BT lớn: Phân tích và bình luận cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và tình huống đi kèm
Trang 1ĐỀ BÀI
1.Phân tích và bình luận cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.2 Công ty X đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là công ty liên doanh 100%vốn đầu tư nước ngoài Ngày 2/3/1998, công ty kí hợp đồng công ứng lao động vớicông ty vệ sỹ H thuê 5 nhân viên bảo vệ, với mức lương 2 triệu/người/tháng Tiềnnày sẽ được chuyển cho công ty H để công ty H tự thanh toán với nhân viên và đónggóp bảo hiểm xã hội cho họ Sau khi hết hạn hợp đồng cung ứng lao động với côngty H (2/1/2001), công ty X đề nghị ký hợp đồng lao động trực tiếp với 5 nhân viênbảo vệ và họ đã đồng ý
Ngày 2/2/2001, công ty X ký hợp đồng với 5 nhân viên bảo vệ Các điềukhoản trong hợp đồng về quyền và nghĩa vụ của nhân viên bảo vệ được giữ nguyên(bao gồm tiền lương 2 triệu/tháng và đóng BHXH do người lao động tự lo) Về thờihạn của hợp đồng lao động, hai bên thỏa thuận sẽ theo yêu cầu thực tế của công tyX.
Ngày 3/4/2009, 5 nhân viên bảo vệ nói trên đồng loạt có đơn yêu cầu công tynâng lương cho họ lên 3 triệu/tháng và thanh toán cho họ tiền BHXH từ ngày họ vàolàm việc cho công ty X (2/3/2001) đến ngày làm đơn (3/4/2009) với mức tiền BHXHlà 17% tiền lương hàng tháng
Trang 2MỤC LỤC
A Phân tích và bình luận cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thểvề lợi ích
I Khái quát chung về giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích……… 4
1 Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích………4
2 Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích……….…… 4
II Cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích………4
1 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích……… … 4
2 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích ……… 5
3 Thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích………5
4 Trình tự ,thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích……….5
1 Những yêu cầu của 5 nhân viên bảo vệ……… 11
2 Công ty X giải quyết các yêu cầu của 5 nhân viên bảo vệ theo quy định củapháp luật……… 15
III Công ty X có thể chấm dứt hợp đồng lao động với 5 nhân viên bảo vệ vào ngày1/5/2009……… 15
IV Giả định công ty ban hành quyết định chấm dứt HĐLĐ nói trên vào ngày1/5/2009 thì người lao động có thể gửi đơn yêu cầu đến những cơ quan nào đểbảo vệ quyên và lợi ích của họ? 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 19
Trang 3HĐTTLĐ: Hội đồng trọng tài lao độngHĐLĐ: Hợp đồng lao động
BHXH: Bảo hiểm xã hội
Trang 4A PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬN CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤPLAO ĐỘNG TẬP THỂ VỀ LỢI ÍCH
I Khái quát chung về giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích1 Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
“ Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp về việc tập thể lao
động yêu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật laođộng, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng lý với cơ quan nhànước có thẩm quyền hoặc các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác ở doanh nghiệptrong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động.”1
2 Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có thể hiểu là quá trình đi tìmcác phương án cho nội dung các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích; và tất cả quátrình đó phải tuân theo các trình tự, thủ tục, các cách thức, do các chủ thể được xácđịnh, dựa trên các thỏa ước lao động, nội quy, quy chế hoặc cam kết hợp pháp, cácquy định của pháp luật về tranh chấp và giải quyết tranh chấp.
Nguyên nhân phát sinh của tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là xác lậpcác điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật, thỏa ước hay nội quy laođộng, nên các tranh chấp này thường khó giải quyết do không có căn cứ pháp lí, còncác biện pháp hòa giải thì ít khi đạt kết quả như mong muốn
II Cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích1 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là một loại hình của giảiquyết tranh chấp lao động nên nó cũng tuân theo các nguyên tắc giải quyết tranh
chấp lao động nói chung, được quy định tại điều 158 BLLĐ, đó là: “Việc giải quyếtcác tranh chấp lao động được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
1 Thương lượng trực tiếp, tự dàn xếp và tự quyết định của hai bên tranh chấp tạinơi phát sinh tranh chấp;
2.Thông qua việc hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của cả haibên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội và tuân theo pháp luật;
3 Giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật;
1 Khoản 3 điều 157 BLLĐ
Trang 54 Có sự tham gia cảu đại diện người lao động và đại diện người sử dụng lao độngtrong qua trình giải quyết tranh chấp.”
2 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
Theo điều 169 BLLĐ: “Các cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết nhữngtranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:
1 Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động;2 Hội đồng trọng tài lao động.”
3 Thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
“ Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể là một năm, kể từngày xảy ra hành vi mà mỗi bên cho rằng quyền và lợi ích của mình bị vi phạm”2.
HĐHGLĐCS và HGVLĐ là “…không quá ba ngày làm việc, kể từ ngày nhậnđược đơn yêu cầu hòa giải”3.
Hội đồng trọng tài lao động là: “… không quá bảy ngày làm việc, kể từ ngàynhận được đơn yêu cầu hòa giải”4.
4 Trình tự ,thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
a Thương lượng
Thương lượng là một trong các biện pháp giải quyết TCLĐTTVLI mang tínhhình thức vì bất cứ tranh chấp lao động nào cũng bắt buộc phải qua bước này Tuypháp luật không quy định, nhưng ta có thể khái quát thủ tục thương lượng như sau:
B1: Tập thể người lao động đưa ra các yêu cầu về nội dung tranh chấp, thời gian,địa điểm để đại diện5 hai bên tranh chấp ngồi lại cùng nhau bàn bạc, đàm phán, đưara ra các giải pháp tối ưu nhất để giải quyết nội dung tranh chấp
B2: Người sử dụng lao động tổ chức cuộc họp giải quyết các vấn đề tranh chấptheo đúng B1 Tiến hành ghi biên bản, cam kết về các nội dung đã thống nhất vàchưa thống nhất Lên kế hoạch cho tổ chức cho các phiên họp tiếp theo.
B3: Tổ chức các cuộc họp tiếp theo để thống nhất tất cả các vấn đề; kí kết các nộidung đã thỏa thuận thành những quy chế chung và đưa các cam kết vào thực hiện.
2 Điều 171a BLLĐ đã sửa đổi năm 2006
3 khoản 1 điều 165a BLLĐ
4 khoản 1 điều 171 BLLĐ đã sửa đổi
5 Đại diện của tập thể NLĐ có thể là Ban chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời nếu cóCông đoàn; nếu không có Công đoàn thì dại diện là một số người có uy tín được tập thể NLĐ tín nhiệm cử ra (chỉ ápdụng nếu giải quyết tranh chấp bằng thương lượng).
Trang 6Nếu thương lượng không thành, thì các bên tranh chấp có “… yêu cầu giảiquyết tranh chấp lao động phải làm đơn gửi Hội đồng hòa giải (đối với nơi cóHội đồng hòa giải) hoặc cơ quan lao động cấp huyện (đối với nơi chưa thành lậpHội đồng hòa giải)”6.
b Giải quyết tranh chấp lao động tại Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặchòa giải viên lao động (làm việc theo nguyên tắc thỏa thuận và nhất trí)
* Thành lập và tổ chức7
- Hội đồng hòa giải phải được thành lập trong các doanh nghiệp có Ban chấphành Công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn lâm thời Đại diện của bênngười sử dụng lao động phải chủ động đề xuất với ban chấp hành công đoàn về việcthành lập HĐHGLĐCS Người sử dụng lao động ra quyết định thành lập và đảm bảocác điều kiện cần thiết cho hoạt động của HĐHGLĐCS, từ quy định này ta thấy hộiđồng hòa giải bị phụ thuộc vào NSDLĐ.
Hội đồng phải có ít nhất 4 thành viên, là những đại diện ngang nhau của haibên NLĐ và NSD Hai bên có thể thỏa thuận lựa chọn thêm thành viên tham gia Hộiđồng, người được chọn thêm phải đáp ứng được những tiêu chuẩn, điều kiện phápluật quy định cho HGVLĐ Nhiệm kì của Hội đồng là hai năm, đại diện hai bênNLĐ và NSD thay phiên nhau làm Chủ tịch Hội đồng, mỗi bên làm Chủ tịch 1 năm.
- Hòa giải viên cơ sở là những cá nhân hoạt động độc lập có đầy đủ năng lựchành vi dân sự đầy đủ, phẩm chất tốt, có trình độ chuyên môn, có kinh nhiệm và tựnguyện8 được Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định công nhận Phần lớnHGVLĐ là các cán bộ công chức, nên đây là các công việc kiêm nhiệm
* Thủ tục9 : HĐHGLĐCS và HGVLĐ có những điểm khác nhau nhất định vềcơ cấu tổ chức,… nhưng thủ tục giải quyết tranh chấp là như nhau, gồm các bước:
- Nhận đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
- Chuẩn bị phiên họp hòa giải: tìm hiểu vụ việc, thu thập chứng cứ, dự kiến cácphương án hòa giải (đối với HĐHG thì là nhất trí phương án hòa giải), gửi thông báocho các bên tranh chấp và các bên liên quan về phiên họp hòa giải.
6 Mục 2 phần III thông tư 22/2007/TT-BLDTBXH
7 Theo khoản 1 và khoản 2 điều 162, điều 163 BLLĐ sửa đổi bổ sung năm 2006; mục 1 phần I, mục 1 phần II thông tưsố 22/2007/TT-BLĐTBXH
8 Thông tư số 22/2007/TT-BLDTBXH
9 Mục 2 phần III thông tư số22/2007/TT-BLĐTBXH
Trang 7- Tổ chức phiên họp hòa giải: kiểm tra sự có mặt của hai bên10; các bên tranhchấp đưa ra ý kiến; dựa trên cơ sở đưa ra các chứng cứ, ý kiến các bên, HĐHGLĐhoặc HGVLĐ phân tích vụ việc, tính đúng sai và đưa ra các phương án hòa giải đểhai bên thỏa thuận và nhất trí; lập biên bản hòa giải
Biên bản hòa giải phải có chữ ký của các bên, HĐHGLĐCS hoặc HGVLĐ, ghi rõkết quả hòa giải và các bên có trách nhiệm làm theo nếu đó là hòa giải thành, cònnếu hòa giải không thành thì phải nêu rõ lí do không thành trong đó11
Mặt khác, nếu hòa giải tại HĐHGLĐCS hoặc HGVLĐ không thành thì, theo
khoản 2 điều 170 BLLĐ “… mỗi bên tranh chấp có quyền… yêu cầu Hội đồngtrọng tài lao động giải quyết đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích”
c Giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại Hội đồng trọng tài lao động
* Thành lập và tổ chức12
Sau khi thống nhất với các cơ quan, tổ chức có liên quan về dự kiến Chủ tịchvà thành viên Hội đồng trọng tài lao động, Giám đốc sở Lao động- Thương binh vàXã hội trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, ra quyết định thành lập HĐTTLĐ.
Thành viên của HĐTTLĐ được hình thành theo số lẻ, gồm 5 đến 7 thành viên,cả chuyên trách và kiêm nhiệm là đại diện của cơ quan lao động, công đoàn, ngườisử dụng lao động và đại diện của Hội luật gia hoặc là người có kinh nhiệm trong lĩnhvực quan hệ lao động.
Hội đồng trọng tài lao động quyết định phương án hòa giải theo nguyên tắc đasố, bằng cách bỏ phiếu kín Hoạt động dựa trên nguồn kinh phí của nhà nước, thôngqua Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc tương đương; và có nhiệm kỳ là 3 năm.
*Thủ tục giải quyết tranh chấp13
- Nhận đơn yêu cầu hòa giải và chuẩn bị cho phiên họp hòa giải: thư ký củaHĐTTLĐ sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết TCLĐTTVLI phải vào sổ, ghirõ ngày tháng nhận đơn và nghiên cứu, thu thập chứng cứ, tài liệu có liên quan, đề
10 nếu một bên vắng mặt hoặc cử đại diện không có ủy quyền thì hoãn phiên họp hòa giải, nếu vắng mặt lần hai mà không có lí do chính đáng thì HĐHGLĐCS hoặc HGVLĐ lập biên bản hòa giải không thành.
11 theo khoản 1 điều 170 BLLĐ
12 Phần II thông tư số 23/2007/TT-BLĐTBXH; điều 11 nghị định 133/2007/NĐ-CP; điều 164 BLLĐ đã sửa đổi, bổ sung
13 Phần III thông tư số 23/2007/TT-BLĐTBXH; điều 12 nghị định 133/2007/NĐ-CP; điều 171 BLLĐ đã sửa đổi bổ sung
Trang 8xuất phương án hoà giải, giải quyết với HĐTTL Chậm nhất hai 2 ngày sau khi nhậnđơn, thư ký HĐTTLĐ phải gửi các thông báo, đơn yêu cầu, tài liệu, danh sáchHĐTTLĐ đến các thành viên của Hội đồng trọng tài lao động; gửi danh sáchHĐTTLĐ, thông báo về phiên họp hòa giải cho các bên tranh chấp và các bên liênquan
Nếu các bên tranh chấp có yêu cầu thay đổi thành viên HĐTTLĐ vì lí dothành viên đó không đảm bảo tính khách quan, công bằng trong giải quyết tranhchấp thì phải có bằng chứng và đơn gửi HĐTTLĐ ít nhất 3 ngày trước phiên họp.Việc thay đổi thành viên này do Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động quyết định.
- Phiên họp hòa giải: kiểm tra sự có mặt của hai bên; các bên đưa ra ý kiến củamình; thư ký HĐTTLĐ trình bày các chứng cứ, tài liệu đã thu được và đưa ra cácphương án giải quyết để Hội đồng tham gia ý kiến và thống nhất theo nguyên tắc đasố, bằng các bỏ phiếu kín; Chủ tịch Hội đồng đưa ra phương án hòa giải; lập biênbản hòa giải Nếu các bên không đồng ý với phương án này thì hòa giải không thành.Biên bản hòa giải phải có chữ ký của các bên tranh chấp, chủ tịch, thư kýHĐTTLĐ, các bên có nghĩa vụ chấp hành biên bản hòa giải nếu đó là biên hòa giảithành, nếu là biên bản hòa giải không thành thì phải nêu rõ ý kiến các bên trong đó.Trong vòng 1 ngày làm việc kể từ lúc lập biên bản, biên bản phải được gửi tới cácbên tranh chấp
- Nếu việc hòa giải không thành, tranh chấp được giải quyết như sau: đối vớidoanh nghiệp được phép đình công thì tiến hành thủ tục để đình công; đối với doanhnghiệp không được phép đình công thì vụ việc được đưa ra Tòa án nhân dân cấp tỉnhđể giải quyết, lúc này phán quyết của tòa là bắt buộc, cả hai bên đều phải nghe theo.
5 Nhận xét
- Thương lượng là phương thức tự thân, chỉ có sự tham gia của các bên tranh chấp;nên phương thức giải quyết tranh chấp này có ưu điểm là giữ gìn được mối quan hệquan hệ lao động, tạo ra một không khí hòa bình trong giải quyết tranh chấp laođộng, đảm bảo được bí mật về thông tin, giảm bớt chi phí và phiền hà với pháp luật.- HĐHGLĐCS không bảo vệ được lợi ích của NLĐ do bị phụ thuộc vào NSDLĐ;hoạt động kém hiệu quả do sự vô tư, trung lập trong việc giải quyết tranh chấp củamột hoặc một số hoặc tất cả thành viên Hội đồng đều không có gì đảm bảo.
Trang 9- HGVLĐ có ưu điểm: có trình độ chuyên môn, tính trung lập cao, làm việc nhanhhơn; được tin tưởng và tín nhiệm hơn do các bên tranh chấp được phép tự lựa chọnhòa giải viên Nhưng phương thức này thường mang nặng quan điểm cá nhân, hòagiải là công việc kiêm nhiệm nên không phải lúc nào các hòa giải viên cũng có thểtập chung hoàn toàn vào công việc này,
- Hai cơ chế HĐHGLĐ và HGVLĐ tồn tại song song giúp cho NLĐ có thể lựa chọnđược hình thức giải quyết phù hợp khi không tin tưởng vào cơ chế giải quyết kia.- Giải quyết tranh chấp tại HĐTTLĐ thường không đạt được kết quả vì nó vốn dĩkhông khác hình thức giải quyết tại HĐHGLĐCS; nhưng có ưu điểm hơnHĐHGLĐCS là người hòa giải có trình độ chuyên môn, không thuộc các bên tranhchấp nên công minh, vô tư hơn và là người của nhà nước.
- Đình công không phải là một biện pháp giải quyết tranh chấp
- Việc thực hiện các phương án giải quyết tranh chấp chỉ được pháp luật quy định làcác bên có nghĩa vụ làm theo, mà không có quy định về chế tài, nên đôi khi các bênkhông làm theo dù trước đó đã thỏa thuận.
- Thực tế, việc giải quyết TCLĐTTVLI chỉ mang tính chất tình thế, khi các cuộctranh chấp sắp có dấu hiệu đình công thì các các cơ quan mới bắt tay vào làm việcgiải quyết và giải quyết nhằm mục đích an ninh, trật tự chứ không phải bảo vệ NLĐ.- Biện pháp khắc phục: Tằn cường các chế tài trong giải quyết TCLĐTTVLI;khuyến khích các doanh nghiệp quy định nhiều lợi ích cho NLĐ; thúc đẩy kí kếtthỏa ước lao động ngành; phòng ngừa TCLĐTTVLI ngay từ khi doanh nghiệp vừathành lập,…
B GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
I Việc công ty X ký HĐLĐ với 5 nhân viên bảo vệ với nội dung như trênlà sai
Hợp đồng lao động mà công ty X đã kí với 5 nhân viên bảo vệ có một số nộidung vi phạm như sau:
Thứ nhất, việc thỏa thuận trong HĐLĐ giữa hai bên là việc “đóng BHXH do
người lao động tự lo” là sai
Mặc dù sự thỏa thuận nhất trí giữa hai bên là tiêu chí để xác lập HĐLĐ,nhưng ta cũng cần phải xác định lại rằng không phải bất cứ sự thỏa thuận nhất trí
Trang 10nào giữa hai bên NLĐ và NSDLĐ cũng trở thành căn cứ xác lập HĐLĐ Bởi, mộttrong đặc trưng của hợp đồng lao động, theo giới khoa học pháp lí ở nước ta là“trong HĐLĐ sự thỏa thuận của các bên thường bị khống chế bởi những giới hạnpháp lí nhất định”14 Theo đó, các quan hệ HĐLĐ có sự thỏa thuận của các bên phảiđảm bảo tính tự do, bình đẳng, tự nguyện, tính không trái pháp luật, không trái đạođức xã hội, và luôn bị khống chế bởi những “ngưỡng” hay giới hạn pháp lí nhấtđịnh của Bộ luật lao động, thỏa ước lao động, như tiền lương tối thiểu, thời giờlàm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội
Theo điểm a khoản 1 điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội quy định về đối tượng áp
dụng BHXH: “1 Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dânViệt Nam, bao gồm: a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thờihạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên; ”; Và khoản 2 điều141 Bộ luật lao động: “Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động cóthời hạn dưới 3 tháng thì các khoản bảo hiểm xã hội được tính vào tiền lương dongười sử dụng lao động trả theo quy định của Chính phủ, để người lao động thamgia bảo hiểm xã hội theo loại hình tự nguyện hoặc tự lo về bảo hiểm”.
Việc quy định đóng bảo hiểm xã hội do người lao động tự lo của công ty Xmang ý nghĩa: với bất cứ trường hợp nào, dù HĐLĐ thuộc loại nào đi nữa, thì ngườilao động cũng vẫn phải tự lo về việc đóng bảo hiểm xã hội và công ty X không cótrách nhiệm hay liên quan gì đến vấn đề đó; như vậy là trái với pháp luật vì pháp luậtđã quy định cụ thể về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với BHXH củangười lao động trong mọi trường hợp Công ty X phải xác định loại hợp đồng rồi từđó xác định loại hình đóng BHXH theo pháp luật và cụ thể hóa quy định của phápluật đó trong hợp đồng lao động
Thứ hai, thời hạn của HĐLĐ mà công ty X ký với 5 nhân viên bảo vệ: “hai
bên thỏa thuận theo nhu cầu thực tế của công ty X” là sai.
Một trong các đặc trưng khác của HĐLĐ là “HĐLĐ thực hiện liên tục trongthời gian nhất định hay vô hạn”15 Như vậy trong HĐLĐ phải xác định rõ thời hạn vàloại của hợp đồng, bao gồm thời gian có hiệu lực và thời gian chấm dứt; nếu không
14 Giáo trình luật lao động Việt Nam _ Trường đai học Luật Hà nội _ NXB Công an nhân dân _ Hà nội 2009
15 Giáo trình luật lao động Việt Nam _ Trường đai học Luật Hà nội _ NXB Công an nhân dân _ Hà nội 2009