1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

TIỂU LUẬN TÌM HIỂU về CIP3, CIP4 và ĐỊNH DẠNG FILE PPF, JDF

27 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 843,97 KB

Nội dung

Năm 2000 hiệp hội CIP3 được đổi tên thành CIP4 là một hiệp hội có nhiệm vụ đưa ra các tiêu chuẩn để trao đổi dữ liệu giữa các công đoạn của ngành in và không phụ thuộc thiết bị.. 2.2 Ứn

Trang 1

B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

- -

TI ỂU LUẬN CÔNG NGH Ệ XỬ LÝ ẢNH KĨ THUẬT SỐ ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ CIP3, CIP4 VÀ ĐỊNH D ẠNG PPF, JDF

GVHD: Ths Nguy ễn Mạnh Huy Nhóm sinh viên th ực hiện: Huỳnh Như Ý 18158176

Cao Thị Bạch Long 18158136

Lê Nguy ễn Ngọc Vi 18158169

Ngô Y ến Linh 18158135

Thành ph ố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 05 năm 2020

Trang 2

M ỤC LỤC

PH ẦN NỘI DUNG 3

I CIP3 VÀ CIP4 3

1 Khái ni ệm CIP 3

2 CIP3 3

2.1 Khái niệm 3

2.2 Ứng dụng CIP3 3

2.3 CIP3 sử dụng trong in ấn 4

3 CIP4 5

4 Nh ững vượt trội của CIP4 so với CIP3 6

II S Ự CẤN THIẾT CỦA VIỆC ÁP DỤNG CIP3 VÀ CIP4 7

1 CIP3 và PPF 7

2 CIP4 và JDF 8

2.1 L ịch sử phát triển của CIP4 và JDF 8

2.2 S ự cần thiết của CIP4 và JDF 10

III ĐỊNH DẠNG FILE PPF VÀ JDF 10

1 JDF 10

1.1 Khái niệm JDF 10

1.2 Tính năng nổi trội của JDF 11

1.3 Cấu tạo JDF 11

1.4 Quy trình làm việc 14

1.5 Điều kiện cần và đủ để áp dụng JDF 15

2 PPF 16

2.1 Khái niệm PPF 16

2.2 PPF qua từng phiên bản 18

2.3 Print Production Format (PPF) 21

2.4 Tích hợp Prepress, Press và Postpress 22

Trang 3

PH ẦN NỘI DUNG

I CIP3 VÀ CIP4

1 Khái ni ệm CIP

CIP không phải phần cứng hay phần mềm, mà là một nhóm đặt ra các tiêu chuẩn

và quy định cho việc sản xuất và quản lý in ấn CIP là viết tắt của tích hợp máy tính cho

in ấn, bao gồm cả thiết bị prepress nổi tiếng thế giới, in ấn, và postpresses

2 CIP3

2.1 Khái ni ệm

CIP3 (International Cooperation for Integration of Prepress, Press, and Postpress) là

tổ chức quốc tế đưa ra các tiêu chuẩn về việc trao đổi dữ liệu và liên kết các công đoạn lại thành một quy trình chung

Năm 2000 hiệp hội CIP3 được đổi tên thành CIP4 là một hiệp hội có nhiệm vụ đưa ra các tiêu chuẩn để trao đổi dữ liệu giữa các công đoạn của ngành in và không phụ thuộc thiết

bị

2.2 Ứng dụng CIP3

Mục tiêu của CIP3 là cải tiến và tự động hoá sản xuất các sản phẩm in bằng cách thiết lập một tiêu chuẩn trong toàn ngành - định dạng sản xuất in PPF (Print Production Format) PPF xác định một cấu trúc dữ liệu đồng nhất và mã hóa kết nối cho dữ liệu, điều này cần thiết cho toàn bộ sản xuất kỹ thuật PPF này được hỗ trợ bởi các sản phẩm (phần mềm và phần cứng) của các thành viên CIP3 và các công ty khác

Ứng dụng đầu tiên, tích hợp CIP3/ PPF trong luồng công việc, là cài đặt mực in

Nếu nội dung của toàn bộ tờ in tồn tại dưới dạng tệp CIP3/ PPF, ta có thể tính toán chính xác số lượng mực cần thiết cho mỗi bản tách màu, tức là cho mỗi đơn vị in

Các ứng dụng khác: tự động tạo ra các chương trình để sử dụng máy cắt, và vị trí các cảm biến, hoặc chuyển giá trị cài đặt để kiểm soát chất lượng in; chúng cũng đóng

Trang 4

góp rất nhiều vào việc tiết kiệm thời gian và chất thải Việc chuẩn bị máy in được rút

ngắn, đặc biệt trong các sản phẩm in ngắn, tạo thành một lợi thế lớn

thể được trích xuất từ tệp PPF CIP3:

+ Dữ liệu hình ảnh và đường cong chuyển có thể được sử dụng để tính toán mức tiêu thụ mực và hồ sơ và để đặt trước máy in

+ Dữ liệu cắt có thể được sử dụng để tự động tạo chương trình cho thiết bị cắt + Dữ liệu gấp có thể được sử dụng để tự động tạo chương trình để điều khiển

hoặc đặt trước thiết bị gập

+ Dữ liệu định nghĩa sản phẩm có thể được sử dụng để tự động thiết lập thiết bị

xử lý sau, như máy tập hợp hoặc máy tính ràng buộc

- Nó có thể được in trên một máy in PostScript bình thường Điều này đòi hỏi

một prolog PostScript thích hợp Tùy thuộc vào prolog, một hoặc nhiều trang trên

mỗi tờ sẽ được in, có thể được sử dụng cho mục đích tài liệu hoặc để kiểm tra đại khái về tính hoàn chỉnh của công việc in

- Nó có thể được phân tích cú pháp bởi trình thông dịch PostScript để tạo mô tả công việc Đây có thể là một trang chứa dữ liệu quản trị,

Trang 5

- Nó có thể được chỉnh sửa để sửa đổi hoặc lưu trữ thông tin trong tệp PPF CIP3

Bằng cách sử dụng dữ liệu riêng và nội dung riêng tư, thậm chí có thể lưu trữ thông tin cụ thể của nhà cung cấp hoặc khách hàng bên trong tệp PPF CIP3

- Trình đọc CIP3 được hỗ trợ:

+ CPC32 Heidelberg

+ MAN Roland PPI2

+ Đầu đọc CIP3 của Graphics microsystems, Inc

+ Cổng kết nối web Heidelberg

JMF có thể được định nghĩa một cách đơn giản là các thông tin phản hồi hay lệnh thực thi giữa các hệ thống quản trị thông tin MIS và các trung tâm thực thi ví dụ bàn điều khiển

Trang 6

máy in hay phần mềm RIP tương thích JDF JMF là một phần của JDF và cũng được hiện

thực bằng XML

MIS: Hệ thống thông tin quản lý (MIS) giám sát các mối quan hệ giữa tất cả các

bộ phận trong quy trình làm việc; nó kiểm soát lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát công việc đang tiến hành Để thực hiện phản hồi này, có thể sử dụng hồ sơ kiểm toán

hoặc tin nhắn JMF trong JDF

JDF được xây dựng như một định dạng mở rộng của các giải pháp đã tồn tại từ trước như CIP3 print production format PPF và Adobe portable Job Ticket Format PJTF, nó cho phép tích hợp các ứng dụng thương mại và quản lý vào các chu trình kỹ thuật của sản xuất

in Với XML thì tính tương thích trên các nền phần cứng khác nhau cũng như việc xây dựng các ứng dụng trên nền internet được bảo đảm

Ngoài các thông số kỹ thuật của định dạng công việc, PrintTalk và định dạng sản xuất

in (thường được gọi là “CIP3”), CIP4 cung cấp nhiều nguồn lực cho các thành viên và ngành, bao gồm:

- Thị trường JDF - một giám đốc sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ JDF và PrintTalk

- Ma trận tích hợp JDF - tham chiếu đến các quan hệ đối tác tích hợp làm việc cho máy in

- Nghiên cứu trường hợp người dùng

4 Nh ững vượt trội của CIP4 so với CIP3

CIP3 chỉ chú trọng đến luồng thông tin của tác phẩm Trong khi đó CIP4 có nhiều

ưu điểm vượt trội hơn:

- Quy trình chặt chẽ hơn, chi tiết hơn

Trang 7

- Việc truyền tải thông tin được thống nhất, chính vì thế nên ít sai sót trong quá trình truyền thông tin

- Đây là một chu trình khép kín, nên mọi sai sót sẽ nhanh chóng được phản hồi về để

có thể nhanh chóng sửa lại sai sót Năng suất được nâng cao

- Nhiệm vụ của tổ chức CIP4 là thúc đẩy việc áp dụng tự động hóa quy trình trong ngành in

Sau đó file tiếp tục được chuyển tới bộ phận post – press Để xem xét các điều

kiện thành phẩm cần thực hiện, các thông tin này sẽ tiếp tục đưa tới bộ phận Design

Dựa vào những yêu cầu về thành phẩm trên, design sẽ định dạng lại thiết kế

Sau khi file đã hoàn thành, thì đến công đoạn Rip, qua ghi bản Từ đó đem qua máy in Máy in khi in lại tiếp tục đưa thông tin ngược lại các bộ phận chế bản, để kiểm tra và sửa lại nếu các thông số điều chỉnh lượng mực không có đạt đối với sản phẩm in

Cứ thế, tạo thành một quy trình khép kín, và giúp cho việc in lần đầu tiên đã có thể

in được chính xác màu của sản phẩm mà ta mong muốn

- Quá trình sản xuất đơn giản, giảm đi lượng vật tư hư hỏng

- Về môi trường, tránh chất thải hóa chất khi rửa film, giảm lượng nước thải trong quá trình sản xuất

- Nói chung là hiệu quả rất cao với quá trình sản xuất so với mức đầu tư

- Yêu cầu và phạm vi ứng dụng PPF trong sản xuất

+ Phải sử dụng hệ thống chế bản kỹ thuật số

+ Tạo và phân phối PPF trong quá trình sản xuất

Trang 8

+ Sử dụng PPF: cần phải có trình biên dịch, đòi hỏi các thế hệ máy móc hiện đại, điều khiển thông qua dữ liệu đặc biệt và được kết nối mạng Các công cụ dùng để phân tích cú pháp và biên tập PPF bao gồm: CIP3 Parser Library (CPL)

- Bản thân CIP3 PPF không phải là quy trình công nghệ hoàn chỉnh, nhưng nó rất thích hợp cho sự tổng hợp các qui trình công nghệ kỹ thuật số CIP 3 xây dựng qui trình công nghệ PPF là tổng hợp của các quá trình xử lý riêng lẻ Thông tin được tạo tại các bước khác nhau trong tiến trình sản xuất

2 CIP4 và JDF

2.1 L ịch sử phát triển của CIP4 và JDF

- JDF giúp cho trước in, in và sau in có thể giao tiếp với nhau thông qua một tiêu chuẩn chung

- JDF không phải là định dạng đầu tiên cố gắng định rõ tiêu chuẩn cho việc trao đổi

dữ liệu mà trước đó đã có 2 định dạng đã xuất hiện nhưng lại bị một số hạn chế, đó là định

dạng của Adobe và Agfa

- Adobe thì thành công hơn với PJTF (Portable Job Ticket Format) PJTF không hẳn

là một định dạng trao đổi dữ liệu nhưng nó cũng đã cố đưa qui trìnhTrước in sử dụng chung

một loại định dạng PJTF là một định dạng dữ liệu đầu ra (outdata file format) được dùng

để định rõ cho ta rằng thành phẩm(pages) sẽ được làm như thế nào trong quy trình công nghệ Trong khi PDF là tiêu chuẩn cho việc mô tả nội dung của trang (pages) thì PJTF lại

mô tả trang (pages) đó sẽ được làmnhư thế nào

- Tiếp đến là PPF(Print Production Format) Định dạng này được phát triển bởi Heidelberg năm 1993 Và 2 năm sau đó thì được bàn giao lại cho hiệp hộiCIP3, CIP3 ban đầu chỉ có 15 thành viên bao gồm cả các công ty lớn như Adobe,Agfa và Man-roland PPF như là một tấm vé (job ticket) mà nó có thể sử dụng cho các thiết bị in và thành phẩm Nó

bảo gồm các dữ liệu cơ bản như cài đặt trước lượng mực, dữ liệu để cắt gấp,…PPF dựa trên Postscript

- JDF(Job Definition format) được phát triển từ năm 1999, khi mà cả 4 công ty cùng đẩy mạnh phát tiển PPF (Man roland, heidelberg, adobe và agfa) Họ nhậnthấy rằng chuẩn

mới là cái mà

+ Hỗ trợ tất cả công việc trong in ấn

Trang 9

+ Vượt qua cả PJTF và PPF

+ Dựa trên nền tảng XML thay cho Postscript, nó dễ dàng truy cập và hiểu được các file để có thể dễ dàng hơn trong việc sử dụng các công cụ thiết bị ngày nay JDF là một định dạng mở, với nền tảng là ngôn ngữ XML được xây dựng trên công nghệ CIP3 PPF và PJTF của Adobe trước đó

- Năm 2000, công việc nghiên cứu được đưa cho Cip3, JDF được phát triển và đẩy

mạnh Tháng 7 năm 2000 với thành quả thu được, Cip3 đã đổi tên là Cip4

- JDF 1.0 được công bố vào tháng 4 nắm 2001 Mặc dù có phạm vi ứng dụng khá lớn trong in ấn nhưng song đó bên cạnh thì JDF lại chỉ được miễn cưỡng chấp nhận

- JDF 1.1 được ra mắt vào tháng 4 năm 2002 Và ra mắt thêm phiên bản JDF 1.1A vào tháng 9 năm 2002

- Tháng 12 năm 2002, The SeyBold Editors chọn JDF là một trong 10 công nghệ của năm

- Trong triển lãm thương mại Drupa tháng 5 năm 2004 đã ra mắt JDF 1.2 Nó được công bố bao gồm 650 cải tiến, dễ hiểu và sự thay đổi này để phù hợp với chuẩn hơn Thật

chất của việc công bố này là làm nên một phiên bản JDF hoàn chỉnh Và cũng trong năm

2004 thì nó được gọi là JDF-Drupa

- JDF 1.3 được công bố vào tháng mười một 2005 với nhiều sự cải tiến nhất và càng

hỗ trợ tốt hơn và chính xác hơn Và cũng trong năm 2005 thì CIP4 tạo ra ICS đầu tiên, ICS

là hồ sơ cung cấp cho người sử dụng những nguyên tắc sử dụng làm thế nào để cải thiện

việc kết nối và khả năng sản xuất khi có sử dụng JDF

- PrintTalk là một đặc điểm kỹ thuật cho việc trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống khách hàng, hệ thống thương mại web-to-print, lập kế hoạch, dự toán in và hệ thống thông tin

quản lý MIS

- JDF 1.4 được công bố tháng 11 năm 2008

- Vào tháng 3 năm 2013, JDF 1.5 được công bố Nó là một bước tiến xa tiến tới công nghệ in kỹ thuật số và liên kết các khâu trong in (web-to-print)

- JDF có khả năng liên kết trước in, in và sau in lại với bất kì quy trình in nào

- Nó còn cung cấp cầu nối giao tiếp giữa phòng sản xuất và hệ thống quản lý thông tin MIS (Management Information Systems)

Trang 10

- JDF hoạt động song hành với một định dạng giống nó là JMF (Job Messaging Format)

- JMF cung cấp sự giao tiếp giữa yếu tố của sản phẩm trong quy trình JDF với Hệ

thống điều khiển và Quản lý

2.2 S ự cần thiết của CIP4 và JDF

- Từ những thông tin & điểm mạnh của CIP4 JDF đã trình bày phía trên, việc áp

dụng CIP4 và JDF vào quá trình sản xuất là cần thiết, vì nó sẽ mạng lại các giải pháp công nghệ tối ưu hơn, cách làm việc sẽ hiện đại hơn và nhanh chóng hơn ở trong quá trình

in và sau in Giúp nâng cao hiệu suất về công việc cũng như là chất lượng, giảm thiểu thời gian và vật liệu hư hỏng trong quá trình in cũng như sau in và nhanh chóng hơn ở trong quá trình in và sau in

- CIP4 đã và đang được ứng dụng một cách rộng rãi tại Việt Nam và cũng là xu thế phát triển tất yếu của ngành in theo hướng tiêu chuẩn hóa và tự động hóa Lĩnh vực ứng

dụng của CIP4 rất rộng, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý sản xuất in Tại Việt Nam chúng

ta mới bắt đầu tiếp cận với kỹ thuật này trong một lĩnh vực rất nhỏ là chỉnh mực trên máy

in Offset bằng các thông tin từ chế bản (File PPF) Ngay trong lĩnh vực này cũng còn nhiều

vấn đề cần phải giải quyết Các thông tin kỹ thuật về CIP4 trên các tạp chí chuyên ngành còn thiếu và sơ lược

dạng đã có sẵn trước đó là CIP3 PPF và Adobe PJTF Nó cũng được dùng để mở rộng việc lên kế hoạch và kinh doanh ngay trong quy trình công nghệ

Trang 11

JDF là một định dạng tệp toàn diện dựa trên XML và tiêu chuẩn ngành được đề xuất cho việc mô tả các công việc từ đầu đến cuối kết hợp với một tiêu chuẩn mô tả thông báo

và giao thức trao đổi thông điệp

- JDF được thiết kế để hợp lý hóa trao đổi thông tin giữa các ứng dụng và hệ thống khác nhau

- JDF được dự định cho phép toàn bộ ngành công nghiệp, bao gồm cả phương tiện truyền thông, thiết kế, nghệ thuật đồ họa, các công ty thương mại điện tử theo yêu cầu và triển khai, thực hiện và làm việc với các giải pháp quy trình công việc riêng lẻ

- JDF sẽ cho phép tích hợp các sản phẩm không đồng nhất từ các nhà cung cấp khác nhau để tạo ra các giải pháp quy trình công việc liền mạch

1.2 Tính năng nổi trội của JDF

- Có khả năng thực hiện một công việc in từ ban đầu cho đến khi hoàn thành Điều này bao gồm một mô tả chi tiết về các quá trình thiết kế, trước in, in, sau in và phân phối Khả năng thu hẹp khoảng cách giao tiếp giữa Management Information Services (MIS) và sản xuất Khả năng này cho phép theo dõi công việc và thiết bị tức thời cũng như tính toán chi tiết trước và sau công việc trong thiết kế đồ họa

- Khả năng thu hẹp cách nhìn sản phẩm của khách hàng và quy trình sản xuất bằng cách xác định chế độ xem sản phẩm độc lập với quy trình cũng như chế độ xem sản xuất phụ thuộc vào quy trình của công việc in

- Khả năng xác định và theo dõi bất kỳ luồng công việc do người dùng xác định mà không bị ràng buộc trên các mô hình dòng công việc được hỗ trợ Điều này bao gồm xử lý nối tiếp, song song, chồng chéo và lặp trong các kết hợp tùy ý và trên các vị trí phân tán

- Khả năng làm việc trong gần như bất kỳ điều kiện nào

1.3 C ấu tạo JDF

a C ấu trúc JDF

Cấu trúc JDF bao gồm:

- Core: nodes, resources và resoure links

- Cấu trúc của JDF-Node

Trang 12

- Cấu trúc phân tầng của Node

- Phiên bản JDF

Trang 13

- Cấu trúc của Resoures, Resource Links, CustomerInfo, NodeInfo,Audits

Trang 14

c H ệ thống quản lí thông tin MIS

Dùng để giám sát các mối quan hệ giữa tất cả các đơn vị trong qui trình làm việc Nó

có trách nhiệm ra lệnh và giám sát việc thực hiện tất cả các khía cạnh đa dạng của qui trình làm việc

Để đảm bảo MIS làm việc hiệu quả, JDF cung cấp một phương thức truyền tin dưới

dạng JMF giữa MIS và bộ phận sản xuất

1.4 Quy trình làm vi ệc

- Khách hàng tạo ra một file JDF với mong muốn về sản phẩm và vận chuyển

- Khách hàng và bên công ty in thương lượng, công ty in sẽ sử dụng MIS để làm điều

đó

- Bên in sẽ thiết lập quy trình sản xuất bằng MIS

- Công việc sẽ được thực hiện Thông tin được chuyển đến MIS từ JDF

Ngày đăng: 05/06/2020, 21:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w