1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

chuyên đề phụ đạo học sinh yếu kém môn sinh học 9 về các thí nghiệm của menđen

36 147 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 135,42 KB

Nội dung

Trong những nămqua, sự phát triển về trí tuệ của học sinh ngày càng tăng, nhu cầu học tập các mônhọc ngày càng nhiều, kiến thức của môn Sinh học trong nhà trường cũng khôngngừng được mở

Trang 1

PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG

TRƯỜNG THCS VĨNH THỊNH

(PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM MÔN SINH HỌC 9

VỀ CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN)

Tác giả chuyên đề: Vũ Thị Thúy Mười

Đơn vị: Trường THCS Vĩnh Thịnh

Tháng 11/2019

Trang 2

4 Kết quả khảo sát học sinh khi chưa áp dụng chuyên đề 5

Trang 3

I LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ

Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm có vị trí hết sức quan trọng trong

hệ thống tri thức khoa học của nhân loại, có ý nghĩa thiết thực với đời sống, kinh tế

và xã hội loài người Trong chương trình Sinh học cấp THCS nói chung và Sinhhọc lớp 9 nói riêng, bên cạnh những kiến thức thuộc về lí thuyết được mô tả còn cómảng kiến thức không kém phần quan trọng là bài tập Sinh học

Ngày nay, khối lượng tri thức khoa học trên thế giới phát triển ngày càngmạnh mẽ, chúng ta không thể hi vọng rằng trong thời gian nhất định ở trường phổthông mà có thể cung cấp cho học sinh một kho tàng tri thức khổng lồ mà loàingười đã tích lũy được Vì vậy, nhiệm vụ của người giáo viên ngày nay khôngnhững phải cung cấp cho học sinh một vốn tri thức cơ bản mà quan trọng là cònphải trang bị cho học sinh khả năng tự làm việc, tự nghiên cứu Trong những nămqua, sự phát triển về trí tuệ của học sinh ngày càng tăng, nhu cầu học tập các mônhọc ngày càng nhiều, kiến thức của môn Sinh học trong nhà trường cũng khôngngừng được mở rộng Nhiều nội dung trước đây thuộc chương trình lớp 11 và 12thì hiện nay lại được đưa vào chương trình lớp 9 Chính vì vậy, bộ môn Sinh họclớp 9 không những được mở rộng về lí thuyết mà còn có nhiều dạng bài tập nhằmkiểm tra khả năng vận dụng các kiến thức của học sinh

Việc phụ đạo học sinh yếu kém là một trong những vấn đề quan trọng vàkhông thể thiếu trong mỗi môn học ở các cấp học, là nhiệm vụ cơ bản hàng đầu, làmối quan tâm lớn của các nhà trường Chính vì vậy các nhà trường đang rất quantâm và tìm giải pháp để khắc phục tình trạng này nhằm phát huy tính tích cực củahọc sinh và hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu kém Qua thực tế nhiều năm giảng dạymôn Sinh học lớp 9, tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm và viết thành chuyên

đề:“Phụ đạo học sinh yếu kém môn Sinh học 9 về các thí nghiệm của Menđen”

Trang 4

II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ DẠY VÀ HỌC MÔN SINH HỌC 9

2 Về phía giáo viên

Nguyên nhân học sinh học yếu không phải hoàn toàn là ở học sinh mà mộtphần ảnh hưởng không nhỏ là ở người giáo viên

Trong quá trình giảng dạy, nhiều giáo viên chỉ chú ý đến việc truyền tải chohết nội dung kiến thức của bài học mà ít chú ý đến cách dẫn dắt học sinh tìm hiểu,khám phá và lĩnh hội kiến thức, chưa chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng cho họcsinh

Trang 5

Một số giáo viên chuẩn bị bài giảng chưa thật chu đáo, chưa bám sát kiếnthức trọng tâm của bài học Nhiều khi giáo viên còn chưa quan tâm hết đến các đốitượng học sinh trong lớp, chỉ chú ý đến những học sinh khá, giỏi.

3 Về phía phụ huynh

Vĩnh Thịnh là xã có nền kinh tế nông nghiệp, đa số các bậc phụ huynh đều

là làm ruộng do đó trình độ nhận thức của phụ huynh còn hạn chế nên phần lớnphụ huynh chỉ quan tâm theo cách riêng của mình như tạo điều kiện cho con emmình đến lớp Nhưng chưa có biện pháp theo dõi quá trình đi học, chưa có biệnpháp giúp con học ở nhà, chưa kiểm tra được khả năng tiếp thu của con em ởtrường học cũng như chưa kiểm tra thời gian học hành của con em tại nhà dẫn đếnchất lượng học tập không cao

Nhiều phụ huynh còn thiếu quan tâm đến việc học tập con em, phó mặc mọiviệc cho nhà trường và thầy cô

Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảmkhiến trẻ không chú tâm vào việc học tập

Trang 6

HS SL % SL % SL % SL % SL %Chất

lượng đầu

năm

III ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, DỰ KIẾN THỜI GIAN

- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh yếu kém bộ môn Sinh học 9

- Phạm vi nghiên cứu: Chương I: Các thí nghiệm của Men Đen

- Dự kiến thực hiện trong 6 tiết học (1 tiết lí thuyết, 5tiết bài tập)

IV CÁC GIẢI PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM

1 Phân loại đối tượng học sinh

Ngay từ đầu năm học, căn cứ vào kết quả bài khảo sát chất lượng đầu nămhoặc kết quả học tập của học sinh ở năm học trước, giáo viên cần lập danh sáchhọc sinh yếu kém bộ môn mình để nắm bắt từng đối tượng học sinh

Giáo viên cần xem xét, phân loại những học sinh yếu đúng với những đặcđiểm nhận thức của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp Một số vấn đềthường hay gặp ở các em là: Sức khoẻ yếu, khả năng tiếp thu bài chậm, lười học,thiếu tự tin, nhút nhát, …

2 Xây dựng môi trường học tập thân thiện

Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần thiết để những giải pháp đạthiệu quả cao Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười… giáo viên tạo sự gầngũi, cảm giác an toàn đối với học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong họctập, trong cuộc sống của bản thân mình

Trang 7

Phải nắm được tâm lý học sinh yếu kém, vì kiến thức bị hổng không theokịp kiến thức của các bạn dẫn đến ngày càng chán nản, buông thả Từ nguyên nhân

đó, giáo viên phải luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không

gò bó, không áp đặt, không mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, đừng

để cho học sinh cảm thấy sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu và tôntrọng mình

Bên cạnh đó, giáo viên phải là người đem lại cho các em những phản hồitích cực Ví dụ như giáo viên nên thay chê bai bằng động viên, khen ngợi, giáoviên tìm những việc làm mà em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi,hoặc cho điểm cao để khuyến khích các em

3 Đối với học sinh

Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh, tạo cho học sinh sựhứng thú trong học tập, từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên Trong mỗitiết dạy, giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy đượcứng dụng và tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn Từ đây, các em sẽ yêuthích và say mê khám phá tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức.Bên cạnh đó, giáoviên phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hoàn cảnh gia đình và nề nếp sinhhoạt, động viên, khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập, giúp các em thấy đượctầm quan trọng của việc học

4 Đối với giáo viên

Sau khi tìm hiểu được nguyên nhân học sinh yếu kém của lớp, căn cứ vàođịnh hướng phụ đạo của tổ, vào cấu trúc đề kiểm tra, thi học kì của Sở GD&ĐTcấu trúc đề thi thời khóa biểu của lớp, giáo viên tiến hành xây dựng kế hoạchphụ đạo (trái buổi, ít nhất 1 tiết/tuần)

Trang 8

Giáo viên tham mưu với BGH và xây dựng kế hoạch phụ đạo phù hợp.

Để dạy tốt phụ đạo học sinh yếu kém trong lớp học đại trà giáo viên cầnđịnh hướng nội dung, kỹ năng và phương pháp cụ thể

+ Tiến hành dạy:

Trước khi tiến hành giảng dạy bài mới giáo viên kiểm tra lại kiến thức cũcác em yếu kém của các nhóm đã chuẩn bị ở nhà (kiến thức dặn dò ở tiết trước) đểnhận xét, so sánh và tuyên dương gây được hưng phấn khi bước vào tiết học mới

Giáo viên phải phân bố được thời gian và định hướng trước tình huống họcsinh trả lời để có hướng chủ động giải quyết, chỉ ra những sai sót, nhầm lẫn củahọc sinh Trong quá trình dạy học, giáo viên cần quan tâm đặc biệt đến đối tượnghọc sinh yếu kém trong mỗi tiết học, dành cho những học sinh này những câu hỏi

Trang 9

dễ, những bài tập đơn giản để tạo điều kiện cho các em được tham gia trình bàytrước lớp Đặc biệt, khi trả lời cần được tuyên dương trước lớp nhằm khích ngọnlửa học tập trong lòng các em, đồng thời đẩy mạnh tư tưởng phấn đấu trong em.

Giáo viên chọn lựa, sử dụng các phương pháp, phát huy tính tích cực, chủđộng của học sinh trong học tập và phát huy khả năng tự học Hoạt động hóa việchọc bằng những phương pháp dẫn dắt cho học sinh tự thân trải nghiệm chiếm lĩnhtri thức, tận dụng ưu thế của từng phương pháp dạy học tích cực, chú trọng phươngpháp dạy học

Giáo viên khắc sâu kiến thức trọng tâm và cách học và lưu nhớ kiến thứcdưới dạng tổng quát cơ bản làm nền tảng cho việc vận dụng học tập và làm bài tập

ở nhà

+ Củng cố:

Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi để khẳng định sự nhận thức, lĩnh hội kiếnthức của học sinh hoặc dưới dạng bài tập trắc nghiệm khách quan

Hệ thống hóa kiến thức dưới dạng các câu hỏi, sơ đồ tư duy

Giáo viên có thể tổ chức các buổi phụ đạo cho những học sinh yếu khi cácbiện pháp giúp đỡ trên lớp chưa mang lại hiệu quả cao Trong các buổi này, giáoviên chủ yếu kiểm tra việc lĩnh hội các kiến thức giảng dạy trên lớp, nếu thấy các

em chưa nắm vững kiến thức thì cần tiến hành ôn tập, củng cố kiến thức để các emhiểu rõ và nắm chắc hơn

Giáo viên cũng có thể phân công cho những học sinh khá, giỏi thườngxuyên giúp đỡ các bạn yếu, kém về phương pháp học tập, cách vận dụng kiếnthức,

5 Đối với nhà trường

Luôn có kế hoạch cụ thể cho công tác phụ đạo học sinh yếu, kém

Trang 10

Quan tâm sát sao tới công tác phụ đạo học sinh.

Cùng giáo viên có biện pháp giáo dục với những học sinh có ý thức họckém

Có kế hoạch dự giờ thăm lớp rút kinh nghiệm, tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợkịp thời

6 Đối với gia đình

Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường

Cần thường xuyên quan tâm việc học tập ở trường và bố trí thời gian học ởnhà của con em mình

Đi họp phụ huynh theo định kỳ, theo dõi sổ liên lạc để trao đổi với giáo viên

và nắm bắt kịp thời việc học tập của con em mình

Cung cấp các dụng cụ sách vở đầy đủ để các em học tốt

V HÌNH THỨC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM

* Tổ chức các tiết dạy phụ đạo có hiệu quả

Phụ đạo với số lượng học sinh vừa phải, quản lí học sinh chặt chẽ, thay đổiphương pháp để tạo sự hấp dẫn Theo sự thống nhất, tiết dạy phụ đạo thường tiếnhành theo các bước sau:

1 Ôn tập với chủ đề

Bước 1: Phát vấn học sinh ôn tập kiến thức trọng tâm bằng sơ đồ tư duy, đoạnclip…

Bước 2: Học sinh tái hiện lại kiến thức (bằng cách lên ghi bảng, ghi vào phiếu họctập hoặc đọc…) theo yêu cầu của giáo viên

Bước 3: Nhận xét, rút kinh nghiệm về những nội dung chưa đạt của học sinh

2 Ôn tập kiến thức kết hợp với đối thoại thực hành

Khi ôn giáo viên tung ra các vấn đề sau đó cùng tranh luận, giải đáp với họcsinh Thầy nêu trò trả lời Trò đặt vấn đề, thầy giải đáp thắc mắc, sau đó cho họcsinh thực hành bài ở phần đã ôn tập Ôn tập thực hành đối thoại học sinh cảm thấyrất thoải mái như đang tham gia trò chơi tìm hiểu kiến thức Sinh học, giúp các emnắm bắt kiến thức, có khả năng nhận xét đánh giá, tăng khả năng nhận xét, so sánh

Trang 11

3 Một số dạng câu hỏi thực hành trong ôn tập

Để các phương pháp ôn tập trên đạt hiệu quả cao đòi hỏi người dạy phảităng khả năng thực hành cho học sinh bằng cách trả lời trực tiếp hoặc viết bài Khisoạn câu hỏi phải đảm sự phù hợp với đối tượng học sinh và đạt các mức độ yêucầu như nhận biết, thông hiểu, vận dụng

VI NỘI DUNG PHỤ ĐẠO CỤ THỂ

1 Những kiến thức lí thuyết cơ bản

1.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của Menđen:

- Đối tượng nghiên cứu di truyền của Menđen: Đậu Hà lan (2n = 14)

+ Tự thụ phấn nghiêm ngặt -> dễ tạo dòng thuần

+ Thời gian sinh trưởng ngắn (3 tháng)

+ Có nhiều tính trạng tương phản -> dễ phân tích kết quả thí nghiệm

- Menđen dùng phương pháp phân tích thế hệ lai :

+ Tạo dòng thuần chủng, lai các dòng thuần khác nhau về một hoặc một sốcặp tính trạng tương phản, theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng

+ Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được, rút ra các quy luật

di truyền

- Một số khái niệm:

+ Tính trạng : Đặc điểm, hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể

+ Cặp tính trạng tương phản : là hai trạng thái biểu hiện trái ngược của 1tính trạng

+ Nhân tố di truyền (gen, alen) : quy định các tính trạng

+ Giống (dòng) thuần chủng : là giống có đặc tính di truyền đồng nhất

+ Kiểu hình là tổ hợp các tính trạng của cơ thể

+ Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện ở F1

+ Tính trạng lặn là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện

+ Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào cơ thể

Trang 12

+ Thể đồng hợp có kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau (AA, aa).+ Thể dị hợp có kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau(Aa).

1.2 Các quy luật di truyền của Menđen

* Quy luật phân li

- Bản chất : Sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong giảmphân

- Kết quả: Khi lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuầnchủng tương phản thì:

+ F1 đồng tính (Chỉ biểu hiện tính trạng 1 bên bố hoặc mẹ)

+ F2 phân tính theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn

- Giả thuyết:Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định (gen, alen).

- Cơ chế di truyền các tính trạng: quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh

- Thí nghiệm: Quy ước A – Hoa đỏ , a – Hoa trắng

Pt/c Hoa đỏ (AA) x Hoa trắng (aa)

* Quy luật phân li độc lập: Phép lai 2 cặp tính trạng tương phản

- Bản chất: sự phân li độc lập của các alen về các giao tử trong quá trìnhgiảm phân

- Thí nghiệm:

Trang 13

Pt/c: Hạt vàng, trơn x Hạt xanh, nhăn

+ Nguyên nhân: Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp tính trạng

ở P, làm xuất hiện kiểu hình khác P

- Ý nghĩa:

+ Quy luật phân li độc lập tạo ra lượng lớn BDTH cung cấp nguyên liệu chotiến hóa (giải thích sự đa dạng, phong phú của sinh giới)

- Có thể dự đoán được kết quả phép lai -> có ý nghĩa trong chọn giống

* Công thức tổng quát: Với n cặp gen dị hợp:

+ Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội (đồng hợp lặn) = 1/16

+ Tỉ lệ kiểu gen dị hợp 2 cặp (giống bố mẹ) = 4/16

+ Tỉ lệ kiểu hình trội về 2 tính trạng (giống bố mẹ) A-B- = 9/16

+ Tỉ lệ kiểu hình lặn về 2 tính trạng = 1/16

Trang 14

+ Tỉ lệ kiểu hình có BDTH = 6/16.

- Lai phân tích: Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định

kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn:

+ Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu genđồng hợp

+ Nếu kết quả phép lai phân tính theo tỉ lệ 1:1 thì cá thể mang tính trạng trội

- Ý nghĩa của tương quan trội - lặn:

+ Tính trạng trội thường là tính trạng tốt vì vậy trong chọn giống phát hiện tínhtrạng trội để tập hợp các gen trội quý vào 1 kiểu gen, tạo giống có ý nghĩa kinh tế

+ Trong chọn giống, để tránh sự phân li tính trạng, xuất hiện tính trạng xấuphải kiểm tra độ thuần chủng của giống

2 Một số dạng bài tập di truyền thường gặp

2.1 Bài tập tìm số loại giao tử và kiểu gen của các loại giao tử

Phương pháp giải

- Số loại giao tử = 2n (n – số cặp gen dị hợp)

- Muốn xác định kiểu gen của giao tử, chúng ta kẻ sơ đồ phân nhánh.Cặpgen dị hợp có 2 nhánh, cặp gen đồng hợp có 1 nhánh Giao tử là các gen từ gốcđến ngọn

Bài tập vận dụng

Bài tập 1: Hãy xác định số loại giao tử và kiểu gen giao tử của các cơ thể

sau: AA, aa, Aa, AaBb,

Hướng dẫn giải:

Trang 15

* Cơ thể có kiểu gen AA là đồng hợp hay dị hợp? Giảm phân cho ra mấyloại giao tử đó là giao tử nào?

- Cơ thể có kiểu gen AA là cặp gen đồng hợp khi giảm phân chỉ cho ra 1 loạigiao tử là A

* Tương tự cơ thể có kiểu gen aa(cặp gen đồng hợp) khi giảm phân chỉ cho

ra 1 loại giao tử là a

* Cơ thể có kiểu gen Aa là đồng hợp hay dị hợp?Giảm phân cho ra mấy loạigiao tử? Đó là các loại giao tử nào?

- Cơ thể Aa có 1cặp gen dị hợp nên sẽ có 21= 2 loại giao tử

- 2 loại giao tử đó là:1A: 1a

* Cơ thể có kiểu gen AaBb dị hợp về mấy cặp gen, cho ra mấy loại giao tử?

- Cơ thể có kiểu gen AaBb có 2 cặp gen dị hợpAa, Bbnên sẽ có 22= 4 loạigiao tử,

- Ta kẻ sơ đồ nhánh

BAB

A b Ab BaB

a b  ab

=> 4 loại giao tử đó là: AB, Ab, aB, ab

2.2 Bài tập tìm số kiểu tổ hợp giao tử, số loại kiểu gen, số loại kiểu hình

Phương pháp giải:

- Muốn tìm số loại kiểu gen, số loại kiểu hình, tỉ lệ kiểu hình của một phép

lai thì phải viết giao tử của phép lai đó sau đó tiến hành kẻ bảng để tìm đời con

- Số kiểu tổ hợp giao tử = số loại giao tử đực x số loại giao tử cái

- Số loại kiểu gen = tích số loại kiểu gen của mỗi cặp gen

- Số loại kiểu hình = tích số loại kiểu hình của mỗi cặp tính trạng

Bài tập vận dụng

Trang 16

Bài tập 1: Cho biết A quy định cây thân cao trội hoàn toàn so với a quy định

cây thân thấp Hãy xác định số loại kiểu gen, số loại kiểu hình, tỉ lệ kiểu hình củacác phép lai sau:

- Cả hai bên cơ thể Aa giảm phân cho 2 loại giao tử là A và a

- Viết sơ đồ lai

- Cơ thể Aa là đồng hợp hay dị hợp ? các giao tử được tạo ra là gì?

Cơ thể Aa dị hợp 1 cặp gen nên số loại giao tử tạo ra là 21 = 2 loại A, a

- Cơ thể aa là đồng hợp hay dị hợp? khi giảm phân tạo ra mấy loại giao tử?

Cơ thể aa đồng hợp chỉ cho ra 1 loại giao tử a

- Viết sơ đồ lai

P: ♂ Aa x ♀ aa

G: A : a a

F1:

Trang 17

Bài tập2:Ở một loài thực vật cho biết mỗi gen quy đinh một tính trạng và

trội hoàn toàn Ở phép lai ♂AaBb x ♀Aabb Hãy cho biết: Đời con có bao nhiêukiểu tổ hợp giao tử?

Hướng dẫn:

- Cơ thể có kiểu gen AaBb là đồng hợp hay dị hợp? Dị hợp mấy cặp gen?Khi giảm phân cho ra mấy loại giao tử?

- Cơ thể ♂AaBb có 2 cặp gen dị hợp nên tạo ra 4 loại giao tử

- Cơ thể ♀ Aabb đồng hợp hay dị hợp? Dị hợp mấy cặp gen? Khi giảm phâncho ra mấy loại giao tử?

- Cơ thể ♀ Aabb có 1 cặp genđồng hợp (bb), 1 cặp gen dị hợp (Aa) nên tạo

ra 21 =2 loại giao tử

- Số kiểu tổ hợp giao tử = số loại giao tử đực x số loại giao tử cái

 Số kiểu tổ hợp giao tử = 4♂ x 2♀ = 8 kiểu tổ hợp giao tử

2.3 Nhận dạng bài toán thuộc quy luật Men đen

a Trường hợp 1:

Nếu đề bài đã nêu điều kiện nghiệm đúng của định luật Men đen: Mỗi tínhtrạng do 1 gen quy định; mỗi gen nằm trên 1 nhiễm sắc thể hay các cặp gen nằmtrên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau (đối với lai hai hay nhiều tínhtrạng)

b Trường hợp 2:

Nếu đề bài đã xác định tỷ lệ phân li kiểu hình ở đời con

Trang 18

- Khi lai 1 cặp tính trạng (do 1 cặp gen quy định) cho kiểu hình là một trongcác tỷ lệ sau: 100% (đồng tính); 1: 1; 3 : 1;

- Khi lai hai hay nhiều tính trạng cho kiểu hình là một trong các tỷ lệ sau:(1:1)n ; (3 : 1)n;

- Khi lai 2 cặp tính trạng mà tỷ lệ một kiểu hình được biết bằng hoặc là bội

số của 6,25 % (hoặc 1/16); khi lai n cặp tính trạng mà từ tỷ lệ của kiểu hình đã biếtcho phép xác định được số loại giao tử của bố (hoặc mẹ) có tỷ lệ bằng nhau vàbằng hoặc là ước số của 25%

2.3.1 Bài tập về phép lai một cặp tính trạng

Bài 1: Ở cà chua, dạng quả do một cặp gen quy định Lai cây quả tròn với

cây quả bầu dục, ở F1 thu được 100% cây quả tròn Tiếp tục cho các cây F1 lai vớinhau để được F2, viết sơ đồ lai từ P đến F2 Biết không có đột biến xảy ra

Hướng dẫn học sinh giải theo từng bước:

Ngày đăng: 03/06/2020, 22:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Trần Quý Thắng, Phạm Thị Thanh Hiền (2008), Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Sinh học Trung học Cơ sở, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề đổi mới phươngpháp dạy học môn Sinh học Trung học Cơ sở
Tác giả: Trần Quý Thắng, Phạm Thị Thanh Hiền
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2008
6. Vụ Giáo dục Trung học (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004 – 2007) môn Sinh học, quyển 1, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viênTHCS chu kì III (2004 – 2007) môn Sinh học
Tác giả: Vụ Giáo dục Trung học
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
14. Vụ Giáo dục Trung học (2007), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004 – 2007) môn Sinh học, quyển 2, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viênTHCS chu kì III (2004 – 2007) môn Sinh học
Tác giả: Vụ Giáo dục Trung học
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chỉ thị số 55/2008/CT - BGDĐT (30/09/2008) về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng Công nghệ thông tin trong ngành Giáo dục giai đoạn 2008 – 2012 Khác
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục kĩ năng sống trong môn sinh học ở trường THCS, NXB Giáo dục Việt Nam Khác
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án Việt - Bỉ (2010), Dạy và học tích cực, một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, NXB Đại học Sư phạm Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w