Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
57,65 KB
Nội dung
LÝLUẬNCHUNGVỀHỆTHỐNGKIỂMSOÁTNỘIBỘVÀKIỂMSOÁTHOẠTĐỘNGCHOVAYKHÁCHHÀNGDOANHNGHIỆP 1.1. Những vấn đề chungvềhệthốngkiểmsoátnộibộ 1.1.1. Khái niệm Hệthốngkiểmsoátnộibộ là toàn bộ những chính sách và thủ tục kiểmsoát do Ban giám đốc của đơn vị thiết lập nhằm đảm bảo việc quản lý chặt chẽ và hiệu quả của các hoạtđộng trong khả năng có thể. (IAS 400) Kiểmsoátnộibộ theo định nghĩa của COSO, là một quy trình chịu ảnh hưởng bởi Hội đồng quản trị, các nhà quản lývà các nhân viên khác của một tổ chức, được thiết kế để cung cấp một sự bảo đảm hợp lý trong việc thực hiện các mục tiêu sau: - Hiệu lực và hiệu quả của các hoạtđộng - Tính chất đáng tin cậy của báo cáo tài chính - Sự tuân thủ các luật lệ và quy định hiện hành Còn theo Liên đoàn kế toán Quốc tế (IFAC), hệthốngkiểmsoátnộibộ là một hệthống chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu sau: bảo vệ tài sản của đơn vị; bảo đảm độ tin cậy của các thông tin; bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lývà bảo đảm hiệu quả của hoạt động. Như vậyhệthống KSNB thực chất là sự tích hợp một loạt hoạt động, biện pháp, kế hoạch, quan điểm, nội quy chính sách và nỗ lực của mọi thành viên trong tổ chức để đảm bảo tổ chức đó hoạtđộng hiệu quả, đạt được mục tiêu đặt ra một cách hợp lý. 1.1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của hệthốngkiểmsoátnộibộ Theo TS Lê Văn Luyện (2009), mục tiêu và nhiệm vụ của hệthốngkiểmsoátnộibộ được tóm tắt như sau a. Mục tiêu: Mục tiêu kết quả hoạt động: Hiệu quả và hiệu năng hoạtđộng - Sử dụng có hiệu quả các tài sản và các nguồn lực khác - Hạn chế rủi ro - Đảm bảo sự phối hợp, cùng làm việc của toàn bộ nhân viên trong doanhnghiệp để đạt được mục tiêu của doanhnghiệp với hiệu năng và sự nhất quán. - Tránh được các chi phí không đáng có/ việc đặt các lợi ích khác (của nhân viên, của khách hàng…) lên trên lợi ích của doanh nghiệp. Mục tiêu thông tin: Độ tin cậy, tính hoàn thiện và cập nhật thông tin tài chính và quản lý - Các báo cáo cần thiết được lập đúng hạn và đáng tin cậy để ra quyết định nộibộ trong doanh nghiệp. - Thông tin gửi đến Ban TĐ, HĐQT, các cổ đôngvà các cơ quan giám sát phải có đủ chất lượng và tính nhất quán. - BCTC và các báo cáo quản lý khác được trình bày một cách hợp lývà dựa trên các nguyên tắc kế toán đã được xác định rõ ràng. Mục tiêu tuân thủ: Sự tuân thủ pháp luật và quy định. Đảm bảo mọi hoạtđộng của doanhnghiệp đều tuân thủ - Các luật và quy định - Các yêu cầu về giám sát - Các chính sách và quy trình nghiệp vụ của doanhnghiệp b. Nhiệm vụ: - Ngăn ngừa các sai phạm trong hệthống xử lýnghiệp vụ - Phát hiện kịp thời các sai phạm trong quá trình xử lýnghiệp vụ - Bảo vệ đơn vị trước những thất thoát có thể tránh - Đảm bảo việc chấp hành chính sách kinh doanh 1.1.3. Sự cần thiết của hệthốngkiểmsoátnộibộ Vấn đề KSNB có ý nghĩa quan trọng đối với hầu hết các đơn vị. Ở các đơn vị nhỏ thì tổ chức quản lý theo kiểu gia đình; ở các đơn vị có quy mô lớn, quyền hạn càng phân chia cho nhiều cấp, các quan hệ giữa các bộ phận chức năng và các nhân viên càng trở nên phức tạp, quá trình truyền đạt và thu thập thông tin phản hồi càng trở nên khó khăn, tài sản lại càng phân tán ở nhiều địa điểm và trong nhiều hoạtđộng khác nhau… do đó đòi hỏi phải có một hệthống KSNB hữu hiệu. Trong một tổ chức bất kỳ, sự thống nhất và xung đột quyền lợi chung - quyền lợi riêng của người sử dụng lao động với người lao động luôn tồn tại song hành. Nếu không có hệthống KSNB, làm thế nào để người lao động không vì quyền lợi riêng của mình mà làm những điều thiệt hại đến lợi ích chung của toàn tổ chức, của người sử dụng lao động? Làm sao quản lý được các rủi ro? Làm thế nào có thể phân quyền, ủy nhiệm, giao việc cho cấp dưới một cách chính xác, khoa học chứ không phải chỉ dựa trên sự tin tưởng cảm tính? Một hệthống KSNB vững mạnh sẽ đem lại cho tổ chức các lợi ích như: Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong sản xuất kinh doanh, chẳng hạn như sai sót vô tình gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch, tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm . Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát bởi hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp. Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính. Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạtđộng của tổ chức chức cũng như các quy định của luật pháp. Đảm bảo tổ chức hoạtđộng hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra. Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đôngvà gây dựng lòng tin đối với họ trong các Công ty Cổ phần. 1.1.4. Các bộ phận cấu thành hệthốngkiểmsoátnộibộ Mặc dù có sự khác biệt đáng kể về tổ chức trong các đơn vị, vàhệthống KSNB giữa các đơn vị vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô, tính chất hoạt động, mục tiêu… của từng nơi, thế nhưng bất kỳ hệthốngkiểmsoátnộibộ nào cũng phải bao gồm những bộ phận cơ bản. Báo cáo COSO (1992) cũng đưa ra 5 yếu tố có mối liên hệ với nhau quyết định tính hiệu quả của hệthống KSNB: - Môi trường kiểm soát. - Đánh giá rủi ro. - Hoạtđộngkiểm soát. - Thông tin và truyền thông - Giám sát. 1.1.4.1. Môi trường kiểmsoát Môi trường kiểmsoát phản ánh sắc thái chung của một đơn vị, nó chi phối ý thức kiểmsoát của mọi thành viên trong đơn vị và là nền tảng đối với các bộ phận khác của KSNB. Các nhân tố chính thuộc về môi trường kiểm soát: • Tính chính trực và giá trị đạo đức Sự hữu hiệu của hệthống KSNB trước tiên phụ thuộc vào tính chính trực và việc tôn trọng các giá trị đạo đức của những người liên quan đến các quá trình kiểm soát. Để đáp ứng yêu cầu này, các nhà quản lý cao cấp phải xây dựng và tự mình thực hiện những chuẩn mực về đạo đức và cư xử đúng đắn để có thể ngăn chặn các hành vi thiếu đạo đức. Một cách khác để nâng cao tính chính trực và sự tôn trọng các giá trị đạo đức là phải loại trừ hoặc giảm thiểu những sức ép hay những điều kiện thuận lợi để nhân viên có thể thực hiện những hành vi thiếu trung thực. • Đảm bảo về năng lực Là sự đảm bảo cho nhân viên có được những kỹ năng hiểu biết cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của mình. Do đó nhà quản lý chỉ nên tuyển dụng các nhân viên có trình độ đào tạo và kinh nghiệm phù hợp với nhiệm vụ được giao, và phải giám sát, huấn luyện họ đầy đủ và thường xuyên. • Hội đồng quản trị và Ủy ban kiểm toán Hội đồng Quản trị và Ủy ban kiểm toán là những thành viên có kinh nghiệm, uy tín trong DN. Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị, gồm những thành viên trong và ngoài Hội đồng quản trị nhưng không tham gia vào việc điều hành DN. Ủy ban kiểm toán có thể có những đóng góp quan trọng cho việc thực hiện các mục tiêu của DN thông qua việc kiểm tra các hoạtđộng tuân thủ luật pháp, giám sát việc lập BCTC. Do chức năng quan trọng như trên nên sự hữu hiệu của Hội đồng quản trị và của Ủy ban kiểm toán có ảnh hưởng quan trọng đến môi trường kiểm soát. Các nhân tố được xem xét để đánh giá sự hữu hiệu của Hội đồng quản trị hoặc Ủy ban kiểm toán gồm mức độ độc lập; kinh nghiệm và uy tín của các thành viên trong Hội đồng quản trị hoặc Ủy ban kiểm toán; và các mối quan hệ của họ với bộ phận KSNB vàkiểm toán độc lập. • Triết lý quản lývà phong cách điều hành của nhà quản lý. Triết lý quản lý thể hiện qua quan điểm và nhận thức của người quản lý, phong cách điều hành lại thể hiện qua cá tính, tư cách và thái độ của họ khi điều hành đơn vị. Sự khác biệt về triết lý quản lývà phong cách điều hành có thể ảnh hưởng lớn đến môi trường kiểmsoátvà tác động đến việc thực hiện mục tiêu của đơn vị. Triết lý quản lývà phong cách điều hành cũng được phản ánh trong cách thức nhà quản lý: cách thức tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với nhân viên hay cách thức điều hành công việc theo một trật tự đã được xác định trong cơ cấu tổ chức của đơn vị. • Cơ cấu tổ chức. Cơ cấu tổ chức thực chất là sự phân chia trách nhiệm và quyền hạn giữa các bộ phận trong đơn vị, nó góp phần rất lớn trong việc đạt được các mục tiêu. Điều này có nghĩa là một cơ cấu tổ chức phù hợp sẽ là cơ sở cho việc lập kế hoạch, điều hành, kiểmsoátvà giám sát các hoạtđộng của đơn vị. Tuy nhiên, điều này sẽ tùy thuộc vào quy mô và tính chất hoạtđộng của đơn vị. • Cách thức phân định quyền hạn và trách nhiệm. Phân định quyền hạn và trách nhiệm được xem là phần mở rộng của cơ cấu tổ chức. Nó cụ thể hóa về quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên trong các hoạtđộng của đơn vị; mỗi người phải tự hiểu rằng mọi hoạtđộng của họ sẽ ảnh hưởng đến người khác như thế nào; và họ sẽ phụ trách cụ thể công việc gì. • Chính sách nhân sự. Là các chính sách và thủ tục của nhà quản lývề việc tuyển dụng, huấn luyện, bổ nhiệm, đánh giá, sa thải, đề bạt và khen thưởng cho các nhân viên. Chính sách nhân sự có ảnh hưởng đáng kể đến sự hữu hiệu của môi trường kiểm soát. 1.1.4.2. Đánh giá rủi ro Tất cả các hoạtđộng đang diễn ra trong đơn vị đều có thể phát sinh những rủi ro và khó có thể kiểmsoát hết tất cả những rủi ro đó. Vì vậy, các nhà quản lý phải thận trọng khi xác định và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro làm cho những mục tiêu có thể không thực hiện được, và phải cố gắng kiểmsoát những rủi ro này. Những nguyên nhân làm xuất hiện những rủi ro là: - Những thay đổi trong cơ chế của tổ chức hoặc môi trường họat động. - Sự thay đổi nhân sự. - Việc tiến hành nghiên cứu mới hoặc sửa đổi hệthốngthông tin. - Sự tăng trưởng nhanh chóng của đơn vị. - Sự sắp xếp lại tổ chức mới của đơn vị. - Những thay đổi về kỹ thuật ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sản phẩm hoặc hệthốngthông tin của đơn vị. - Những chương trình giới thiệu về lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm, hoặc quá trình sản xuất mới. - Mở rộng hoặc thanh lýhoạtđộng sản xuất kinh doanh của đơn vị ở nước ngoài. - Áp dụng nguyên tắc kế toán mới. Ngoài việc nhận định những nguyên tắc như trên, các nhà quản lý nhất thiết phải đánh giá những rủi ro trong phạm vi hoạtđộng kinh doanh của đơn vị, vì trong những vấn đề kế toán tài chính và lập báo cáo có sự khác biệt rất lớn giữa các ngành (công nghiệp, ngân hàng, bảo hiểm…), cũng như giữa các đơn vị cùng ngành. 1.1.4.3. HoạtđộngkiểmsoátHoạtđộngkiểmsoát là những chính sách và thủ tục để đảm bảo cho các chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện. Các chính sách và thủ tục này giúp thực thi những hành động với mục đích chính là giúp kiểmsoát các rủi ro mà đơn vị đang hay có thể gặp phải. Có nhiều loại hoạtđộngkiểmsoát khác nhau có thể được thực hiện. Những hoạtđộngkiểmsoát chủ yếu trong đơn vị gồm: • Phân chia trách nhiệm đầy đủ: Phân chia trách nhiệm là không cho phép một thành viên nào được giải quyết mọi mặt của nghiệp vụ từ khi hình thành cho đến khi kết thúc. Mục đích phân chia trách nhiệm nhằm để các nhân viên kiểmsoát lẫn nhau, nếu có sai sót xảy ra sẽ được phát hiện nhanh chóng, đồng thời giảm cơ hội cho bất kỳ thành viên nào trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có thể gây ra và giấu đi sai phạm của mình. • Kiểmsoát quá trình xử lýthông tin và các nghiệp vụ: Để thông tin đáng tin cậy cần phải thực hiện nhiều hoạtđộngkiểmsoát nhằm kiểm tra tính xác thực, đầy đủ và việc phê chuẩn các nghiệp vụ. Khi kiểmsoát quá trình xử lýthông tin, cần đảm bảo rằng: Phải có một hệthốngchứng từ, sổ sách tốt: Cần chú ý đến các vấn đề sau: - Các chứng từ phải được đánh số liên tục trước khi sử dụng để có thể kiểm soát, tránh thất lạc và dễ dàng truy cập khi cần thiết. - Chứng từ cần được lập ngay khi nghiệp vụ vừa xảy ra, hoặc càng sớm càng tốt. - Cần thiết kế đơn giản, rõ ràng dễ hiểu và có thể sử dụng cho nhiều công dụng. - Tổ chức luân chuyển chứng từ khoa học, kịp thời: chứng từ chỉ đi qua các bộ phận có liên quan đến nghiệp vụ, được xử lý nhanh chóng để chuyển chobộ phận tiếp theo. - Sổ sách cần phải đóng chắc chắn, đánh số trang, quy định nguyên tắc ghi chép, có chữ ký xét duyệt của người kiểm soát… - Tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán khoa học, an toàn, đúng quy định và dễ dàng truy cập khi cần thiết. Phê chuẩn đúng đắn cho các nghiệp vụ hoặc hoạt động: Cần đảm bảo là tất cả các nghiệp vụ hoặc hoạtđộng phải được phê chuẩn bởi một nhân viên quản lý trong phạm vi quyền hạn cho phép. - Phê chuẩn chung: Là trường hợp người quản lý ban hành các chính sách để áp dụng cho toàn đơn vị. - Phê chuẩn cụ thể: Là trường hợp người quản lý xét duyệt từng nghiệp vụ riêng biệt chứ không đưa ra chính sách chung nào. • Kiểmsoát hiện vật: Hoạtđộng này được thực hiện cho các loại sổ sách và tài sản, những ấn chỉ đã được đánh số trước nhưng chưa sử dụng, các chương trình tin học và những hồ sơ dữ liệu. Chỉ những người được ủy quyền mới được phép tiếp cận với tài sản của đơn vị. Việc so sánh, đối chiếu giữa sổ sách kế toán và tài sản hiện có trên thực tế bắt buộc phải được thực hiện định kỳ để phát hiện chênh lệch, điều tra nguyên nhân, nhờ đó sẽ phát hiện được những yếu kém trong thủ tục kiểm soát. Nếu không thì tài sản có thể bị bỏ phế, mất mát hoặc có thể không phát hiện được những hành vi đánh cắp. • Kiểm tra độc lập việc thực hiện: Là việc kiểm tra được tiến hành bởi các cá nhân (hoặc bộ phận) khác với các cá nhân hoặc bộ phận dang thực hiện nghiệp vụ. Nhu cầu cần kiểm tra độc lập xuất phát từ hệthống KSNB thường có khuynh huớng bị giảm sút tính hữu hiệu trừ khi có một cơ chế thường xuyên kiểm tra xét soát lại. Hơn nữa, ngay cả khi chất lượng kiểmsoát tốt vẫn có thể xảy ra những hành vi tham ô hay cố tình sai phạm. Yêu cầu quan trọng đối với những thành viên thực hiện kiểm tra là họ phải độc lập với đối tượng được kiểm tra. Sự hữu hiệu của hoạtđộng này sẽ mất đi nếu người thực hiện thẩm tra không độc lập vì bất kỳ lý do nào. • Soát xét lại việc thực hiện: Hoạtđộng này chính là xem xét lại những việc đã được thực hiện bằng cách so sánh số thực tế với số liệu kế hoạch, dự toán, kỳ trước, và các dữ liệu khác có liên quan như những thông tin không có tính chất tài chính, đồng thời còn xem xét trong mối liên hệ với tổng thể để đánh giá quá trình thực hiện. Soát xét lại quá trình thực hiện giúp nhà quản lý biết được một cách tổng quát là mọi thành viên có theo đuổi mục tiêu của đơn vị một cách hữu hiệu và hiệu quả hay không. Nhờ thường xuyên nghiên cứu về những vấn đề bất thường xảy ra trong quá trình thực hiện, nhà quản lý có thể thay đổi kịp thời chiến lược hoặc kế hoạch hay những điều chỉnh thích hợp. 1.1.4.4. Thông tin và truyền thôngThông tin và truyền thông có nghĩa là các kế hoạch, môi trường kiểm soát, rủi ro, các hoạtđộngkiểmsoátvà các việc thực hiện chúng phải được báo cáo lên cấp trên, chuyển từ trên xuống dưới, ngang hàng, ngang cấp trong một DN. Thông tin và truyền thông gồm hai thành phần gắn kết với nhau. Đó là hệthống thu nhận, xử lý, ghi chép thông tin vàhệthống báo cáo thông tin trong nộibộvà bên ngoài. • Thông tin: Thông tin cần thiết cho mọi cấp trong DN để sản xuất kinh doanhvà thỏa mãn các mục tiêu vềhoạtđộng kinh doanh, BCTC và tính tuân thủ. Mọi thông tin được sử dụng trong DN có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Hệthốngthông tin: Thông tin được thu nhập, xử lý bởi hệthốngthông tin. Thông tin có thể chính thức hoặc không chính thức. Hệthốngthông tin không chỉ nhận dạng, nắm bắt các thông tin cần thiết về tài chính, phi tài chính mà nó còn đánh giá và báo cáo về những thông tin đó theo một trình tự để việc quản lý các hoạtđộng của DN có hiệu quả. Chất lượng thông tin: Chất lượng thông tin ảnh hưởng đến khả năng của nhà quản lý để ra quyết định vàkiểmsoáthoạtđộng của DN. Chất lượng thông tin chỉ ra sự đầy đủ các dữ liệu thích hợp trong báo cáo. Chất lượng thông tin bao gồm: - Thông tin thích hợp. - Thông tin được cung cấp ngay khi cần. - Thông tin được cập nhật kip thời. - Thông tin chính xác. - Thông tin có thể tiếp cận dễ dàng bởi người có thẩm quyền. Chiến lược thông tin DN cần thực hiện thu nhập thông tin bên trong và bên ngoài DN, sau đó cung cấp cho người quản lý những báo cáo cần thiết về kết quả hoạtđộng liên quan đến các mục tiêu được đề ra của DN. Việc cải tiến và phát triển hệthốngthông tin phải dựa vào kế hoạch chiến lược liên quan đến toàn bộ chiến lược của DN và đáp ứng các mục tiêu ngày càng phát triển. Hệthốngthông tin sẽ phát triển nếu có sự hỗ trợ cụ thể của nhà quản lý bằng các nguồn lực thích hợp bao gồm nhân lực và tài chính. • Truyền thông: Truyền thông là thuộc tính vốn có của hệthốngthông tin. Truyền thông là việc cung cấp thông tin trong đơn vị (từ cấp trên xuống cấp dưới, từ cấp dưới lên cấp trên, hoặc giữa các bộ phận có quan hệhàng ngang) và với bên ngoài. KSNB là hữu hiệu khi các thông tin trung thực, đáng tin cậy và quá trình truyền thông được thực hiện chính xác, kịp thời. Các phương tiện dùng trong truyền thông rất đa dạng như: bản chỉ dẫn thực hiện, thư báo, thông báo, băng hình, truyền miệng qua các kỳ họp, các buổi hội thảo . Một phương tiện truyền thông khác có tác động mạnh là hành động của những nhà quản lý. Truyền thông bên trong DN: Nhiệm vụ quản lý tài chính và các hoạtđộng quan trọng đòi hỏi thông tin được cung cấp một cách rõ ràng và chính xác từ các nhà quản lý cấp cao để các nhân viên cấp dưới thực hiện nghiêm túc. Song song với phương tiện truyền thông từ trên xuống, các nhà quản lý cũng cần phải lắng nghe các thông tin phản hồi từ dưới lên để hoạtđộng của DN đạt hiệu quả cao. Truyền thông bên ngoài DN: Việc truyền thông không chỉ cần thiết bên trong mà còn cả bên ngoài DN. Cổ đông, người phân tích tài chính, người lập pháp cung cấp những yêu cầu của họ và họ có thể hiểu được những khó khăn mà DN phải đối phó. Kháchhàngvà người cung cấp có thể cung cấp những thông tin quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, làm cho DN có khả năng đáp ứng những nhu cầu ngày càng phát triển của thị trường. 1.1.4.5. Hệthống giám sát Giám sát là bộ phận cuối cùng của KSNB, là một quá trình đánh giá chất lượng của hệthống KSNB trong suốt thời kì hoạtđộng để có các điều chỉnh và cải tiến thích hợp. Giám sát có một vai trò quan trọng, nó giúp KSNB luôn duy trì sự hữu hiệu qua các thời kì khác nhau. Quá trình giám sát được thực hiện bởi những người có trách nhiệm nhằm đánh giá việc thiết lập và thực hiện các thủ tục kiểm soát. Giám sát được thực hiện ở mọi hoạtđộng trong DN và theo hai cách: Giám sát thường xuyên và giám sát định kì. • Giám sát thường xuyên: Giám sát thường xuyên diễn ra ngay trong quá trình hoạtđộng của DN, do các nhà quản lývà nhân viên thực hiện trách nhiệm của mình. Giám sát thường xuyên thường được áp dụng cho những yếu tố quan trọng trong KSNB. Giám sát để đánh giá việc thực hiện các hoạtđộng thường xuyên của nhân viên nhằm xem xét hệthống KSNB có nên tiếp tục thực hiện chức năng nữa hay không. • Đánh giá định kì Đánh giá định kì được thực hiện thông qua chức năng KSNB vàkiểm toán độc lập. Qua đó phát hiện kịp thời những yếu kém trong hệthốngvà đưa ra biện pháp hoàn thiện. Phạm vi và tần suất giám sát phụ thuộc vào mức độ rủi ro. Việc đánh giá hệthống KSNB tự bản thân nó cũng là một quy trình. Người đánh giá phải am hiểu mọi hoạtđộng của hệthống KSNB, phải xác định được làm thế nào để hệthống thực sự hoạt động. 1.1.5. Những hạn chế tiềm tàng của hệthống KSNB [...]... ngân hàng, kể từ lúc ngân hàng nhận được hồ sơ vay vốn của kháchhàngcho đến khi kháchhàng trả nợ xong 1.2.2.2 Sự cần thiết và mục đích của kiểmsoát hoạt độngchovay Việc kiểmsoát hoạt độngchovay giúp ngân hàng nhận biết một cách kịp thời bất cứ sự sụt giảm chất lượng tín dụng hoặc rủi ro của khoản vay để có thể có hành động ngăn chặn để bảo vệ lợi ích của ngân hàng Mặc dù trước khi chấp thuận cho. .. nào vềkiểmsoátchovay tại NHTM, theo em kiểmsoátchovay có thể định nghĩa như sau: Kiểmsoátchovay tại NHTM là quá trình ngân hàng phân tích, theo dõi, kiểm tra từng khoản vay để xác định rủi ro (tiềm tàng/hiện tại hoặc tương lai) mà ngân hàng có thể phải gánh chịu từ đó có các biện pháp ngăn chặn thích hợp, kịp thời để không ảnh hưởng đến hoạtđộng kinh doanh của ngân hàngHoạtđộngkiểm soát. .. trước khi chovayvà sử dụng hệthống định hạng tín nhiệm Thẩm định tín dụng trước khi cho vay: Trên cơ sở hồ sơ vay vốn nhận được từ kháchhàng (doanh nghiệp) , ngân hàng sẽ tiền hành thẩm định kháchhàngvay vốn về năng lực pháp lý, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính; thẩm định dự án đầu tư; các biện pháp đảm bảo tiền vay Ngân hàng chỉ chấp nhận chovay khi đánh giá được kháchhàng có... vấn đề chungvề cho vaykháchhàngdoanhnghiệp 1.2.1.1 Các khái niệm Theo TS Nguyễn Ninh Kiều (2007), các khái niệm cơ bản trong cho vaykháchhàngdoanhnghiệp bao gồm: Chovay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao chokháchhàng sử 1 dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi Thời hạn chovay là... kháchhàng tại ngân hàng • Phân tích các báo cáo tài chính của kháchhàng theo định kỳ • Giám sát kháchhàngthông qua việc trả lãi định kỳ • Viếng thăm vàkiểmsoát địa điểm hoạtđông sản xuất kinh doanh hoặc nơi cư ngụ của kháchhàng đứng tên vay vốn • Kiểm tra các hình thức bảo đảm tiền vay • Giám sát hoạtđộngkháchhàngthông qua mối quan hệ với kháchhàng khác • Giám sát kháchhàngthông qua những... hàng có thể đề nghị và tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng bắt buộc 1.2.2 Kiểmsoát qui trình chovay đối với kháchhàngdoanhnghiệp 1.2.2.1 Khái niệm vềkiểmsoát hoạt độngchovay Theo Hoàng Minh (2007): Hệthống KSNB là các chính sách, quy trình, thông lệ và cơ cấu tổ chức được thiết lập nhằm có được sự đảm bảo ở mức độ hợp lý rằng ngân hàng sẽ đạt được các mục tiêu kinh doanhvà phòng ngừa, khắc... phân tích và quyết định chovay Tuỳ theo quan hệ giữa ngân hàngvàkhách hàng, loại tín dụng yêu cầu và quy mô tín dụng, cán bộ tín dụng hướng dẫn kháchhàng lập hồ sơ với những thông tin yêu cầu khác nhau Nhìn chung, một bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cần thu thập từ kháchhàng những thông tin sau: - Thông tin về năng lực pháp lývà năng lực hành vi của kháchhàng - Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn... lai và tập trung tìm hướng thu hồi những khoản nợ này 1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác kiểmsoáthoạtđộngchovay 1.2.4.1 Những yếu tố từ phía kháchhàng - Sự hợp tác của khách hàng: Mặc dù việc tạo điều kiện cho ngân hàngkiểm tra, kiểmsoát khoản vay là một trong những nghĩa vụ của khách hàng, tuy nhiên, trên thực tế, không phải kháchhàng nào cũng nhận thức đầy đủ nghĩa vụ này Do đó, hoạt động. .. - Nhà quản lý lạm quyền: Nhà quản lýbỏ qua các quy định kiểmsoát trong quá trình thực hiện nghiệp vụ có thể dẫn đến việc không kiểmsoát được các rủi ro và làm cho môi trường kiểmsoát trở nên yếu kém - Những thay đổi của tổ chức, thay đổi quan điểm quản lývà điều kiện hoạtđộng có thể dẫn đến những thủ tục kiểmsoát không còn phù hợp 1.2 Những vấn đề cơ bản vềkiểmsoát qui trình chovay 1.2.1 Những... độngkiểmsoát chỉ có thể đạt chất lượng cao khi kháchhàng có thiện chí hợp tác với ngân hàng trong việc cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác thông tin - Quy mô, sự phức tạp của khách hàng: Tổng tài sản, doanh thu, số lượng chi nhánh và các công ty con, số ngành nghề kinh doanh, bản chất của ngành nghề kinh doanh, số lượng khách hàng, địa bàn hoạtđộng của kháchhàngKháchhàng càng lớn, hoạtđộng . LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP 1.1. Những vấn đề chung về hệ thống kiểm soát nội bộ. vay vốn của khách hàng cho đến khi khách hàng trả nợ xong. 1.2.2.2. Sự cần thiết và mục đích của kiểm soát hoạt động cho vay Việc kiểm soát hoạt động cho