Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
39,42 KB
Nội dung
CƠ SỞLÝLUẬNVÀTHỰCTIỄN CỦA VIỆCQUẢNLÝNỢNƯỚCNGOÀI I/ KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI NỢNƯỚCNGOÀI 1/ Khái niệm nợnướcngoài Vay nợnướcngoài hay tín dụng nướcngoài là quan hệ tín dụng phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa bên vay ở trong nướcvà bên cho vay ở nướcngoài . Theo khái niệm thông thường nhất, nợnướcngoài là tổng sốtiềnnợ mà quốc gia đi vay có trách nhiệm và ràng buộc phải trả, thanh toán cho một hay nhiều quốc gia khác hay có thể là các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế, các doanh nghiệp, tư nhân nước ngoài. Gần đây một nhóm tổ chức quốc tế nghiên cứu thống kê nợnướcngoài bao gồm đại diện của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã thoả thuận và đưa ra một định nghĩa chung về nợnướcngoài như sau: “Nợ nướcngoài tính gộp tại một thời điểm nhất định tương ứng với hạn mức cam kết hợp đồng đang có hiệu lực và đã tạo ra việc người cư trú của một nước chuyển vốn cho người không cư trú bao gồm nghĩa vụ phải trả lại gốc cùng với lãi “ Ở Việt nam, Nghi định 58/ CP ban hành ngày 30/8/1998 thống nhất một số khái niệm sau : - Vay nướcngoài là những khoản vay ngắn, trung hoặc dài ( có lãi hoặc không có lãi ) các khoản bảo lãnh và các hình thức vay khác như việc thỏa thuận hoãn nợ hoặc các hình thức vay mới trả cũ với các chủ nợnướcngoài . -Vay nướcngoàicủa Chính phủ là các khoản vay do Chính phủ vay và cam kết thực hiện nghĩa vụ với nướcngoài hoặc các khoản vay do Chính phủ uỷ quền cho các doanh nghiệp vay hộ, được Bộ Tài chính hoặc Ngân hàng Nhà nước bảo lãnh. *Khái niệm chủ nợvà con nợ . Chủ nợ (hay nói cách khác là bên cho vay) là các tổ chức Tài chính (như Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF, Ngân hàng Thế giới WB .), các chính phủ hay các Ngân hàng Thương mại, các Công ty, tư nhân cho một quốc gia nào đó cho vay theo những thoả thuận ( như về thời hạn trả, về lãi suất .) nhất định. Ngược lại, một Chính phủ hay một doanh nghiệp của một quốc gia đi vay các tổ chức Tổ chức Tài chính Quốc tế, các quốc gia khác theo những thoả thuận nhất định thì gọi là con nợ (hay còn gọi là bên vay). 2/ Phân loại nợnước ngoài. Để phát huy hiệu quả kinh tế củaviệc sử dụng các khoản nợ vay nướcngoài phù hợp với đối tượng sử dụng người ta phân chia nợnướcngoài ra làm hai loại: Nợnướcngoàicủa Chính phủ vànợnướcngoàicủa doanh nghiệp. 2.1 Nợnướcngoàicủa Chính phủ. Nguồn vốn vay nướcngoàicủa Chính phủ bao gồm vốn vay từ Chính phủ các nước, các tổ chức tài chính như Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB) . Đối với các khoản vốn vay này, các Bộ, Ngành, địa phương và doanh nghiệp không được thoả thuận hoặc ký các hiệp định, hợp đồng vay nếu không được Chính phủ uỷ quyền. Việc sử dụng vốn vay nướcngoàivà chi trả nợnướcngoàicủa Chính phủ phải được cân đối vào kế hoạch thu, chi ngân sách hàng năm . Tất cả các khoản vay và trả nợnướcngoàicủa Chính phủ phải được tập trung quảnlý qua Bộ Tài chính, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm xem xét và tổng hợp kế hoạch tổng hạn mức vay và trả nợnướcngoàicủa Chính phủ. Tham khảo các cơquancó liên quan để trình thủ tướng Chính phủ phê duyệt cùng với kế hoạch thu chi ngân sách hàng năm. Vấn đề đặt ra là dựa vào cơsở nào để hàng năm có thể lập ra kế hoạch tổng hạn mức vay nợcủa Chính phủ? Vốn vay của Chính phủ trước hết được sử dụng cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch Nhà nước. Đó là các dự án đầu tư thuộc cơsở hạ tầng, phúc lợi xã hội và các dự án khác có khả năng hoàn vốn hoặc không có khả năng hoàn vốn. Đối với những dự án đầu tư không có khả năng hoàn vốn (các dự án đầu tư các công trình giao thông, thuỷ lợi, giáo dục, y tế v.v .), vốn được đầu tư theo chế độ cấp phát hiện hành. Ngược lại một số dự án có khả năng hoàn vốn (cung cấp nước sinh hoạt, cầu cảng, điện dân dụng v.v .) sẽ được Chính phủ đầu tư theo cơ chế cho vay lại. Vốn vay của Chính phủ có thể phục vụ cho nhu cầu Ngân sách Nhà nướcthực hiện theo chế độ quảnlý vốn Ngân sách Nhà nước hiện hành. Khoản vốn vay này bao gồm cả các khoản do Chính phủ uỷ quyền cho các doanh nghiệp nhà nước vay hộ Ngân sách Nhà nước sẽ do Bộ Tài chính trực tiếp lập kế hoạch vay, tham khảo ý kiến của các cơquanvà trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.Trong trường hợp nguồn vốn vay bằng hàng hoá thì căn cứ vào các hợp đồng, hiệp định đã ký với nước ngoài, Bộ Tài chính cùng Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Thương mại và Bộ ngành chủ quản xem xét để giao cho các đơn vị đầu mối đứng ra nhập hàng, bán và nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước. Ngoài ra còn hình thức vốn vay nướcngoàicủa các doanh nghiệp không được Chính phủ uỷ quyền nhưng được Chính phủ bảo lãnh (việc bảo lãnh vốn vay nướcngoàicủa các doanh nghiệp được thực hiện theo quy chế bảo lãnh vốn vay nướcngoàicủa Chính phủ). Trường hợp vay cho đầu tư xây dựng cơ bản (trừ vốn góp liên doanh), doanh nghiệp phải tuân thủ theo trình tự lập và xét duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành. Mọi khoản vay nướcngoàicủa Chính phủ, bao gồm trực tiếp vay, uỷ quyền cho các doanh nghiệp vay hộ v.v . đều phải được quảnlý thông qua hạn mức vay nợnướcngoàicủa Chính phủ. Kế hoạch tổng hạn mức vay nợnướcngoài hàng năm được xây dựng trên cơsở nhu cầu thực tế về sử dụng vốn vay nướcngoài trong năm kế hoạch được xây dựng trên các căn cứ chủ yếu sau đây: - Căn cứ vào số vốn vay cho các dự án đã được ký kết trong các hợp đồng, hiệp định vay vốn với nướcngoài do Chính phủ ký kết hay uỷ quyền cho các doanh nghiệp ký kết hay có sự bảo lãnh của Chính phủ. - Căn cứ vào nhu cầu vốn vay nướcngoài cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản dự kiến bắt đầu thực hiện từ năm kế hoạch đã có đối tác nướcngoài nhưng chưa ký kết được hợp đồng ngay. - Cân đối thu, chi Ngân sách Nhà nước năm kế hoạch và các dự kiến nhu cầu vay vốn nướcngoài để bù đắp thiếu hụt ngân sách; - Và cuối cùng là căn cứ vào khả năng trả nợnướcngoài trong năm kế hoạch được Bộ Tài chính xem xét. 2.2 Nợnướcngoàicủa doanh nghiệp dưới hình thức tự vay tự trả. Nợnướcngoài chủ yếu là nợcủa Chính phủ tức là các khoản do Chính phủ vay và cam kết thực hiện nghĩa vụ với nướcngoài hoặc các khoản vay Chính phủ uỷ quyền cho các doanh nghiệp vay, được Bộ Tài chính hoặc Ngân hàng Nhà nước bảo lãnh. Song các doanh nghiệp tầm cỡ đủ lớn để được người cho vay tin tưởng mà không cần sự bảo lãnh của nhà nước, có thể vay trực tiếp theo hình thức tự vay tự trả. Các doanh nghiệp này thường là các Ngân hàng, các xí nghiệp . có các hoạt động quốc tế (luyện kim, vận tải biển, hàng không, du lịch .). Các doanh nghiệp vay nợnướcngoài theo hình thức đó gọi là nợcủa doanh nghiệp. Cho vay của các Tổ chức Tài chính Quốc tế phần lớn dành cho Nhà nước hoặc dạng được Nhà nước bảo lãnh. Đối với các khoản cho vay song phương của Nhà nước cũng chủ yếu là như vậy. Ngược lại các khoản cho vay của các ngân hàng và các công ty tư nhân trong một số trường hợp không được Nhà nước đảm bảo. Chính những nướcnợ nhiều nhất của các chủ nợ tư nhân là những nướccó thể vay nhiều mà không cần sự bảo lãnh như ở Chi lê, Bờ Biển Ngà và Vênêzuêla với số nợtư nhân chiếm đến 1/4 tổng sốnợ dài hạn. Tuy nhiên tình trạng tài chính và sự phát triển kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc các công ty có thể tự vay tự trả cho các chủ nướcngoài hay không? Một công ty hoạt động kém hiệu quả, khả năng trả nợ kém thì sẽ khó có thể vay nợnướcngoài dưới hình thức trực tiếp tự vay tự trả. Về nguyên tắc thì Chính phủ không can thiệp vào vay nợcủa các doanh nghiệp dưới hình thức tự vay tự trả, tuy nhiên mọi nhu cầu vay nợnước ngoài, ngoài phần vay của Chính phủ thì nhu cầu vay nợnướcngoàicủa các doanh nghiệp nói chung qua hình thức tự vay tự trả đều phải nằm trong tổng hạn mức vay nợnướcngoài được Chính phủ xem xét và chấp nhận. II/ TÍNH TẤT YẾU CỦAVIỆC VAY NỢNƯỚCNGOÀIVÀ SỰ CẦN THIẾT TĂNG CƯỜNG QUẢNLÝ HOẠT ĐỘNG VAY, TRẢ NỢNƯỚCNGOÀI . 1/ Tính tất yếu củaviệc vay nợnướcngoài . Lịch sử phát triển của các nước trên thế giới (nhất là các nước phát triển từ sau đạI chiến thế giới thứ hai tới những năm của thập kỷ 80 và các nước đang phát triển hiện nay ở khu vực Đông á , Mỹ La tinh) đã khẳng định chắc chắn rằng vay nợnướcngoài là một tất yếu trong tiến trình phát triển. Thật vậy, trong bối cảnh của các nước đang phát triển và các nước chậm phát triển muốn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu nhằm đạt tới mục tiêu tăng trưởng dự kiến thì nhu cầu vốn đầu tư luôn là một vấn đề nan giải bởi nó luôn là sự mâu thuẫn bất cập giữa khả năng tích luỹ có hạn với nhu cầu đầu tư lại lớn. Do vậy, việc huy động vốn nướcngoài là một vấn đề tất yếu. Đối với Việt nam, chúng ta thực hiện phát triển kinh tế trong điều kiện từ một đất nước vừa thoát khỏi hàng chục năm chiến tranh liên miên và trong thế bị bao vây cấm vận của Hoa Kỳ, cùng với một nền kinh tế đặc trưng nông nghiệp lạc hậu vào loại nghèo nhất thế giới. Do vậy, thực hiên công nghiệp hóa, hiện đại hoá là giải pháp duy nhất để thoát khỏi vòng luẩnquẩncủa sự nghèo đói, đồng thời công nghiệp hóa, hiện đại hoá cũng là mục tiêu duy nhất của Đảng và Nhà nước ta để đưa nền kinh tế Việt Nam nhanh chóng hoà nhập với nền kinh tế trên thế giới và trong khu vực, là cơsở để thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Để đạt được các chỉ tiêu phát triển kinh tế theo định hướng phát triển kinh tế - xã hôi trong giai đoạn 2001-2005 là tăng gấp đôi GDP so với năm 1995 và tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 9-10 % thì chúng ta cần một lượng vốn đầu tư khoảng 40-42 tỷ USD, trong khi đó khả năng đáp ứng vốn từ nền kinh tế trong nước theo quy hoạch đầu tư đạt khoảng 45 % (xấp xỉ 20 tỷ USD). Vậy số thiếu hụt lấy từ đâu? Một câu hỏi không dễ trả lời, nhưng chắc chắn phải là nguồn vốn từ bên ngoài thông qua hoạt động vay nợ. 2/ Sự cần thiết tăng cường quảnlý hoạt động vay, trả nợnước ngoài. Để hiểu rõ được vấn đề, trước hết chúng ta hãy xét thực trạng nợnướcngoàicủa Việt Nam : Theo số liệu của Bộ Tài chính, tính đến 31/12/2001, nợnướcngoàicủa Việt Nam bằng ngoại tệ chuyển đổi là 3,6 tỷ đô -la Mỹ và hơn 10 tỷ đồng rúp chuyển nhượng, chiếm 50 % GDP, trong đó 1/3 sốnợcủa Chính phủ do hậu quả từ thời cơ chế bao cấp để lại. Xét về số tuyệt đối, đây là con số không lớn nhưng là không nhỏ so với thu nhập quốc dân và điều kiện kinh tế củanước ta. Đáng lưu ý hơn là năm 1999,WB căn cứ vào các chỉ tiêu đánh giá mức độ vay nợcủa một quốc gia đã xếp Việt Nam vào nhóm các nước mắc nợ trầm trọng trong nhóm các nướccó thu nhập thấp. Theo sốliệu này, nợcủa Việt Nam so với GDP là 92,1 % vàso với xuất khẩu là 282,8 %. Hơn nữa, trong một tương lai gần, khi mà quan hệ của chúng ta với các Tổ chức Tài chính Quốc tế ngày càng thắt chặt, qui mô tín dụng nướcngoàicủa chúng ta sẽ tăng lên nhiều hơn nữa: Biểu 1. Khuynh hướng tích lũy trong nước ở Việt Nam ,1994-2001 (% của GDP) 1994 1996 1998 2000 2001 2002 khoảng 2005 dự đoán 2010 dự đoán Tích lũy quốc gia 3 13 17 17 17 18 19 22 Tích lũy của Ch. Phủ .a/ -2 1 2 5 6 5 7 8 Tích lũy phi Ch. Phủ .b/ 5 12 15 12 11 13 13 14 Ghi chú: a/Thu ngân sách và viện trợ trừ đi chi thường xuyên (cơ sởtiền mặt). Tích lũy Chính phủ bao gồm cả trung ương và địa phương. b/Tích lũy quốc gia trừ đi tích lũy tổng cộng. Nguồn: Bộ Tài chính và Tổng Cục Thống Kê. Tỷ lệ tích lũy của Việt Nam khá cao so với các nướccó thu nhập thấp khác.Chỉ có Trung Quốc và các nước Nam á gồm Ấn độ, Pakistan và Sri Lanka có tỷ lệ tích lũy cao hơn. Nếu xem xét trong điều kiện của các nứơc Đông á, tỷ lệ tích lũy của Việt Nam khá thấp, nhưng điều đó có thể do nguyên nhân chủ yếu do sự khác biệt về thu nhập. Tỷ lệ tích lũy của Việt Nam đã được nâng lên trong suốt thập kỷ vừa qua,nhưng nỗ lực sẽ hết sức cần thiết để ngăn chặn khuynh hướng giảm gần đây và phục hồi tỷ lệ tăng trưởng tích lũy nhanh, nhằm đạt được mức tăng tỷ lệ tích lũy dự kiến là 20 % GDP vào năm 2005. Mặc dù tích lũy trong nước tăng đáng kể, nhu cầu tài trợ từ bên ngoàicủa Việt Nam vẫn lớn (Biểu 1). Trong năm 2003, Ngân hàng Thế giới dự tính nhu cầu tài chính bên ngoài là 3,7 tỷ đô -la Mỹ. Với mức tổng dư nợnướcngoài cao và khả năng trả nợnướcngoàicủa Việt Nam trong trung hạn vẫn còn hạn chế, phần lớn nhu cầu tái chính bên ngoài này cần phải ở dưới dạng tài trợ với điều kiện ưu đãI, và cả nguồn vốn FDI nữa. Biểu 2. Nhu cầu tài trợ từ bên ngoàivà nguồn. (Tỷ đô-la Mỹ) Thực 2001 Ước tính 2002 2003 Dự 2004 báo 2005 2005-2010 TB năm Nhu cầu tài trợ Thâm hụt cán cân vãnglai 2,6 2,5 2,6 2,9 2,1 3,7 Khấu trừ nợ chính thức trung và dài hạn 0,9 0,5 0,6 0,8 0,8 1,0 Những khoản khác (ròng) -0,3 - - - - - Dự trữ bắt buộc 0,5 0,5 0,4 0,5 0,7 0,7 Tổng số 3,7 3,5 3,7 4,1 4,5 5,4 Nguồn tài trợ Viện trợ không hoàn lại chính thức 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 Vay nợ dài hạn 0,6 1,2 1,5 1,6 1,9 2,3 trong đó: ODA giải ngân 0,4 0,7 0,9 1,1 1,4 1,8 IMF(ròng) 0,2 0,03 0,0 -0,0 -0,0 -0,08 Đầu tư trực tiếp nướcngoài 1,8 1,9 2,0 2,1 2,1 2,2 Vốn ngắn hạn (ròng) 0,3 0,1 -0,0 0,3 0,4 0,5 Dư nợ quá hạn tồn đọng 0,6 -4,1 - - - - Giảm nợ - 4,1 - - - - Tổng số 3,7 3,5 3,7 4,1 4,5 5,4 Nguồn: Ước tính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Thế giới . Theo đánh giá của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới , trong khuôn khỏ đẩy mạnh cải cách của Chính phủ, tuy có một khối lượng luồng FDI lớn, nguồn tài trợ phát triển chính thức (ODA) vẫn đóng một vai trò to lớn vàquan tọng , vẫn cần có một nguồn ODA đáng kể để có thể đạt được các mục tiêu phát triển trung hạn. Giải ngân của ODA, kể cả viện trợ không hoàn lại, cần dược tăng từ khoảng 900 triệu đô - la Mỹ lên 1 tỷ đô -la Mỹ trong năm 2003. Mặc dù phần lớn sốtiền này sẽ là giải ngân từ những cam kết đã có, mức cam kết mới của Hội Nghị Tài Trợ cần phải tương đương với mức cam kết năm ngoái là 2,4 tỷ đô- la Mỹ. Cần có mức cam kết này để đảm bảo việc xây dựng một nguồn vốn tài trợ đầy đủ để giúp giải ngân đều đặncho các dự án trong rung hạnvà có đầy đủ luồng vốn ưu đãI. Những ưu tiênvề phát triển của Việt Nam, mà luồng ODA cần hỗ trợ, đã được trình bày trong kế hoạch phát triển Kinh tế Xã hội của Chính phủ và trong văn bản chính thức chuẩn bị cho hội nghị Tài trợ năm 2002. Những nhu cầu này rất đáng kể và cần thiết ở Việt Nam. Khoảng 50 % dân số vẫnsống dưới mức nghèo khó và không có đủ các dịch vụ xã hội quan trọng trong khi chất lượng các dịch vụ lại yếu kém. Khoảng 40 % dân sốcónước sạch trong khi các dịch vụ y tế chỉ phục được 21% dân số. Những chứng cứ về các chỉ tiêu trong các lĩnh vực y tế đã bị xấu đi từ thập kỷ 80 chothấy những thành quả về dịch vụ y tế mà Việt Nam đã bị đảo ngược. Mặc dù chi phí của khu vực tư nhân trong lĩnh vực y tế là nguồn lớn nhất để tài trợ cho lĩnh vực này ,cần phải tăngthem chi phí công cộng trong lĩnh vực y tế để cải thiện chất lượng dịch vụ y tế công cộng và đáp ứng được nhu cầu của người nghèo khó. Trong lĩnh vực giáo dục, Việt Nam đã đạt được mức học sinh đến trường đáng khâm phục so với mức thu nhập hiện nay. Tuy nhiên, giáo dục và chất lượng cần được cải thiện hơn nữa để có thể cung cấp được lao động và tay nghề cần thiết cho sự tăng trưởng nhanh. Về cơsở hạ tầng kinh tế, hệ thống cơsở hạ tầng nông thôn còn thấp và cải thiện hệ thống này rất cần thiết cho sự tăng trưởng chung và cho sự phát triển nông thôn. Nhu cầu năng lực cũng rất cao và sẽ tăng nhanh cùng với sự tăng trưởng : nhu cầu về điện được dự đoán tăng từ 14 đến 16 %mỗi năm trong thập niên sắp tới. Dự đoán cần 5 %của GDP để đầu tư vào lĩnh vực năng lực để có thể đáp ứng nhu cầu này . Như vậy, trong những năm tới, tín dụng nướcngoàicủa Việt Nam ngày càng phát triển, vì vậy cần thiết phải quảnlýnợnướcngoài một cách có hiệu quả và phải tăng cường hơn nữa vai trò hệ thống quảnlý vay nợnướcngoài nói chung và vai trò của Ngân hàng Nhà nước với tư cách là Ngân hàng Trung ương nói riêng vì những lý do sau: Thứ nhất, nợnướcngoài tác động mạnh mẽ tới sự tăng trưởng theo hai hướng tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào việcquảnlý những khoản nợ vay nướcngoài hiệu quả hay không: Trong sự phát triển của các nước đi sau việc tìm kiếm các nguồn vốn nướcngoài để phát triển kinh tế bổ sung cho nguồn tích lũy trong nước là sự cần thiết khách quan. Nó không những chỉ đơn thuần là cung cấp nguồn tài chính để chi trả các khoản đầu tư phát triển mà nếu quảnlý tốt thì sẽ kéo theo sự chuyển giao công nghệ và góp phần tạo ra sự phát triển bền vững, tránh sự tụt hậu về kinh tế. Thông thường trong giai đoạn khởi động nền kinh tế các nước đang phát triển có tỷ lệ tích lũy nội bộ chỉ trên dưới 10 % GDP, trong khi muốn tăng trưởng nhanh thì tỷ lệ đầu tư ít nhất cũng phải là 20 % GDP. Nhìn chung nếu tỷ lệ tích lũy nội bộ cao, nguồn vốn nướcngoài chỉ mang tính bổ sung thì nền kinh tế chẳng những phát triển nhanh mà còn đảm bảo phát triển trong thế ổn định. Chẳng hạn như Hàn quốc,để gia tăng nhịp độ phát triển kinh tế đã phải tăng cường vay nợ đến mức trở thành đất nướccósốnợnướcngoài lớn thứ tư trên thế giới (sau Brazin, Chile và Mexico), song do quảnlý vay nợ chặt chẽ trong diều kiện nền kinh tế hoạt động có hiệu qủa nên không những trả được nợ lãi và gốc, tổng sốnợ không những giảm mà còn có khả năng xuất khẩu vốn ra nước ngoài. Nguồn ngoàinước trở thành nhu cầu tất yếu khi mà tích lũy trong nước không đủ trang trải nhu cầu đầu tư. Độ chênh lệch lớn hay nhỏ phản ánh mức độ nội lực kinh tế yếu hay mạnh. Các nguồn vốn nướcngoài tuy rất quan trọng nhưng không phải bao giờ cũng trực tiếp dẫn đến tăng trưởng kinh tế nhanh: trong nhiều thập niên qua một sốnước Châu phi đã nhận được nhiều viện trợ ODA song do sử dụngkhông hiệu qủa nguồn vốn viện trợ và vay nợ nên nhịp độ tăng trưởng kinh tế chỉ có 0,2 %/năm. Đánh giá mức độ nợcủa một quốc gia thật không đơn giản bởi nó không chỉ liên quan đến quy mô của khoản nợmà còn có những tiêu thức khác liên quan đến mối quan hệ tương hỗ chẳng hạn giữa xuất khẩu và trả nợ hoặc cơ cấu các khoản nợ. Nếu xử lý đúng hướng thì dù quy mô nợ hay sốnợ tính trên đầu người là lớn nhưng vấn đề nợcó thể không phải là gánh nặng nếu trong nước giải quyết tốt vấn đề quảnlý tốt các khoản vay nợ, tăng cường tiềm lực xuất khẩu (trường hợp Hàn quốc là ví dụ minh chứng). Trái lại, có những nước khối lượng nợ ban đầu không lớn lắm nhưng do công tác quảnlý kém , vốn được sử dụng không hiệu quả đã làm cho tổng sốnợ tăng lên nhanh chóng.Thực tế, vấn đề nợ trở nên gay gắt không chỉ đơn giản là do tổng sốnợ tăng lên mà chủ yếu là do tỷ lệ dịch vụ trả nợ tăng lên, phản ánh tỷ lệ xuất khẩu không tăng lên tương ứng với nguồn vốn nướcngoài đưa vào, trong trường hợp đó các nước cho vay không muốn cho vay thêm. Như vậy, các khoản vay nợnướcngoài tác động mạnh mẽ tới sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế . Đó làmột lý do tại sao phải tăng cường quảnlý các khoản vay nợnướcngoài . Thứ hai, nhìn chung vay nướcngoài nhàm tạo ra nguồn vốn ( bằng ngoại tệ hay hàng hoá) bổ sung đáp ứngnhu cầu trogn nước song thực chất vay nướcngoài là việc sử dụng có điều kiện các nguồn vốn tín dụng nướcngoài , bởi vậy nguồn vốn này tác động trực tiếp tới hoạt động tài chính, tiền tệ, thị trường hàng hoá và cán cân thanh toán quốc tế thông qua mối quan hệ qua lại giữa lãi suất, tỷ giá, chính sách tài chính quốc gia với vay nợnước ngoài. Do vậy, cần thiết có sự tham gia của Ngân hàng Nhà nước trong quảnlý vay nợnướcngoài nhằm kiểm soát luồng vốn ngoại tệ vào, ra khỏi Việt Nam, lập cán cân thanh toán quốc tế, nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn vốn vay nướcngoài đến tỷ giá, cung ứng tiền .để điều hành chính sách tiền tệ, góp phần hoạch định vàthực hiện chiến lược vay và trả nợnướcngoài , tìm kiếm và khai thác các nguồn vốn vay ưu đãi. Thứ ba, trước thời gian các nước Đông âu và Liên Xô cũ tan rã chúng ta đã nhận được một lượng lớn nguồn viện trợ từ nướcngoài (chủ yếu là các nước thuộc khối Xã hộị Chủ nghĩa) .Trong năm 2001 và năm 2002, nguồn viện trợ không hoàn lại chính thứccủa chúng ta là 0,2 tỷ đô-la Mỹ, chiếm khoảng 5 % tổng số nguồn tài trợ mỗi năm. Theo dự báo của các chuyên gia Ngân hàng Nhà nướcvà Ngân hàng Thế giới, trong những năm tới nguồn viện trợ này về trị số tuyệt đối vẫn giữ ở mức 0,2 tỷ đô-la Mỹ (theo biểu 2) song các nguồn này sẽ giảm một cách tương đối ( khoảng 4 % mỗi năm trên tổng số nguồn tài trợ từ 4 đến 5 tỷ đô-la Mỹ ). Đối với các nguồn viện trợ chính thức này, chúng ta sử dụng chúng như là một nguồn vốn trong nước mà không phải bận tâm về việc hoàn trả. Ngoài các khoản viện trợ không hoàn lại đang có xu hướng giảm này, các khoản còn lại đều là các khoản vay nợ với trách nhiệm hoàn trả phần lãi và phần gốc khi tới hạn, vì vậy vấn đề đặt ra là phải có một chính sách, chiến lược huy động, sử dụng vàquảnlý sao cho có hiệu quả để đảm bảo khả năng trả nợ lãi và đặc biệt là vốn gốc. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực quảnlýnợnướcngoài nhất trí với kết luận rằng “huy động vốn là quan trọng , nhưng chính sách quảnlývà sử dụng vốn có hiệu quả là quyết định” , nghĩa là không có chính sách quảnlý vay nợnướcngoài tốt tất yếu sẽ đưa đến khủng hoảng nợ , kế tiếp là khủng hoảng kinh tế , tài chính và thậm chí cả về chính trị. Chừng nào vốn vay được quảnlývà sử dụng có hiệu quả cho phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra nhiều nguồn thu hơn làm cơsở đảm bảo cho việc trả nợ sau này và tăng thêm phúc lợi xã hội cho nước đi vay. Thứ tư, hoạt động tín dụng quốc tế có ảnh hưởng rất lớn tới uy tín ( về ngoại giao, ngoại thương .) của Chính phủ đối với các Tổ chức Tài chính-Tín dụng Quốc tế, đối với Chính phủ các nướcvà cộng đồng tài chính quốc tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại là một vấn đề quan trọng mà mỗi quốc gia đều trú trọng [...]... lại tiếp tục vay nợ vay nợ lại dẫn tới khủng hoảng mới với công nợ chồng chất Một nước ban đầu tưởng chừng rất thành công trong vay nợnướcngoài song cuối cùng lại vấp ngã Để làm rõ hơn về vấn đề này chúng ta nghiên cứu thêm một trường hợp của Thái lan trong việcquảnlý vay nợnướcngoài 3 Kinh nghiệm của Thái lan Vay nợnướcngoàicủa Thái lan được thực hiện theo Luật vay nợnướcngoài ( năm 1976)... theo các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội vàcó khả năng tác động tới mọi lĩnh vực của đời sống Bởi vậy, tăng cường vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong công tác quảnlýnợnướcngoài nói chung vànợnướcngoàicủa Chính phủ nói riêng là vấn đề hết sức cần thiết III/ MỤC TIÊU CỦAQUẢNLÝ VAY NỢ TRONG THỜI GIAN TỚI Về cơ bản, mục tiêu của hoạt động vay nợcủa Việt Nam trong thời gian tới phải phục... chế, chính sách quảnlý ) nợnướcngoàicủa Việt Nam còn rất yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu của hệ thống quảnlýcó hiệu quả Thêm vào đó, cho đến nay chúng ta vẫn chưa có một cơquan nào đứng ra thống nhất quảnlý vay và trả nợnướcngoài Sự phối hợp của các cơquan còn chưa đúng chức năng, chồng chéo hoặc thiếu sự chặt chẽ và đồng bộ Xét trong tổng thể kinh tế vĩ mô, hoạt động vay nợ phải hướng... những nước thất bại, rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ để lại gánh nợ chồng chất cho hậu thế mà có khi phải trả giá bằng sự khủng hoảng về kinh tế - chính trị như: Thái lan, Braxin, Mehico, Chi le, Peru, Venezunea Nguyên nhân của sự thất bại của các nước phát triển dựa vào vay nợ là do sai lầm trong chính sách quảnlý vay nợnướcngoài Sau đây là một vài ví dụ điển hình về quảnlý vay nợnước ngoài. .. tin vànợ Chính phủ trong cơsở dữ liệu của mình Các báo cáo về nợnướcngoài được giải trình thường xuyên cho Bộ Tài chính và Uỷ ban chính sách nợ quốc gia Cơquan này chịu trách nhiệm xác định hạn mức vay nợvà bảo lãnh hàng năm của Chính phủ dựa trên những kiến nghị củacơquan chính sách tài chính Uỷ ban hoạt động dưới sự chủ toạ của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thứ trưởng là phó chủ tịch Những cơ. .. về quảnlý vay nợnướcngoài Các nhà phân tích đã đưa ra kết luận về cuộc khủng hoảng tiền tệ của Thái lan trong thời gian gần đây, đó là: trong những năm qua, Thái lan đã mua sản phẩm và dịch vụ củanướcngoài nhiều hơn là sốtiền nhận được từ xuất khẩu và đầu tư Hậu quả là thâm hụt cán cân vãng lai của Thái lan chiếm tới 8 % GDP vào năm 2001 Biểu 4 Nợnướcngoàicủa Thái lan (tính đến 5/2002) Nợ. .. trong nước , đến mối quan hệ tín dụng ngoại thươn, đến cán cân thanh toán ,tỷ giá và lạm phát, làm ảnh hưởng tới việcthực thi chính sách tiền tệ và góp phần quyết định chính sách kinh tế đối ngoại Với tầm quan trọng như vậy nợvà trả nợ phải được quảnlý chặt chẽ hơn nữa cơ chế cần phải chỉnh sửa cho phù hợp với chức năng của các cơquan chủ quản Thứ năm, thực trạng hệ thống quảnlý vĩ mô (về cơ chế,... từ nướcngoài phục vụ các mục đích phát triển kinh tế - xã hội Việc cấp bảo lãnh cho các khoản vay của xí nghiệp quốc doanh được quy định trong luật (năm 1976) và sau này có sửa đổi Đạo luật Hoàng gia (năm 1985) trao quyền cho bộ phận quảnlývà Chính sách vay nợ (LPMD) của Bộ Tài chính tiến hành cơ cấu lại nợnướcngoàicủa khu vực Nhà nước Hoạt động của LPMD được các khối thương mại song phương và. .. sức huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong nướcvà nguồn vốn nướcngoài Các hội nghị này đã tổng kết kinh nghiệm của các nước đang phát triển trong việc vay vốn nướcngoàivà đã có những kết luận rất đáng được quan tâm Trong giai đoạn cuối thập kỷ 70 cho tới năm 1983 nợ quốc tế của các nước đang phát triển lên đến 810 tỷ đô-la Mỹ ,trong đó có những nước thành công trong vay nợ để phát triển... và 80 Chính phủ của các nước này đã đứng ra bảo lãnh tất cả các khoản tín dụng nướcngoàicủa kinh tế tư nhân, do đó trên thực tế người cho vay không gắn liền với người đI vay đã làm cho tình trạng nợnướcngoài tăng lên khủng khiếp trong hai thập kỷ này Chính vì sự bảo lãnh này của Chính phủ nên các doanh nghiệp trong nước tha hồ vay vốn nướcngoài với bất kỳ ở mức lãi suất nào và gánh nặng công nợ . CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI I/ KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI NỢ NƯỚC NGOÀI 1/ Khái niệm nợ nước ngoài Vay nợ nước ngoài hay. ra làm hai loại: Nợ nước ngoài của Chính phủ và nợ nước ngoài của doanh nghiệp. 2.1 Nợ nước ngoài của Chính phủ. Nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ bao