THỰC TRẠNG TTKDTM TẠI CN BIDV TP HỒ CHÍ MINH

36 223 0
THỰC TRẠNG TTKDTM TẠI CN BIDV TP HỒ CHÍ MINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NỘI DUNG: 2.1. Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời gian qua 2.1.1.Bối cảnh kinh tế - xã hội 2.1.2. Thực trạng sử dụng tiền mặt những năm qua 2.1.3.Mục tiêu và Định hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đến năm 2020 2.2. Lý luận cơ bản về phương thức TTKDTM 2.2.1. Sự cần thiết khách quan và vai trò của công tác TTKDTM 2.2.2. Yêu cầu và qui định chung về thanh toán không dùng tiền mặt 2.2.3.Một số nhân tố tác động đến công tác TTKDTM 2.2.4. Qui trình các nghiệp vụ TTKDTM tại CN 2.3. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại CN 2.3.1 Thực trạng thanh toán trong nước: 2.3.2. Thực trạng chuyển tiền trong và ngoài nước 2.3.3. Thực trạng thu phí tại CN 2.3.4. Các sai sót và rủi ro thường gặp khi thực hiện công tác TTKDTM tại CN 2.3.5. Một số hình thức thanh toán khác 2.3.6. Đánh giá chung về hoạt động TTKDTM tại CN 2.1. Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời gian qua 2.1.1.Bối cảnh kinh tế - xã hội Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm qua chịu tác động lớn của thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt lớn trên diện rộng từ Bắc vào Nam và đặc biệt vào năm 2008 kinh tế -xã hội nước ta chịu tác động từ suy thoái kinh tế toàn cầu kéo theo sự suy giảm của nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU…đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất, kinh doanh và đời sống dân cư. Tuy còn nhiều khó khăn và thách thức nhưng kinh tế xã hội có nhiều thành tích đáng khích lệ. Về Kinh tế: GDP tăng đáng kể qua các năm ngoại trừ năm 2008 GDP 6.7% là mức thấp nhất từ năm 2000 đến nay. Trong bối cảnh kinh tế suy thoái toàn cầu, GDP một số nước cường quốc kinh tế như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc…đều ở mức âm, Kinh tế Trung Quốc cũng chỉ tăng 8% (năm 2008) so với 11% năm 2007 thì kết quả đạt được của kinh tế Việt Nam là cố gắng lớn, thể hiện biểu đồ 2.1 Biểu đồ 2.1: tăng trưởng GDP (Đvt: %) ( Theo nguồn Tổng cục thống kê) Cơ cấu kinh tế theo giá thực tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ ngày càng chiếm ưu thế, khu vực nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ trọng ngày càng giảm, thể hiện qua biểu đồ 2.2 Biểu đồ 2.2: cơ cấu ngành ( Theo nguồn Tổng cục thống kê) Tình hình tài chính lành mạnh, thu chi ngân sách cân đối. Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn của mưa lũ, giá dầu thế giới sụt giảm nhiều (năm 2008) song các khoảng thu từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, thuế công thương, khu vực ngoài quốc doanh vẫn tăng cao. Đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Tăng trưởng kinh tế cao.Thu nhập của người dân ngày càng tăng ,do đó nhu cầu về an sinh xã hội càng cao. Về Xã hội: Tăng trưởng kinh tế cao nên chỉ số phát triển con người (HDI) đạt được nhiều sự vượt trội. HDI tăng lên qua các năm (1985 mới đạt 0,590, năm 1990 đạt 0,620, năm 1995 đạt 0,672, năm 2000 đạt 0,711, năm 2005 đạt 0,733, khả năng năm 2007 đạt trên 0,75%). Biểu đồ 2.3: HDI Việt Nam từ 1985 đến 2007 ( Theo nguồn Tổng cục thống kê) Thứ bậc về HDI tăng lên trong khu vực Đông Nam Á, ở châu Á và trên thế giới. Thứ bậc trên thế giới về HDI cao hơn thứ bậc về GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá sức mua tương đương (105 so với 123), cao hơn hàng chục nước có GDP bình quân đầu người cao hơn Việt Nam, phù hợp với nền kinh tế thị trường mà nước ta lựa chọn là nền kinh tế thị trường theo định hướng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tỷ lệ nghèo đã giảm (từ 17,8% xuống còn 14,8%). 2.1.2. Thực trạng sử dụng tiền mặt những năm qua: Hiện nay việc sử dụng tiền mặt trong các giao dịch thanh toán vẫn tồn tại phổ biến tại Việt Nam. Thói quen này sẽ gây ra rất nhiều bất lợi cho nền kinh tế, đấy là chưa kể tới những vấn đề tiêu cực phát sinh. Mặt khác, việc sử dụng tiền mặt còn gây tốn kém cho nền kinh tế do phải in ấn tiền mặt, rồi còn vận chuyển, bảo quản, tốn kém lắm.Vậy tại sao người dân vẫn thích dùng tiền mặt, bởi vì: - Tài khoản và thẻ không được cái thuận tiện như tiền mặt là có thể chi tiêu bất cứ lúc nào bất cứ nơi đâu. Bao nhiêu cái phải phụ thuộc: tính khí thất thường của máy móc, vào địa điểm đặt máy, vào thời gian làm việc của ngân hàng… Nhưng tài khoản và thẻ giúp cho người có tiền tránh được cái rủi ro mất mát hay hư hỏng tiền mặt. Rồi khi thanh toán các khoản lớn như mua xe mua nhà chỉ cần một cái lệnh chuyển khoản qua ngân hàng thay vì phải mang cả ba-lô tiền đi và ngồi đếm với nhau cả buổi. Tài khoản còn có mối lợi nho nhỏ là tiền lãi. Giả sử các ngân hàng nhắm đến đối tượng khách hàng có số dư trong tài khoản ít nhất 3 triệu và trả lãi suất 0,5%/tháng, thì hàng tháng khách hàng này được hưởng lãi 15 nghìn đồng. Nhưng liệu khoản tiền này có đủ bù đắp cho những phiền toái mỗi khi phải nhờ đến dịch vụ ngân hàng. - Để quyết định dùng tiền mặt hay không, khách hàng sẽ đặt lên bàn cân tất cả các yếu tố. Nhưng còn phải xét những yếu tố tâm lý của dân ta: tự mình cầm tiền của mình là chắc ăn nhất. Thỉnh thoảng lại nghe nói máy ATM này tính nhầm tiền, lâu lâu lại nghe đồn ngân hàng nọ mất khả năng thanh toán. Đã qua đi cái thời ra ngân hàng rút tiền của chính mình mà cứ như đi ăn xin, nhưng nỗi ám ảnh vẫn còn đâu đó. - Tập quán sử dụng tiền mặt gây lãng phí xã hội, vì trong khi tiền mặt chỉ nằm yên trong tủ thì đồng tiền trong ngân hàng sẽ được dùng vào lưu thông và sinh lãi từng giờ từng phút. Trong lưu thông, do dòng tiền chảy ngược dòng hàng hoá nên dòng chảy thủ công của tiền mặt không thể nhanh chóng hiệu quả bằng hệ thống điện tử. Do đó, việc giảm tỷ lệ dùng tiền mặt là cần thiết và có lợi cho toàn xã hội.Dùng tiền mặt đã trở thành một tập quán từ hàng nghìn năm nay. Còn thói quen dùng thẻ mới xuất hiện trên thế giới vài chục năm và ở Việt Nam được vài năm. Cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc hạn chế sử dụng tiền mặt, phát triển các phương tiện TTKDTM nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu của nền kinh tế, cũng như phù hợp với các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng là những mục tiêu mà hệ thống Ngân hàng Việt Nam đang hướng tới. Để đẩy mạnh công tác TTKDTM thì biện pháp cấp thiết đầu tiên là thực hiện trả lương qua tài khoản mà giai đoạn đầu của Đề án trả lương qua tài khoản là thực hiện trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Do đây là đối tượng tiên phong làm hình mẫu cho xã hội hình thành thói quen sử dụng tài khoản ngân hàng để giao dịch thanh toán trên cơ sở công nghệ mới tiên tiến, đặt nền móng thúc đẩy phát triển TTKDTM. Mặt khác, việc áp dụng TTKDTM sẽ góp phần hạn chế các giao dịch bất hợp pháp, tăng cường sự quản lý nhà nước đối với các chi tiêu tài chính từ ngân sách và vốn nhà nước, triển khai thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí cũng như Nghị quyết của Đảng về phòng, chống tham nhũng. Trên tinh thần đó, ngày 24/8/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị 20/2007/CT-TTg về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước (Chỉ thị 20). Sau 6 tháng triển khai thực hiện Chỉ thị 20 đã được một số kết quả khả quan như sau: - Thành phố Hà Nội: Theo báo cáo của các NHTM đã gửi về NHNN Chi nhánh TP Hà Nội thì trên địa bàn thành phố số đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước đã trả lương qua tài khoản tính đến hết ngày 31/12/2007 là 529 đơn vị và đến 6/2008 tăng lên và đạt 1.660 đơn vị (chiếm tỷ trọng 64% trong tổng số 2.586 đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn); số tài khoản nhận lương NSNN tại các NHTM tính đến hết ngày 31/12/2007 là 71.682 tài khoản và đến 6/2008 thì lên đến 139.666 tài khoản - tăng 67.984 tài khoản (tỷ lệ tăng 95%). Tính chung ở Hà Nội số máy ATM đến ngày 31/12/2007 có 949 máy chủ yếu tập trung tại các quận nội thành, các trung tâm kinh tế, thương mại, khu công nghiệp và đến 6/2008 là 1.145 máy - tăng 196 máy (tỷ lệ tăng 21%); số máy POS đến ngày 31/12/2007 là 5.596 máy và đến 6/2008 là 6.489 máy - tăng 893 máy (tỷ lệ tăng 16%). Kết quả đã đạt được bước đầu trong 6 tháng vừa qua tại Thành phố Hà Nội là rất đáng khích lệ. - Thành phố Hồ Chí Minh: Theo báo cáo của NHNN Chi nhánh TP.HCM thì trên địa bàn thành phố số đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước đã trả lương qua tài khoản tính đến hết ngày 31/12/2007 là 605 đơn vị và đến 6/2008 có 2.348 đơn vị (chiếm tỷ trọng 79% trong tổng số 2.963 đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn); số tài khoản nhận lương NSNN tính đến tháng 6/2008 theo thống kê chưa đầy đủ vào khoảng 142.630 tài khoản. Số máy ATM đến ngày 31/12/2007 có 1.261 máy và đến 6/2008 có 1.572 máy - tăng 311 máy (tỷ lệ tăng 25%); số máy POS đến ngày 31/12/2007 là 7.169 máy và đến 6/2008 là 8.339 máy - tăng 1.170 máy (tỷ lệ tăng 16%). - Tại 62/63 tỉnh, thành phố khác trực thuộc trung ương: mặc dù chưa phải là các địa phương trọng điểm thực hiện Chỉ thị 20 trong giai đoạn 1 của lộ trình nhưng các tỉnh cũng đã rất tích cực xây dựng kế hoạch triển khai, UBND tỉnh cũng đã quan tâm chỉ đạo các đơn vị liên quan để thực hiện tốt Chỉ thị 20, đồng thời các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước cũng sẵn sàng đón nhận hình thức trả lương qua tài khoản tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Cho đến nay, 62/63 tỉnh, thành phố trên đều đã và đang triển khai và bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định cụ thể: Bảng 2.1: tình hình thanh toán lương qua tài khoản STT Số liệu Thời gian Số ATM (cái) Số POS (cái) Đơn vị trả lương ngân sách nhà nước qua tài khoản Tỷ lệ số đơn vị thực hiện trả lương qua TK/Tổng số đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước Số TK đã trả lương qua thẻ ATM (1) 30/12/2007 2179 2594 4347 7,53% 239.083 (2) 6/2008 3397 3367 13.917 24,09% 642.785 (3)=(2)-(1) Tăng + 1218 + 773 + 9057 + 403.702 (4)=((3)/ (1))*100% (%) 56 30 220 16,56 169 (theo nguồn Ngân hàng nhà nước) Từ kết quả bước đầu như trên, việc ban hành Chỉ thị 20 là một chủ trương đúng đắn nhằm hạn chế sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế, thúc đẩy phát triển TTKDTM. Trong quá trình triển khai đã nhận được sự đồng thuận của xã hội, sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị liên quan đồng thời đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước cũng sẵn sàng đón nhận hình thức trả lương qua TK tại các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã tạo điều kiện để triển khai thực hiện Chỉ thị 20 được thuận lợi. Do đó, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng rằng với việc vào cuộc của các cấp, các ngành, sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân và đặc biệt là các đối tượng hưởng lưong từ ngân sách nhà nước thì việc thực hiện Chỉ thị trên sẽ đem lại những kết quả khả quan. 2.1.3. Mục tiêu và Định hướng phát triển TTKDTM tại Việt Nam đến năm 2020 2.1.3.1 Mục tiêu tổng thể: Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh về chất và lượng TTKDTM với các mục tiêu: đáp ứng nhu cầu thanh toán của nền kinh tế với các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt an toàn, hiệu quả, sử dụng thuận tiện, có khả năng từng bước thay thế tiền mặt trong lưu thông; tăng cường năng lực cạnh tranh của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trên thị trường; góp phần thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia; nâng cao hiệu quả giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, minh bạch hóa nền kinh tế, góp phần tích cực vào công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Phấn đấu đạt được môi trường thanh toán hiện đại, an toàn, hiệu quả và vững chắc về cơ sở pháp lý ở Việt Nam vào năm 2020. 2.1.3.2.Định hướng phát triển TTKDTM tại Việt Nam đến năm 2020 Phát triển TTKDTM phải phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, hạ tầng kỹ thuật công nghệ và hệ thống thanh toán. Các giải pháp xây dựng trong Nghị định 161 không mang tính hành chính, áp đặt, gây tác động tiêu cực kìm hãm sự phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội; Phát triển TTKDTM đặt trong mối quan hệ cân bằng giữa lợi ích chung của cộng đồng và lợi ích của người sử dụng dịch vụ thanh toán, của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; những biện pháp hỗ trợ của Nhà nước chỉ mang tính chất ngắn hạn, nhằm tạo ra bước đột phá ban đầu cho sự phát triển TTKDTM. Các giải pháp phát triển TTKDTM hướng tới việc sử dụng các biện pháp kinh tế là chủ yếu nhằm huy động các nguồn lực của khu vực tư nhân để đầu tư phát triển TTKDTM. Nguồn lực của Nhà nước chỉ được sử dụng trong trường hợp nguồn lực của tư nhân không đủ lớn hoặc cho những dự án mang tính chiến lược lâu dài, hình thành cơ sở nền tảng để thúc đẩy sự phát triển chung của toàn bộ các hoạt động thanh toán của nền 2.2. Lý luận cơ bản về phương thức TTKDTM TTKDTM là hình thức chuyển số tiền nhất định từ tài khoản của đơn vị này sang tài khoản của đơn vị khác bằng các thể thức thanh toán của ngân hàng như : Ủy nhiệm thu, Ủy nhiệm chi, Séc… thông qua Ngân hàng để chi trả cho nhau ở cùng địa phương hoặc khác địa phương 2.2.1. Sự cần thiết khách quan và vai trò của công tác TTKDTM 2.2.1.1. Sự cần thiết khách quan của TTKDTM trong nền kinh tế thị trường: Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng và những ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin, tự động hóa…, có rất nhiều hình thức TTKDTM tiện lợi, an toàn đã, đang được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Phương tiện thanh toán tiền mặt là không thể thiếu, song ngày nay, thanh toán bằng tiền mặt không còn là phương tiện thanh toán tối ưu trong các giao dịch thương mại, dịch vụ nữa, đặc biệt là giao dịch có giá trị và khối lượng lớn. Các hoạt động giao dịch thương mại, dịch vụ, hàng hóa ngày nay diễn ra mọi lúc, mọi nơi, vượt qua cả giới hạn về khoảng cách. Xét trên nhiều góc độ, khi hoạt động thanh toán trong xã hội còn thực hiện phổ biến bằng tiền mặt, nhất là trong thanh toán các khoản có giá trị lớn có thể dẫn đến một số bất lợi và rủi ro như: Chi phí của xã hội để tổ chức hoạt động thanh toán (như chi phí của Chính phủ cho việc in tiền; chi phí vận chuyển, bảo quản, kiểm, đếm tiền của hệ thống ngân hàng, của các chủ thể tham gia giao dịch thanh toán) là rất tốn kém; Việc thực hiện giao dịch thanh toán bằng tiền mặt với khối lượng lớn dễ bị các đối tượng phạm pháp lợi dụng để gian lận, trốn thuế, trì hoãn hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng hoặc các chủ nợ; Vấn đề an ninh trong thanh toán, bảo quản, vận chuyển tiền mặt luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm; Sử dụng nhiều tiền mặt trong giao dịch thanh toán của xã hội sẽ là môi trường thuận lợi cho tội phạm lưu hành tiền giả, đe dọa trực tiếp đến lợi ích của các tổ chức, cá nhân và tình hình an ninh quốc gia. Các bất lợi và rủi ro trên đây là vấn đề xảy ra với bất kỳ quốc gia nào, song với các nước mà thanh toán bằng tiền mặt còn ở mức phổ biến trong xã hội, tình hình sẽ càng phức tạp và khó kiểm soát hơn. 2.2.1.2. Vai trò của TTKDTM trong nền kinh tế thị trường: Khi nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường, TTKDTM đã giữ một vai trò rất quan trọng đối với từng đơn vị kinh tế, từng cá nhân và đối với toàn bộ nền kinh tế, bất kỳ một nhà sản xuất nào cũng đều mong muốn đồng vốn của mình tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và sinh lời tối đa cho mình, do đó họ muốn sản phẩm của họ làm ra phải được tiêu thụ ngay trên thị trường và thu được tiền để tiếp tục một chu kỳ sản xuất mới.  TTKDM phục vụ cho sản xuất lưu thông hàng hóa không ngừng phát triển: Mục tiêu của sản xuất hàng hóa là để bán – tiêu thụ, thông qua khâu tiêu thụ các doanh nghiệp sẽ thu hồi lại vốn để tiếp tục chu kỳ sản xuất tiếp theo – T – H…SX…H’-T’, quá trình đó được thông qua khâu thanh toán. Như vậy khâu thanh toán có vị trí hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức và tiêu thụ hàng hóa. Do vậy, nếu tổ chức tốt TTKDTM sẽ có tác động to lớn đến việc thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa không ngừng phát triển.  Góp phần ổn định lưu thông tiền tệ, giảm chi phí lưu thông xã hội: Mở rộng TTKDTM sẽ tạo điều kiện để giảm chi phí lưu thông tiền mặt, tiết kiệm lao động xã hội: việc mở rộng TTKDTM sẽ làm tăng khối lượng tiền ghi sổ và giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó sẽ tiết giảm được chi phí cho toàn xã hội nói chung và cho ngành Ngân hàng nói riêng do tiết giảm được chi phí về in ấn tiền, kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản tiền.  Góp phần tăng nguồn vốn cho NHTM: Công tác TTKDTM càng phát triển, càng mở rộng thì nguồn vốn Ngân hàng huy động được từ số dư trên các tài khoản tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế sẽ tăng lên, tăng nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng. Đồng thời thông qua TTKDTM, Ngân hàng nắm một cách chính xác, hợp lý tình hình thiếu vốn của các bên tham gia thanh toán, để kịp thời cho vay, phát tiền vay đúng mục đích và vật tư hàng hóa đảm bảo.  Phục vụ việc chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng nhà nước (NHNN): Mở rộng TTKDTM góp phần thực hiện tốt chính sách tiền tệ của NHNN: việc mở rộng hình thức TTKDTM sẽ làm giảm được khối lượng lớn tiền mặt trong lưu thông và làm tăng khối lượng tiền ghi sổ, điều đó giúp cho NHNN có thể sử dụng hữu hiệu các công cụ của chính sách tiền tệ. Như vậy, TTKDTM giữ một vai trò hết sức quan trọng. Đứng trên giác độ của ngành Ngân hàng, nó phản ánh khá trung thực trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật nghiệp vụ kỹ thuật của Ngân hàng cũng như sự tín nhiệm của khách hàng. Trong nội bộ một Ngân hàng, TTKDTM không chỉ tác động đến nghiệp vụ thanh toán mà còn tác động tới các nghiệp vụ khác của Ngân hàng như nghiệp vụ tín dụng. Nếu làm tốt công tác TTKDTM sẽ thúc đẩy nghiệp vụ tín dụng phát triển và ngược lại. Đi đôi với sự phát triển kỹ thuật tin học, ngày nay hoạt động Ngân hàng hiện đại cũng chuyển hướng kinh doanh bằng cách mở rộng các dịch vụ thay cho kinh doanh chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay là chủ yếu trước đây, trong đó dịch vụ thanh toán đóng vai trò trọng tâm và đặc biệt quan trọng. 2.2.2.Yêu cầu và qui định chung về TTKDTM: 2.2.2.1. Yêu cầu công tác TTKDTM:  Thời gian thanh toán nhanh  Chi phí thanh toán thấp  Đảm bảo quá trình thanh toán chính xác an toàn và ổn định  Giảm thiểu rủi ro trong thanh toán  Hệ thống thanh toán phải là hệ thống mở 2.2.2.2. Qui định chung về công tác TTKDTM: Để đẩy mạnh công tác TTKDTM. Nhiều văn bản pháp luật qui định về lĩnh vực thanh toán đã được Chính phủ ban hành như: Nghị định số 64/2001/NĐ- CP ngày 20/09/2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều Quyết định, thông tư, chỉ thị mới như Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/03/2002 thay thế cho Quyết định 22/QĐ-NHNH ngày 21/02/1994 về ban hành thể lệ TTKDTM,Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án TTKDTM giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2009),Chỉ thị 20/2007/CT-TTg ngày 24/08/2007 về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương [...]... hưởng (4) CN BIDV Ngân hàng bên thụ (3) Tp. HCM hưởng Các bước thực hiện qui trình thanh toán UNC: + (1) Bên thụ hưởng cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho bên chi trả + (2) Bên chi trả lập UNC nộp vào CN BIDV Tp. HCM + (3) CN BIDV Tp. HCM thực hiện chi tiền thông qua Ngân hàng bên thụ hưởng + (4) Ngân hàng bên thụ hưởng báo Có cho bên thụ hưởng + (5) CN BIDV Tp. HCM báo Nợ cho bên chi trả CN BIDV Tp. HCM và... phải qua CN mình thực hiện: nếu các thông tin trên lệnh chuyển trả lại không xác định được lệnh chuyển tiền đi xuất phát từ CN nào thì cần liên hệ với NH thực hiện hoàn trả hoặc trung tâm thanh toán để xác định CN khởi tạo, khi biết được CN khởi tạo giao dịch thì thực hiện chuyển trả cho CN đó 2.3.2.2 Chuyển tiền đến: Khi nhận được yêu cầu thanh toán, CN BIDV Tp. HCM phục vụ người thụ hưởng sẽ thực hiện... Sử dụng phân hệ tiền gửi để thực hiện: Nợ TK G/L thích hợp Có TK CA/SA Chuyển 1 liên giấy báo Có cho phòng tài chính – kế toán để xử lý tiếp: Nợ TK Nostro/ TTBT thích hợp với từng sản phẩm Có TK G/L thích hợp Nếu giao dịch điều chỉnh liên quan đến TK G/L thì thực hiện chuyển tiền phòng tài chính – kế toán hạch toán phù hợp 2.3.3 Thực trạng thu phí tại CN: CN BIDV Tp. HCM thực hiện dịch vụ thanh toán... bảng kê các điện chuyển đi Thực hiện KSV -Căn cứ thông tin các điện đã được GDV xử lý tiến hành phê duyệt điện, nếu không chấp nhận chuyển trả lại GDV để xử lý, các điện sau khi được phê duyệt sẽ đẩy vào CI-TAD và tiếp tục xử lý như bước 6 đã nêu trên 2.3 Thực trạng TTKDTM tại CN BIDV Tp. HCM Trong giai đoạn 2001 - 2008 hoạt động thanh toán ngân hàng nói chung và CN BIDV Tp. HCM nói riêng có sự chuyển... chi trả đồng ý chuyển trả tiền + (6) NH bên chi trả chuyển tiền cho CN BIDV Tp. HCM để ghi có vào TK bên thụ hưởng + (7) CN BIDV Tp. HCM sau khi có sẽ báo Có cho bên thụ hưởng - Trường hợp Người chi trả và người thụ hưởng cùng có TK tại CN BIDV Tp. HCM: Khi nhận được UNT kèm các hóa đơn chứng từ giao hàng do người thụ hưởng nộp vào, CN kiểm tra tính hợp lệ của UNT, kiểm tra sự thỏa thuận thanh toán bằng... thuộc BIDV Việt Nam không được phép thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài 2.3.2.1 Chuyển tiền đi: Khách hàng chuyển tiền ra lệnh cho CN BIDV Tp. HCM chuyển tiền cho người thụ hưởng CN BIDV Tp. HCM và khách hàng tham gia thanh toán phải tuân thủ các qui định pháp lý của nhà nước, của ngành ngân hàng Đồng tiền chuyển đi là ngoại tệ thì việc chuyển tiền phải tuân thủ các qui định về quản lý ngoại hối và CN BIDV. .. số TTKDTM 2.3.6.1 Kết quả đạt được: Công tác TTKDTM tại CN BIDV Tp. HCM đạt được những thành tựu đáng kể, trung bình mỗi năm điện chuyển tiền đến là 10.400 món và điện chuyển tiền đi là 312.000 món tiền Khối lượng công việc hàng ngày phát sinh nhiều nhưng công tác thanh toán đều đảm bảo kịp thời và ít bị tra soát lại Các nghiệp vụ TTBT, chuyển tiền liên hàng được thực hiện tốt và ổn định CN BIDV Tp. HCM... cách làm việc nhiệt tình, chu đáo, đồng thời các loại hình dịch vụ mới ra đời nên CN BIDV Tp. HCM đã nâng cao khả năng phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng 2.3.6.2 Tồn tại và hạn chế : CN BIDV Tp. HCM chưa có hệ thống hạch toán báo Có tự động, GDV phải giải quỵết bằng tay làm tốn kém thời gian; Nhân viên trong CN BIDV Tp. HCM được luân chuyển nội bộ 6 tháng một lần Điều này, làm cho cán bộ nhân viên... 2008 của CN BIDV Tp. HCM) Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng thu nhập ròng (Nguồn báo cáo công khai tài chính năm 2008 của CN BIDV Tp. HCM) Qua biểu đồ Ta thấy dịch vụ của chi nhánh ngày càng được khách hàng tin cậy và sử dụng nhiều hơn 2.3.1 Thực trạng thanh toán trong nước: 2.3.1.1 Thực trạng thanh toán Séc: Trong các hình thức TTKDTM thì Séc là công cụ thanh toán có nhiều ưu điểm hơn các công cụ thanh toán khác Hiện... của Người thụ hưởng và người chi trả, kiểm tra TK người chi trả Nếu đủ điều kiện thì CN ký nhận chứng từ và ghi ngày tháng năm nhận UNT: ghi Nợ và báo Nợ TK người chi trả đồng thời ghi Có và báo Có bên thụ hưởng - Trường hợp Người chi trả có TK tại NH khác và Người thụ hưởng có TK tại CN BIDV Tp. HCM: GDV của CN BIDV Tp. HCM tiếp nhận và kiểm soát UNT, GDV ký tên đóng dấu trên UNT, ghi vào sổ theo dõi . động đến công tác TTKDTM 2.2.4. Qui trình các nghiệp vụ TTKDTM tại CN 2.3. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại CN 2.3.1 Thực trạng thanh toán. Thực trạng chuyển tiền trong và ngoài nước 2.3.3. Thực trạng thu phí tại CN 2.3.4. Các sai sót và rủi ro thường gặp khi thực hiện công tác TTKDTM tại CN

Ngày đăng: 02/10/2013, 07:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1: tình hình thanh toán lương qua tài khoản - THỰC TRẠNG TTKDTM TẠI CN BIDV TP HỒ CHÍ MINH

Bảng 2.1.

tình hình thanh toán lương qua tài khoản Xem tại trang 6 của tài liệu.
-Chuyển bộ G/L: bảng kê giao dịch trong ngày kèm 1 liên lệnh chuyển tiền của khách hàng, 1 liên phiếu hạch toán. - THỰC TRẠNG TTKDTM TẠI CN BIDV TP HỒ CHÍ MINH

huy.

ển bộ G/L: bảng kê giao dịch trong ngày kèm 1 liên lệnh chuyển tiền của khách hàng, 1 liên phiếu hạch toán Xem tại trang 14 của tài liệu.
-In bảng kê các điện chuyển đi Thực hiện KSV - THỰC TRẠNG TTKDTM TẠI CN BIDV TP HỒ CHÍ MINH

n.

bảng kê các điện chuyển đi Thực hiện KSV Xem tại trang 18 của tài liệu.
2.3.5. Một số hình thức thanh toán khác: - THỰC TRẠNG TTKDTM TẠI CN BIDV TP HỒ CHÍ MINH

2.3.5..

Một số hình thức thanh toán khác: Xem tại trang 33 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan