PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP PHÚC YÊNTRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ XUÂN HÒA ***** CHUYÊN ĐỀ PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM MÔN TOÁN LỚP 6 Lĩnh vực: Toán học Giáo viên: Hoàng Thị Huyền Tổ: Tổ khoa h
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP PHÚC YÊN
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ XUÂN HÒA
*****
CHUYÊN ĐỀ PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM
MÔN TOÁN LỚP 6
Lĩnh vực: Toán học Giáo viên: Hoàng Thị Huyền Tổ: Tổ khoa học tự nhiên Trường: Trung học cơ sở Xuân Hòa
Tháng 10 năm 2019
Trang 2THÔNG TIN CHUNG VỀ CHUYÊN ĐỀ PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM MÔN TOÁN LỚP 6
1 Tác giả:
Họ và tên: Hoàng Thị Huyền
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Xuân Hòa – Phúc Yên – Vĩnh Phúc
2 Đối tượng học sinh bồi dưỡng: Học sinh yếu kém lớp 6.
3 Thời gian bồi dưỡng: 6 tiết
Trang 3CHUYÊN ĐỀ PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM
MÔN TOÁN LỚP 6
I Thực trạng chất lượng giáo dục môn Toán của trường THCS Xuân Hòa
năm học 2018 – 2019:
1/ Kết quả bộ môn toán toàn trường năm học 2018- 2019:
2/ Thực trạng :
Qua thực tế ở trường, tôi đã tìm ra các nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kém như sau:
- Đa số học sinh yếu kém đều là học sinh nông thôn, có phụ huynh đều có trình
độ văn hóa thấp Con cái các gia đình là các vợ chồng trẻ, hoặc bỏ nhau, không có công việc làm ổn định, văn hóa gia đình còn thấp
- Đa số các em học sinh được tuyển vào trường học lực trùng bình yếu, không có
ý thức tự giác học tập Không có phương pháp học hoặc phương pháp học tập chưa phù hợp
- Kiến thức của các em bị hổng, bị thiếu, không những thế một số em còn có trí tuệ chậm phát triển
- Vì một số nguyên nhân gia đình, xã hội mà các em còn lơ là, sao nhãng việc học tập
- Do hoàn cảnh khó khăn, điều kiện học tập thiếu thốn, cha mẹ chưa quan tâm đến việc học của con
- Các em còn trốn học, bỏ học nhiều, nghiệm chơi game online
- Hệ thống câu hỏi, bài tập của một vài giáo viên còn chưa phù hợp cho từng đối tượng học sinh
Trang 4- Kế hoạch giúp đỡ học sinh yếu kém chưa kịp thời, chưa bền vững còn mang tính tự phát
- Sĩ số học sinh trên lớp tương đối đông, việc kèm cặp cho học sinh yếu trên lớp còn hạn chế
II Giải pháp:
1/ Giải pháp chung:
a Đối với học sinh:
- Đi học phải chuyên cần, nghỉ học phải có lý do chính đáng
- Tích cực học bài, làm bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp
- Trong giờ học tập trung nghe thầy cô giảng bài, tích cực tham gia xây dựng bài
- Xây dựng kế hoạch học tập một cách khoa học
b Đối với giáo viên bộ môn Toán:
- Phân loại chất lượng học sinh đầu năm, đặc biệt nắm vững xác định đúng đối tượng học sinh yếu, kém
- Xây dựng môi trường học tập thân thiện, mỗi giáo viên bộ môn toán có kế hoạch giúp đỡ học sinh yếu, kém đầu năm
- Trong buổi phụ đạo, giáo viên cần cho học sinh nắm được những kiến thức cơ bản của bài học, tăng cường rèn kỹ năng tính toán cơ bản Đảm bảo rõ trọng tâm bài học, giúp các em tiếp thu bài một cách chủ động và hứng thú hơn, động viên học sinh phát biểu xây dựng bài Đặc biệt giáo viên phải chú trọng tư vấn phương pháp tự học, phương pháp học tập theo nhóm (Đôi bạn cùng tiến)
- Để học sinh đã nắm được khái niệm và kỹ năng giải toán thì giáo viên cần chú ý:
+ Mỗi bài toán phải được thực hiện qua nhiều bước, hướng dẫn và yêu cầu cách thực hiện thành thạo từng bước một
+ Tổ chức phân dạng bài tập một cách khoa học, chi tiết, cung cấp cho học sinh các dạng bài tập một cách có hệ thống
+ Soạn thêm nhiều bài tập đơn giản và tương tự cho từng dạng để các em tự làm, qua đó các em được lặp lại nhiều lần, giúp các em dễ khắc sâu kiến thức Đặc biệt chú ý đến hệ thống các bài tập chứa đựng nội dung kiến thức và kỹ năng cần bù đắp Khi làm việc riêng với học sinh yếu kém cần để các em tăng cường luyện tập các bài tập vừa theo sức mình
Trang 5- Trong quá trình phụ đạo học sinh yếu, kém phải có các bài kiểm tra mức độ tiến
bộ của học sinh và thông báo kết quả học tập cho PHHS để có biện pháp nhắc nhỡ, động viên kịp thời
- Trong một số tiết học giáo viên cần tăng cường lồng ghép giáo dục ý thức học tập cho học sinh
- Tăng cường dạy học tự chọn theo chủ đề bám sát
- Phân công học sinh khá, giỏi kèm cặp và giúp đỡ học sinh yếu, kém bằng những bài toán cơ bản, những kỹ năng tính toán cơ bản
- Khuyến khích học sinh thành lập các nhóm học tập có sự giúp đỡ của giáo viên
- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi mức độ tiến bộ của từng học sinh để điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy cho phù hợp
- Để giúp các em học sinh yếu kém có vốn kiến thức cơ bản, giáo viên cần giúp
các em ôn tập lại các kiến thức đã học, hướng dẫn các em cách trình bày lời giải một bài tập, sau đó yêu cầu các em vận dụng làm các bài tập từ dễ đến khó Giáo viên cần kiểm tra thường xuyên việc học và làm bài tập của học sinh
c Đối với phụ huynh
- Theo dõi và kiểm tra bài vở của con em mình
- Giúp đỡ học sinh trong quá trình học tập ở nhà, phải có thời gian biểu cho học sinh học tập và vui chơi phù hợp
- Đôn đốc, động viên con em đi học chuyên cần
- Có sự kiểm tra và tạo điều kiện thuận lợi cho con em trước khi đến trường
- Thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn để nắm được tình hình học tập của con em mình, từ đó giáo viên chủ nhiệm cùng trao đổi với phụ huynh để tìm biện pháp tốt nhất cho con em mình học tập
d Đối với giáo viên chủ nhiệm
- Tăng cường giám sát việc chuyên cần học tập của học sinh Phối hợp với giáo viên bộ môn giảng dạy phụ đạo theo dõi sự tiến bộ của học sinh yếu, kém
- Thường xuyên phối hợp với cha mẹ học sinh yếu kém thông báo kịp thời tình hình học tập, rèn luyện của các em và bàn biện pháp phối hợp giúp đỡ
- Tổ chức các nhóm bạn giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện Phân công học sinh giỏi giúp đỡ những bạn học yếu, hoàn cảnh khó khăn, không chăm học
- Động viên, hướng dẫn cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học tập của con em mình tránh các em nghiện game, bỏ học
e Đối với Tổ chuyên môn
Trang 6- Tập hợp danh sách học sinh yếu, kém báo cáo nhà trường.
- Họp tổ chuyên môn để cùng phân tích nguyên nhân, lập kế hoạch khắc phục học sinh yếu, kém
- Đề xuất với nhà trường về cách khắc phục học sinh yếu, kém
- Tổ chức chuyên đề “khắc phục học sinh yếu, kém”
- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các biện pháp khắc phục học sinh yếu, kém
- Giao trách nhiệm cho từng giáo viên và báo cáo thường xuyên cho nhà trường
- Hàng tháng sinh hoạt chuyên môn báo cáo tiến độ tiếp thu của những em học sinh yếu, kém và những khó khăn trong quá trình phụ đạo để có đề xuất giải pháp phù hợp
f Đối với Ban đại diện CMHS
- Đầu năm Ban đại diện CMHS cần trao đổi, bàn bạc với nhà trường về kế hoạch giúp đỡ học sinh yếu, kém
- Ban đại diện CMHS phối hợp với nhà trường mời phụ huynh có con em học yếu, kém họp bàn về hướng giúp đỡ
- Ban đại diện CMHS có biện pháp hỗ trợ tập, sách cho học sinh học yếu có hoàn cảnh nghèo, khó khăn (nếu có)
- Ban đại diện CMHS thường xuyên trao đổi với phụ huynh có con em học yếu kém, với giáo viên, với nhà trường nhằm đôn đốc, nhắc nhỡ và động viên các em học tập tốt hơn
g Đối với nhà trường
- Tổng hợp danh sách học sinh yếu, kém theo khối lớp
- Phân công tổ chuyên môn họp tìm biện pháp tối ưu nhất để phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu, kém
- Duyệt kế hoạch giảng dạy và kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, kém
- Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên giảng dạy và học sinh được học tập tốt nhất
- Thường xuyên kiểm tra công tác phụ đạo học sinh yếu, kém
- Thường xuyên họp với Ban đại diện CMHS, giáo viên, phụ huynh có học sinh yếu để đánh giá kết quả đạt được, từ đó có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp
2/ Các giải pháp cụ thể:
a Hướng dẫn học sinh học ở nhà
- Trên cơ sở kiến thức mỗi bài học trên lớp Học sinh phải nắm vững các quy tắc, phương pháp, biết dùng ký hiệu toán học vào lời giải
Trang 7- Thông qua bài tập mẫu (cơ bản theo chuẩn kiến tức kỹ năng) trên lớp giáo viên giao bài bài tập tự luyện (loại bài tập cơ bản theo chuẩn kiến tức kỹ năng bám sát bài tập mẫu) và hướng dẫn học sinh làm được bài tập ở nhà
- Tiết học tiếp theo giáo viên có kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành việc học tập ở nhà của học sinh và có giải pháp giúp đỡ kịp thời
b Các giải pháp thực hiện trên lớp: (Giáo án minh họa)
Tên bài dạy:
ÔN TẬP _LUYỆN TẬP VỀ: LUỸ THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN, NHÂN –
CHIA HAI LUỸ THỪA CÙNG CƠ SỐ
A MỤC TIÊU:
1 Kiến thức:
- Hệ thống lại khái niệm lũy thừa, cơ số, số mũ.
- Nhận biết và đọc đúng các thành phần của lũy thừa: cơ số, số mũ
- Biết tính giá trị của các lũy thừa
- Nắm chắc quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số và biết vận dụng vào giải các bài tập đơn giản
- Nắm chắc quy tắc chia hai lũy thừa cùng cơ số và biết vận dụng vào giải các bài tập đơn giản
2 Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng nhận biết: Lũy thừa; cơ số; số mũ và mối qua hệ giữa chúng
- Rèn kỹ năng viết được an = ? và ngược lại a a a a( _ / : ) .n t s a = ?
- Rèn kỹ năng vân dụng quy tắc nhân các lũy thừa cùng cơ số vào để tính toán
- Rèn kỹ năng vân dụng quy tắc chia hai lũy thừa cùng cơ số vào để tính toán
3 Thái độ:
- Yêu thích học tập môn toán.
- Tình tương trợ giúp đỡ nhau
- Rèn tính chính xác, tính nhanh nhẹ linh hoạt trong tư duy
B NỘI DUNG BÀI DẠY:
1 Luỹ thừa với số mũ tự nhiên:
Trang 8- Nhắc lại khái niệm lũy
thừa bậc n của một số a ?
(Với n≠0)
- Nêu tên gọi các ký hiệu
trong an ?
Em hãy viết tích sau dưới
dạng lũy thừa: 7.7= ?;
7.7.7.7.7 = ?
Em hãy viết lũy thừa sau
dưới dạng tích: 23 ; 25 ;
22 ?
GV yêu cầu học sinh nêu
tên cơ số; số mũ từng lũy
thừa trên?
Giáo viên đưa ra 2 đến 3
ví dụ về bài toán chọn đáp
án đúng
GV: a2 còn được gọi là a
bình phương( hay bình
phương của a)
a3 còn được gọi là a lập
phương( hay lập phương
của a)
Luỹ thừa bậc n của a là tích của n thừa
số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a
a gọi là cơ số ;
n gọi là số mũ;
an gọi là luỹ thừa
7.7 = 72; 7.7.7.7.7 = 75
23 =2.2.2;
25 =2.2.2.2.2;
22=2.2
Luỹ thừa Cơ số Số mũ Có giá trị
7 2
2 3
3 4
a1 = a
7.7 = 2.7; 7.7 =
27
7.7.7.7.7 = 5+7 7.7.7.7.7 = 5.7
23 =2.3;
25 =2.5
23=3.3;
25 =5.5.5.5.5
2 Nhân hai luỹ thừa cùng cơ số
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trò Những sai lầm
- Em hãy nêu quy tắc nhân
hai lũy thừa cùng cơ số ?
(Khi nhân hai lũy thừa cùng
cơ số, ta giữ nguyên cơ số
và cộng các số mũ)
GV: Nhấn mạnh 2 bước
trong công thức
- Em hãy viết tích sau dưới
dạng lũy thừa của 1 số:
2.16.8=?; 125.5.25=?
-Thực hiện phép tính:
23 22 =?; 43.44=?
2.42 =?
a m a n = a m + n
+ Giữ nguyên cơ số
+ Cộng các số mũ
- VD:
23 22 = (2.2.2).(2.2)=25
a4 a3 = (a.a.a.a).(a.a.a)=a7
23 22 = 23+2 = 25
a4 a3= a4+3 = a7
2.16.8 = 2.24.23 = 21+4+3 = 28
125.5.25 = 53.5.52 = 53+1+2 = 56
24.33 = 24+3 = 27
64.73 = (6.7)4+3
54.35 = (5.3)4+5
Trang 9-GV yêu cầu học sinh xem
cơ số có giống nhau hay
không
Giáo viên đưa ra 2 đến 3 ví
dụ về bài toán chọn đáp án
đúng
22.23 = 25=2.2.2.2.2=32
43.44= 47=4.4.4.4.4.4.4=16384 2.42 = 2.4.4 = 32
22.23 = 26
22.23 = 46
43.44= 87
43.44= 1612
2.42= 82= 64 2.42 = 82 = 16
3.Chia hai luỹ thừa cùng cơ số
- Em hãy nhắc lại công thức
chia hai lũy thừa cùng cơ số ?
(Khi chia hai lũy thừa cùng
cơ số, ta giữ nguyên cơ số và
trừ các số mũ)
- GV: nhấn mạnh 2 bước
trong công thức
- Em hãy viết thương sau
dưới dạng lũy thừa của 1 số:
57 : 53 =?
a9 : a5= ? Với a ≠ 0
-GV yêu cầu học sinh xem cơ
số có giống nhau hay không
GV: Nêu quy ước: a 0 = 1
(với a ≠ 0)
-Viết thương của hai lũy thừa
sau dưới dạng một lũy thừa?
54:33 =?; 64:63 =? ;
75 : 7= ?; a5 : a3 =?;
x5 : x5 =?;
712 : 74 =?; x6 : x3 =?
a4 : a4 =?
a m : a n = a m-n (a≠0 ; m n)
+ Giữ nguyên cơ số
+ Trừ các số mũ
57 : 53 =54(=57-3) vì 54 53=57
a9 : a5= a4(=a9-5) vì a4 a5 = a9
a9 : a5= a9-5=a4 ; (vì a4 a5 = a9)
54:33 =54-3=5; 64:63 =64-3=6
75 : 7 = 75:71=75-1=74; a5 :
a3 = a5-3=a2
x5 : x5 = 1
712 : 74 = 712 – 4 = 78
x6 : x3 = x6 – 3 = x3 ;(x ≠ 0)
a4 : a4 = a0 = 1 ;(a ≠ 0)
54:33 = 24-3 = 2
64:33 = (6:3)4-3 = 2
54:34 = (5-3)4
75 : 7 = 75
75 : 7 = 15
a5 : a3 = 12
a5 : a3 = a8
x5 : x5 = 0
x5 : x5 =05
Trang 104 Các dạng bài tập vân dụng ( Cách dạng bài nhận biết và vận dụng mức
độ thấp và trung bình)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trò lầm mắc phải Những sai
của học sinh Dạng 1( Các bài toán về lũy
thừa với số mũ tự nhiên):
1/Tính giá trị các lũy thừa
sau?
25 = ? 34 = ?
43 = ? 54 = ?
2/ Viết mỗi số sau thành bình
phương của một số tự nhiên?
64 =?; 169 =?; 196 =?
3/Viết mỗi số sau thành lập
phương của một số tự nhiên?
64 = ?;125 = ?;343 = ?
4/ Viết gọn các tích sau bằng
cách dùng lũy thừa
5/Trong các số sau số nào là
lũy thừa của một số tự nhiên
với mũ lớn hơn 1: 8, 10, 16,
40, 125?
6/Tìm các số từ 51 đến 100
là bình phương và lập phương
của một số tự nhiên
7/ Tính và so sánh các lũy
thừa sau:
a) 23 và 32
b) 24 và 42
8/Tìm số tự nhiên n?
a/ 2n = 16
b/ 4n = 64
c/ 15n = 225
25 = 2.2.2.2.2= 32 ; 34 =3.3.3.3= 81
43 = 4.4.4=64; 54 = 5.5.5.5 =625
64 =8.8=82 ; 169 = 13.13=132 ;
196 = 14.14=142
64 = 4.4.4=43; 125 =5.5.5= 53
343 =7.7.7= 73
a 5.5.5.5.5.5 = 56
b 6.6.6.3.2= 64
c 2.2.2.3.3= 23.32
d 100.10.10.10=10.10.10.10.10 = 105
Ta có 8 =2.2.2= 23
16=2.2.2.2=24= 4.4=42
125 =5.5.5= 53
Các số cần tìm là:
64= 82 81=92 100= 102
64= 43
a) 23 =2.2.2=8<3.3= 32 b) 24 =2.2.2.2=16=4.4= 42 a/ 2n = 16 2n =2.2.2.2= 24 n = 4 b/ 4n = 64 4n = 4.4.4=43 n = 3
34 = 3.4 = 12
54 = 5.4 =20
Lũy thừa một của số là sao ?
Là nhân nhiều
số bằng nhau
ấy mà !
Số mũ bạn lấy đâu ra ? Bao nhiêu thừa số ấy là
mũ thôi !
Mũ trên-Cơ dưới rõ rồi Tính xuôi,viết gọn tôi đây nằm lòng.
5.5.5.5.5.5 = 5.6 6.6.6.3.2= 3.6.3.2
2.2.2.3.3= (2.3).(3.2)
Trang 11Dạng 2( Bài toán về nhân hai
lũy thừa cùng cơ số)
1/ Khoanh tròn vào chữ cái
trước câu trả lời đúng.
Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ
số khác 0, ta thực hiện:
A Ta giữ nguyên cơ số và trừ
các số mũ.
B Ta giữ nguyên cơ số và cộng
các số mũ.
C Chia các cơ số và trừ các số
mũ.
D.Các câu trên đều sai.
2/ Tính a10.a2=?
Kết quả của phép tính a10.a2
dưới dạng một lũy thừa là:
A 20a B a12
C. a10 D 12a
3/Viết tích sau dưới dạng một
lũy thừa:
a/ a3 a2 a5 =?
b/ 315 310 =?
c/ 5 3 5 6 5 =?
d/ 2 3 .4 2 =23 .24 =27
e/( 2 3)2=23 2 =26 =64
Dạng 3( Bài toán về chia hai
lũy thừa cùng cơ số)
1/ Khoanh tròn vào chữ cái
trước câu trả lời đúng.
A Ta giữ nguyên cơ số và cộng
các số mũ.
B Ta giữ nguyên cơ số và trừ
các số mũ.
C Chia các cơ số và trừ các số
mũ.
D.Các câu trên đều sai.
c/ 15n = 225 15n = 15.15=152 n = 2
Chọn B
Chọn B
a) a3 a2 a5 =a3+2+5 =a10
b) 315 310 =315+10=325
c) 5 3 5 6 5 =53+6+1=510
d/ 2 3 .4 2 =23 .24 =27
e/( 2 3)2=23 2 =26 =64
= 5.10
Trang 122/Điền chữ đúng (Đ) hoặc sai
(S) vào cuối dòng
a 75 : 7 = 75
b x5 : x2 = x3
c a5 : a3 = a8
d x5 : x5 = 1
3/ Các câu sau đây là đúng
hay sai Nếu sai thì sửa lại
cho đúng
a) 315 : 35 = 33 ;b) 56 : 53 = 53 ;
c) 46 : 46 = 1
d) am: am = 1;(a ≠ 0)
e) 42 = 24;
;f/ b4: b4 = 1 g)98 :32 = 97 ;h) 8 : 22 = 4
Đây là tên của một trong
những kì quan nổi tiếng ở
nước ta
Hãy tính các kết quả sau
(dưới dạng một lũy thừa) vào
ô vuông thích hợp Điền mỗi
chữ cái tương ứng với mỗi kết
quả tìm được vào hàng ngang
dưới em sẽ tìm được câu trả
lời
Chọn B
a 75 : 7 = 75 (S)
b x5 : x2 = x3 (Đ)
c a5 : a3 = a8 (S)
d x5 : x5 = 1 (Đ)
a) 315 : 35 = 33 (S) (= 310) b) 56 : 53 = 53 (Đ)
c) 46 : 46 = 1 (Đ) d) am: am = 1 (S) (a ≠ 0) e) 42 = 24 (Đ)
f) b4: b4 = 1 (S) (b ≠ 0) g)98 : 32 = 97 (Đ)
h) 8 : 22 = 4 (S) (= 2)
G 11 10 : 11 5 = 11 5 ; L 2 16 2 6 = 2 10
O x 40 : x : x 31 = x 8 ; N 5 6 : 5 0 = 5 6
H 3 6 : 3 5 = 3 ; A 6 12 : 6 9 = 6 3
I a 9 : a = a 8 ; V 7 8 : 7 4 = 7 4
7 4 a 8 5 6 3 3 6 3 2 10 x 8 5 6 11 5
V I N H H A L U N G
III Hiệu quả và khả năng áp dụng:
1 Hiệu quả:
- Việc áp dụng chuyên đề này vào việc tư vấn, giúp đỡ học sinh yếu, kém nắm vững kiến thức, giảng dạy cho học sinh tự rèn luyện giải toán ở nhà là cần thiết, học sinh yêu thích môn học, các em cảm thấy vừa sức và tự tin trong học toán
- Học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản và biết tính toán
- Phát huy tính tự học ở nhà và soạn bài trước ở nhà của tất cả học sinh
- Rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh nhằm phát triển tư duy
- Học sinh yếu có cơ hội thể hiện mình, tự hào hơn về kiến thức mà mình đạt được
2 Dự kiến khả năng áp dụng
- Trên cơ sở chuyên đề “Phụ đạo học sinh yếu kém môn toán lớp 6” của tôi giáo viên có thể điều chỉnh nội giải pháp cho phù hợp với mỗi lớp và thực hiện