ hai, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục đào tạo. Công bằng xã hội là sự bình đẳng trongcơ hội tiếp cận, tham gia vào quá trình giáo dục, sự đối xử như nhau với mọi học sinh khi học tại các cơsở đào tạo khác nhau. Do đó phải tiếp tục duy trì chính sách ưu tiên, hỗ trợ giáo dục cho các khu vực khó khăn, đối tượng chính sách xã hội, học sinh nghèo . Đồng thời cũng phải có chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho những học sinh giỏi, người cónănglực được học tập thuận lợi ở tất cả các bậc học không bị chi phối bởi khả năng tài chính cá nhân. Do vậy cần chú ý các biện pháp về tài chính, giáo viên, huy động sự tham gia của địa phương, gia đình vào giáo dục nhằm thực hiện tốt công bằng xã hội trong giáo dục. Thứ ba, coi trọng hướng nghiệp, dạy nghề, tập trung vào mục tiêu nhân lực. Phương hướng hiện nay là phải làm cho toàn bộ nền giáo dục thích ứng với nhu cầu và đòi hỏi của sự phát triển kinh tế – xã hội đất nước, giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển giáo dục theo kế hoạch và theo yêu cầu của thị trường lao động. Do đó, hệ thống giáo dục cần coi trọng hướng nghiệp, dạy nghề, tập trung vào mục tiêu nhân lực. 3.2. GIẢIPHÁP CHỦ YẾU NÂNGCAOCHẤTLƯỢNGNGUỒNNHÂNLỰC 5 3.2.1. Đổi mới chính sách y tế Như đã phân tích ở trên, do nhiều lý do chính sách y tế của ViệtNam hiện nay còn khiếm khuyết, ảnh hưởng đến việc nângcao sức khỏe của nguồnnhân lực. Do vậy một nội dung quantrọng của việc đổi mới ngành y tế theo hướng công bằng, hiệu quả là hoàn thiện và xây dựng chính sách phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội, đáp ứng các yêu cầu phát triển. Hoàn thiện chính sách tài chính cho công tác chăm sóc sức khỏe Các chiến lược tài chính cho y tế là mộttrong những công cụ quantrọng nhất để đạt được các mục tiêu đã đề ra về hiệu quả kinh tế, công bằng trong cung cấp tài chính và khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu theo nhu cầu. Dưới đây là những phân tích vàđề xuất giảiphápcơbản hoàn thiện chính sách tài chính cho công tác chăm sóc sức khỏe trên các mặt: Thứ nhất, các nguồnlực tài chính Hiện tại kinh phí của hệ thống y tế công của ViệtNam được cung cấp từ các nguồn chủ yếu là thuế ( ngân sách nhà nước ), bảo hiểm y tế bắt buộc, viện phí và viện trợ nước ngoài. Trong đó thuế chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 60%, tiếp theo là bảo hiểm y tế trên 15% và viện phí, viện trợ đều trên 10%. Đề cập đến vấn đề này bởi vì bản thân mỗi nguồn tài chính đều có những đặc điểm riêng, hoặc là tạo điều kiện thuận lợi, hoặc có thể hạn chế về mặt con người và khu vực trong việc sử dụng các nguồn này. So với các hình thức khác, cung cấp tài chính cho y tế theo cách chi trả trước tạo ra mộtcơ hội để phân bổ lại các quỹ cho dịch vụ y tế từ những người khỏe mạnh sang hỗ trợ cho người ốm yếu; từ những người giàu hoặc địa phương có kinh tế phát triển sang cho người nghèo, địa phương kém phát triển hơn. Chính vì vậy, cung cấp tài chính qua thuế là hình thức chủ yếu để đẩy mạnh tính nhất quántrong cung cấp tài chính cho y tế vànângcao công bằng 6 khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Với quanđiểm như vậy thì nguồn tài chính lấy từ thuế không được xem là để cung cấp cho những người không có khả năng chi trả được hưởng dịch vụ y tế mà phải coi nó là mộtnguồn tài chính để từng bước phát triển một hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện theo định hướng công bằng. Từ quanđiểm đó cho thấy những khả năngđể hoàn thành chiến lược này tăng lên cùng với sự tăng trưởng kinh tế tạo khả năngđểcó được khoản thu bổ sung từ thuế. Xu hướng này chưa xuất hiện ởViệtNam bởi tốc độ tăng thu nhập quốc dân những năm gần đây cao dần lên trong khi đó chi ngân sách cho y tế giảm đều và đến nay chỉ còn khoảng 2%. Do đó trongthờigiantới cần có sự điều chỉnh để tăng cường mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và đẩy mạnh công cuộc cải cách, đổi mới của hệ thống thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hơn nữa một hệ thống y tế toàn diện theo định hướng công bằng, hiệu quả. Hình thức bảo hiểm y tế bắt buộc và phương thức cấp tài chính cho y tế qua thuế có nhiều điểm tương đồng bởi vì vả hai đều là những hình thức thanh toán trước bắt buộc. Hơn nữa, với hai hình thức này thì vai trò của Nhà nước thường rất lớn vì như vậy có thể xây dựng mức phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động và người lao động phải đóng góp. Do đó, việc xếp nguồn thu từ thuế và bảo hiểm y tế bắt buộc vào cùng loại “quĩ công” là hoàn toàn logic. Tuy nhiên, giữa hai hình thức này cũng có những điểm khác biệt lớn về khía cạnh “ai là người phải trả” và “ ai là đối tượng có thể sử dụng các quĩ huy động được”. Trái với hệ thống cấp tài chính qua thuế, giữa việc thanh toán phí bảo hiểm và tiếp nhận dịch vụ có mối liên hệ trực tiếp. Có nghĩa là thường chỉ những người mua bảo hiểm mới có thể được sử dụng các quĩ huy động được qua hình thức bảo hiểm y tế bắt buộc. Do vậy như đã nêu ở chương 2, hình thức này hiện nay trước hết là phục vụ cho cán bộ, công nhân viên Nhà nước và người có biên chế tại các doanh nghiệp lớn. Những khả 7 năng phân bổ lại các quĩ này cho nhóm dân cư khác như nông dân nghèo là rất hạn chế. Hiện nay, Nhà nước đã tìm cách giải quyết vấn đề trên bằng cách cấp thẻ bảo hiểm y tế không mất tiền cho trên 4 triệu người nghèo. Hệ thống cấp tài chính từ thuế này sẽ được mở rộng và phát triển. Theo hướng này, Nhà nước có thể mở rộng hệ thống bảo hiểm y tế cho những đối tượng có điều kiện kinh tế khó khăn như nông dân, người làm nghề phụ thông qua việc cấp thẻ khám chữa bệnh bao cấp với một mức phí rất thấp. Lợi ích mà nhóm này được hưởng là họ sẽ được hỗ trợ khoảng 70-75% mệnh giá. Điểm tốt của hình thức này so với cơ chế viện phí trả trực tiếp là dựa vào các khoản thanh toán định sẵn, do đó khuyến khích người dân tiết kiệm đủ số tiền cần thiết hơn là khi cần sử dụng dịch vụ y tế thì buộc phải thanh toán các khoản phí sử dụng dịch vụ không dự tính. Hơn nữa, hệ thống thẻ bảo hiểm y tế bao cấp phục vụ cả người khỏe mạnh và ốm đau nên có khả năng chia sẻ rủi ro trong khi điều này không thể cótrongcơ chế phí dịch vụ thu trực tiếp. Xét ở khía cạnh kinh phí thu được từ cá nhân thì hệ thống bảo hiểm y tế có bao cấp có khả năng huy động được lượng kinh phí nhiều hơn hệ thống chi trả trực tiếp mà lại tránh được các tác động tiêu cực như thiếu công bằng trong khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cóchất lượng. Tuy nhiên áp dụng hình thức có hai trở ngại là: (i) làm thế nào huy động được các quĩ công cần thiết; và (ii) so với hệ thống y tế công được nhà nước trực tiếp cấp ngân sách thì nó tương đối phức tạp và khó triển khai hơn do chỉ có người hay đau ốm mới quan tâm đến việc mua bảo hiểm. Nói tóm lại, so với hệ thống cấp ngân sách từ thuế thì bảo hiểm y tế bắt buộc không tiến bộ bằng mà chỉ hạn chế trong việc ưu tiên phục vụ cho các nhóm dân khá giả trong cả việc thanh toán lẫn sử dụng dịch vụ và khó có thể phân bổ lại nguồn tài chính sang các nhóm dân có thu nhập thấp hơn. Những khả năngđể mở rộng hệ thống bảo hiểm y tế bao cấp cũng có nhiều khó khăn về tài chính vàquản lý hành chính. Do đó giai 8 đoạn hiện nay, mặc dù có vai trò quantrọng nhưng chưa nên coi bảo hiểm y tế là nguồn cung cấp tài chính chủ yếu cho đến khi đã hoàn thiện và chứng minh được tính khả thi, ưu việt của nó. Mức phí dịch vụ cao mà thiếu mất các biện pháp miễn phí được thực hiện tốt là rào cản lớn nhất khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người nghèo. Cóquanđiểm cho rằng thu phí dịch vụ sẽ có điều kiện nângcaochấtlượng dịch vụ, hỗ trợ khám chữa bệnh miễn phí và các vùng có điều kiện khó khăn. Tuy nhiên thực tế hoàn toàn không phải như vậy, các tác động tiêu cực nảy sinh như tình trạng thiếu công bằng về xã hội và địa lý trong khả năng tiếp cận vàchấtlượng dịch vụ ngày càng gia tăng. Những tác động này sẽ tăng khi phí dịch vụ tăng vàcó thể giảm đi bằng cách cấp thẻ khám chữa bệnh không mất tiền, được bao cấp từ thuế cũng như phân bổ lại nguồn ngân sách Nhà nước từ những địa phương có khả năng thu được nhiều tiền từ phí sử dụng dịch vụ, bảo hiểm y tế bắt buộc hơn sang địa phương nghèo. Phí dịch vụ ởViệtNam hiện nay ở vào mức trên 10% tổng các nguồnlực là một vấn đề đáng lưu ý và cần có hướng giảm xuống khi nguồn thu từ ngân sách Nhà nước tăng. Trong các nguồnlực tài chính thì viện trợ nước ngoài chỉ nên coi là mộtnguồn tạm thời tạo điều kiện cho các chính sách lâu dài của Nhà nước nhằm nângcaochấtlượng dịch vụ, cải thiện khả năng tiếp cận về kinh tế và xã hội. Tuy nhiên viện trợ nước ngoài có thể gây những tác động tiêu cực như rút mất nhiều nguồnlực ngân sách từ việc tăng chi phí cho việc duy tu, bảo dưỡng và vật tư thay thế sau khi đầu tư quá nhiều vào xây dựng cơ bản, nhập máy móc, trang thiết bị . Do vậy cần phải có các cuộc đối thoại và thỏa thuận nhất định giữa hai bên cũng như xây dựng các chính sách để sử dụng viện trợ nước ngoài một cách hữu hiệu nhất đạt được các mục tiêu chung trong chăm sóc sức khỏe. 9 Thứ hai, phân bổ nguồn lực. Trong các nguồnlực tài chính khác nhau thì chỉ cónguồn từ thuế là có thể phân bổ lại giữa các vùng giàu và nghèo. Các quĩ huy động được từ bảo hiểm y tế bắt buộc theo lý thuyết chỉ có thể phân bổ lại qua hình thức bao cấp chéo nhưng cũng không thể thực hiện được trong tình trạng lúc nào cũng thiếu ngân sách. Các quĩ thu được từ phí dịch vụ có thể được hỗ trợ cho việc cung cấp dịch vụ y tế cho người nghèo ở tuyến cơsởvàtrong chừng mực nhất định ở tuyến huyện và tỉnh. Vì thế chỉ cónguồn thuế là có hiệu quả phân bổ caođểgiải quyết mức chênh lệch trong phân bổ ngân sách giữa các vùng. Hiện nay hệ thống phân bổ ngân sách Nhà nước trên cơsở đầu người vàcómột phần theo yêu cầu biểu hiện bằng sức mua nên tạo ra sự ưu tiên cho các tỉnh và khu vực kinh tế khá giả hơn như đã chỉ ra ở chương 2. Phân bổ theo đầu người thực chất không công bằng do không phải mọi nhóm dân cư đều có cùng nhu cầu sử dụng dịch vụ, tức là có cùng gánh nặng bệnh tật. Người nghèo thường mắc bệnh nặng hơn và khả năng lành bệnh cũng lâu hơn do thể trạng và điều kiện sống kém. Vì thế kiểu phân bổ theo đầu người sẽ càng mất công bằng khi tình trạng thiếu công bằng xã hội và kinh tế nói chung gia tăng trong xã hội. Do vậy việc phân bổ ngân sách nhà nước giữa các tỉnh cần phải dựa vào đánh giá nhu cầu để đảm bảo sự đồng đều cho những nhu cầu tương ứng. Phân bổ theo nhu cầu dựa trên dự tính bằng cách xem xét số dân sẽ được phục vụ, gánh nặng bệnh tật mà các nhóm dân khác nhau phải gánh chịu cũng như các điều kiện nhất định của từng địa phương như mật độ dân cư thấp làm tăng đơn giá cho mỗi dịch vụ được cung cấp. Trong điều kiện hiện nay, phương thức phân bổ nguồnlực nhà nước dựa trên nhu cầu sẽ được xây dựng và áp dụng cần tính đến cả những quĩ huy động được qua hình thức bảo hiểm y tế bắt buộc và phí dịch vụ. Thứ ba, sử dụng nguồnlựccó sẵn một cách hiệu quả. 10 [...]... hợp lý 21 Quanđiểm này cần được quán triệt ở mọi cấp vàcó tác động quyết định chất lượngnguồnnhânlực Tóm lại, các giảipháp sử dụng công cụ kế hoạch và tài chính để khắc phục tồn tại hiện nay, nângcaochấtlượng về mặt trí lực là phát huy vai trò của Nhà nước trong xây dựng kế hoạch tổng thể về phát triển nguồnnhânlực 3.2.3 Cải tiến chính sách đầu tư phát triển giáo dục đào tạo Để sử dụng hiệu... tình trạng trên là mộtsố chính sách trong lĩnh vực y tế, giáo dục còn khiếm khuyết, thiếu đồng bộ và không thích ứng kịp với sự biến chuyển của nền kinh tế Những thực trạng và nguyên nhân được chỉ ra cùng với tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy nâng caochấtlượngnguồnnhânlực là yêu cầu bức thiết hiện nay Xuất phát từ quanđiểm nâng caochấtlượngnguồnnhânlực đồng nghĩa với... cầu xã hội trongthờigiantối thiểu là 5 năm Việc phân chia các giảipháp trên đây chỉ có ý nghĩa tương đối bởi chúng có mối quan hệ qua lại với nhau Do vậy, thực hiện đồng bộ các giảipháp đó là điều hết sức cần thiết để nângcaochấtlượngnguồnnhânlực đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay 29 KẾT LUẬN Chăm lo phát triển con người là sự ưu việt của ViệtNamtrong nhiều... Nxb CTQG Hà Nội 34 34 Phát triển nguồnnhânlựctrong công vụ và đào tạo công chức tại một 41 số nước ASEAN, Tạp chí Quản lý Nhà nước (1998), 9(35) Tổng cục Thống kê ( 2002 ), Số liệu thống kê dân sốvà kinh tế – xã hội 42 ViệtNam 1975 – 2001 Bùi Tất Thắng (chủ biên) (1997), Các nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển 43 dịch cơ cấu ngành kinh tế trongthời kỳ CNH, HĐH ởViệt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội... dụng nguồnnhânlực chuyên môn kỹ thuật Chính sách quản lý, sử dụng lao động chuyên môn kỹ thuật ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tinh thần, vật chất của họ, trực tiếp nângcaonăng suất lao động của nguồnnhânlực Tuỳ theo điều kiện cụ thể, mộtsốgiảipháp sau có thể nghiên cứu áp dụng để phát huy tối đa nănglực làm việc của số lao động này như: (i) xây dựng quy hoạch sử dụng trên phạm vi quốc gia và. .. Quốc (2000) , ViệtNam 2010: Tiến vào thế kỷ 21- Các trụ cột của sự phát triển Ngân hàng thế giới – Sida Thụy Điển – Bộ Y tế ViệtNam (2001), Việt 38 Nam khỏe để phát triển bền vững: Nghiên cứu tổng quan ngành y tế ViệtNam Ngân hàng thế giới ( 2002), Báo cáo phát triển ViệtNam 2002: Thực 39 hiện cải cách để tăng trưởng và giảm nghèo nhanh hơn Nguyễn Thanh (2002), Phát triển nguồnnhânlực phục vụ công... thực hiện ởViệtNam hiện nay Do đó, đểcó thể phát triển và duy trì nỗ lực thúc đẩy sức khỏe ởViệtNam cần xây dựng mộtcơsở hạ tầng làm nền móng cho các cố gắng đó Mộtcơsở hạ tầng như vậy sẽ là trọng tâm trong quá trình phát triển chiến lược thúc đẩy sức khoẻ, nó hỗ trợ việc phát triển nănglực thúc đẩy sức khoẻ Đây là một tổ chức được xây dựng từ cấp trung ương đến địa phương có đủ nănglực lập... dưỡng nhânlựcđể phát huy tối đa nănglựcvà khả năng cống hiến của họ cho công việc có vai trò rất quantrọng bởi nó tác động trực tiếp vào nguồnnhânlực Như đã phân tích, thực trạng sử dụng nguồnnhânlựccó trình độ chuyên môn kỹ thuật đang nổi cộm những vấn đề như: hiệu quả sử dụng thấp, tỷ lệ lao động đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng làm việc trái ngành nghề và thất nghiệp khá cao, nhất là ở khu... gia? 19 Từ những nguồn này có thể hệ thống các số liệu cơbản phục vụ lập kế hoạch quản lý nhânlực như sau: Nguồnsố liệu Điều tra hộ gia đình Quốc gia Loại số liệu Dân số Hoạt động của LLLĐ Việc làm Thất nghiệp Thu nhập và tiền lương Giáo dục và đào tạo Các điều tra cơsở sản Việc làm trong công xuất Quốc gia / Địa nghiệp phương Thu nhập Quy mô cơsở sản xuất Yêu cầu về đào tạo Các số liệu quản lý... nhiều năm qua thể hiện bởi chỉ số HDI cao hơn hẳn so với nhiều nước có GDP tương đương Những năm gần đây Nhà nước càng chú trọng hơn nữa phát triển nguồnnhânlực do nhận thức vai trò hết sức đặc biệt của nó trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đã đạt nhiều kết quả khả quan được ghi nhận đánh giá cao Mặc dù vậy, so với nhu cầu chất lượngnguồnnhânlựcViệtNam còn rất hạn chế, đặc . QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN. bằng và hiệu quả để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân qua đó trực tiếp nâng cao trực tiếp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Quan