TIÊU THỤSẢNPHẨMLÀ MỘT VẤNĐỀQUYẾTĐỊNH SỰ TỒNTẠIVÀPHÁTTRIỂNCỦA DOANH NGHIỆP I. KHÁI NIỆM TIÊU THỤ, HOẠT ĐỘNG TIÊUTHỤSẢNPHẨMVÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG TIÊUTHỤ ĐẾN SỰPHÁTTRIỂN VỀ QUI MÔ VÀ HIỆU QUẢ CỦADOANH NGHIỆP. 1.Khái niệm về tiêu thụ. Đối với mộtdoanhnghiệp thì tiêu thụsảnphẩmlà giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất- thực hiện chức năng đưa sảnphẩm từ lĩnh vực sản xuất sang tiêu dùng nhằm thực hiện giá trị hàng hoá củamộtdoanh nghiệp. Đó là việc cung ứng cho khách hàng các sản phẩm, lao vụ, dịch vụ do doanhnghiệpsản xuất ra, đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Tiêuthụsảnphẩm cũng được xem xét như một quá trình kinh tế, bao gồm nhiều khâu, từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng,lập kế hoạch tổ chức sản xuất, xúc tiến bán hàng cho đến việc thực hiện các dịch vụ sau khi bán nhằm mục đích cuối cùng làtiêuthụ được nhiều sản phẩm. 2.Hoạt động tiêuthụsảnphẩmvà ảnh hưởng của hoạt động tiêuthụsảnphẩm đến sựpháttriển về qui mô và hiệu quả củadoanh nghiệp. Tiêu thụsảnphẩmlà một trong những khâu quan trọng nhất củatáisản xuất hàng hoá và cũng là khâu quan trọng nhất của kinh doanh. Trong cơ chế thị trường khâu tiêusảnphẩm có một số đặc trưng như thể hiện mâu thuẫn giữa người bán và người mua, thể hiện những mặt mạnh củadoanhnghiệpvàcủasảnphẩm đồng thời cũng thể hiện mặt yếu, khuyết tật củadoanhnghiệpvàsản phẩm. Trong cơ chế thị trường, khách hàng là thượng đế, mâu thuẫn giữa người mua và người bán thể hiện ở chỗ: Người mua bao giờ cũng muốn mua được sảnphẩm với giá rẻ, chất lượng cao, mẫu mã đẹp, phương thức thanh toán thuận tiện, đơn giản.Người bán thì muốn bán được nhiều hàng , giá bán càng cao càng thu được nhiều lợi nhuận. Bởi vậy công tác tiêuthụ có ảnh hưởng rất lớn đến doanhthuvà lợi nhuận củadoanh nghiệp, là yếu tố quan trọng đểdoanhnghiệp thực hiện táisản xuất và mở rộng qui mô doanh nghiệp. Trước tiên tiêuthụsảnphẩm được coi làsự kết thúc của quá trình sản xuất kinh doanh , làmột cơ sở quan trọng để có thể hạch toán lỗ lãi. Thông qua công tác tiêuthụsảnphẩmdoanhnghiệp mới đánh giá kết quả hoạt động của mình. Kết quả của công tác tiêuthụmột mặt tạo điều kiện thu hồi vốn, thanh toán các khoản nợ, tăng tích luỹ, từ đó có kế hoạch mở rộng qui mô sản xuất, đổi mới kỹ thuật, công nghệ tạo tiền đề cho pháttriển ở giai đoạn tiếp theo củasản xuất kinh doanh. Tiêuthụsảnphẩm trong cơ chế thị trường còn khẳng định uy tín , khả năng liên kết bạn hàng, mở rộng thị phần củadoanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì công tác tiêuthụ trở nên đặc biệt quan trọng, nó quyếtđịnhsự sống còn của mỗi doanhnghiệpsản xuất kinh doanh. Quá trình sản xuất kinh doanh chỉ được coi là kết thúc khi hàng đã được bán, tiền bán hàng đã được thu về. Nếu khâu thiêu thụ bị ách tắc thì doanhnghiệp không thu hồi được chi phí đã bỏ ra, nên không thể táisản xuất giản đơn , sẽ dẫn đến phá sản. Ngược lại tiêuthụsảnphẩm càng nhanh thì khả năng quay vòng vốn càng nhanh,khả năng sản xuất kinh doanh , duy trì và mở rộng thị trường càng lớn điều đó có nghĩa làdoanhnghiệp đã tạo ra cho mình một tiền đề quan trong để có thể đứng vững trên thị trường. Công tác tiêuthụsảnphẩm giúp doanhnghiệp đến với khách hàng, là chiếc cầu nối chặt chẽ giữa doanhnghiệpvà khách hàng. Kết quả của công tác tiêuthụlà thước đo, làsự đánh giá của thị trường, của khách hàng đối với các nỗ lực củadoanh nghiệp, đồng thời giúp các doanhnghiệp tìm ra câu trả lời cho quyếtđịnhvàđịnh hướng kinh doanh trong tương lai của mình. Tiêuthụ được sảnphẩm giúp các doanhnghiệp có điều kiện ổn định công ăn việc làm cho người lao động, góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế. SảnphẩmcủaDoanhnghiệp có tiêuthụ được, giá trị hàng hoá được thực hiện thì doanhnghiệp mới bù đắp được chi phí sản xuất, thu hồi vốn đầy đủ, thu được lợi nhuận đã được tạo ra, công nhân và cán bộ quản lý được trả lương, phúc lợi tập thể, tiền thưởng, Nhà nước có cơ sở đểthu thuế, Ngân hàng có cơ sở đểthu nợ. Tóm lại tiêuthụlà tiền đềđể xử lý các lợi ích Doanh nghiệp-Nhà nước-Xã hội. Như vậy công tác tiêu thụsảnphẩmlà yếu tố cực kỳ quan trọng cho sự hình thành vàpháttriểncuả mỗi doanhnghiệpvàcủa nền kinh tế quốc dân. 3.Những nhân tố ảnh hưởng đến khâu tiêuthụsản phẩm, thị phần của Công ty sản xuất bia. 3.1. Chất lượng và uy tín thương hiệu sảnphẩmcủa Công ty. Hiện nay chất lượng sảnphẩmlàmộtvấnđề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp, người tiêu dùng đòi hỏi chất lượng sảnphẩm ngày càng cao, nếu sảnphẩmsản xuất ra kém chất lượng thì sẽ không tiêuthụ được, nhất là khi sảnphẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh có chất lượng cao hơn. Ngược lại nếu doanhnghiệpsản xuất ra được những sảnphẩm có chất lượng cao thì sẽ được người tiêu dùng chấp nhận từ đó mở rộng thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó uy tín thương hiệu của Công ty cũng góp phần không nhỏ vào khâu tiêuthụsản phẩm. 3.2.Giá cả sản phẩm. Hiện nay trên thị trường, ngoài cạnh tranh bằng giá cả, có các loại hình cạnh tranh khác tiên tiến hơn như cạnh tranh bằng chất lượng, bằng dịch vụ nhưng giá cả vẫn có một vai trò quan trọng. Hàng hoá sẽ không tiêuthụ được nếu giá cả hàng hoá không được người tiêu dùng chấp nhận. Người tiêu dùng luôn luôn quan tâm đến giá cả hàng hoá và coi đó như một chỉ dẫn về chất lượng hàng hoá. Trong thực tế, cạnh tranh bằng giá được coi là biện pháp nghèo nàn nhất, vì khi gặp đối thủ có tiềm lực lớn, cạnh tranh bằng giá cả sẽ không phát huy tác dụng. Trong nhiều trường hợp, sự cạnh tranh này chỉ đưa đến việc giảm bớt lợi nhuận của người bán và đem lại lợi ích cho phía người mua, vì vậy doanhnghiệp cần phải có chính sách giá hợp lý cho từng loại sản phẩm, tuỳ vào đặc điểm củasảnphẩm , định hướng chiến lược tiêuthụcủa Công ty mà doanhnghiệp có thể đưa ra các chiến lược giá khác nhau. Tuy nhiên, chiến lược cạnh tranh giá cả có thể áp dụng thành công và có ưu thế trong việc thâm nhập vào thị trường mới. Đối với thị trường Việt Nam hiện nay, thu nhập của dân cư chưa cao, yêu cầu về chất lượng và chủng loại thấp nên giá cả làmột trong những yếu tố quyếtđịnh mua hàng của người tiêu dùng. Nên có thể nói chính sách giá cả có vai trò sống còn đối với bất kỳ mộtdoanhnghiệp nào. Về quan hệ giá cả -lợi nhuận-tiêu thụ: Đây là 3 vế củamộtvấn đề.Người ta có thể thu lợi nhuận trên một đơn vị sảnphẩm thấp hơn đối thủ cạnh tranh mà không bị thua lỗ. Nhưng lợi nhuận trên một đơn vị sảnphẩm thấp hơn đối thủ cạnh tranh sẽ kích thích tiêuthụ nhanh dẫn đến thu hồi vốn nhanh, tăng vòng quay vốn dẫn đến tổng chi phí giảm, tổng lợi nhuận trong năm tăng lên. 3.3.Bao bì sản phẩm. Vấnđề bao bì sảnphẩm cũng co ảnh hưởng không nhỏ tới khâu tiêuthụsản phẩm. Khách hàng khi mua sảnphẩm bao giờ cũng nhìn bề ngoài đầu tiên, rồi sau đó mới nhìn đến nhãn hiệu sảnphẩmvà tên công ty sản xuất. Do vậy, mộtsảnphẩm có bao bì nhìn bắt mắt sẽ thu hút được lượng khách hàng nhiều hơn sảnphẩm cùng loaị có bao bì xấu hơn.Vì vậy ngay từ khâu thiết kế sảnphẩm mới, doanhnghiệp cần phải nghiên cứu để đưa ra bao bì phù hợp với từng loại sảnphẩmđể góp phần tiêuthụsảnphẩm được dễ dàng hơn. 3.4.Các đối thủ cạnh tranh đối với sảnphẩmcủa Công ty. Số lượng các doanhnghiệp trong ngành, các đối thủ ngang sức có tác động rất lớn tới khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp.Vấn đề cần xem xét là số lượng các doanhnghiệp cạnh tranh và những doanhnghiệp đó có quy mô thế lực như thế nào, từ đó mới đưa ra được phương án sản xuất kinh doanh cụ thể . Hiện nay tất cả các Công ty bia địa phương có qui mô nhỏ, sản lượng ít, chất lượng đều kém khả năng cạnh tranh với các Công ty bia liên doanh, Công ty lớn ở các thành phố lớn, trước hết là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong nền kinh tế thị trường, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Khai thác thế mạnh củadoanhnghiệplàmột yêu cầu quan trọng, vì bất cứ mộtdoanhnghiệp nào nếu so sánh với mộtdoanhnghiệp khác đều có mặt mạnh và mặt yếu. Khi hoạch định chiến lược tiêuthụsản phẩm, doanhnghiệp cần khai thác triệt để thế mạnh và nhìn thẳng vào những vấnđề hạn chế để khắc phục, mặt khác doanhnghiệp cần phải biết phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả.Nguồn lực củadoanhnghiệp bao gồm tàisảnvà nguồn nhân lực. II.ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÂU TIÊUTHỤSẢNPHẨM NGÀNH BIA 1.Đặc điểm củasảnphẩm bia. - Sảnphẩm bia làmột loại đồ uống- nước giải khát có cồn. Ngày nay đã xuất hiện nhiều loại bia, do đó yêu cầu quan trọng là mỗi loại bia có thương hiệu của mình,phải có đặc trưng riêng về hương vị, màu sắc, nồng độ .để tạo dấu ấn riêng, phân biệt với các loại bia khác, thoả mãn một khẩu vị riêng của khách hàng. Trên thị trường hiện nay có 3 loại bia: Bia hơi, Bia chai, Bia lon. - Hiện tại Công ty Bia Nghệ An có hai loại sảnphẩm chính: Bia hơi và Bia chai. Bia hơi: Là loại bia tươi mát,thời gian bảo quản là 24 giờ nên khó vận chuyển đi xa. Bia hơi sau khi lọc sẽ được chiết vào thùng 50 lít được rửa sạch và thanh trùng. Bia chai: Là loại bia có thời gian bảo quản 60 ngày.thuận thiện cho việc vận chuyển di xa. Bia chai sau khi lọc được chiết vào chai đã rửa sạch. YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA BIA HƠI THÀNH PHẨM: Biểu 1. TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị mong muốn Mức tiêu chuẩn dưới Mức tiêu chuẩn trên Mức chấp nhận dưói Mức chấp nhận trên 1 Độ cồn ở 20°C % v/v 3,8 3,6 4 3,6 4,2 2 Độ hoà tan nguyên thuỷ °Plato 9,5 9,3 9,6 9,3 - 3 Độ hoà tan biểu kiến °Plato 1,8 1,6 2 1,5 2,2 4 Độchua(mlNaOH0,1n/10ml bia) 1,4 1,2 1,6 1,2 1,6 5 Hàm lượng CO2 hoà tan G/l 5 4,7 5,3 4,7 6 6 Độ màu EBC 5 4,5 5,5 4,5 6 7 Hàm lượng Diacetyl Mg/l <0,1 - <0,1 <0,1 <0,1 8 Độ đắng BU 19 18 22 18 22 9 Độ trong <20 <20 <20 <20 <20 (Nguồn: Phòng kế hoạch kỹ thuật vật tư) YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA BIA CHAI THÀNH PHẨM: Biểu 2. TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị mong muốn Mức tiêu chuẩn dưới Mức tiêu chuẩn trên Mức chấp nhận dưói Mức chấp nhận trên 1 Độ cồn ở 20°C % v/v 4,2 4 4,4 3,9 4,5 2 Độ hoà tan nguyên thuỷ °Plato 11 10,8 11,2 10,7 - 3 Độ hoà tan biểu kiến °Plato 2,2 2 2,4 2 2,4 4 Độ chua(mlNaOH 0,1n/10 ml bia) 1,4 1,2 1,6 1,2 1,6 5 Hàm lượng CO2 hoà tan G/l 5 4,8 5,2 4,8 5,5 6 Độ màu EBC 5 4,5 6 4,5 6 7 Hàm lượng Diacetyl Mg/l <0,1 - <0,1 - <0,1 8 Độ đắng BU 21 18 23 18 24 9 Độ hấp Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt (Nguồn: Phòng kế hoạch kỹ thuật vật tư) - Sảnphẩm bia đòi hỏi các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng và an toàn thực phẩm như : vị tươi mới, khả năng bảo quản Đặc điểm này đòi hỏi hệ thống máy móc lọc bia và máy thanh trùng hiện đại, đảm bảo thanh lọc toàn bộ bã hữu cơ và diệt khuẩn tối đa, hệ thống này cần đáp ứng tiêu chuẩn như: diệt 99,9% vi khuẩn lạ, lọc 98% men vi sinh dư . để tăng chất lượng bia và khả năng bảo quản. Bảo quản bia đòi hỏi những điều kiện rất khắt khe về nhiệt độ, không khí .nhất là đối với sảnphẩm bia hơi. 2.Nhu cầu và đối tượng tiêu dùng. Sảnphẩm bia của Công ty Bia Nghệ An hiện nay chủ yếu được tiêuthụ trên hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, mà chủ yếu là thị trường Nghệ An. Hiện nay hệ thống đại lý của Công ty được phân bố rải rác ở các huyện trong tỉnh Nghệ An vàmột số huyện doc quốc lộ 1A của tỉnh Hà Tĩnh. Nhu cầu về bia của hai tỉnh này là khá lớn, đặc biệt là vào mùa hè và các dịp lễ tết. Sảnphẩm bia của Công ty chủ yếu tiêuthụ trọng đoạn thị trường bình dân, bởi vì hiện nay đại đa số thu nhập của người dân vẫn còn thấp, họ không thể thường xuyên uống các loại bia cao cấp mà chất lượng cũng không hơn nhiều so với bia Nghệ An. Biểu 3. Giá bán buôn củamột số nhãn hiệu bia trên thị trường. Nhãn hiệu Đơn vị tính Bia hơi Bia chai Bia VIDA(của Công ty Bia Nghệ An) đ/lít 4000 7000 Bia HÀNỘI(Của Tổng Công ty rượu, Bia nước giải khát) đ/lít 4500 11000 Bia HALIDA(Của Nhà máy Bia Đông Nam Á) đ/lít 6000 9000 (Nguồn: Phòng thị trường) KÊNH PHÂN PHỐI SẢNPHẨMCỦA CÔNG TY BIA NGHỆ AN. Sơ đồ 1: ĐẠI LÝ CỦA CÔNG TY CÔNG TY BIA NGHỆ AN NGƯỜI BÁN LẺ NGƯỜI TIÊU DÙNG NGƯỜI BÁN BUÔN -Đại lý của CôngTy: Là các đại lý của Công ty, có nhiệm vụ trưng bày, bán buôn và bán lẻ sản phẩm, có quan hệ thường xuyên bền chặt với Công ty. - Người bán buôn : Là các đại lý ký hợp đồng tiêuthụsảnphẩm với công ty theo thời vụ. Hiện nay việc phân phối sảnphẩmcủa Công ty chủ yếu thông qua các đại lý của Công ty và các khách hàng mua theo hợp đồng mua bán.Mục đích của việc sử dụng hệ thống phân phối này nhằm giúp cho công ty có khả năng tiêuthụ được một lượng hàng lớn trong thời gian ngắn và có thể phân bổ sảnphẩmcủa mình trên một khu vực thị trường rộng, đồng thời tiết kiệm được chi phí bảo quản sảnphẩmvà chi phí vận chuyển. Việc bán hàng được thực hiện chủ yếu tai Công ty , các khách hàng phải đến tận Công ty để mua và thanh ttoán trước khi nhận hàng. Đối với một số khách hàng thường xuyên mua với số lượng lớn thì được giao hàng tận đại lý. Do chính sách phân phối sảnphẩm hiện nay của Công ty nên việc bán hàng chủ yếu thông qua các kênh tiêuthụ gián tiếp là các đại lý và khách hàng mua với số lượng lớn rồi từ đó sảnphẩm mới được chuyển đến người bán lẻ và người tiêu dùng. Hệ thống phân phối này giúp cho Công ty dễ dàng quản lý được mạng lưới tiêuthụsản phẩm, tiết kiệm chi phí vận chuyển, nhưng có hạn chế là Công ty không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng nên khó có thể thu thập một cách chính xác những thông tin phản hồi từ người tiêu dùng, và hạn chế thứ hai là Công ty không kiểm soát được giá cả củasản phẩm, vì khi nhu cầu về bia tăng thì các đại lý và người bán lẻ tự nâng giá. . TIÊU THỤ SẢN PHẨM LÀ MỘT VẤN ĐỀ QUYẾT ĐỊNH SỰ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP I. KHÁI NIỆM TIÊU THỤ, HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA. cùng là tiêu thụ được nhiều sản phẩm. 2.Hoạt động tiêu thụ sản phẩm và ảnh hưởng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm đến sự phát triển về qui mô và hiệu quả của