Phântích đánh giáthựctrạng và chất lượngtíndụng của sởgiao dịch-Ngân hàng chính sách xã hội Nam Định 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI NAM ĐỊNH 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Chính Sách Xã hội Nam Định Ngân hàng chính sách xã hội Nam Định là một chi nhánh thuộc hệ thống Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội Việt Nam. Đặt tại trụ sở chính tại 263 Trần Hưng Đạo-Thành phố Nam Định, phạm vi hoạt động chủ yếu trên địa bàn tỉnh Nam Định. Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính Phủ Ngân hàng Chính Sách Xã Hội Nam Định đã ra đời góp phầntích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, kìm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Với quy mô hoạt động chi nhánh Ngân hàng tỉnh huyện, Ngân hàng Chính sách xã hội Nam Định có vị trí là Ngân hàng quản lý. Ngân hàng Chính Sách Xã hội Nam Định là một trong 64 chi nhánh của Ngân hàng Chính Sách Xã Hội, đóng vai trò tạo nguồn vốn, cung cấp các hình thứcdịch vụ Ngân hàng, đáp ứng nhu cầu tíndụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phầnthực hiện mục tiêu chương trình, giải pháp Chính phủ đề ra, định hướng phát triển kinh doanh của Ngân hàng Chính Sách Xã hội và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngân hàng chính sách xã hội Nam Định có tên giaodich quốc tế: Viet Nam Bank For Social Policies- Nam Định Branch Trụ sở: Số 263- Trần Hưng Đạo- Nam Định Ngày 14 tháng 01 năm 2003 số 25/QĐ-HĐQT Ngân Hàng Chính Sách Xã hội Nam Định được thành lập, đóng vai trò quản lý đối với các Ngân hàng cấp huyện, xã. Dựa trên các văn bản của thành uỷ và cơ quan cấp trên, đồng thời đóng vai trò là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực Ngân hàng . Là một Ngân hàng hoạt động trên địa bàn phường Trần Hưng Đạo, thuộc khu vực trung tâm thành phố với nhiều hoạt động buôn bán nhộn nhịp và có nhiều doanh nghiệp đặt tại trụ sở nên cũng có nhiều tác động đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Một mặt chi nhánh có điều kiện tiếp xúc và thu hút sốlượng lớn khách hàng, tạo tiền đề cho việc đa dạng hoá và mở rộng các loại hình dịch vụ. Tuy nhiên, cùng với sự lớn mạnh của hệ thống Ngân hàng Chính Sách Xã hội Nam Định đã trở thành một trong những Ngân hàng có uy tín, quan hệ với các đối tác ngày càng được mở rộng. Chi nhánh đang cố gắng vươn lên khắc phục những khó khăn trước mắt, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, góp phần đáng kể vào sự phát triển của toàn hệ thống. 2.1.2. Đặc điểm củaSởGiaoDịch Nam Định - Hoạt động của Ngân hàng Chính Sách Xã hội Nam Định không vì mục đích lợi nhuận được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước nhưng nó vẫn mang tính chất kinh doanh. - Đối tượng cho vay chủ yếu là những hộ nghèo, những gia đình thuộc diện chính sách và các đối tượng khác thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. - Có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi toàn tỉnh, là một pháp nhân, có vốn điều lệ, tài sản, con dấu và hệ thống giaodịch từ tỉnh xuống các xã. - Chế độ tài chính, chế độ tiền lươngvà phụ cấp của cán bộ, viên chức và việc trích lập, sử dụng các quỹ của Ngân hàng do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định . - Người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay với mức lãi suất ưu đãi để phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phầnthực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghè, ổn định xã hội. 2.2. ThựctrạngchấtlượngtíndụngcủaSởgiaodịch – Ngân hàng Chính Sách xã hội Nam Định trong những năm gần đây Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nam Định thành lập và đi vào hoạt động được kế thừa kết quả 7 năm hoạt động của Ngân hàng Phục Vụ người nghèo. Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng sản xuất công nghiệp, xây dựngvàdịch vụ tăng, tỷ trọng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp giảm. Tiểu thủ công nghiệp và hành nghề trong nông thôn phát triển mạnh, nhiều nghề truyền thống được khôi phục. Tuy nhiên , cơ cấu lao động sản xuất nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ cao (78,2%). Trong khi đó , thời gian sử dụng cho lao động mùa vụ chiếm 40%, còn 60% thời gian sau mùa vụ thiếu việc làm . Thu nhập quốc dân của tỉnh so với những năm trước đây có mức tăng trưởng khá, năm sau tăng cao hơn năm trước, đạt mức bình quân 7,6% năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 5,3 triệu đồng/ năm. Từ khi đổi mới và phát triển theo cơ chế thị trường, bên cạnh những thành tựu về phát triển kinh tế đạt được: thu nhập bình quân đầu người tăng, tỷ trọng sản xuất công nghiệp tăng nhanh một số khu công nhiệp mới được mở thêm, nhiều doanh nghiệp mới được thành lập thu hút thêm lao động, những người có sức lao động đời sống ổn định Bên cạnh đó, những người không còn đất sản xuất, không có nghề, không có vốn, không có việc làm đời sống càng trở nên khó khăn hơn. Trong nông thôn ngành nghề phát triển, những người có vốn, có người trở nên giầu có biết tính toán làm ăn, đời sống nâng lên, có người trở nên giàu có. Những hộ không có sức lao động hoàn cảnh neo đơn, không có vốn sản xuất, đông con cuộc sống càng trở nên khó khăn vì thu nhập thấp nhưng chi phí giành cho sinh hoạt, học tập, khám chữa bệnh ngày một tăng từ đó dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội tăng thêm. Ngân hàng chính sách xã hội được thành lập và đi vào hoạt động đáp ứng đúng yêu cầu xã hội cần, người nghèo và những người thuộc diện chính sách khác cần có kênh thông tintíndụng riêng để dễ tiếp cận. Giúp đỡ người nghèo, đối tượng chính sách có việc làm, có thu nhập ổn định là góp phần làm cho an ninh ổn định làm tiền đề cho xã hội phát triển. Lợi ích Ngân hàng chính sách xã hội mang lại lợi ích toàn xã hội, các cấp chính quyền coi Ngân hàng chính sách xã hội là công cụ thực hiện xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm . Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội được thành lập và đi vào hoạt động thuận lợi rất nhiều nhưng cũng không ít khó khăn cần được khắc phục: Chất lượng, hiệu quả đầu tư tíndụng còn thấp, tỷ lệ quá hạn đang ở mức cao. Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc thiếu thốn toàn bộ trụ sởcủa chi nhánh tỉnh và các phòng giaodịch phải thuê mượn, nhiều nơi chật hẹp không đủ diện tích làm việc, phương tiện vận chuyển tiền, kho tàng không có, máy móc thiết bị phải trang bị dần .Vấn đề này, sẽ được cụ thể hoá thông qua thựctrạng chất lượngtíndụng tại Sởgiao dịch- Ngân hàng chính sách xã hội Nam Định. 2.2.1. Công tác huy động vốn Như chúng ta đã biết tại Sởgiaodịch – Ngân hàng chính sách xã hội Nam Định hàng ngày hàng giờ đang diễn ra các hoạt động kinh doanh đa dạng và phong phú. Căn cứ vào kết quả thu được ta thấy rằng hoạt động tíndụng là hoạt động cơ bản tại Sởgiaodịchvà có vị thế hết sức quan trọng. Và để hoạt động tíndụng đem lại kết quả cao thì cần phải thực hiện tốt đồng thời các nghiệp vụ: - Các nghiệp bên nợ (huy động vốn) - Các nghiệp vụ bên có (sử dụng vốn) - Các nghiệp vụ trung gian (chuyển tiền thanh toán) Chính vì vậy mà huy động vốn không phải là hoạt động độc lập riêng rẽ, có huy động được vốn thì mới có vốn cha vay ngược lại cho vay có hiệu quả kinh tế phát triển thì mới có nguồn vốn để huy động đồng thời có làm tốt nghiệp vụ trung gian thì hai nghiệp vụ trên mới được thực hiện tốt. Như vậy, cả ba nghiệp vụ này tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau và hỗ trợ nhau cùng phát triển. Nói cách khác Ngân hàng phải thực hiện chiến lược kinh doanh tổng hợp mà trong đó nghiệp vụ huy động vốn phải được chú trọng để kết hợp cùng hai nghiệp vụ còn lại tạo nên hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Trong bất kỳ điều kiện nào thì một doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh phải có vốn mà Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ nên vốn của Ngân hàng cũng mang tính đặc trưng riêng. Vốn của Ngân hàng bao gồm vốn điều lệ, vốn tăng thêm do tích trữ từ lợi nhuận, vốn đi vay và nhận gửi (vốn huy động). Khác so với doanh nghiệp thông thường, Ngân hàng không sử dụng vốn tự có làm vốn chính để tiến hành hoạt động kinh doanh mà nó được sử dụng nhằm mục đích mua sắm, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu, gây dựng sự tin tưởng đối với khách hàng và hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn chính và chủ yếu để Ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh là vốn huy động . Hiện nay trong cơ chế thị trường, các Ngân hàng thương mại đều hoạt động kinh doanh theo hướng “đi vay để cho vay” không sử dụng đến nguồn cấp phát mà huy động vốn theo hướng có lợi trong kinh doanh. Để tạo được tính chủ động trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng đến giao dịch, Ngân hàng phải tạo cho mình một nguồn vốn dồi dào dựa trên cơ sởcủa thị trường đẩu ra, lĩnh vực đầu tư, hiệu quả kinh doanh .Vì vậy, mà công tác huy động vốn tại Sởgiaodịch ngày càng được chú trọng theo hướng nâng cao cả về chấtlượngvàsố lượng. Sởgiaodịch cũng xác định cho mình một chiến lược huy động vốn nhanh, nhiều, ổn định, tập trung khai thác mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, cá nhân trên địa bàn theo khung lãi suất Nhà nước quy định để các tổ chức kinh tế, cá nhân trên địa bàn theo khung lãi suất Nhà nước quy định để có nguồn vốn lớn đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho khách hàng có quan hệ thường xuyên tại Sởgiaodịch Sau đây là số liệu cụ thể về tình hình huy động vốn tại Sởgiaodịch – Ngân hàng chính sách xã hội Nam Định trong thời gian qua: Bảng 1 . Biến động nguồn vốn huy động giai đoạn 2002-2004 ĐVT:triệu đồng Nguồn 2002 2003 2004 +/- tuyệt đối 2002- 2003 +/- tương đối(%) 2002- 2003 +/- tuyệt đối 2004- 2003 +/- tương đối(%) 2004- 2003 Không kỳ hạn 81.309 126.950 123.378 45.641 +56% -3.572 -2,8% Có kỳ 163.675 365.103 417.520 201.428 +123% 52.417 +14,4% hạn Tổng 244.984 492.053 540.898 247069 179 48845 11.6 (Nguồn: Báo cáo số liệu của NHCSXH Nam Định) Qua số liệu bảng 1 cho ta thấy nguồn vốn huy động tại Sởgiaodịch tăng nhanh qua các năm đặc biệt là từ năm 2002 đến năm 2003 thì tiền gửi không kỳ hạn tăng lên 56%, tiền gửi có kỳ hạn tăng 123%. Sang năm 2004 mặc dù nguồn vốn huy động không kỳ hạn có giảm nhưng không đáng kể còn nguồn vốn có kỳ hạn vẫn tiếp tục tăng điều đó chứng tỏ rằng trong những năm qua Sởgiaodịch đã có nhiều cố gắng và đưa ra những biện pháp tích cực năng động, sáng tạo để thu hút khách hàng mở tài khoản tiền gửi cũng như gửi tiền tiết kiệm, phục vụ khách hàng với thía độ văn minh, lịch sự có, trách nhiệm, đơn giản các thủ tục rườm rà không cần thiết. Kết quả cho thấy Sở đã đạt được những thành công nhất định. Mặt khác ta thấy rằng nguồn vốn huy động có kỳ hạn luôn luôn tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động cụ thể là: - Nguồn vốn kỳ hạn năm 2002 chiếm tỉ lệ là 67% - Nguồn vốn kỳ hạn năm 2003 chiếm tỉ lệ là 74% - Nguồn vốn kỳ hạn năm 2004 chiếm tỉ lệ là 77% Đây là một điều tốt bởi Ngân hàng có thể cho vay theo kế hoạch một cách hợp lý nhất, ổn định nhất nguồn vốn đã huy động mà mình biết rõ thời gian đến hạn phải trả của nguồn vốn huy động. Song trong thời gian qua do chỉ số lạm phát liên tục giảm nên Ngân hàng Nhà nước liên tục 5 lần điều chỉnh lãi suất theo xu hướng giảm. Do đó việc huy động nguồn vốn có kỳ hạn sẽ không có lợi. Theo số liệu trên ta thấy nguồn vốn kỳ hạn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn huy động củaSở vì vậy trong công tác sử dụng vốn, huy động vốn Sởgiaodịch cần phải xác định cho mình một mức lãi suất phù hợp để vừa đem lại lợi nhuận vừa có thể cạnh tranh được trên thị trường. 2.2.2. Tình hình sử dụng vốn huy động Để đáp ứng và phát triển trong nền kinh tế đầy cạnh tranh như hiện nay các Ngân hàng buộc phải xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh một cách hợp lý vàSởgiaodịch cũng vậy . Với tư cách là một Sở đầu mối của toàn ngành với nhiều hoạt động đa dạng đặc biệt là hoạt động tíndụng vì vậy Sở luôn luôn quan tâm tới vấn đề nâng cao chất lượngtín dụng. Trên cơ sở nguồn vốn huy động được Sở tiến hành phân phối sử dụng vốn sao cho hiệu quả bởi cho vay là khâu tiếp nối của hoạt động tạo vốn và là khâu cuối cùng quyết định chấtlượng hiệu quả tíndụng . Bên cạnh đó chúng ta biết rằng huy động vốn và sử dụng vốn là hai mặt của một quá trình hoạt động tíndụng vì vậy vấn đề cho vay vốn cần phải được chú trọng, quan tâm, làm sao vừa đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh, vừa mang lại hiệu quả kinh tế không chỉ cho bản thân Sởgiaodịch mà còn cho cả nền kinh tế. Đối tượng cho vay tại Sởgiaodịch là các doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân. Mặc dù Sở chưa thực hiện cho vay đối với hộ gia đình cá nhân song việc cho vay củaSở đã có tác dụngtích cực giúp cho các doanh nghiệp phát triển được sản xuất kinh doanh, tăng thu ngân sách góp phần đấu tranh hạn chế cho vay nặng lãi. Sở chủ động trong việc sử dụng vốn vay có tính đến nhu cầu và khả năng thực tế của từng đơn vị, phân loại doanh nghiệp cho vay có chọn lọc và thường xuyên quan tâm tới công tác thu nợ nhằm tăng nhanh vòng quay vốn tín dụng. Thựcchất vấn đề cho vay vốn của Ngân hàng được đánhgiá tốt hay xấu không phải căn cứ vào số dư nợ cho vay tăng hơn không mà phải xem xét chất lượngtíndụng như thế nào có nghĩa là phải xem xét vốn mà Sở cho vay có đúng mục đích hay không, khách hàng có trả được nợ hay không và trả nợ có đúng hạn không. Vì vậy việc đánhgiá tình hình sử dụng vốn vay của Ngân hàng phải được xem xét trên các chỉ tiêu như: tình hình cho vay, thu nợ, nợ quá hạn .và các biện pháp nhằm mở rộng tíndụng tại Sở. Sau đây là số liệu cụ thể về tình hình tíndụng tại Sở. . Phân tích đánh giá thực trạng và chất lượng tín dụng của sở giao dịch- Ngân hàng chính sách xã hội Nam Định 2.1 qua thực trạng chất lượng tín dụng tại Sở giao dịch- Ngân hàng chính sách xã hội Nam Định. 2.2.1. Công tác huy động vốn Như chúng ta đã biết tại Sở giao dịch