1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

8 391 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 22,32 KB

Nội dung

SỞ LUẬN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 1.1. Hoạt động HĐV Trong quá trình hoạt động kinh doanh, để thể thực hiện tốt chức năng là NH trung gian, nghĩa là trung gian giữa người thừa vốn - người thiếu vốn, giữa người cho vay - người đi vay, các NHTM một mặt huy động và tập trung các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các chủ thể trong nền KT để hình thành nên nguồn vốn cho vay, mặt khác trên sở vốn đã huy động được, NH cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, … của các chủ thể KT. Muốn đạt được mục tiêu đó, ngoài nguồn vốn tự có, NH phải làm sao vận động, tập trung được các nguồn vốn huy động từ các chủ thể trong nền KT một cách hiệu quả nhất. Do đó, HĐV là một nghiệp vụ hết sức quan trọng trong hoạt động của các NH và được định nghĩa như sau: HĐV là một nghiệp vụ chủ yếu trong nghiệp vụ tài sản nợ của NHTM nhằm tạo ra nguồn vốn huy động lớn đáp ứng cho nhu cầu về vốn của NH. Từ đó NH thực hiện việc cấp tín dụng cho các chủ thể khác trong nền KT đang cần vốn cho hoạt động SXKD. Như vậy, HĐV chính là quá trình “sản xuất” của NH để tạo ra nguồn vốn và NH sẽ “kinh doanh” bằng cách sử dụng nguồn vốn này để cho vay lại và tạo “lợi nhuận”. 1.1.1.HĐV qua tài khoản tiền gửi thanh toán Là hình thức HĐV của NHTM bằng cách mở cho KH tài khoản gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán. Tài khoản này mở cho đối tượng KH cá nhân, DN, nhu cầu thực hiện thanh toán qua NH. Do tài khoản tiền gửi là loại tài khoản không kỳ hạn, KH thể rút tiền bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho NH, nên NH rất khó kế hoạch hóa cho việc sử dụng loại tiền gửi này. Chính vì vậy, đối với loại tiền gửi này thường NH trả lãi suất thấp, hoặc thậm chí không trả lãi cho KH. Do không được hưởng lãi cao, nên KH thường duy trì số dư tài khoản tiền gửi thanh toán không nhiều, chỉ vừa đủ đáp ứng nhu cầu chi trả hàng ngày của họ. Mặc dù số dư tài khoản tiền gửi của từng KH thường không lớn, nhưng do là trung tâm tập hợp tiền tệ và cung cấp dịch vụ thanh toán, nên NHTM số lượng KH rất đông khiến cho tổng số vốn huy động qua tiền gửi thanh toán của tất cả KH trở nên lớn đang kể. Hiện nay, hầu hết các NHTM đều khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho KH, kể cả KH cá nhân và KH tổ chức, được mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại NH. 1.1.2. HĐV qua tài khoản tiền gửi cá nhân Tài khoản tiền gửi cá nhân, như tên gọi của nó, được mở cho KH cá nhân nhu cầu sử dụng. Loại tài khoản này thích hợp cho cá nhân nhu cầu nhận chuyển tiền vào tài khoản, chẳng hạn nhận tiền lương hàng tháng, nhận chuyển tiền từ nước ngoài hoặc từ cá nhân khác trong nước. Thông thường, số dư tài khoản này tăng lên khi KH nhận tiền lương vào thời điểm trả lương và giảm dần khi KH rút tiền về chi tiêu. Mặc dù số dư trên tài khoản tiền gửi cá nhân thường không lớn, nhưng với số lượng tài khoản rất lớn, kết quả là, NH thể huy động được khối lượng vốn đáng kể. Trong những năm gần đây, số lượng loại tài khoản này ở các NHTM không ngừng tăng lên nhờ sự phối hợp tốt giữa NHTM với các DN cũng như các tổ chức khác trong việc triển khai mở tài khoản và trả lương trực tiếp cho nhân viên vào tài khoản. Mặt khác, các NHTM đã khá thành công trong việc thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt và ngày càng thu hút được nhiều người sử dụng dịch vụ của NH. 1.1.3. HĐV qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm 1.1.3.1. Tiết kiệm không kỳ hạn Dành cho đối tượng KH là cá nhân hoặc DN tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi NH vì mục tiêu an toàn và sinh lợi nhưng không thiết lập được kế hoạch sử dụng trong tương lai. Đối với KH, khi chọn hình thức tiền gửi này vì mục tiêu an toàn và tiện lợi quan trọng hơn là mục tiêu sinh lợi. Với sổ tiết kiệm không kỳ hạn, KH thể gửi và rút tiền bất cứ lúc nào trong thời gian giao dịch và chỉ thực hiện được các giao dịch ngân quỹ như gửi và rút tiền chứ không thể thực hiện được các giao dịch thanh toán như tài khoản tiền gửi thanh toán. Vì loại tiền gửi này KH muốn rút bất cứ lúc nào cũng được nên NH phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng. Do vậy, NH thường trả lãi rất thấp cho loại tiền gửi này (khoảng 0,25% / tháng). 1.1.3.2. Tiết kiệm kỳ hạn Dành cho cá nhân và DN nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn, sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai. Đối tượng KH chủ yếu của loại tiền gửi này là cá nhân muốn thu nhập ổn định và thường xuyên, đáp ứng nhu cầu chi tiêu hàng tháng hoặc hàng quý,… Do vậy, lãi suất đóng vai trò quan trọng để thu hút được đối tượng KH này. Dĩ nhiên, lãi suất trả cho loại tiền gửi tiết kiệm định kỳ cao hơn lãi suất trả cho loại tiền gửi không kỳ hạn. Ngoài ra, mức lãi suất còn thay đổi theo loại kỳ hạn gửi (3, 6, 9 hay 12 tháng), tùy theo loại đồng tiền gửi tiết kiệm (VND, USD, EUR hay vàng), và tùy theo uy tín, rủi ro của NH nhận tiền gửi. Việc phân chia tiền gửi kỳ hạn thành nhiều loại khác nhau làm cho sản phẩm tiền gửi của NH trở nên đa dạng và phong phú thể đáp ứng được nhu cầu gửi tiền đa dạng của KH. Ngoài ra, các NHTM đều những loại tiền gửi tiết kiệm khác như: Tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm thưởng với nét đặc trưng riêng nhằm làm cho sản phẩm của mình luôn luôn được đổi mới theo nhu cầu KH và tạo ra sự khác biệt để chống lại sự bắt chước của các đối thủ cạnh tranh. 1.1.3.3. Các loại tiết kiệm khác Ngoài hai loại tiền gửi tiết kiệm chính là tiết kiệm không kỳ hạn và tiết kiệm kỳ hạn, hầu hết các NHTM đều thiết kế nhiều loại tiền gửi tiết kiệm khác như tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm thưởng, tiết kiệm an khang với nét đặc trưng riêng nhằm làm cho sản phẩm của mình luôn được đổi mới theo nhu cầu KH và tạo ra rào cản dị biệt để chống lại sự bắt chước của các đối thủ cạnh tranh. 1.1.4. Kỳ phiếu NH Để HĐV ngắn hạn, các tổ chức tín dụng thể phát hành giấy tờ giá ngắn hạn. Giấy tờ giá ngắn hạn là giấy tờ giá thời hạn dưới 12 tháng, bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ giá ngắn hạn khác. Kỳ phiếu là một loại giấy tờ giá do NH phát hành để HĐV ngắn hạn, trong đó NH cam kết sẽ trả lãi được hưởng và vốn gốc cho nhà đầu tư khi kỳ phiếu đến hạn. Do thị trường tiền tệ ở Việt Nam kém phát triển nên thường HĐV qua các loại giấy tờ giá chi phí cao hơn là huy động tiền gửi. Nhà đầu tư dễ chấp nhận gửi tiền với lãi suất thấp hơn là mua kỳ phiếu vì họ kỳ vọng tiền gửi thanh khoản và an toàn hơn là các loại giấy tờ giá. 1.1.5. Trái phiếu NH Muốn HĐV trung hạn (3 năm, 5 năm hay 10 năm) và dài hạn (trên 10 năm), các NHTM thể phát hành các loại trái phiếu và cổ phiếu. Trái phiếu do NH phát hành thể được xem như là một loại trái phiếu công ty. Nó là giấy chứng nhận nợ do các NHTM phát hành để HĐV dài hạn, theo đó NH cam kết sẽ trả lãi và vốn gốc cho các nhà đầu tư mua trái phiếu. Bằng việc phát hành trái phiếu bán cho các nhà đầu tư, NHTM thu về được một khối lượng nguồn vốn dài hạn dưới hình thức nợ vay. Như vậy khi phát hành trái phiếu, nguồn vốn hoạt động của NHTM tăng lên. Tuy nhiên, phát hành trái phiếu không làm tăng vốn chủ sở hữu mà chỉ làm tăng nợ dài hạn của NH. So với trái phiếu chính phủ, trái phiếu NH rủi ro hơn nên chi phí HĐV cao hơn so với trái phiếu chính phủ hay trái phiếu kho bạc. Gần đây một số NH đã bắt đầu chuyển sang phát hành trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu chuyển đổi để HĐV dài hạn. Tuy nhiên, nó phổ biến ở các nước thị trường vốn phát triển, nhưng chưa được phổ biến lắm ở Việt Nam. 1.2. Hoạt động tín dụng 1.2.1. Khái niệm tín dụng Tín dụng NH là sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ NH cho KH trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng NH chưa đựng 3 nội dung:  sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử dụng.  Sự chuyển nhượng này thời hạn.  Sự chuyển nhượng này kèm theo chi phí. 1.2.2. Các hình thức tín dụng Tín dụng NH thể phân thành nhiều loại khác nhau tùy theo những tiêu thức phân loại khác nhau. Phân loại tín dụng dựa theo các căn cứ sau đây: 1.2.2.1. Theo thời hạn cho vay Theo tiêu thức này, cho vay được chia làm 3 loại:  Cho vay ngắn hạn: Là các khoản vay thời hạn cho vay đến 12 tháng. Mục đích của loại này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động của các DN , và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.  Cho vay trung hạn: Là các khoản vay thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng. Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ vào tài sản cố định. Cho vay trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, đổi mới hoặc cải tiến các thiết bị máy móc, mở rộng kinh doanh, xây dựng các dự án cho quy mô nhỏ và thời gian thu hồi nhanh.  Cho vay dài hạn: Là các khoản vay thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên. Mục đích của loại cho vay này thường là tài trợ cho các dự án đầu tư, xây dựng nhà ở, thiết bị, phương tiện vận tải quy mô lớn. 1.2.2.2. Theo mục đích của tín dụng Theo tiêu thức này, tín dụng NH thể phân thành các loại sau:  Cho vay phục vụ SXKD công thương nghiệp  Cho vay tiêu dùng cá nhân  Cho vay bất động sản  Cho vay nông nghiệp  Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu 1.2.2.3. Theo mức độ tín nhiệm của KH Theo tiêu thức này, cho vay thể phân thành các loại như sau:  Cho vay không bảo đảm: Là loại cho vay không tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ 3 mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân KH vay vốn để cho vay.  Cho vay bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố của một bên thứ 3 nào khác. Sự bảo đảm này là căn cứ pháp để NH thêm một nguồn thu nợ thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất. 1.2.2.4. Theo phương thức cho vay Theo tiêu thức này, cho vay được chia thành các loại như sau:  Cho vay từng lần  Cho vay theo hạn mức tín dụng 1.2.3. Đối tượng cho vay NH xem xét cấp tín dụng đối với KH là tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài nhu cầu cấp tín dụng để thực hiện các dự án đầu tư, phương án SXKD, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án để phục vụ đời sống ở trong nước và ngoài nước. 1.2.4. Nguyên tắc vay vốn KH vay vốn của NH phải đảm bảo 2 nguyên tắc:  Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng: Việc sử dụng vốn vay vào mục đích gì do 2 bên, NH và KH, thỏa thuận và ghi vào trong hợp đồng tín dụng. Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích thỏa thuận nhằm bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi nợ vay sau này. Do vậy, về phía NH trước khi cho vay cần tìm hiểu rõ mục đích vay vốn của KH, đồng thời phải kiểm tra xem KH sử dụng vốn vay đúng như mục đích đã cam kết hay không.  Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng: Đây là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động cho vay. Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà NH sử dụng để cho vay. Đại đa số nguồn vốn mà NH sử dụng để cho vay là vốn huy động từ KH gửi tiền, do đó, sau khi cho vay trong một thời hạn nhất định, KH vay tiền phải hoàn trả lại cho NH để NH hoàn trả lại cho KH gửi tiền. Hơn nữa bản chất của quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn vay nên sau một thời gian nhất định vốn vay phải được hoàn trả, cả gốc và lãi. 1.2.5. Điều kiện vay vốn Mặc dù khi cho vay, NH yêu cầu KH vay vốn phải bảo đảm các nguyên tắc như vừa nêu trên nhưng thực tế không phải KH nào cũng thể tuân thủ đúng các nguyên tắc này. Do vậy, để giúp cho việc đảm bảo các nguyên tắc vay vốn, NH chỉ xem xét cho vay khi KH thỏa mãn một số điều kiện vay nhất định. Theo quy chế cho vay KH do NHNN ban hành, các điều kiện vay vốn KH cần bao gồm:  năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.  mục đích vay vốn hợp pháp.  khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.  phương án SXKD, dịch vụ khả thi và hiệu quả.  Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam. 1.2.6. Lãi suất cho vay Mức lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và KH thỏa thuận phù hợp với quy định của NHNN Việt Nam. Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do tổ chức tín dụng ấn định và thỏa thuận với KH trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng. 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng 1.3.1. Vốn huy động / Tổng nguồn vốn Tỷ số này dùng để đánh giá khả năng HĐV của NH. Đối với NHTM, nếu tỷ số này càng cao thì khả năng chủ động của NH càng lớn. Vốn huy động / Tổng nguồn vốn = Tổng vốn huy động x 100% Tổng nguồn vốn 1.3.2. Dư nợ / Tổng nguồn vốn Tỷ số này được sử dụng để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của NH, cho biết tỷ trọng đầu tư vào cho vay của NH so với tổng nguồn vốn hay dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn sử dụng của NH. Nếu tỷ số này càng cao thì tình hình hoạt động tín dụng của NH ổn định và hiệu quả. Ngược lại, NH đang gặp khó khăn nhất là khâu tìm kiếm KH. Dư nợ / Tổng nguồn vốn = Dư nợ x 100% Tổng nguồn vốn 1.3.3. Dư nợ / Tổng vốn huy động Chỉ tiêu này cho ta biết được bao nhiêu đồng vốn huy động tham gia vào dư nợ và khả năng HĐV tại địa phương của NH. Nếu chỉ số này lớn thì vốn huy động tham gia vào dư nợ càng ít, khả năng HĐV của NH chưa cao. Nếu chỉ số này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động của NH, điều này chứng tỏ NH đã sử dụng hiệu quả đồng vốn huy động được. Dư nợ / Tổng vốn huy động = Dư nợ x 100% Tổng vốn huy động 1.3.4. Nợ quá hạn / Dư nợ Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng. Nếu tỷ lệ này cao thì chất lượng tín dụng thấp và ngược lại (thông thường tỷ lệ này đạt dưới mức 5% thì hoạt động tín dụng của NH là bình thường). Nợ quá hạn / Dư nợ = Nợ quá hạn x 100% Dư nợ . CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 1.1. Hoạt động HĐV Trong quá trình hoạt động kinh doanh, để có thể thực hiện tốt. được phổ biến lắm ở Việt Nam. 1.2. Hoạt động tín dụng 1.2.1. Khái niệm tín dụng Tín dụng NH là sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ NH cho KH trong một thời

Ngày đăng: 02/10/2013, 03:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Là hình thức HĐV của NHTM bằng cách mở cho KH tài khoản gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán - CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
h ình thức HĐV của NHTM bằng cách mở cho KH tài khoản gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán (Trang 1)
1.2.2. Các hình thức tín dụng - CƠ SỞ LÝ LUẬN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
1.2.2. Các hình thức tín dụng (Trang 3)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w