Ngoài ra còn được định nghĩa CTTC là loại hình tổ chức tín dụng phi NH, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư, cung ứng các dịch vụ tư
Trang 1I CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG PHI NGÂN HÀNG:
1 Công ty tài chính (Financial Company)
1.1 Khái niệm:
Là công ty cổ phần hoặc quốc doanh thực hiện kinh doanh tiền tệ chủ yếu là cho vay ngắn hạn và trung hạn phục vụ các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần KT
Ngoài ra còn được định nghĩa CTTC là loại hình tổ chức tín dụng phi NH, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư, cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới 1 năm (Điều 2, chương 1, nghị định số 79/2002/NĐ-CP)
1.2 Đặc điểm của công ty tài chính:
Tại VN, hiện có đầy đủ các tổ chức trunggian tài chính như NHTM, công ty chứng khoán, công ty tài chính, công ty bảo hiểm và quỹ đầu tư Tuy nhiên do độ
mở nền KT việc các tổ chức này mở rộng quy mô hoạt động cũng như phát triển các loại hình dịch vụ đã làm cho việc phân biệt các loại hình này trở nên khó khăn đăc biệt là giữa CTTC và NHTM
Hiện nay các lĩnh vực hoạt động của công ty tài chính gần giống như NH chỉ
có một số hạn chế như không có dịch vụ thanh toán và nhận tiền gửi dưới 1 năm Tuy nhiên việc phân định 2 loại này ta có thể dựa vào điểm khác biệt về đặc điểm theo quy định của chính phủ
1.3 Bản chất và phạm vi hoạt động:
CTTC là loại hình tổ chức tín dụng phi NH, với chức năng là sử dụng vốn tự
có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính ,tiền tệ và một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới 1 năm
Trong khi đó, NH là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động NH và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan, cụ thể là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ NH với nội dung thuường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng
số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán
1.4 Mức vốn pháp định:
CTTC và NH đều phải có vốn pháp định, song vốn pháp định của CTTC thấp hơn NH Theo nghi định 141/2006/NĐ-CP, ngày 22/11/2006 của chính phủ, CTTC được cấp giấy phép thành lập và hoạt động sau ngày Nghị định 141/2006/NĐ-CP của chính phủ có hiệu lực và trước ngày 31/12/2008 thì phải có mức vốn pháp định
là 300 tỷ đồng,CTTC được cấp giấy phép thành lập và hoạt động sau ngày 31/12/2008 thì phải có mức vốn pháp định là 500 tỷ đồng
Trang 2Như vốn pháp định đối với 1 NH áp dụng cho đến năm 2008 không thấp hơn
1000 tỷ đồng, tùy theo loại hình NH và áp dụng cho đến năm 2010 trở đi không thấp hơn 3000 tỷ đồng
1.5 Loại hình tổ chức và hoạt đông
a Loại hình tổ chức
NĐ số 79/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của chính phủ phân chia CTTC thành các loại: CTTC nhà nước, CTTC cổ phần, CTTC trực thuéộc các tổ chức tín dụng, CTTC liên doanh và CTTC 100% vốn nước ngoài Cách phân chia này hiện không còn thích hợp với luật doanh nghiệp hiện hành ở VN Theo dự thảo sửa đổi Nghị định hướng dẫn của chính phủ, quy định CTTC chỉ được thành lập theo một trong
ba loại hình sau đây:
- CTTC TNHH 1 thành viên
- CTTC TNHH 2 thành viên trở lên
- Công ty tài chính cổ phần
b Hoạt động của CTTC:
b.1 Huy động vốn:
- Nhận tiền gửi có kì hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định của NHNN
- Phát hành kì phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật hiện hành
- Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước, ngoài nước và các tổ chức tài chính quốc tế
- Tiếp nhận vốn ủy thác của chính phủ, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước
b.2 Huy động tín dụng:
Công ty tài chính được cho vay dưới các hình thức:
- Cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn theo quy định của NH nhà nước
- Cho vay theo ủy thác của chính phủ, của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định hiện hành của Luật các tổ chức tín dụng và hợp đồng
ủy thác
- Cho vay tiêu dùng bằng hình thức cho vay mua trả góp
Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác.
- CTTC được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu,cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác đối với các tổ chức và cá nhân
- CTTC và các tổ chức tín dụng khác được tái chiết khấu,cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác nhau
Bảo lãnh:
Trang 3CTTC được bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh Việc bảo lãnh của CTTC phải được thực hiện theo quy định tại điều58, điều 59,điều 60 Luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của NH nhà nước
c Mở tài khoản và ngân quỹ.
Mở tài khoản.
- CTTC được mở tài khoản tiền gửi tại NH nhà nước nơi CTTC đặt trụ sở chính và các NH hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam phải được NH nhà nước cho phép
- CTTC có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tại NH nhà nước và duy trì tại
đó số dư bình quân không thấp hơn mức quy định của NH nhà nước
Dịch vụ ngân quỹ:
CTTC được thực hiện dịch vụ thu và phát triền tiền mặt cho khách hàng
d Các hoạt động khác.
Các nghiệp vụ khác được phép thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành,gồm:
- Góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác
- Đầu tư cho các dự án theo hợp đồng
- Tham gia thị trường tiền tệ
- Thực hiện các dịch vụ kiều hối, kinh doanh vàng
- Làm đại lí phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá cho các doanh nghiệp
- Được quyền nhận ủy thác, làm đại lí trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính, NH, bảo hiểm và đầu tư, kể cả việc quản lí tài sản, vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng
- Cung ứng các dịch vụ tư vấn về NH, tài chính, tiền tệ,đầu tư cho khách hàng
- Cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác
Các nghiệp vụ được các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép:
- Hoạt động ngoai hối: NH nhà nước xem xét, cấp giấy phép cho CTTC được thực hiện một số hoạt động ngoại hối theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối
- Hoạt động bao thanh toán: NH Nhà nước có trách nhiệm ban hành quy định hướng việc thực hiện hoạt động bao thanh toán và xem xét cho phép CTTC có đủ điều kiên thực hiện hoạt động này
e Các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động của CTTC.
Việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro.
Trang 4CTTC phải dự phòng rủi ro và hạch toán khoản dự phòng rủi ro này vào chi phí hoạt động Việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro được thực hiện theo quy định của NH nhà nước
Trường hợp không được cấp tín dụng.
CTTC không được cấp tín dụng đối với những đối tượng được quy định tại khoản 1 điều 77 luật các tổ chức tín dụng, không được chấp nhận bảo lãnh của các đối tượng theo quy định trên để làm cơ sở cho việc cấp tín dụng đối với khách hàng
Trường hợp hạn chế tín dụng.
- CTTC không được cấp tín dụng không có đảm bảo, cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho những đối tượng quy định tại khoản 1 điều 78 luật các tổ chức tín dụng
- Tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 điều này không được vượt quá 5% vốn tự có của CTTC
- Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bão lãnh của CTTC không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của CTTC theo quy định của Thống đốc ngâ hàng nhà nước
Giới hạn góp vốn mua cổ phần.
- Mức góp vốn, mua cổ phần của CTTC trong một doanh nghiệp, tổng mức góp vốn, mua cổ phần của CTTC trong tất cả các doanh nghiệp không được vượt quá mức tối đa do thống đốc NH nhà nước quy định
- Tổng số vốn của CTTC đầu tư vào các tổ chức khác dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần phải trừ khỏi vốn tự có của CTTC khi tính các tỷ lệ an toàn
Các quy định bảo đảm an toàn.
CTTC phải tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn sau:
- Duy trì tỷ lệ bảo đảm an toàn được quy định tại điều 81 luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn của NH nhà nước
- Mua và đầu tư vào tài sản cố định của mình không vượt quá 50% vốn tự
có của CTTC
- Giơí hạn cho vay đối với một khách hang được quy định như sau:
Tổng dư nợ cho vay một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tư có của CTTC, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay
từ các nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác
Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn
tự có của CTTC hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì CTTC được tiến hành cho vay hợp vốn theo quy định của NH nhà nước
- Các quy định về an toàn khác có liên quan của pháp luật hiện hành
1.6 Thời gian hoạt động:
Trang 5Thời hạn hoạt động của công ty tài chính tối đa là 50 năm Trường hợp cần gia hạn thời hạn hoạt động, phải được NH nhà nước VN chấp nhận, nhưng mỗi lần gia hạn không quá 50 năm Trong khi đó, thời hạn hoạt động của các NH lại không
bị hạn chế
1.7 Các dạng của công ty tài chính: bán buôn, tiêu dùng và doanh nghiệp.
Công ty tài chính bán hàng: do các công ty sản xuất và bán hàng làm chủ sở
hữu và thực hiện các khoản cho vay tài trợ cho các khách hàng mua sản phẩm hàng hóa dịch vụ của chính công ty
Công ty tài chính tiêu dùng: thực hiện các khoản cho vay cho khách hàng
mua các loại hàng hóa cụ thể Thông thường các công ty này cho khách hàng không
cá khả năng vay từ các nguồn khác và định lãi xuất cao hơn
Công ty tài chính doanh nghiệp: cung cấp các hình thức tín dụng chuyên biệt
cho các doanh nghiệp bằng cách thực hiện các khoản cho vay và tài khoản mua bán với chiết khấu: dạng tín dụng này còn được gọi là factoring
Nguồn vốn ban đầu:
- Do cổ đông đóng góp ( nếu là công ty tài chính cổ phần)
- Được cấp ban đầu (nếu là công ty tài chính quốc doanh)
Vốn huy động: không thực hiện các dịch vụ thanh toán và tiền mặt, không
huy động tiền gửi tiết kiệm của dân và không sử dụng tiền vay của dân để làm phương tiện thanh toán mà hoạt động bằng nguồn vốn của chính mình hoặc đi vay bằng cách phát hành tín phiếu, trái phiếu
Hoạt động của công ty tài chính: dịch vụ tín dụng, cầm cố hàng hóa, vật tư ,
ngoại tệ, giấy tờ có giá trị, làm tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp trong
ký kết hợp đồng hoặc thành lập các công ty liên doanh
1.8 Thực trạng các công ty tài chính tại Việt Nam.
Hiện nay tại Việt Nam có khoảng 17 công ty tài chính vì đây là một hình thức tài chính khá mới mẻ và các công ty này thuộc các tổ chức tín dụng phi NH nên các công ty này vẫn chưa phát triển quy mô như các NHTM Tuy nhiên đây là một hình thức mới mẻ nên hệ thống các CTTC chắc chắn sẽ nhanh chóng bành trướng trên thị trường Việt
Ta biết tại Việt Nam vao thời điểm này, có vẻ như thị trường chung cảu các
tổ chức tín dụng phi NH vẫn đang trong giai đoạn “tự phát” là chính Số lượng ít, quy mô nhỏ, cộng thêm không ít rắc rối trong thủ tục tài chính…tất cả đã ngăn cản các CTTC nhỏ lẻ vượt qua được NH trong các dịch vụ bán lẻ Thực tế, ở thị trường nước ta, các CTTC thường vẫn “quen” làm việc với các doanh nghiệp lớn nhiều hơn Vô hình trung, đó lại là một rào cản cho chính họ
Có một nguyên nhân khác nữa ảnh hưởng tới sự phát triển của CTTC, đó là việc phần lớn các đơn vị này đều trực thuộc các Tập đoàn KT của nhà nước, hay Tổng công ty dưới bộ Nhắc tới các CTTC, giới đầu tư vẫn chỉ quen với 2 cái tên
Trang 6Prudential Vietnam và công ty Việt- Sài Gòn Những công ty này làm ăn được tiếng
là “thoáng” và “mạnh”, nhưng cũng vì họ không hoàn toàn giống như những CTTC còn lại, hầu hết đều thuộc nhà nước quản lý
Trên thị trường nước ta, phần lớn các CTTC đều nghiêng nhiều về nhiệm vụ quản lý và sử dụng nguồn tài chính tiền tệ thuộc “ngành dọc” Việc họ mở rộng cung cấp dịch vụ tài chính cho “người ngoài” vẫn còn rất hạn chế
Theo một thống kê không chính thức mới đây, tổng nguồn vốn huy động từ các tổ chức phi tài chính, tính đến hết tháng 8/2007 ( từ chủ yếu 9 CTTC lớn nhất nước), chỉ đạt xấp xỉ trên 3 nghìn tỉ đồng Nhưng điều đáng nói là tổng dư nợ cho vay của khối tín dụng này lại đạt trên 10 nghìn tỉ Khoản chênh lệch đó các CTTC lại đi vay từ NH
Như đã nêu trên, dù các CTTC lớn hay nhỏ, họ vẫn thường tỏ ra rất khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính nhỏ Các “đơn đặt hàng” lớn không phải lúc nào cũng có, vì thế, xu hướng chung của các CTTC lại quay ngược về thị trường đầu tư tài chính Bất động sản, chứng khoán, đầu tư tài chính dài hạn… các CTTC
“làm” hết Làm, nhưng không hiệu quả nhiều Không chỉ bởi họ thua kém giới NH
về vốn, nhân lực, hay công nghệ dịch vụ, mà cái thua lớn nhất lại đáng ra phải là điểm mạnh của họ: Sự năng động và khả năng quyết đoán khi có lời
Theo một thông tin đưa ra mới đây của Hiệp hội NH Việt Nam thì nợ xấu tại các CTTC có xu chướng tăng Điều này được giải thích rằng, đó là do cơ chế về thanh toán đối với các công ty này chưa phù hợp Đó có thể là một lý do, nhưng chắc không phải là lý do duy nhất
2 Công ty cho thuê tài chính (Financial Leasing Company)
Sử dụng vốn của mình hoặc vốn đi vay để mua các tài sản thiết bị theo yêu cầu của bên đi thuê rồi cho bên đi thuê thuê để sử dụng trong một thời gian nhất định Bên thuê phải bảo quản và sử dụng thiết bị theo đúng hợp đồng và thanh toán tiền thuê đầy đủ định kỳ cho công ty cho thuê tài chính, hết hợp đồng có thể kéo dài thời hạn thuê hoặc trả lại tài sản cho công ty
Công ty cho thuê tài chính phần lớn do các NH lớn bỏ vốn ra thành lập hoặc tồn tại dưới loại hình công ty liên doanh hoặc công ty 100% vốn nước ngoài
2.1 Cho thuê tài chính
Là hoạt động trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền
sở hữu đối với các tài sản cho thuê Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thảo thuận
Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê tài
Trang 7chính Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồngc ho thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị cảu tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng
Hoạt động cho thuê tài chính trên lãnh thổ Việt Nam phải được thực hiện qua các công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạy động tại Việt Nam và tuân theo các quy định của nghị định này…
Các hoạt động cho thuê tài chính của công ty cho thuê tài chính ra nước ngoài được thực hiện theo quy định của Nghị đinh này và các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam hoặc các bên tham gia có thể thỏa thuận áp dụng tập quán quốc tế, nếu tập quán đó không trái với pháp luật Việt Nam
2.2 Hình thức công ty cho thuê tài chính
Công ty cho thuê tài chính là một tổ chức tín dụng phi NH, là pháp nhân Việt Nam Công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau:
- Công ty cho thuê tài chính Nhà Nước
- Công ty cho thuê tài chính cổ phần
- Công ty cho thuê tài chính trực thuộc của tổ chức tín dụng
- Công ty cho thuê tài chính liên doanh
- Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài
Công ty cho thuê tài chính liên doanh được thành lập bằng vốn góp giữa bên Việt Nam gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam và bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài, trên cơ sở hợp đồng liên doanh
Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài được thành lập bằng vốn góp của một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định cảu pháp luật Việt Nam
Các bên trong công ty cho thuê tài chính được chuyển nhượng phần vốn góp của mình theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 13/1999/NĐ-CPngày 17 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ và phải ưu tiên chuyển nhượng cho các bên trong công ty cho thuê tài chính liên doanh
Việc chuyển nhượng vốn của công ty cho thuê tài chính liên doanh phải được quy định theo điều lệ của công ty và phù hợp với quy định của pháp luật
Công ty cho thuê tài chinh100% vốn nước ngoài có chuyển nhượng vốn của minh nhưng phải ưu tiên cho các tổ chức Việt Nam
2.3 Thời hạn hoạt động của công ty cho thuê tài chính:
Thời hạn hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam tối đa là 50 năm Trường hợp cần gia hạn thời gian hoạt động phải được NH Nhà nước chấp thuận Mỗi lần gia hạn không quá 50 năm
Trang 8Đối với những công ty cho thuê tài chính đã được thành lập và cấp giấy phép hoạt động trước khi nghị định này có hiệu lực, thời gian hoạt động được áp dụng như quy định trong giấy phép hoạt động đã cấp
2.4 Cơ quan quản lý hoạt động c ho thuê tài chính
NH Nhà Nước Việt Nam là cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động tài chính
có nhiệm vụ cấp và thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động, giám sát và thanh tra hoạt động của các công ty cho thuê tài chính, trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định về hoạt động cho thuê tài chính
2.5 Hoạt động của công ty cho thuê tài chính:
Huy động vốn từ các nguồn sau:
- Được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định của NH Nhà nước
- Được phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và giấy từ có giá khác có kỳ hạn trên một năm để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc NH Nhà nước chấp thuận
- Được vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước
- Được nhận các nguồn vốn khác theo quy định của NH Nhà nước
Cho thuê tài chính
Mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính (gọi tắt là mua và cho thuê lại) Theo hình thức này, công ty cho thuê tài chính mua lại máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản thuộc sở hữu của bên thuê
và cho bên thuê thuê lại chính các tài sản đó để tiếp tục sử dụng phục vụ cho hoạt động của mình
Tư vấn cho khách hàng về những vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính
Thực hiện các dịch vụ ủy thác, quản lý tài sản và bảo lãnh liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính
Các hoạt động khi được NH Nhà nước cho phép
Hoạt động ngoại hối:
- Hoạt động ngoại hối của công ty cho thuê tài chính liên doanh và công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài được quy định tại giấy phép hoạt động
- Các công ty cho thuê tài chính khác muốn hoạt động ngoại hối đều phải có đơn và hồ sơ xin phép NHNN theo quy định
NH Nhà nước cho phép các công ty cho thuê tài chính được thực hiện hình
thức mới: Cho thuê vận hành.
Đây là hình thức cho thuê hoạt động, tức cho thuê tài sản có thời hạn nhất định (thời gian thuê chỉ chiếm một phần trong khoảng thời gian hữu dụng của tài sản) và sẽ trả lại bên cho thuê khi kết thúc thời gian thuê tài sản Bên cho thuê giữ quyền sở hữu tài sản cho thuê và nhận tiền cho thuê theo hợp đồng đã thỏa thuận
Trang 9Các công ty cho thuê tài chính muốn được thực hiện nghiệp vụ này cần phải đáp ứng những điều kiện như có nhu cầu hoạt động cho thuê vận hành, có thời gian hoạt động tối thiểu 2 năm, hoạt động kinh doanh có lãi, tỷ lệ nợ quá hạn tại thời điểm cuối quý trước không dưới 5%, không vi phạm các quy định an toàn khi hoạt động, phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất để phục vụ cho thuê như kho hàng, bến bãi, bảo dưỡng đối với tài sản cho thuê Hợp đồng cho thuê vận hành sẽ không ràng buộc việc mua bán tài sản cho thuê giữa bên cho thuê và bên thuê
Hình thức cho thuê này đã được các công ty cho thuê tài chính mong đợi từ lâu bởi nó là nhu cầu của rất nhiều DN Đặc biệt là các DN có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các đơn vị có thời gian hoạt động ngắn
3 Quỹ tín dụng nhân dân (Peoples Credit Fund – PCF)
Là một hệ thống tổ chức tín dụng từ trung ương đến cơ sở với chức năng huy động vốn và cho vay khách hàng là các đơn vị tổ chức KT như: hộ gia đình người sản xuất buôn bán nhỏ…
+ Quỹ TDND Trung Ương (Central PCF)
+ Quỹ TDND cơ sở (Local PCF): do các cổ đông là xã viên góp vốn để hoạt động huy động vốn cho vay theo phương châm giúp đỡ lẫn nhau giữa những người sản xuất nhỏ trong khu vực nông thôn
Quỹ tín dụng được lập ra để thực hiện việc thu hút tiền gửi và cho vay đối với mọi đối tượng có nhu cầu kèm theo nhu cầu thế chấp tài sản.Quỹ hoạt động dưới sự bảo trợ của NH nhà nước, lãi suất tiền gửi và cho vay thường là linh hoạt
Hoạt động của quỹ TDND dễ hình thành được một hệ thống nên phát huy được những thế mạnh tạo điều kiện giúp đỡ nhau về nguồn vốn, sử dụng vốn…vì vậy đây là mô hình tổ chức tín dụng được đánh giá là hoạt động có hiệu quả nhất hiện nay
4 Các tổ chức tín dụng khác.
4.1 Quỹ hưu trí
Được hình thành do nhiều người muốn tiết kiệm để dự phòng cho lúc về hưu sau này
Nguyên tắc hoạt động: sau khi được phép thành lập quỹ người sang lập đứng
ra huy động tiền tiết kiệm dự phòng từ những người lao động trên nguyên tắc huy động từng phần trong thời gian họ lao động và trả từng phần khi họ về hưu hoặc mất sức lao động
4.2 Hiệu cầm đồ
Người vay mang vật có giá đến xin vay để nhận một khoản tiền không quá 70% giá trị vật cầm cố theo lãi suất và thời hạn thỏa thuận Đến hạn nếu người vay trả được nợ và lãi thì sẽ được nhận lại vật đó còn không thì chủ tiệm có quyền bán tài sản đó để thu nợ
Trang 10Các khoản vay trên thường là ngắn hạn.
Cầm đồ là hình thức cho vay nóng mới xuất hiện trong thời gian gần đây Hoạt động của dịch vụ cầm đồ ở các thành phố lớn rất phát triển, mang tính chuyên nghiệp Khu vực nông thôn chỉ xuất hiện ở các thị trấn, hoạt động thường gắn với công việc kinh doanh khác
Hoạt động này chịu sự quản lý chặt chẽ cảu các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương
Đáp ứng rất nhanh nhu cầu vay nóng của người dân
Hiệu cầm đồ ở thành thị thường phục vụ khách hàng có thu nhập cao
Hiệu cầm đồ ở nông thôn chủ yếu phục khách hàng có thu nhập trung bình trở xuống, trong đó có người nghèo
Người có thu nhập thấp khó tiếp cận với dịch vụ này do:
- Không có sẵn hoặc thiếu tài sản có thể cầm cố
- Chưa tin tưởng vào hiệu cầm đồ
- Hiệu cầm đồ muốn người thu nhập khá vay vì mức vay nhiều, tài sản tốt
- Dư luận xã hội và chính quyền đánh giá không tốt về hoạt động này
4.3 Quỹ đầu tư.
a Khái niệm quỹ đầu tư
Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian phi NH thu hút tiền nhàn rỗi
từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, hay các loại tài sản khác
Quỹ này có nhiều người tham gia bao gồm công ty quản lý quỹ, NH giám sát
và người đầu tư Quỹ đầu tư dùng vốn tập trung được do phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư để đầu tư vào chứng khoán kiếm lời theo quy định của pháp luật
Tất cả các khoản đầu tư này đều được quản lý chuyên nghiệp, chặt chẽ bởi công ty quản lý quỹ, NH giám sát và cơ quan thẩm quyền khác