1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

10 288 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 51,32 KB

Nội dung

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 4.1 NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ 4.1.1 Nguyên nhân chủ quan 4.1.1.1 Nguyên nhân thuộc bản thân công ty Công ty không ngừng nắm bắt kịp thời sự biến động của thị trường xuất khẩu để có được thông tin kịp thời từ đó đưa ra chiến lược phù hợp cho từng thị trường. Đồng thời, công ty có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực xuất khẩu gạo: trong việc thu mua, chế biến, bảo quản đáp ứng đúng qui cách và yêu cầu của nhà nhập khẩu. Bên cạnh đó, công ty đã dần tạo được uy tín trên thị trường, giữ vững được các thị trường truyền thống như Philippine, Indonexia,… được nhiều khách hàng biết đến thông qua các cuộc đấu thầu. Công ty còn tăng cường công tác quảng bá trên Internet, tham gia hội chợ triển lãm để tìm kiếm khách hàng mới. Đối với các đơn vị chân hàng, công ty luôn tạo mối quan hệ tốt nên việc thu gom hàng hóa xuất khẩu luôn diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ, nhờ đó luôn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng nước ngoài và thực hiện đúng hợp đồng đã ký. Mặt khác, công ty kiểm tra, giám sát chặt chẽ về chất lượng sản phẩm khi các đơn vị cung cấp. Do vậy, chất lượng ngày càng ổn định. Ngoài ra, cũng phải kế đến sự nổ lực của tập thể cán bộ công nhân viên mà công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả và doanh số ngày càng tăng. 4.1.1.2 Giá bán Trong những năm qua, giá xuất khẩu gạo liên tục tăng, đây cũng là cơ hội lớn cho công ty tăng doanh số bán của mình. Công ty luôn theo dõi sát diễn biến thị trường để kịp thời tính toán hiệu quả kinh doanh ( công ty là thành viên của Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam nên sẽ có giá tham khảo qua Email ) . Sở dĩ giá xuất khẩu gạo tăng là do: - Do lượng gạo còn lại trong dân không nhiều nên nguồn cung tiếp tục bị thắt chặt trong khi đó thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã xuất hiện những nhu cầu mới như Nhật, Trung Đông. - Xuất khẩu gạo của thế giới giảm đáng kể trong đó có các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ. - Năm 2005, chính phủ Thái Lan hỗ trợ giá mua nên giá trong nước luôn ở mức cao, giá hỗ trợ vụ chính cao hơn năm 2004 là 24%. Giá trong nước ở mức cao nên đã hạn chế sự cạnh tranh gạo Thái Lan trên thị trường thế giới, do đó dẫn đến một số thị trường truyền thống của Thái Lan đã phần lớn chuyển sang nước khác, tỷ lệ nhập khẩu giảm dần: Iran là thị trường chủ yếu mua gạo cao cấp của Thái Lan đã chuyển dần sang mua gạo của Uruguay và Việt Nam. 4.1.2 Nguyên nhân khách quan 4.1.2.1 Nguyên nhân thuộc về nhà nước - Đối với nhà nước luôn có chính sách ưu đãi cho nền sản xuất nông nghiệp của nước nhà như miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp và nông thôn, đầu tư cho khoa học kĩ thuật công nghệ, đẩy mạnh hoạt động tín dụng, chính sách ưu đãi về thuế. Nhờ vậy mà thị trường xuất khẩu nông sản nói chung và xuất khẩu gạo của nước ta thực sự được mở rộng , sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam được cải thiện. - Trong những năm gần đây, ảnh hưởng của dịch bệnh rầy nâu và vàng lùn xoắn lá trên cây lúa, nên việc cân đối giữa an ninh lương thực và xuất khẩu luôn được chú trọng.Vào cuối năm 2006, nhằm đảm an ninh lương thực, nhà nước đã cho ngừng xuất khẩu. - Việc xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay chưa bị tác động nhiều bởi các quy định của WTO mà Việt Nam đã cam kết. Việt Nam còn có thể bảo hộ xuất khẩu gạo tới năm 2011, tức còn bốn năm nữa, sau đó các doanh nghiệp nước ngoài có quyền kinh doanh xuất khẩu gạo trực tiếp như các doanh nghiệp trong nước. 4.1.2.2 Nguyên nhân thuộc về thị trường  Thị trường thế giới Do hạn hán tiếp tục kéo dài, đặc biệt là sự trở lại của hiện tượng Elnino càng làm cho hạn hán thêm nghiêm trọng tại nhiều nước Châu Á, khu vực chiếm 75% lượng gạo xuất khẩu hàng năm trên thị trường thế giới. Do ảnh hưởng của trận động đất tại một số nước Nam Á và Đông Nam Á càng làm cho nhu cầu nhập khẩu gạo tăng mạnh như Philippine, Indonesia, Bangladesh và Châu Phi, các nước Trung Mỹ, . Giá gạo Việt Nam hiện đang thấp hơn so với gạo cùng loại của Thái Lan, cùng với nhu cầu của khách nước ngoài nhập khẩu gạo Việt Nam tăng mạnh, khách hàng chính là Philipines, Cu Ba, Nga, các nước Châu Phi, Châu Âu . Mặt khác các nhà xuất khẩu vẫn đang đẩy mạnh tìm kiếm nguồn cung để đáp ứng nhu cầu đã ký kết trong khi nguồn cung hạn chế. Kế hoạch xuất khẩu gạo của một số nước sản xuất lúa gạo lớn trên thế giới, như Ấn Độ, Mỹ, Pakistan đều giảm. Một số nước như Trung Quốc, Indonesia . bị thiên tai, làm ảnh hưởng đến sản xuất, sản lượng lúa giảm mạnh.  Thị trường trong nước Trong nước, mặc dù thời tiết các năm qua không thuận lợi, hạn hán kéo dài, diện tích lúa giảm, nhưng vụ hè thu năm 2005, nông dân Đồng Bằng Sông Cửu Long vẫn được mùa lớn. Trong những năm gần đây diện tích đất nông nghiệp tuy có thu hẹp nhưng do năng suất được nâng cao nên sản lượng tăng. Tuy nhiên, bệnh vàng lùn xoắn lá diễn ra đã làm giảm sản lượng đáng kể. 4.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Phân tích mức ảnh hưởng của các yếu tố đến tình hình lợi nhuận là xác định mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá vốn hàng bán, giá bán, chi phí hoạt động đến lợi nhuận.  Năm 2005 so với năm 2004: Căn cứ vào số liệu của công ty, ta tính toán bảng số liệu phục vụ cho việc phân tích này như sau: Bảng 14: DOANH THU VÀ TỔNG GIÁ VỐN 2004 – 2005 ĐVT: 1.000đ Mặt hàng Tổng doanh thu Tổng giá vốn q 04 * g 04 q 05 * g 04 q 05 * g 05 q 04 * z 04 q 05 * z 04 q 05 * z 05 1.Gạo 5% tấm 39.075.680 165.744.712 172.941.746 36.083.760 153.054.084 162.210.074 2.Gạo 10% tấm 608.160 718.389 737.478 561.920 663.768 700.245 3.Gạo 15% tấm 46.183.646 89.027.194 90.516.410 42.453.707 81.837.073 83.512.441 4.Gạo 25% tấm 104.279.076 304.875.252 310.435.547 96.671.736 282.634.072 287.937.738 5.Gạo tấm 40.785.754 32.139.872 34.091.337 34.259.486 26.997.061 30.542.499 6.Khác 2.411.002 1.753.456 3.847.760 2.166.765 1.575.829 3.758.888 Tổng 233.343.318 594.258.875 612.570.278 212.197.374 546.761.887 568.661.885 Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Phòng Kế toán q 04 , q 05 : sản lượng tiêu thụ năm 2004, 2005. g 04 , g 05: giá bán năm 2004, 2005. Z 04 , z 05 : giá vốn năm 2004, 2005. Gọi L là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Dựa vào phần cơ sở lý luận ( xem trang 15, 16 ), ta có: Đối tượng phân tích ∆L = L 05 – L 04 = 13.912.111 – 3.490.006 = 10.422.105 (đvt: 1000đ) Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2005 so với năm 2004 tăng một khoản là 10.422.105 ngàn đồng. Mức biến động này chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố: - Mức độ ảnh hưởng của yếu tố sản lượng đến lợi nhuận: Tỷ lệ doanh thu năm 2005 so với năm 2004 : %100* 1 0404 1 0405 ∑ ∑ = = = n i ii n i ii gq gq T = %7,254%100 318.343.233 875.258.594 =× L q = (T - 1) x ( ∑ = n i 1 q 04 g 04 - ∑ = n i 1 q 04 Z 04 ) = (254,7% - 1) x (233.343.318 – 212.197.374) = 32.712.775 Vậy do sản lượng tiêu thụ tăng 154,7% nên lợi nhuận tăng một lượng là 32.712.775 ngàn đồng. - Mức độ ảnh hưởng của yếu tố kết cấu mặt hàng : ( ) ( ) QLBH n i iiiiK ZZZqgqTL 0404 1 040404041 +−−= ∑ = = 254,7 % x (233.343.318 – 212.197.374) – 17.655.938 = 36.202.781 ∑ ∑ = =       ++−= n i n i QLBH iiiiK ZZZqgqL 1 1 0404040504052 = 594.258.875 – ( 546.761.887 + 4.405.554 + 13.250.384) = 29.841.050  L C = L K2 – L K1 = 29.841.050 - 36.202.781 = - 6.361.731 Vậy do kết cấu mặt hàng thay đổi làm cho lợi nhuận giảm một lượng là 6.361.731 ngàn đồng - Mức độ ảnh hưởng của giá vốn: ( ) ( )       −−= ∑∑ == n i ii n i iiz ZqZqL 1 0405 1 0505 = - ( 568.661.885 – 546.761.887) = - 21.899.998 Vậy do giá vốn hàng bán tăng đã làm cho lợi nhuận giảm 21.899.998 ngàn đồng. - Mức độ ảnh hưởng của chi phí bán hàng : L ZBH = - (Z 05BH – Z 04BH ) = - ( 26.785.755 – 13.250.384) = - 13.535.371 Do chi phí bán hàng tăng nên lợi nhuận giảm 13.535.371 ngàn đồng - Mức độ ảnh hưởng của chi phí quản lý : L ZQL = - (Z 05QL – Z 04QL ) = - (3.210.527 – 4.405.554) = 1.195.027 Do công ty tiết kiệm được một khoản từ chi phí quản lý doanh nghiệp nên đã làm cho lợi nhuận tăng 1.195.027 ngàn đồng. - Mức độ ảnh hưởng của yếu tố giá bán : ( ) ∑ = −= n i iiig ggqL 1 040505 = 612.570.278 – 594.258.875 = 18.311.403 Vậy do giá bán tăng làm cho doanh thu tăng 18.311.403 ngàn đồng nên đã góp phần làm cho lợi nhuận tăng 18.311.403 ngàn đồng. • Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng: - Các yếu tố làm tăng lợi nhuận: + Sản lượng: 32.712.775 + Giá bán: 18.311.403 + Chi phí quản lý: 1.195.027 - Các yếu tố làm giảm lợi nhuận: + Kết cấu mặt hàng: - 6.361.731 + Chi phí bán hàng: - 13.535.371 + Giá vốn: - 21.899.998 + 10.422.105 Vậy qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ta thấy rằng lợi nhuận tăng 10.422.105 ngàn đồng là do năm 2005 giá bán tăng, sản lượng tiêu thụ tăng và tiết kiệm được một khoản chi phí quản lý so với năm 2004, mặt khác, yếu tố chi phí bán hàng, giá vốn hàng bán và kết cấu mặt hàng tác động làm cho lợi nhuận năm 2005 giảm đáng kể so với 2004.  Năm 2006 so với năm 2005 : Căn cứ vào số liệu của công ty, ta tính toán bảng số liệu phục vụ cho việc phân tích này như sau: Bảng 15: DOANH THU VÀ TỔNG GIÁ VỐN 2005 – 2006 ĐVT: 1000 đ Mặt hàng Tổng doanh thu Tổng giá vốn q 05 * g 05 q 06 * g 05 q 06 * g 06 q 05 * z 05 q 06 * z 05 q 06 * z 06 1.Gạo 5% tấm 172.941.746 383.269.058 378.644.536 162.210.074 359.485.802 366.752.908 2.Gạo 10% tấm 737.478 799.910 800.320 700.245 759.525 762.395 3.Gạo 15% tấm 90.516.410 130.066.040 132.072.200 83.512.441 120.001.804 120.938.012 4.Gạo 25% tấm 310.435.547 418.307.572 448.507.788 287.937.738 387.992.088 408.970.864 5.Gạo tấm 34.091.337 30.290.729 31.124.155 30.542.499 27.137.526 28.273.830 6.Khác 3.847.760 5.771.640 7.609.944 3.758.888 5.638.332 3.985.164 Tổng 612.570.278 968.504.949 998.758.943 568.661.885 901.015.077 929.683.173 Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Phòng Kế toán q 05 , q 06 : sản lượng tiêu thụ năm 2005, 2006. g 05 , g 06: giá bán năm 2005, 2006. z 05 , z 06 : giá vốn năm 2005, 2006. Ta có: Đối tượng phân tích ∆L = L 06 – L 05 = 22.966.788 – 13.912.111 = 9.054.677 (đvt: 1000đ) Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2006 tăng so với năm 2005 một lượng là 9.054.677 ngàn đồng. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố: - Mức độ ảnh hưởng của yếu tố sản lượng đến lợi nhuận: Tỷ lệ doanh thu năm 2006 so với năm 2005 : %100* 1 0505 1 0506 ∑ ∑ = = = n i ii n i ii gq gq T = %1,158%100 278.570.612 949.504.968 =× L q = (T - 1) x ( ∑ = n i 1 q 05 g 05 - ∑ = n i 1 q 05 Z 05 ) = (158,1% - 1) x (612.570.278 – 568.661.885) = 25.510.776 Vậy do sản lượng hàng hóa tiêu thụ ở công ty năm 2006 tăng 158,1 % so với năm 2005 đã làm cho lợi nhuận của công ty vượt so với năm 2005 là 25.510.776 ngàn đồng. - Mức độ ảnh hưởng của yếu tố kết cấu mặt hàng : ∑ ∑ = =       ++−= n i n i QLBH iiiiK ZZZqgqL 1 1 0505050605062 = 968.504.949 – (901.015.077 + 42.496.634 + 3.612.348) = 21.380.890 ( ) ( ) QLBH n i iiiiK ZZZqgqTL 0505 1 050505051 +−−= ∑ = = 158,1% x (612.570.278 – 568.661.885) – 46.108.982 = 23.310.187  L C = 21.380.890 – 23.310.187 = -1.929.297 Vậy do kết cấu mặt hàng thay đổi làm cho lợi nhuận bán hàng giảm một lượng là 1.929.297 ngàn đồng. - Mức độ ảnh hưởng của giá vốn: ( ) ( )       −−= ∑∑ == n i ii n i iiz ZqZqL 1 0506 1 0606 = - ( 929.683.173 – 901.015.077) = - 28.668.096 Giá vốn mua hàng ở các mặt hàng năm 2006 đều tăng so với năm 2005 dẫn đến lợi nhuận của công ty giảm một lượng là 28.668.096 ngàn đồng. - Mức độ ảnh hưởng của chi phí bán hàng : L ZBH = - (Z 06BH – Z 05BH ) = - ( 42.496.634 – 26.785.755) = - 15.710.87 Chi phí bán hàng năm 2006 tăng so với năm 2005 một lượng là 15.710.879 ngàn đồng đã làm cho lợi nhuận giảm một khoản tương ứng là 15.710.879 ngàn đồng. - Mức độ ảnh hưởng của chi phí quản lý : L ZQL = - (Z 06QL – Z 05QL ) = - (3.612.348 – 3.210.527 ) = - 401.821 Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đã dẫn đến lợi nhuận bán hàng năm 2006 của công ty giảm đi một lượng 401.821 ngàn đồng. - Mức độ ảnh hưởng của yếu tố giá bán : ( ) ∑ = −= n i iiig ggqL 1 050606 = 998.758.943 – 968.504.949 = 30.253.994 Vậy do đa số các mặt hàng giá bán năm 2006 tăng so với năm 2005 nên lợi nhuận của công ty tăng 30.253.994 ngàn đồng. • Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng: - Các yếu tố làm tăng lợi nhuận : + Sản lượng: 25.510.776 + Giá bán: 30.253.994 - Các yếu tố làm giảm lợi nhuận: + Kết cấu mặt hàng: -1.929.297 + Chi phí bán hàng: - 15.710.879 + Chi phí quản lý: - 401.821 + Giá vốn: - 28.668.096 + 9.054.677 Vậy qua phân tích các yếu tố tác động đến tăng giảm lợi nhuận, ta thấy giá vốn, chi phí hoạt động, kết cấu mặt hàng thay đổi làm giảm lợi nhuận doanh nghiệp. Tuy nhiên, khối lượng hàng bán tăng, giá bán hàng tăng ảnh hưởng tốt đến lợi nhuận công ty nên đã làm cho lợi nhuận tăng 9.054.677 ngàn đồng so với năm 2005. . sản lượng đáng kể. 4.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Phân tích mức ảnh hưởng của các yếu tố đến tình hình lợi nhuận. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng: - Các yếu tố làm tăng lợi nhuận: + Sản lượng: 32.712.775 + Giá bán: 18.311.403 + Chi phí quản lý: 1.195.027 - Các yếu tố làm

Ngày đăng: 03/10/2013, 16:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 15: DOANH THU VÀ TỔNG GIÁ VỐN 2005 – 2006 - PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
Bảng 15 DOANH THU VÀ TỔNG GIÁ VỐN 2005 – 2006 (Trang 7)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w