Lý luận chung về phát hành Trái phiếu Chính phủ

16 403 0
Lý luận chung về phát hành Trái phiếu Chính phủ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận chung về phát hành Trái phiếu Chính phủ 1. Phát hành chứng khoán. Khái niệm về phát hành chứng khoán: Việc chào bán lần đầu tiên chứng khoán mới gọi là phát hành chứng khoán. Nếu đợt phát hành dẫn đến việc đưa một loại chứng khoán của một tổ chức lần đầu tiên ra công chúng thì gọi là phát hành lần đầu ra công chúng. Nếu việc phát hành đó là việc phát hành bổ sung bởi tổ chức đã có chứng khoán cùng loại lưu thông trên thị trường thì gọi là đợt phát hành chứng khoán bổ sung. Tuy nhiên, không phải mọi đối tượng đều được phát hành chứng khoán mà chỉ những chủ thể phát hành mới có được quyền này. 1.1. Các phương thức phát hành chứng khoán. Có 2 phương thức phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp. Đó là phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng. Phát hành riêng lẻ (Private Placement): Là việc công ty phát hành chào bán chứng khoán của mình trong phạm vi một số người nhất định (thông thường là cho các nhà đầu tư có tổ chức có ý định nắm giữ chứng khoán một cách lâu dài) như công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí . với những điều kiện hạn chế chứ không phát hành rộng rãi ra công chúng. Các ngân hàng đầu tư cũng có thể tham gia vào việc phát hành riêng lẻ với tư cách nhà phân phối để hưởng phí phát hành. Đa số các đợt phát hành trái phiếu đều thực hiện dưới hình thức phát hành riêng lẻ, việc phát hành cổ phiếu thường - cổ phiếu phổ thông ít khi được thực hiện dưới hình thức này. Phát hành chứng khoán ra công chúng: là việc phát hành trong đó chứng khoán có thể chuyển nhượng được bán rộng rãi ra công chúng cho một số lượng lớn người đầu tư nhất định (trong đó phải dành một tỷ lệ cho các nhà đầu tư nhỏ) và khối lượng phát hành phải đạt một mức nhất định. Ý nghĩa của việc phân biệt giữa phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng Việc phân biệt phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng là để xác định những người phát hành rộng rãi ra công chúng phải là những công ty có chất lượng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, nhằm bảo vệ cho công chúng đầu tư nói chung, nhất là những nhà đầu tư nhỏ thiếu hiểu biết. Đồng thời, đây cũng là điều kiện để xây dựng một thị trường chứng khoán an toàn, công khai và có hiệu quả. Việc phát hành chứng khoán riêng lẻ thông thường chịu sự điều chỉnh của Luật Công ty. Chứng khoán phát hành dưới hình thức này không phải là đối tượng được niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán sơ cấp. 1.2. Bảo lãnh phát hành chứng khoán 1.2.1. Khái niệm Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành. Trên thế giới, các ngân hàng đầu tư thường là những tổ chức đứng ra làm bảo lãnh phát hành. Tổ chức bảo lãnh là người chịu trách nhiệm mua hoặc chào bán chứng khoán của một tổ chức phát hành nhằm thực hiện việc phân phối chứng khoán để hưởng hoahồng. 1.2.2. Các phương thức bảo lãnh phát hành việc bảo lãnh phát hành thường được thực hiện theo một trong các phương thức sau: * Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù có phân phối được hết chứng khoán hay không. Trong hình thức bảo lãnh tổ hợp theo "cam kết chắc chắn", một nhóm các tổ chức bảo lãnh hình thành một tổ hợp để mua chứng khoán của tổ chức phát hành với giá chiết khấu so với giá chào bán ra công chúng (POP) và bán lại các chứng khoán đó ra công chúng theo giá POP. Chênh lệch giữa giá mua chứng khoán của các tổ chức bảo lãnh và giá chào bán ra công chúng được gọi là hoa hồng chiết khấu. * Bảo lãnh theo phương thức dự phòng: đây là phương thức thường được áp dụng khi một công ty đại chúng phát hành bổ sung thêm cổ phiếu thường ở các nước phát triển. Trong trường hợp đó, công ty cần phải bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông hiện hữu, và như vậy, công ty phải chào bán cổ phiếu bổ sung cho các cổ đông cũ trước khi chào bán ra công chúng bên ngoài. Dĩ nhiên, sẽ có một số cổ đông không muốn mua thêm cổ phiếu của công ty. Do vậy, công ty cần có một tổ chức bảo lãnh dự phòng sẵn sàng mua những quyền mua không được thực hiện và chuyển thành những cổ phiếu để phân phối ra ngoài công chúng. Có thể nói, bảo lãnh theo phương thức dự phòng là việc tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua nốt số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành và bán lại ra công chúng. Tại các nước đang phát triển, khi các tổ chức bảo lãnh còn non trẻ và chưa có tiềm lực lớn thì phương thức bảo lãnh phát hành dự phòng lại là phương thức bảo lãnh thông dụng nhất. * Bảo lãnh với cố gắng cao nhất: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh tổ chức bảo lãnh thoả thuận làm đại cho tổ chức phát hành. Tổ chức bảo lãnh không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng hết sức để bán chứng khoán ra thị trường, nhưng nếu không phân phối hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành phần còn lại. * Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không: trong phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán một số lượng chứng khoán nhất định, nếu không phân phối được hết sẽ huỷ toàn bộ đợt phát hành. * Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu - tối đa: là phương thức trung gian giữa phương thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất và phương thức bảo lãnh bán tất cả hoặc không. Theo phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán tối thiểu một tỷ lệ chứng khoán nhất định (mức sàn). Vượt trên mức ấy, tổ chức bảo lãnh được tự do chào bán chứng khoán đến mức tối đa quy định (mức trần). Nếu lượng chứng khoán bán được đạt tỷ lệ thấp hơn mức yêu cầu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị huỷ 1.3. Phương pháp hành chứng khoán. Nói chung, tất cả các đơn vị muốn phát hành chứng khoán ra công chúng trước hết phải được phép của Uỷ ban chứng khoán quốc gia. Để Uỷ ban có cơ sở xem xét một đơn vị có đủ điều kiện phát hành chứng khoán hay không, đơn vị phải làm đơn xin phát hành kèm theo một bản cáo bạch. Theo Nghị định 48/1998 NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán. * Thủ tục và thời hạn cấp giấy phát hành: Hồ sơ xin cấp giấy phép phát hành chứng khoán ra công chứng được gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà Nước. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép phát hành, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp hoặc từ chối cấp giấy phép. Trường hợp từ chối cấp giấy phép, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phải giải thích rõ do bằng văn bản. * Sử dụng thông tin trước khi được phép phát hành: Trong thời gian Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xem xét hồ sơ xin cấp giấy phép phát hành, tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành và các đối tượng có liên quan chỉ được sử dụng trung thực và chính xác các thông tin trong bản cáo bạch đã gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước để thăm dò thị trường. * Công bố việc phát hành: Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được giấy phép phát hành có nghĩa vụ công bố việc phát hành trên năm số báo liên tiếp của một tờ báo trung ương và một tờ báo địa phương nơi tổ chức phát hành đặt trụ sở chính. Tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc đại diện chỉ được sử dụng thông tin trong hồ sơ xin cấp giấy phép phát hành đã được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận để phát hành. Nếu thực hiện phát hành chứng khoán qua TTCK tập trung, bản cáo bạch khi được trình lên UBCKQG thì đồng thời cũng được gởi đến Sở giao dịch chứng khoán kèm theo đơn xin đăng ký yết giá tại Sở giao dịch chứng khoán. Sau thời hạn tối đa (3 tháng) kể từ ngày Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho phép phát hành, nếu loại chứng khoán đó không được phát hành thì sẽ bị huỷ bỏ, và sẽ được công bố công khai. Cũng có thể có sự gia hạn thêm một thời hạn nhất định (có thể là 1 đến 2 tháng) cho những đơn vị có do chính đáng, theo đề nghị của đơn vị phát thành. * Thời hạn chào bán: Tổ chức phát hành phải phát hành chứng khoán theo phương án đã được duyệt trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày giấy phép phát hành có hiệu lực. Quá thời hạn trên, tất cả các chứng khoán chưa bán hết không được phát hành tiếp ra công chúng. * Đình chỉ phát hành: Tổ chức được cấp giấy phép phát hành bị đình chỉ việc phát hành, nếu Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phát hiện những sai lệch hoặc những thông tin không chính xác trong bản cáo bạch có thể ảnh hưởng tới quyết định đầu tư và gây thiệt hại cho người đầu tư. Tổ chức phát hành phải sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và thông báo công khai việc sửa đổi, bổ sung này. Trường hợp việc phát hành bị đình chỉ, người đầu tư có quyền huỷ bỏ việc đặt mua chứng khoán hoặc trả lại chứng khoán đã mua; trong trường hợp này tổ chức phát hành và các tổ chức có liên quan khác có nghĩa vụ hoàn trả tiền cho người mua trong vòng 30 ngày, kể từ ngày việc phát hành bị đình chỉ. Sau khi được phép của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, công ty có thể chọn những cách phát hành sau: 1). Bán riêng cho các nhà đầu tư lớn: Tại những nước đã phát triển những định chế trung gian như: công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ hưu bổng,.v.v… sẽ là những khách hàng mua chứng khoán với khối lượng lớn. Do đó, công ty có thể bán trực tiếp cho những đối tượng này. 2). Chào bán trực tiếp cho công chúng theo giá đã quy định: Thường công ty nhờ đến các nhà phát hành làm cố vấn, các nhà phát hành này thường là các ngân hàng thương mại hay công ty tài chính sẽ cố vấn cho các công ty muốn huy động vốn và tổ chức phát hành. Công ty và các cố vấn của mình phải cố gắng đạt được một sự cân đối giữa giá tốt nhất cho quyền lợi công ty và giá chào bán đủ hấp dẫn để lôi kéo sự quan tâm của công chúng và bảo đảm cho việc phát hành thành công. 3). Chào bán qua các nhà môi giới: Cũng là một cách bán chứng khoán ra công chúng nhưng sự khác biệt ở chỗ nhà môi giới mua các chứng khoán đã phát hành từ công ty và sau đó chào bán lại cho công chúng. Thường có hai cách để nhà môi giới mua chứng khoán từ công ty: * Bằng phương pháp đấu thầu (Offer bay tender): Công ty cổ phẩn chỉ ấn định một giá đăng ký tối thiểu, nhà môi giới phát hành nào đưa ra giá cao nhất sẽ được mua. * Bằng phương pháp thương lượng (Negotiated offering): Công ty phát hành sẽ đàm phán với các ngân hàng nhận bao tiêu những chứng khoán do công ty phát hành. Cuộc thương lượng này liên quan đến các điều kiện về giá nhượng bán cho ngân hàng nhận bao tiêu toàn bộ số cổ phiếu phát hành. Sau đó, ngân hàng sẽ bán lại dần cho các nhà đầu tư cuối cùng. Hoặc ngân hàng chỉ nhận làm môi giới - nhà đại tiêu thụ - thương lượng phí hoa hồng phát hành cho việc bằng mọi nỗ lực tiêu thụ cổ phần. 4). Các loại bảo đảm phát hành: Các định chế tài chính trung gian (công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư) thường ký các hợp đồng bảo đảm phát hành các hình thức thức sau: •   Loại 1: Bảo lãnh bao tiêu (underwritng) là hình thưc bảo đảm chắc chắn (firm commitment): Theo hình thức này, công ty môi giới khi nhận bán sẽ mua toàn bộ số chứng khoán của một đợt phát hành của công ty cổ phần và sau đó bán lại cho nhà đầu tư với giá cao hơn để hưởng chênh lệch. Hoặc thể ký hợp đồng nhận bán toàn bộ chứng khoán với một giá nhất định cho đến hạn không còn ai mua nữa thì công ty môi giới sẽ nhận mua toàn bộ só chứng khoán còn lại. Thường chỉ có những tập đoàn tài chính ngân hàng lớn mới có đủ khả năng tài chính để nhận bảo lãnh phát hành chứng khoán. Khi nhận nhiệm vụ này họ phải mặc nhiên chấp nhận rủi ro do giá của cổ phần có thể lên hay xuống thấp hơn giá mua. Do đó, trước khi nhận bao tiêu chứng khoán cho một công ty nào, công ty môi giới phải thẩm tra tình hiình mọi mặt của công ty, quan trọng nhất là tình hình tài chính: cơ cấu nguồn vốn và khả năng sinh lợi. Ví dụ: Công ty muốn bán toàn bộ số cổ phiếu có giá trị là $10.000.000, công ty môi giới chỉ có thể bán được $8.000.000, số còn lại $ 2.000.000 cổ phiếu không bán được sẽ được công ty môi giới mua bằng tài khoản của chính họ. Loại 2: Đại phát hành với cố gắng cao nhất (best effort): Các nhà phát hành nhạn bán chứng khoán nhưng không nhận mua hết số chứng khoán không được bán. Nghĩa là không ký kết đảm bảo hết toàn bộ chứng khoán. Họ chỉ cam kết sẽ cố gắng hết sức để bán chứng khoán trong thời hạn, nếu không bán hết số chứng khoán còn lại sẽ được trả cho công ty cổ phần. Hình thức làm đại phát hành thường được các công ty môi giới không nhiều vốn chấp nhận bởi vì họ không muốn lãnh chịu rủi ro trong kinh doanh chứng khoán, họ chỉ đơn giản nhận bán hộ để hưởng hoa hồng. Ví dụ: Công ty muốn bán toàn bộ số cổ phiếu $10.000.000, công ty môi giới chỉ có thể bán được $ 8.000.000 giá trị cổ phiếu họ phải trả lại số cổ phiếu có giá trị $ 2.000.000 cho công ty phát hành. •  Loại 3: Bảo đảm tất cả hoặc không (all-or-none): Trường hợp này, công ty cổ phần cần một số lượng tối thiểu cổ phiếu phải bán hết, nếu không sẽ bị huỷ bỏ toàn bộ số lượng đã phân phối và tiền sẽ được trả lại cho những người đặt mua cổ phiếu. Ví dụ: Công ty muốn bán toàn bộ cổ phiếu $10.000.000. Yêu cầu công ty môi giới phải bán tối thiểu 70% giá trị đợt phát hành tức là công ty phải nhận được số tiền tối thiểu $7.000.000 hoặc toàn bộ đợt phát hành bị huỷ bỏ. Nói chung, trong công việc phát hành chứng khoán ra công chúng, tất nhiên công ty có thể tự làm nhưng thường là thông qua một hay nhiều ngân hàng, công ty tài chính. Tuy phí tổn phát hành có cao hơn, nhưng là một sự hợp tác có lợi cho cả đôi bên. Công ty phát hành sẽ được hỗ trợ về kinh nghiệm vận động bán chứng khoán theo đúng luật định - nhận được sự tài trợ khi công ty chưa được công chúng biết đến hoặc để huy động một khối lượng vốn đúng hạn. Về phía các ngân hàng hoặc công ty tài chính nhận làm cố vấn, bao tiêu hay đại sẽ được hưởng phí hoa hồng hay chênh lệch giá nhưng họ cũng phải nghiên cứu kỹ để tránh rủi ro. Hình1.1. Sơ đồ các phương pháp phát hành chứng khoán 2. Phát hành trái phiếu chính phủ. Khác với phát hành trái phiếu và cổ phiếu công ty, việc phát hành trái phiếu Chính phủ không phải xin phép Uỷ ban Chứng khoán Quốc gia và phương pháp phát hành cũng có những điểm khác biệt so với hai loại trên. Trái phiếu Chính phủ là loại chứng khoán có độ tin cậy tín dụng cao nhất và lãi suất của trái phiếu Chính phủ thường là lãi suất chuẩn cho các loại lãi suất khác. Có hai loại trái phiếu Chính phủ: trái phiếu chiết khấu (Zero coupon) và trái phiếu trả lãi định kỳ (Coupon). Người sở hữu trái phiếu chiết khấu sẽ nhận được cả vốn gốc và lãi tương đương với mệnh giá ghi trên trái phiếu. Ngược lại, trái phiếu trả lãi thanh toán lãi suất định kỳ 1 năm hay 6 tháng một lần cho người sở hữu. Việc phát hành trái phiếu Chính phủ được tiến hành chủ yếu dựa trên cơ sở đấu giá lãi suất hay đấu giá trên cơ sở giá. Phương pháp đấu giá lãi suất cũng khác nhau chẳng hạn như kiểu Hà Lan hay kiểu Mỹ. (Xem ví dụ). - Nếu khối lượng phát hành là 600 triệu USD thì các đơn vị A, B và C là những đơn vị trúng thầu. Ví dụ: Tên người đăng ký Mức đăng ký (Triệu) Cộng dồn Lãi suất đăng ký (% năm) A 200 200 7,55 B 100 300 7,56 C 300 600 7,57 D 100 700 7,58 E 100 800 7,59 - Nếu theo phương pháp Hà Lan thì mức lãi suất cao nhất trong những người trúng thầu (7,57%) là mức lãi suất chung áp dụng cho tấ cả những người trúng thầu. - Nếu theo phương pháp của Mỹ, người A sẽ được thanh toán theo lãi suất 7,55%; người B sẽ theo lãi suất 7,56% và người C sẽ theo lãi suất 7,57%. Bên cạnh phương pháp đấu giá (được coi là phương pháp chủ yếu) như đã trình bày ở trên, một số nước còn áp dụng thêm một số phương pháp phát hành khác như sau: + Phát hành qua tổ hợp các ngân hàng đầu tư: Theo phương pháp này, một tổ hợp các ngan hàng đầu tư lớn nhất sẽ đứng ra thảo luận mức lãi xuất với ngân hàng Trung ương. Sau đó, toàn bộ khối lượng phát hành sẽ được tổ hợp đảm nhận và phân phối. + Phương pháp bán lẻ: Ngân hàng Trung ương sẽ đứng ra bán lẻ cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, dù phát hành bằng phương pháp gì tất cả các loại trái phiếu Chính phủ đều do ngân hàng Trung ương làm đại thay mặt cho Kho bạc đứng ra tổ chức phát hành. 2.1. Quy trình phát hành trái phiếu Chính phủ tại Việt Nam. •  Việc phát hành trái phiếu Chính phủ được tiến hành theo từng đợt; trước mỗi đợt phát hành 7 ngày, Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước) sẽ thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng những nội dung có liên quan đến đợt phát hành trái phiếu như: mức phát hành, thời hạn, lãi suất, mệnh giá, thời gian, địa điểm phát hành, quyền lợi của người mua trái phiếu và các quy định khác về phát hành và thanh toán gốc, lãi trái phiếu. •  Các Bộ, Ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố muốn phát hành trái phiếu công trình phải có các điều kiện và hồ sơ sau: - Công trình đã được ghi trong kế hoạch đầu tư của Nhà nước. Có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Bộ quản ngành (đối với công trình Trung ương), Uỷ ban Nhân dân tỉnh thành phố (đối với công trình địa phương). - Có phương án phát hành trái phiếu được Bộ Tài chính phê duyệt, bảo đảm thu hồi vốn để hoàn trả nợ gốc và lãi theo đúng thời hạn quy định. - Có đơn đề nghị Bộ Tài chính cho phép phát hành trái phiếu công trình theo mẫu quy định của Bộ Tài chính (Kho bạc nhà nước). - Có chỉ định cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn và thu hồi vốn hoàn trả nợ được Bộ Tài chính đồng ý. Các hồ sơ tài liệu trên gửi cho Bộ Tài chính (Kho bạc nhà nước) 45 ngày trước ngày dự kiến phát hành để xem xét và ra quyêt định việc phát hành trái phiếu công trình. 2.2. Phương thức phát hành đối với trái phiếu kho bạc và trái phiếu công trình. a) Phát hành trực tiếp qua hệ thống Kho bạc Nhà nước: Các đơn vị Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố, các quận, huyện trực tiếp tổ chức phát hành các loại trái phiếu kho bạc và trái phiếu công trình cho các đối tượng mua trái phiếu theo quyết định của Bộ Tài chính và hướng dẫn cụ thể của Cục Kho bạc Nhà nước. b) Phát hành thông qua các đại lý: - Đại phát hành trái phiếu bao gồm: các Ngân hàng thương mại, các Công ty tài chính, Công ty bảo hiểm, Tổ chức tín dụng thuộc cấp tỉnh và cấp trung ương quản lý. - Các Chi cục Kho bạc Nhà nước được lựa chọn và ký hợp đồng với các đơn vị đại phát hành trái phiếu chính phủ theo hướng dẫn của Cục Kho bạc Nhà nước. - Cuối mỗi ngày, đại bán trái phiếu kho bạc và trái phiếu công trình phải chuyển tiền thu bán trái phiếu vào Kho bạc Nhà nước và cơ quan đại thực hiện thanh hợp đồng. c) Phát hành theo phương thức đấu thầu: + Cơ quan tổ chức đấu thầu bao gồm: - Bộ Tài chính đối với các loại trái phiếu kho bạc và trái phiếu công trình. - Các doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Tài chính quyết định đối với trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước. + Thông báo đấu thầu trái phiếu: Trước mỗi đợ tổ chức đấu thầu trái phiếu 7 ngày, cơ quan tổ chức đấu thầu trái phiếu phải thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng các thông tin cần thiết về việc đấu thầu, bao gồm loại trái phiếu đấu thầu, tổng mức vốn cần huy động, thời hạn đăng ký đấu thầu.v.v… + Các đơn vị đặt thầu phải có đơn đăng ký đấu thầu theo mẫu quy định gửi đến cơ quan tổ chức đấu thầu chậm nhất trước ngày mở thầu 2 ngày làm việc. + Đặt thầu: Các đơn vị đặt thầu phải có phiếu đặt thầu gửi đến cơ quan tổ chức đấu thầu trước 12 giờ của ngày mở thầu. + Mở thầu: vào 12 giờ của ngày đấu thầu, cơ quan tổ chức đấu thầu tiến hành mở các phiếu đặt thầu, phân loại phiếu hợp lệ và không hợp lệ. + Xác định khối lượng trúng thầu: khối lượng trúng thầu được tính theo thứ tự tăng lên của lãi suất đặt thầu. + Xác định giá phát hành trái phiếu: •   Phương thức 1: Theo phương thức này, thay vì thanh toán lãi, giá phát hành được tính thấp hơn giá trị trái phiếu và được hoàn trả theo giá trị trái phiếu khi đến hạn. Công thức tính giá phát hành trái phiếu như sau: G = Trong đó: - G : Giá phát hành. - MG : Giá trị khối lượng trái phiếu trúng thầu. - Lst : Lãi suất trái phiếu trúng thầu của mỗi đơn vị đặt thầu. - T : Kỳ hạn của trái phiếu. •   Phương thức 2; Giá phát hành theo phương thức lãi suất cố định. Theo phương thức này, người ta sở hữu trái phiếu được thoanh toán tiền lãi khi đến hạn thanh toán theo mức lãi suất cố định của trái phiếu, giá phát hành trái phiếu được tính căn cứ vào lãi suất cố định và lãi suất trung thầu của từng đơn vị theo công thức sau: G = Trong đó: - G : Giá phát hành. - MG : Giá trị trái phiếu trúng thầu = MG x khối lượng. - Lst : Lãi suất trái phiếu trúng thầu. - LsCD: Lãi suất cố định. - T : Kỳ hạn của trái phiếu. - n : Số lần trả lãi trong kỳ hạn trái phiếu. - Thông báo kết quả đấu thầu: kết quả đấu thầu được thông báo cuối ngày mở thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng, được niêm yết công khai tại ban tổ chức đấu thầu và gửi cho tất cả các đơn vị đặt thầu vào ngày tiếp theo sau ngày mở thầu. - Thanh toán khối lượng trái phiếu trúng thầu: Ngày phát hành trái phiếu được ấn định vào ngày thứ 2 kể từ ngày sau ngày đấu thầu. Đồng thời, đơn vị trúng thầu nhận được chứng chỉ trái phiếu hoặc được cấp giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu (nếu là hình thức trái phiếu ghi sổ). 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến trái phiếu Chính phủ. [...]... trợ phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển VN) phát hành; Ngày 20/6/2006, Bộ Tài chính ban hành QĐ 2276/QĐ-BTC về việc tập trung đấu thầu TPCP tại HASTC Theo đó, toàn bộ trái phiếu kho bạc và trái phiếu đầu tư đều tập trung đấu thầu tại HASTC kể từ ngày 01/7/2006; Ngày 6/9/2006 Bộ Tài chính ban hành QĐ 46/2006/QĐ-BTC ban hành Quy chế phát hành TPCP lô lớn Các tổ chức phát hành trái phiếu Chính phủ. .. đạo để phát hành trái phiếu chính phủ từ nay về sau và sẽ tập trung đấu thầu tại TTGDCKHN Với các phương thức phát hành đa dạng như vậy từ năm 2000 đến năm 2008 phát hành trái phiếu Chính phủ đã đạt được những kết quả đáng kể Năm 2000 phát hành được 5416 tỷ VND trong đó đấu thầu tại TTGDCK được 600 tỷ, bảo lãnh phát hành được 500 tỷ, bán lẻ qua kho bạc nhà nước được 4316 tỷ Đến năm 2008 phát hành được... lạm phát được cải thiện Thay đổi tỷ giá hối đoái Yếu tố này ảnh hưởn đến các loại trái phiếu được thanh toán bằng nội tệ hoặc ngoại tệ Ví dụ đồng dollar Mỹ có gí trị cao hơn so với đồng bảng Anh thì sẽ làm tăng giá trị của loại Trái phiếu được thanh toán bằng dollar Mỹ 3 Tổng quan về thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam Trái phiếu chính phủ bắt đầu phát hành từ năm 1991, lúc đó trái phiếu Chính phủ. .. phủ bắt đầu phát hành từ năm 1991, lúc đó trái phiếu Chính phủ phát hành có kỳ hạn là 3 tháng Từ năm 1991 đến năm 1995 phát hành trái phiếu Chính phủ qua Kho bạc NN với kỳ hạn ngắn (6t, 1n) Đến tháng 6 năm 2000 Trái phiếu Chính phủ được phát hành Ngân hàng NN và bán lẻ với kỳ hạn 2-3n Từ năm 2000 đến nay Trái phiếu Chính phủ được phát hành với quy mô lớn hơn và kỳ hạn đa dạng hơn thông qua hai phương... mệnh giá trong đó có 228 mã trái phiếu do Kho Bạc Nhà nước phát hành và 244 mã TP do Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành Giao dịch trái phiếu chính phủ tập trung sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường trái phiếu trong nước, là một kênh huy động v ốn hiệu quả của nền kinh tế Đặc biệt, đây sẽ là cơ hội không những cho trái phiếu chính phủ mà còn cho cả trái phiếu công ty, một loại hàng... yếu thế trên thị trường trái phiếu (Trái phiếu chính phủ chiếm hơn 80% tổng lượng trái phiếu phát hành) trong khi chính trái phiếu công ty mới là yếu tố quyết định sự sôi dộng và sức hấp dẫn của thị trường này Với sự ra đời của thị trường trái phiếu chuyên biệt, nhà đầu tư, các quỹ đầu tư sẽ ngày càng quan tâm hơn đến thị trường trái phiếu với niêm tin vào một thị trường trái phiếu sôi động và minh... lớn Các tổ chức phát hành trái phiếu Chính phủ được Chính phủ bảo lãnh bao gồm : Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Các tổ chức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh Từ năm 2000 đến năm 2005 phương thức phát hành trái phiếu chủ yếu là đấu thầu qua NHNN ( chiếm 53%), còn lại là Bán lẻ qua hệ thống KBNN (23,5%) Bảo lãnh phát hành (11%) Bảo hiểm xã hội mua (6,7%) Đấu thầu qua 02... người cung cấp trái phiếu Nếu có những biến động bất lợi về khả năng tài chính của chủ phát hành, thì lập tức giá trái phiếu đó sẽ tụt giảm trên thị trường chứng khoán Mặc dù lãi suất trái phiếuvẽ hứa hẹn nhưng độ rủi ro hàm chứa lại cao hơn Thời gian đáo hạn Một trái phiếu có thời gian đáo hạn càng gần thì giá của nó càng tăng trên thị trường bởi vì độ rủi ro càng thấp Ví dụ 1 trái phiếu sẽ được... đối với các trái phiếu đang tồn tại chắc chắn thay đổi Trong trường hợp này vốn sẽ chảy vào thị trường nào hứa hẹn lợi nhuận cao hơn Như vậy giá của trái phiếu có lợi tức cố định sẽ giảm Nhìn khía cạnh khác nếu gía trấi phiếu giảm do người ta dự đoán lạm phát tăng, thì việc tăng lãi suất ( Chính việc này làm giảm giá trái phiếu ) có thể coi là dấu hiệu của Chính phủ quyết định đẩy lùi lạm phát Ảnh hưởng... ngày pháp hành, nếu không có biến động xấu về khả năng tài chính của của đơn vị phát hành và lãi suất thị trường bình ổn, thì giá trái phiếu kể từ năm thứ 5 trở đi sẽcó khuynh hướng càng cao so với các năm đầu tiên Trên thực tế người ta gọi hiện tượng này là “ kéo gía tới hời hạn ” Dự kiến về lạm phát Nếu lạm phát có dự kiến tăng thì các chứng khoán có lãi suất cố định trả theo lãi trái phiếu chỉ được . pháp phát hành chứng khoán 2. Phát hành trái phiếu chính phủ. Khác với phát hành trái phiếu và cổ phiếu công ty, việc phát hành trái phiếu Chính phủ không. Lý luận chung về phát hành Trái phiếu Chính phủ 1. Phát hành chứng khoán. Khái niệm về phát hành chứng khoán: Việc chào bán

Ngày đăng: 04/10/2013, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan