DÂN SỐVÀPHÁTTRIỂNBỀNVỮNG 1. Các khái niệm chung 1.1. DânsốDânsố là một tập hợp những con người đang sống trong một vùng địa lý hoặc một không gian nhất định, thường được đo bằng cuộc điều tra dân số. Dânsố được nghiên cứu ở trong nhiều lĩnh vực khác nhau và có một ý nghĩa riêng. Trong nghiên cứu về môi trường vàpháttriểnbềnvững nói chung dânsố vừa là động lực pháttriển xã hội vừa là nhân tố kìm hãm sự phát triển. Vận dụng linh hoạt và kiểm soát hợp lý quá trình dânsố là một trong những chương trình hành động quan trọng của các quốc gia, đặc biệt là các nước đang pháttriển như Việt Nam hiện nay. 1.2. Pháttriểnbềnvững Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất lần đầu tiên được tổ chức ở Rio-Đê-Ja-Ne-Ro, Brazil năm 1992 và các chương trình Nghị sự 21 tiếp theo đã đưa ra định nghĩa về pháttriểnbềnvững như sau: Pháttriển là sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm phương hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của thế hệ tương lai. Như vậy, pháttriểnbềnvững làm sao phải đảm bảo được sự hài hoà trong 3 hệ thống: môi trường, kinh tế và xã hội, đó chính là sự xen cài, thoả hiệp của 3 hệ thống này. Môi trường Xã hội Kinh tế Vùngpháttriểnbềnvững 2. Dânsố 2.1. Các quan điểm cơ bản về dânsố 2.1.1. Học thuyết Malthus môi trường Thomas Robert Malthus (1766-1834) là một mục sư đồng thời cũng là nhà kinh tế học người Anh là tác giả của thuyết Malthus môi trường. Nội dung của thuyết Malthus như sau: + Dânsố tăng theo cấp số nhân, lương thực thực phẩm tăng théo cấp số cộng; + Sự gia tăng dânsố với nhịp độ không đổi còn sự gia tăng về lương thực và thực phẩm có giới hạn về diện tích, các điều kiện tự nhiên. Dânsố tăng nhanh hơn khả năng nuôi sống nó; Giải quyết các vấn đề này, Malthus cho rằng là thiên tai, dịch bệng và chiến tranh. + Học thuyết Malthus môi trường đưa ra một kịch bản, diễn biến của vấn đề dânsốvàphát triển, dânsố là nhân tố kìm hãm sự pháttriển nhiều hơn động lực do nó tạo ra. Tuy nhiên, phê phán thuyết Malthus có những hạn chế như sau: - (Tháng 8 – 1991, chúng ta cũng đã đề ra “Việt Nam kế hoạch quốc gia về môi trường vàpháttriển lâu bền 1991 – 2000”). Chưa xem xét tới vai trò của khoa học và công nghệ trong việc nâng cao năng suất, cải tạo giống cây trồng vật nuôi; - Chưa thấy được các tác dụng của các biện pháp khống chế quá trình gia tăng dân số; - Chỉ nhìn thấy mặt trái của vấn đề, tiếp cận vấn đề không theo một quan điểm khoa học nào. 2.1.2. Thuyết quá độ dânsố Thuyết quá độ dânsố nghiên cứu diễn biến của dânsố qua các thời kì, dựa vào các đặc trưng cơ bản của động lực dân số. Nội dung chủ yếu của học thuyết được thể hiện ở chỗ sự gia tăng dânsố là kết quả của tỷ lệ sinh và tử. Căn cứ vào đó thuyết quá độ dânsố chia làm 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Giai đoạn trước quá độ dân số, mức sinh và mức tử đều cao nhưng dânsố tăng chậm. - Giai đoạn 2: Giai đoạn quá độ dân số, mức sinh và mức tử đều giảm nhưng mức sinh lớn hơn mức tử nên dânsố tăng nhanh. - Giai đoạn 3: Giai đoạn sau quá độ dân số, mức sinh và mức tử đều thấp, dânsốdần ổn định. Giai đoạn III Giai đoạn II Gia tăng dânsố tự nhiên Thời gian 1. Mối quan hệ giữa dân số, môi trường vàpháttriểnbềnvững Giai đoạn I Trong khái niệm pháttriểnbền vững, có ba yếu tố cơ bản: bềnvững về kinh tế, bềnvững về xã hội vàbềnvững là nhiệm vụ trọng tâm. Như vậy, dânsốvà môi trường vừa là mục tiêu, vừa là những nội dung quan trọng của pháttriểnbền vững. Dân số, môi trường vàpháttriển có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần cho pháttriển nhưng không đồng nghĩa với phát triển. Pháttriển chỉ dựa trên tăng trưởng đơn thuần thì sự tăng trưởng đó không lâu bền. Nhiều bài học kinh nghiệm cho thấy, nếu sự pháttriển không tương ứng hoặc chỉ đáp ứng tăng nhu cầu cho dânsố hiện đại nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của dânsố tương lai, pháttriển dựa vào khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, không dựa trên cơ sở bảo vệ môi trường thì sự pháttriển đó không thể gọi là bền vững. Tăng trưởng kinh tế là mục đích để pháttriển con người, tạo điều kiện để nâng cao đời sống con người, bảo vệ môi trường một cách tốt nhất. Bảo vệ môi trường kết hợp bảo đảm hài hoà những mục tiêu khác của con người là cần thiết để đạt được sự pháttriểnbền vững. Dânsốvà môi trường là nền tảng cho sự pháttriểnbền vững. Không thể có pháttriểnbềnvững nếu môi trường bị huỷ hoại, suy thoái, chất lượng cuộc sống và sức khoẻ của người dân bị sa sút. Sự pháttriểnbềnvững tuỳ thuộc rất lớn vào công tác dânsốvà bảo vệ môi trờng. Nhiều khi, giá phải trả cho chi phí về môi trường nhiều hơn những cái mà con người thu về từ thiên nhiên. Như vậy, dân số, môi trường vàpháttriển tạo thành vòng quay tuần hoàn khép kín, ảnh hưởng và chi phối lẫn nhau. Khi các nhân tố này không tạo ra được sự pháttriển hợp lý thì vòng quay đó sẽ bị hỗn loạn, gây tác động tiêu cực ngược trở lại, phá vỡ cấu trúc và làm tổn hại đến nhau. Thực tế cho thấy, cách thức pháttriển của loài người trong mấy chục năm qua đã tạo ra áp lực làm kiệt quẹ tài nguyên thiên nhiên, phá vỡ cân bằng sinh thái, tổn hại đến môi trường - cơ sở tồn tại của chính bản thân con người. Trong khi loài người chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học thì cũng là lúc phải đối mặt với nhiều thách thức từ môi trường; con người luôn bị đặt vào những tình huống bất ngờ không lường trước được. Các nước công nghiệp pháttriển đã mất hàng chục năm để nhận ra rằng sự pháttriển theo kiểu truyền thống đã đến giới hạn của "vạch cấm". Do vậy, cần có sự thay đổi, điều chỉnh để có thể pháttriển lâu bền. Tuy nhiên, kể từ sau các Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu đến nay, thế giới đang pháttriển thiếu bền vững, như công bố của bản Báo cáo pháttriểnbềnvững do Chương trình bảo vệ môi trường Liên Hợp quốc (UNEP) đưa ra cuối năm 2004. Đó là tình trạng 1/5 dânsố thế giới có mức thu nhập chưa đến 1 đô la/ngày; 80 triệu người ở các nước đang pháttriển bị suy dinh dưỡng; hàng năm có tới 10 triệu người chết vì các bệnh có thể phòng tránh được và hơn 150 triệu trẻ em không được đến trường do nghèo đói; 1/5 dânsố thế giới không được sử dụng nước sạch v.v . Gia tăng dânsố đã tạo ra áp lực to lớn đối với thiên nhiên. Sự thay đổi khí hậu toàn cầu; tình trạng ô nhiễm các nguồn nước; hiện tượng sa mạc hoá; sự xói mòn đất đai; sự suy thoái về rừng; sự tuyệt chủng của các loài sinh vật . đã và đang trở thành mối đe doạ trực tiếp đến sự sống trên trái đất. Gần 1/2 đất đai trên thế giới đã bị biến đổi bởi con người. Người ta gọi sự xói mòn đất đai nhanh chóng là "cuộc khủng hoảng thầm lặng của hành tinh", là mối đe dọa to lớn đối với sự sống trên trái đất. Từ thực trạng trên cho thấy, sự khủng hoảng về tài nguyên và môi trường, suy cho cùng là nằm trong phạm vi hoạt động của con người, do con người gây ra, vàdẫn đến đe dọa chính bản thân sự sinh tồn của loài người. Chính loài người hiện nay đang từng bước, từng giờ chịu hậu quả của cung cách pháttriển không bền vững. Đương nhiên, cần khẳng định là những thành tựu khoa học - kỹ thuật của loài người thường trên cơ sở dựa vào thiên nhiên, chinh phục và cải tạo thiên nhiên để sản xuất, khai thác. Nhưng tiềm năng trái đất có hạn, trong khi đó quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, dânsốvà nhu cầu của con người không ngừng tăng lên. Khoa học dù hiện đại đến đâu, loài người dù có tạo ra những sản phẩm văn minh tiên tiến đến mấy cũng không thể hoàn toàn thay thế được những sản phẩm từ tự nhiên. Và cũng không thể chi trả hết món nợ, không bù lại được những thất thoát và những tổn thất mà loài người đã gây ra đối với môi trường. Như lời tác giả cuốn sách Tiếng chuông cảnh tỉnh cho thế kỷ XXI: huỷ hoại những hình thể của sự sống là chúng ta đã phạm vào một tội ác lớn hơn là đốt cháy các thư viện. Những vấn đề toàn cầu bức thiết này đòi hỏi phải xem xét lại toàn bộ hoạt động của con người đối với môi trường thiên nhiên, từ nhận thức, hành động cho đến cách thức pháttriển bằng cách thay đổi lối sống, ít phụ thuộc hơn vào các nguồn tài nguyên có hạn của trái đất. Nếu không có những biện pháp hữu hiệu, cứ giữ nguyên phương thức sản xuất và lối tiêu thụ như hiện nay mà không có sự thay đổi, điều chỉnh tích cực nào thì loài người sẽ tiêu huỷ ngày càng nhanh những nguồn tài nguyên đã phải mất rất nhiều thiên niên kỷ mới có được. Và điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng ta có lỗi và mắc nợ thế hệ tương lai. Tuyên ngôn Ma-ni-la cũng đã nêu rõ: Ngày nay cần có một mô thức pháttriển cũ. Một mô thức pháttriển thực sự phải nâng cao được tính bềnvững của cộng đồng. Mô thức ấy phải được hiểu như là một quá trình thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội và không nhất thiết phải bao gồm tăng trưởng. Chỉ có thể có được những cộng đồng nhân loại bềnvững bằng con đường pháttriển lấy con người làm trung tâm. Đã đến lúc phải thay đổi lối tư duy, nhận thức về thế giới. Làm cách nào để ngăn ngừa những hiểm hoạ do chính con người gây nên? Pháttriển như thế nào để "thoả mãn những nhu cầu hiện tại mà không làm phương hại đến khả năng các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của thế hệ họ". Do vậy, xã hội loài người muốn tồn tại vàpháttriển thì phải quan tâm đến vấn đề pháttriểnbền vững. Đó là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển. Dânsốvà môi trường trong chiến lược pháttriểnbềnvững trở thành một trong những vấn đề cấp bách toàn cầu, một nhiệm vụ quan trọng trong định hướng chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. 2. Dân số, môi trường vàpháttriểnbềnvững ở nước ta Vấn đề dân số, môi trường trong chiến lược pháttriểnbềnvững luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Điều này đã được khẳng định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX và trong Chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội 10 năm (2001 - 2010): "Phát triển nhanh, hiệu quả vàbền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến độ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường" và "phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ, cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trờng nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học". Trong Định hướng chiến lược phát triểnbềnvững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21) đã nêu những mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc cơ bản; pháttriển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; bảo vệ và cải thiện môi trường là yếu tố không thể tách rời của quá trình pháttriển . Những văn bản pháp lý này là cơ sở quan trọng cho quá trình pháttriểnbềnvững ở nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công mà chúng ta đạt được trên cả ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường, Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức gay gắt trong sự pháttriểnbềnvững đất nước. Sự gia tăng dânsố trở lại và bùng nổ kinh tế những năm qua đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và công tác bảo vệ môi trường. Môi trường nước ta tiếp tục bị ô nhiễm và xuống cấp, có nơi rất nghiêm trọng. Đất đai bị xói mòn, thoái hoá; chất lượng các nguồn nước suy giảm mạnh; không khí ở nhiều đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng; tài nguyên thiên nhiên trong nhiều trường hợp bị khai thác quá mức, không có quy hoạch; đa dạng sinh học bị đe doạ nghiêm trọng; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch ở nhiều nơi không được bảo đảm (3) Nhiều vấn đề ô nhiễm mới nảy sinh do quá trình pháttriển công nghiệp và đô thị hoá. Sự tập trung và gia tăng số lượng dân cư lớn ở đô thị, tiến trình pháttriển kinh tế dựa vào khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên . khiến cho ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh trở thành vấn đề khá nghiêm trọng. Theo dự đoán của Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường, thành phố Hà Nội năm 2005, sẽ có hơn 850 nghìn tấn rác thải và đến năm 2020 con số này sẽ lên tới 1 triệu 600 nghìn tấn. Ở thành phố Hồ Chí Minh, bình quân mỗi người dân thải ra 1,5 kg chất thải rắn hàng ngày. Trong khi đó, việc thi hành Luật Bảo vệ môi trường chưa thực sự nghiêm minh, có nơi, có lúc còn buông lỏng. Một số cơ quan, ban, ngành, vấn đề môi trường chưa được coi là ưu tiên. Ý thức tự giác của người dân về bảo vệ và giữ gìn môi trường chưa thực sự trở thành thói quen. Nhiều người còn có suy nghĩ giản đơn rằng vấn đề môi trường chưa cấp bách, trước mắt như vân đề cơm áo gạo tiền hàng ngày; bảo vệ môi trường là vấn đề chung của cả nước, cả xã hội, là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước, chứ không phải là trách nhiệm của người dân . Chính sự thờ ơ, thái độ "vô cảm" của một bộ phận người dân đối với môi trường đã tiếp tay cho việc tàn phá môi trường. Quan điểm pháttriểnbềnvững chưa được thực hiện nhất quán. Đầu tư mới tập trung chủ yếu cho những công trình mang lại lợi ích trực tiếp, rất ít đầu tư cho tái tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Sự tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng. Bên cạnh đó, sức ép dânsốvà việc làm tiếp tục gia tăng. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, mô hình tiêu dùng của dân cư tiêu tốn nhiều vật liệu năng lượng, thải ra nhiều chất thải độc hại . Hiện tượng khai thác bừa bãi và sử dụng lãng phí, bất hợp lý tài nguyên thiên nhiên gây nên ô nhiễm và suy thoái môi trường. Do vậy, để thực hiện thành công công cuộc pháttriểnbềnvững đất nước, cần bảo đảm hài hoà pháttriển kinh tế - xã hội bềnvững đi đôi với bảo vệ môi trường, với các mục tiêu: tập trung xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân; tăng trưởng kinh tế bền vững, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, theo các định hướng cơ bản sau: Trong lĩnh vực kinh tế Pháttriển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường. Lựa chọn chiến lược pháttriển kinh tế hiệu quả cao, ít tốn năng lượng, thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng hoà hợp với môi trường; thực hiện quá trình "công nghiệp hoá sạch". Chuyển hướng pháttriển tiết kiệm hoặc cần ít tài nguyên hơn với các quy trình công nghệ bảo vệ môi trường thiên nhiên, đầu tư theo chiều sâu, sử dụng có hiệu quả, khai thác kết hợp với tái tạo, bảo vệ môi trường. Tránh lối pháttriển theo kiểu "chụp giật", chạy theo tăng trưởng bằng mọi giá, chỉ chú trọng lợi ích trước mắt mà không tính đến yếu tố pháttriểnbền vững. (3) Trong lĩnh vực xã hội Bảo vệ môi trường phải gắn với công tác dân số, xoá đói giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Trong Chương trình hành động 21 của Hội nghị Ri-ô đờ Gia-nê-rô đã chỉ rõ: mối quan tâm về dânsố phải là bộ phận của chiến lược pháttriểnbền vững, và các nước phải thiết lập được các mục tiêu và chương trình dân số. Ở Việt Nam, dânsố nước ta hiện nay vào khoảng 82 triệu người. Dự đoán trong vòng 10 năm nữa, dânsố nước ta sẽ là 94 triệu. Mật độ dânsố nước ta lên tới 245 người/km 2 . Việt Nam có tới 70% dânsố sống dựa vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên nên gia tăng dânsố trở lại trong mấy năm vừa qua đã tạo sức ép rất lớn đối với sự pháttriển kinh tế - xã hội, trong đó có mục tiêu pháttriểnbền vững. Do vậy, cần có chiến lược ổn định dân số, thực hiện kiểm soát sự gia tăng dânsố bằng cách điều chỉnh, hạn chế dânsố ở mức vừa phải, hợp lý, phù hợp với trình độ pháttriển kinh tế - xã hội. Bởi lẽ, dânsố ở mức phù hợp sẽ là nguồn lực quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, kích thích sự pháttriểnbền vững. Dânsố nếu được định hướng tốt bằng cách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thì sẽ là nguồn lực quan trọng trong việc bảo vệ môi trường vàpháttriểnbền vững. Nhưng nếu không có chính sách dânsố đúng đắn thì sẽ tạo ra áp lực to lớn đối với môi trường vàphát triển. Mặc dù trong thời gian qua, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước đang pháttriển có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất thế giới (từ trên mức 70% vào giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX xuống còn khoảng 24,3% trong những năm gân đây); có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong khu vực (năm 2004 là 7,4%), nhưng đời sống của một bộ phận người dân, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn; khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng; miền trong cả nước vẫn còn lớn. Với quan điểm con người là trung tâm của pháttriểnbền vững, cần tiếp tục tập trung thực hiện xoá đói giảm nghèo, công bằng xã hội, đáp ứng nhu cầu cơ bản của cuộc sống, nâng cao mức sống và chất lượng sống của mỗi người và của cộng đồng, pháttriển con người một cách bềnvững trên cơ sở nâng cao năng lực thể chất, trí tuệ, tinh thần, nhân cách. Nâng cao chất lượng giáo dục để nâng cao dân trí và trình độ nghề nghiệp. Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và nghĩa vụ, tự giáo dục của người dân về ý thức bảo vệ môi trường, coi đó như bảo vệ chính cuộc sống của họ. Tổ chức vận động nhân dân tham gia các phong trào bảo vệ môi trường. Từ đó thay đổi hành vi, nếp nghĩ trong ứng xử với các vấn đề bảo vệ môi trường, nâng nhận thức, quan điểm đó thành triết lý hành động. Quản lý chặt xu thế đô thị hoá, tránh hình thành một cách tự phát các siêu đô thị, làm nảy sinh các vấn đề môi trường, xã hội phức tạp. Duy trì tỷ lệ cư dân thành thị và nông thôn. Trong lĩnh vực môi trường Chống tình trạng thoái hoá đất, bảo vệ môi trường nước; khai thác và sử dụng hợp lý khoáng sản; bảo vệ môi trường biển, v.v . Ban hành các chế tài buộc các doanh nghiệp quy mô lớn và vừa phải thiết lập các hệ thống tự quan trắc, giám sát về môi trường. Ngoài ra, cần xem xét để đưa vào giá thành các chi phí cần thiết cho tài nguyên và môi trường. Thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm và người sử dụng tài nguyên thiên nhiên phải thanh toán chi phí cơ hội cho người sử dụng tương lai. . thiết để đạt được sự phát triển bền vững. Dân số và môi trường là nền tảng cho sự phát triển bền vững. Không thể có phát triển bền vững nếu môi trường bị. khái niệm phát triển bền vững, có ba yếu tố cơ bản: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững là nhiệm vụ trọng tâm. Như vậy, dân số và môi trường