GIA ̉ I PHA ́ P KIỀM CHẾLẠMPHÁT Dù lạmphát là do nguyên nhân nào gây ra thì nguyên tắc hành động chung để chống lạmphát vẫn là giảm lượng cung tiền. Chính phủ có thể kiềm chếlạmphát bằng các công cụ quản lí kinh tế vĩ mô. Dưới đây, các phương pháp chống lạmphát sẽ được trình bày theo từng nguyên nhân tương ứng đã nêu ở trên. 1. Chống lạmphát bằng cách giảm cầu: Có thể giảm cầu bằng các chính sách tài khoá thu hẹp, chính sách tiền tệ thu hẹp và chính sách thu nhập. a. Chính sách tài khoá thu hẹp: gồm giảm tiêu dùng chính phủ hoặc tăng thuế trực thu. - Nếu áp dụng cách giảm tiêu dùng của Chính phủ thì sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ. - Nếu áp dụng cách tăng thuế trực thu thì sẽ làm giảm thu nhập khả dụng, gián tiếp làm giảm tiêu dùng và kết quả là giảm tổng cầu. Ở Việt Nam, hiện nay, Chính phủ đang áp dụng chính sách giảm tiêu dùng của Chính phủ thông qua việc thắt chặt nguồn vốn đầu tư, nhằm đảm bảo chỉ đầu tư vào những dự án mũi nhọn chắc chắn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, biện pháp này còn chưa phát huy tác dụng cụ thể vì công tác xây dựng, kiểm định và thực hiện các dự án đầu tư còn kém, xảy ra nhiều tiêu cực gây thất thoát lớn. Còn về chính sách tăng thuế, Chính phủ Việt Nam không áp dụng vì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân trong tình hình giá cả leo thang. Ngược lại, Chính phủ lại liên tục tăng lương tối thiểu để tăng thu nhập danh nghĩa cho dân chúng, đây là một hình thức bù đắp lại lượng thu nhập đã mất đi do sự trượt giá của đồng tiền. Tuy nhiên, hạn chế của nó là càng làm tăng lượng cung tiền trong nền kinh tế, thúc đẩy lạmphát tăng cao hơn. 1 1 b. Chính sách tiền tệ thu hẹp: Thực hiện các biện pháp nhằm giảm lượng cung tiền như: bán các loại giấy tờ có giá, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, tăng tỉ suất chiết khấu. Khi Chính phủ bán các loại giấy tờ có giá như trái phiếu Chính phủ thì một lượng tiền trên thị trường được rút về, làm giảm lượng cung tiền, qua đó làm giảm tiêu dùng và đầu tư, hạn chếlạm phát. Khi ngân hàng trung ương tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc hoặc tăng tỉ suất chiết khấu sẽ lảm giảm lượng cung tiền trong các ngân hàng trung gian, từ đó làm giảm đầu tư và hạn chếlạm phát. Hiện nay, ở Việt Nam đang áp dụng các biện pháp trên nhằm kiềm chếlạm phát, tuy nhiên, tác dụng thực tế của các chính sách này còn chưa rõ rệt. Ngân hàng trung ương cũng đã thực hiện biện pháp tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm để thu hồi một phần tiền đang lưu thông. Tuy nhiên, nếu áp dụng các chính sách này một cách cứng nhắc có thể làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất và xuất khẩu, có thể làm giảm đáng kể tốc độ tăng trưởng. c. Chính sách thu nhập: Là một chính sách kiểm soát kinh tế bằng các phương pháp kiểm soát độc đoán đối với lương và giá để kiềm chếlạm phát. Tuy nhiên, do các biện pháp này không phù hợp với nền kinh tế thị trường nên ngày nay Chính phủ các nước rất ít khi sử dụng biện pháp này. Ở Việt Nam, vào những năm giữa thập kỉ 80 của thế kỉ XX đã từng phải gánh chịu một bài học đau đớn khi áp dụng chính sách thu nhập. Đó là việc Chính phủ áp dụng chính sách giá-lương-tiền một cách duy ý chí, phi khoa học đã làm nền kinh tế thêm trì trệ và tỉ lệ lạmphát tăng lên chóng mặt từ hai con số lên đến trên 700%, gây một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Ngày nay, chính sách này không còn được sử dụng để chống lạmphát ở nước ta nữa. 2 2 2. Chống lạmphát bằng cách tác động lên cung: Có thể chống lạmphát thông qua việc tác động lên cung theo hai hướng: cắt giảm chi phí sản xuất và gia tăng năng lực sản xuất trên cơ sở nâng cao hiệu quả sản xuất. a. Phương pháp cắt giảm chi phí sản xuất: Thực hiện phương pháp này tức là tìm mọi cách khả dĩ nhằm giảm chi phí bỏ ra cho các yếu tố đầu vào nhằm hạ giá thành sản phẩm. Ví dụ như: cắt giảm số lao động, sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả nguyên-nhiên- vật liệu dùng trong sản xuất, . Giá cả thị trường giảm xuống sẽ kiềmchế có hiệu quả lạm phát. b. Phương pháp gia tăng năng lực sản xuất trên cơ sở nâng cao hiệu quả sản xuất: Thực hiện phương pháp này tức là tiến hành đầu tư nâng cao khoa học công nghệ ứng dụng trong sản xuất, nâng cao hiệu quả quản lí sản xuất,… nhằm tăng sản lượng sản phẩm trong khi không làm tăng giá thành sản phẩm. Cả hai phương pháp này đều đang có ý nghĩa hết sức quan trọng trong các biện pháp kiềm chếlạmphát ở nước ta hiện nay. Nhất là trong điều kiện giá xăng dầu trên thị trường thế giới tăng cao. Giá dầu thế giới lên nhưng các quốc gia có nhu cầu năng lượng lớn hơn chúng ta nhiều mà họ không quá sốc. Trung Quốc lạmphát cũng chỉ 5,4%, Singapore chỉ 3%. Các quốc gia đó có thể “bình thản” vì năng lượng của họ không quá phụ thuộc vào dầu. Trong cơ cấu năng lượng đã có điện hạt nhân, thủy điện, gió, năng lượng mặt trời, khí… Hiệu quả sử dụng năng lượng của họ rất cao. Có thực hiện được một cách thành công hai giải pháp này cùng một lúc mới có thể tối ưu hoá nền sản xuất, khiến nền kinh tế ít chịu tác động của lạmphát hơn. 3 3 3. Chống lạmphát do quán tính: Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, các động thái của Chính phủ đúng lúc và đúng mức nhằm trấn an các thành phần kinh tế, làm cho họ tin tưởng vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế, tin rằng lạmphát sẽ được khống chế có hiệu quả trong tương lai gần. Do đó, họ loại bỏ trong kế hoạch của mình các yếu tố liên quan đến tốc độ lạmphát cao, và sẽ hạn chế phần nào được lạm phát. Tất nhiên, việc sử dụng biện pháp này không thể là sự lừa dối nhân dân hay chỉ là những lời nói suông, tuyên truyền đơn thuần vô căn cứ mà phải dựa trên những thành công của công tác chống lạmphát bằng cách làm giảm cầu hay tác động lên cung. 4 4 KÊ ́ T LUẬN Tiếp tục hoàn thiện mục tiêu chống lạmphát và kìm chếlạmphát là mục tiêu cơ bản để tăng trưởng và phát triển kinh tế ổn định xã hội, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá của nước ta trong thời gia tới. Phát huy kết quả đạt được trong những năm vừa qua, trong thời gian tới cần tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu là: nghiên cứu và đề suất tổ chức thực hiện các chính sách biện pháp bình ổn giá cả thi trường, kiềmchế và đẩy lùi lạm phát. Tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh mặt bằng giá, quan hệ giá sao cho phù hợp với tình hình, sản xuất và chi phí sản xuất, giữ quan hệ công nông hợp lý, cũng như quan hệ cung cầu và sự biến động của giá cả thị trường thế giới. Hoàn thiện cơ chế quản lý giá và kiểm soát giá độc quyền và cạnh tranh không lành mạnh, thúc đẩy tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, mở rộng hợp tác quốc tế. 5 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TẠP CHÍ THỊ TRƯỜNG GIÁ CẢ SỐ 3 - 1996 SỐ 5 - 1997 SỐ 2 - 1999 SỐ 5 - 1999 SỐ 7 -1999 2. TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ 77 NĂM 97 3. TẠP CHÍ THỊ TRƯỜNG, TÀI CHÍNH, TIỀN TỆ THÁNG 4- 1998 THÁNG 8 - 1998 4. TẠP CHÍ TÀI CHÍNH THÁNG 9 - 1999 5. THỜI BÁO KINH TẾ SỐ 87 - 1999 6. KINH TẾ KINH TẾ HỌC SAMULSON 6 6 . GIA ̉ I PHA ́ P KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Dù lạm phát là do nguyên nhân nào gây ra thì nguyên tắc hành động chung để chống lạm phát vẫn là giảm lượng cung. gian, từ đó làm giảm đầu tư và hạn chế lạm phát. Hiện nay, ở Việt Nam đang áp dụng các biện pháp trên nhằm kiềm chế lạm phát, tuy nhiên, tác dụng thực tế