Bản chất của nềnkinhtếthịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa ởViệtNam Trần Xuân Trường (Cập nhật: 22/1/2007) Vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinhtếthịtrườngởViệtNam đã được làm rõ dần qua các kỳ đại hội Đảng, đặc biệt là qua Đại hội IX. Trong bài viết này, tôi xin bổ sung và lý giải thêm vài điểm. 1 - Kinhtếthịtrường là một kiểu tổ chức kinhtế phản ánh trình độ phát triển nhất định của văn minh nhân loại. Là một kiểu tổ chức kinh tế, kinhtếthịtrường vừa là vấn đề của lực lượng sản xuất, vừa là vấn đề của quan hệ sản xuất. Phải đạt đến một trình độ phát triển nhất định, nền sản xuất xã hội mới thoát khỏi tình trạng tự cung tự cấp, mới có sản phẩm dư thừa để trao đổi. Cũng phải trong những quan hệ xã hội như thế nào của sản xuất mới nảy sinh cái tất yếu kinh tế: người sản xuất hàng hóa phải mang sản phẩm dư thừa ra thị trường; kẻ mua và người bán trao đổi sản phẩm với nhau trên thị trường. Kinhtếthịtrường thuộc phạm trù quan hệ sản xuất, nhưng nó không bao giờ tự sản sinh ra một hệ thống quan hệ sản xuất đầy đủ, độc lập với các phương thức sản xuất mà trong đó nó vận động. Nó bao giờ cũng gắn bó hữu cơ với hệ thống các quan hệ sản xuất và trao đổi của từng thời đại kinh tế, với các quan hệ sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối của từng phương thức sản xuất trong lịch sử. Sự gắn bó đó chặt chẽ đến mức chúng ta có thể nói đến nềnkinhtế hàng hóa của xã hội nô lệ; nềnkinhtế hàng hóa giản đơn trong lòng xã hội phong kiến. Đến chủ nghĩa tư bản, kinhtế hàng hóa giản đơn trở thành kinhtế hàng hóa tư bản chủ nghĩa, trở thành kinhtếthịtrường tư bản chủ nghĩa. Và, trong chủ nghĩa tư bản, những quan hệ kinhtế của kinhtếthịtrường và của chủ nghĩa tư bản thâm nhập vào nhau thành một thể thống nhất. Điều đó gây nên rất nhiều sự nhầm lẫn của kinhtế học tầm thường. Chỉ có sự trừu tượng hóa khoa học của những người mác-xít mới phân tích được bản chất và đặc điểm của kinhtếthịtrường của từng phương thức sản xuất trong lịch sử. 2 - Cho đến nay, nhân loại mới chỉ biết đến nềnkinhtếthịtrường tư bản chủ nghĩa như là nềnkinhtế phát triển ở trình độ cao. Nhân loại chưa biết đến nềnkinhtếthịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa, bởi vì ở nơi mà chủ nghĩa xã hội hiện thực đã ra đời thì lại không phát triển thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa; còn ở nơi phát triển nềnkinhtếthịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa thì chủ nghĩa xã hội chưa phát triển hoàn chỉnh. Kinhtếthịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinhtế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đây là một điểm đột phá lý luận, một mô hình thực tiễn đang trong quá trình thử nghiệm, là sự phủ định con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội tập trung, quan liêu, bao cấp. Đương nhiên, đó không phải là nềnkinhtếthịtrường tư bản chủ nghĩa, tuy rằng nó có thể học hỏi nhiều điều từ nềnkinhtếthịtrường tư bản chủ nghĩa hiện đại. Nềnkinhtếthịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa có bản chất kinhtế khác với nềnkinhtếthịtrường tư bản chủ nghĩa. Bản chất đó được quy định bởi các quan hệ kinhtế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam. Bàn về bản chất của nềnkinhtếthịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa ởViệtNam chính là bàn về bản chất của những thành phần kinhtế của nềnkinhtế quốc dân trong thời kỳ quá độ ởViệt Nam. Những thành phần kinhtế đó tạo thành cơ sở kinhtế của định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinhtếthịtrườngởViệt Nam. Ở đây, có một câu hỏi đặt ra: Phải chăng định hướng chính trị quy định bản chất của nềnkinhtếthịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa? Vấn đề mối quan hệ giữa kinhtế và chính trị của cách mạng ViệtNam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là vấn đề không đơn giản chút nào. Chắc chắn rằng, trong thời kỳ quá độ ởViệt Nam, chính trị phải đóng vai trò hàng đầu và chi phối toàn bộ sự phát triển của đất nước, kể cả sự phát triển kinh tế. Con đường chính trị xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan của cách mạng ViệtNam trong thời đại cả loài người vẫn tiếp tục vượt qua chủ nghĩa tư bản, đi lên chủ nghĩa xã hội theo cách này hay cách khác, cho dù trước mắt còn gặp vô vàn khó khăn. Tuy nhiên, định hướng xã hội chủ nghĩa của nềnkinhtếthịtrường trong thời kỳ quá độ ở nước ta không phải chỉ do định hướng chính trị chi phối, mà còn được chi phối bởi cơ sở kinhtế bên trong, được bảo đảm bởi một kết cấu kinhtế mà trong quá trình vận động, tự nó có xu hướng xã hội chủ nghĩa, và do đó, nó làm cho các nhân tố xã hội chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh lên. Vậy cái gì là nhân tố xã hội chủ nghĩa trong nềnkinhtế nhiều thành phần ở nước ta? Nềnkinhtế nhiều thành phần dựa trên nhiều hình thức sở hữu. Khi lý giải mối quan hệ giữa các hình thức sở hữu đó, việc lý giải mối quan hệ giữa hình thức công hữu và hình thức tư hữu, đặc biệt là hình thức tư hữu tư bản chủ nghĩa, là phức tạp nhất về mặt lý luận và thực tiễn. Cách giải thích rằng, chỉ có hình thức công hữu mới mang bản chất xã hội chủ nghĩa, cho nên việc nhanh chóng mở rộng hình thức công hữu, thu hẹp hình thức tư hữu là thực hiện yêu cầu định hướng xã hội chủ nghĩa của nềnkinhtếthịtrường là không đúng với lý luận Mác - Lê-nin và đường lối chính trị, kinhtế của Đảng ta trong thời kỳ quá độ. Đại hội IX của Đảng xác định: Chế độ công hữu sẽ từng bước được xác lập và "sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng xong về cơ bản" (1) . Nhưng, từ nay đến đấy còn xa, hình thức sở hữu tư nhân còn tồn tại lâu dài và còn đóng vai trò tích cực trong nềnkinhtếthịtrường nước ta. Để hình thức công hữu tiến lên chiếm ưu thế tuyệt đối, chắc chắn phải làm cho nó tiến triển một cách kinh tế, như một quá trình lịch sử tự nhiên, chứ không bằng biện pháp hành chính. Lại có cách giải thích xóa nhòa ranh giới giữa hình thức công hữu và hình thức tư hữu, hầu như coi các thành phần kinhtế đều có cùng một bản chất xã hội chủ nghĩa. Ở đây, người ta đã lạm dụng luận đề trong Văn kiện Đại hội IX của Đảng: Các thành phần kinhtế "đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nềnkinhtếthịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa" (2) . Kinhtế tư bản tư nhân là một bộ phận tích cực, năng động trong nềnkinhtế quốc dân nước ta, tồn tại lâu dài và phục vụ định hướng xã hội chủ nghĩa, song điều đó không có nghĩa là nó không còn là kinhtế tư bản chủ nghĩa nữa. Phân tích một cách lịch sử cụ thể, chúng ta thấy kinhtế tư bản của thời kỳ đổi mới ở nước ta là sản phẩm của đường lối đổi mới của Đảng ta. Nó không hoàn toàn giống với kinhtế tư bản của chủ nghĩa tư bản. Theo một nghĩa nào đấy, trong xã hội ta hiện nay vẫn có mâu thuẫn giữa công hữu và tư hữu, giữa lao động và bóc lột, nhưng đó là những mâu thuẫn có thể giải quyết được một cách êm thấm dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, chúng ta có thể yên tâm thực hiện nhất quán một chính sách tích cực, cách mạng đối với kinhtế tư bản chủ nghĩa. Cần lãnh đạo và quản lý chặt chẽ, khắc phục mặt tiêu cực của thành phần kinhtế này, nhưng không hạn chế, phân biệt đối xử, mà phải khuyến khích, tạo điều kiện cho nó phát triển. Đương nhiên, không nên phiến diện, một chiều trong việc đánh giá vai trò của các tầng lớp đại diện cho thành phần kinhtế này, nhất là đánh giá vai trò của họ cao hơn vai trò của những giai cấp và tầng lớp đang là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Làm thế nào để kinhtế nhà nước thực sự đóng vai trò chủ đạo trong nềnkinhtế quốc dân là một vấn đề lớn cần được bàn luận nhiều, để qua đó, có biện pháp hữu hiệu trong việc củng cố và hoàn thiện nó. Hiện nay, cần chống định kiến xấu với kinhtế tư nhân, nhưng cũng cần chống định kiến xấu với kinhtế nhà nước. Có thể khẳng định rằng, chỉ cần bảo đảm cho kinhtế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, kinhtế nhà nước cùng với kinhtế tập thể là nền tảng của nềnkinhtế quốc dân, và Nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, thì việc phát triển mạnh mẽ các thành phần kinhtế theo hình thức sở hữu tư nhân sẽ phục vụ cho chủ nghĩa xã hội, đi đúng định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ ở nước ta hiện nay. Như vậy, khi trả lời câu hỏi, cái gì là nhân tố xã hội chủ nghĩa trong nềnkinhtế hàng hóa nhiều thành phần?, thì phải thật sự phân biệt được đâu là chế độ công hữu, đâu là chế độ tư hữu, không thể xóa nhòa ranh giới giữa chúng, và phải xem xét mối quan hệ giữa chúng một cách biện chứng. Chế độ công hữu dưới hình thức kinhtế nhà nước hiện nay là tiêu biểu cho nhân tố xã hội chủ nghĩa của nềnkinhtếthịtrường nước ta. Tuy nhiên, nhân tố đó không tồn tại biệt lập, mà đan xen, xâm nhập vào các thành phần kinhtế khác, tạo nên những mầm mống xã hội chủ nghĩa trong lòng các thành phần kinhtế tư nhân; thông qua những hình thức kinhtế quá độ của chủ nghĩa tư bản nhà nước. 3 - Nềnkinhtếthịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta không chỉ khác kiểu với nềnkinhtếthịtrường tư bản chủ nghĩa thế giới mà còn khác về trình độ phát triển; nềnkinhtếthịtrường nước ta còn sơ khai, giản đơn, trong khi nềnkinhtếthịtrường thế giới đã ở trình độ phát triển cao, hiện đại. Chúng ta cần nhanh chóng hội nhập nềnkinhtếthịtrường nước ta vào nềnkinhtếthịtrường thế giới, bởi vì càng hội nhập nhanh chóng bao nhiêu thì chúng ta càng sớm có chủ nghĩa xã hội bấy nhiêu. Cần lưu ý rằng, trong lĩnh vực kinhtếthị trường, cũng có quy luật phát triển rút ngắn, đi tắt, đón đầu. Từ nền kinhtếthịtrườngViệtNam tiến tới hội nhập với nềnkinhtếthịtrường thế giới, xét từ góc độ kinhtế hàng hóa là từ kinhtế hàng hóa giản đơn của những người sản xuất nhỏ tiến tới hội nhập với nềnkinhtế hàng hóa tư bản chủ nghĩa hiện đại, phát triển. Ở đây, chúng ta gặp lại vấn đề từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, nhưng theo tư duy mới, theo con đường kinhtếthị trường. Chúng ta sẽ đi từ nềnkinhtế hàng hóa nhỏ lên nềnkinhtế hàng hóa lớn mang bản chất xã hội chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, học tập và sử dụng tối đa các thành tựu của nềnkinhtế hàng hóa lớn tư bản chủ nghĩa. Hiện nay, hàng hóa ViệtNam đi vào thế giới còn kém về năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh . Vì sao vậy? Có nhiều lý do, nhưng có một lý do chính là, nềnkinhtế hàng hóa nước ta chưa thật sự trở thành nềnkinhtế hàng hóa lớn. Lấy việc xuất khẩu nông, thủy sản làm ví dụ. Cơ sở sản xuất, chế biến nông, thủy sản ở nước ta, nói chung còn lạc hậu, trong khi thịtrường quốc tế lại khó tính, đòi hỏi rất cao về chất lượng, quy cách và mẫu mã sản phẩm. Không tiến lên trình độ sản xuất lớn, hiện đại thìnềnkinhtếthịtrường nước ta sẽ không thể khắc phục được sự lạc hậu. Chúng ta sẽ không đi lại con đường từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa kiểu tập trung, quan liêu, bao cấp trước đây. Tuy rằng việc xây dựng những tổ hợp sản xuất, chế biến quy mô lớn nào đấy chuyên để xuất khẩu là cần thiết, nhưng sản xuất lớn không có nghĩa là quy mô mọi thứ phải lớn. Con đường đi lên sản xuất lớn của chúng ta hiện nay là con đường thị trường, một con đường mà chúng ta phải tìm tòi, khai phá ra. Vẫn là kinhtế gia đình, nhưng nếu biết biến các cơ sở nhỏ lẻ của nó thành những mắt khâu của nềnkinhtếthịtrường lớn, một nềnkinhtế có sự liên kết các cơ sở sản xuất, khoa học và quản lý, các cơ sở sản xuất lớn, vừa và nhỏ thành một hệ thống thống nhất để tạo ra những sản phẩm ổn định, có chất lượng và sức cạnh tranh cao, thì đó chính là cách sản xuất lớn của nềnkinhtếthịtrường hiện đại. Nềnkinhtế hàng hóa nhỏ ViệtNam trở thành nềnkinhtếthịtrường lớn, hiện đại là một vấn đề của lực lượng sản xuất, đồng thời cũng là một vấn đề của quan hệ sản xuất. Hiện nay, chế độ công hữu được thực hiện ởkinhtế nhà nước, kinhtế tập thể và một phần ở các thành phần kinhtế khác khi liên doanh với kinhtế nhà nước. Vậy trong nềnkinhtếthịtrường hiện đại ViệtNam định hướng xã hội chủ nghĩa, khi có sự liên kết tất cả các cơ sở kinh tế, kể cả kinhtế gia đình, thành một hệ thống kinhtế lớn; khi công nghệ thông tin làm cho việc lao động tại gia đình trở thành một hình thức lao động hiện đại; khi sở hữu cá nhân của người lao động mà C. Mác nói đến không còn chỉ là những tư liệu tiêu dùng . thì liệu chúng ta có thể nghĩ đến những hình thức mới của chế độ công hữu? Những người mác-xít cần đặt cho mình nhiệm vụ đa dạng hóa chế độ công hữu. Tư duy biện chứng không cho phép chúng ta dựng một hàng rào siêu hình giữa chế độ công hữu và chế độ tư hữu, mà phải tìm tòi những hình thức kinhtế quá độ giữa chế độ tư hữu và chế độ công hữu, làm cho chế độ công hữu trở thành một hệ thống các hình thức quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa sinh động, sáng tạo trên con đường hoàn thiện chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. . vực kinh tế thị trường, cũng có quy luật phát triển rút ngắn, đi tắt, đón đầu. Từ nền kinh tế thị trường Việt Nam tiến tới hội nhập với nền kinh tế thị trường. chính là cách sản xuất lớn của nền kinh tế thị trường hiện đại. Nền kinh tế hàng hóa nhỏ Việt Nam trở thành nền kinh tế thị trường lớn, hiện đại là một vấn