1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm với học sinh lớp một

26 108 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 233,5 KB

Nội dung

Bởi vậy, người gần gũi nhiều nhất với các em học sinh,người luôn ở bên cạnh giải đáp mọi khó khăn thắc mắc của các em, người màcác em kính trọng và yêu quí nhất, người mà được các em xem

Trang 1

M C L CỤC LỤC ỤC LỤC

Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến 3

6.Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 4

7.1.1 Vị trí , vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp và công tác chủ

nhiệm lớp

5

7.1.3 Đặc điểm tâm lí và nhận thức của học sinh lớp 1 6

7.4.3 Tìm hiểu, nắm vững tình hình học sinh lớp chủ nhiệm 11

9.Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 22

Trang 2

9.1.Đối với nhà trường 229.2 Đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp 23

10.1.Đánh giá kết quả do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả 2410.2.Đánh giá kết quả do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của trường

Trang 3

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

“Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm với học

sinh lớp Một ”

1 Lời giới thiệu :

Giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mụcđích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và ngườiđược giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người Giáo dục làquá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thànhniềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong

xã hội Khi bàn về vai trò yếu tố giáo dục trong sự phát triển nhân cách conngười, Bác Hồ đã viết trong bài thơ “Nửa đêm” (trích “Nhật ký trong tù”):

“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên”

Theo quan niệm của Hồ Chí Minh con người ta khi mới sinh ra vốn bảnchất là tốt, nhưng chỉ sau do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng

sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện,

ác khác nhau Câu nói của người xưa trong Tam Tự Kinh: “Nhân chi sơ, tínhbản thiện” đã từng được Người nhắc lại nhiều lần trong các bài viết, bài nóichuyện Theo Người con người sinh ra bản chất là tốt, song trong xã hội luôn cóthiện và có ác nên trong bản thân mỗi con người cũng có thiện và ác Cái ác có

là do ảnh hưởng của xã hội và sự biến đổi của mỗi người Do đó, giáo dục làmmột nhiệm vụ vô cùng cần thiết là rèn luyện, biến đổi dần dần tính cách conngười, hướng người ta đến sự hoàn thiện của một nhân cách tốt đẹp, xây dựngmột xã hội với những con người có ích và hướng thiện

Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định sự nghiệp trồng ngườikhông chỉ là sự nghiệp của toàn nhân loại nói chung mà còn của toàn Đảng, toàndân ta nói riêng Đối với nước ta, giáo dục được xác định là “quốc sách hàngđầu”, là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi sự thành đạt của một con người, sựphát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc vào kết quảcủa hoạt động giáo dục “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm nămtrồng người” Hơn thế, trong một thời đại hội nhập kinh tế, thời đại công nghệthông tin phát triển như vũ bão hiện nay thì giáo dục lại vô cùng cần thiết Làmthế nào để những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài? Làm thếnào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Đây chính là trách nhiệmchung của toàn xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục, đặc biệt làcủa người giáo viên chủ nhiệm lớp – người trực tiếp và thường xuyên nhất tiếp

Trang 4

xúc với các em học sinh Bởi vậy, người gần gũi nhiều nhất với các em học sinh,người luôn ở bên cạnh giải đáp mọi khó khăn thắc mắc của các em, người màcác em kính trọng và yêu quí nhất, người mà được các em xem như là cha là mẹkhông ai khác chính là người giáo viên chủ nhiệm lớp.

Là một giáo viên chủ nhiệm lớp ai cũng rất mong muốn học trò của mình

là những con ngoan, trò giỏi, tài đức vẹn toàn để sau này lớn lên các em tự tin,năng động, bản lĩnh bước vào đời, trở thành những người công dân có ích cho

xã hội

Về bản thân, giáo viên đều rất mong muốn mình là người đồng nghiệpđược tin yêu, được phụ huynh tin tưởng khi gửi gắm con em mình đến để giáodục, dạy dỗ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường tiểu học nóichung và của lớp 1 nói riêng.Chính vì lí do đó mà tôi chọn nội dung SKKN:

“Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm với học sinh lớp Một ” làm đề tài sáng kiến của mình.

2 Tên sáng kiến:

“Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả trong công tác chủ nhiệm với họcsinh lớp Một ”

3 Tác giả sáng kiến:

- Họ và tên: Phan Thị Nhung

- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Chấn Hưng

- Số điện thoại: 0973807593

E_mail: phannhung9190@gmail.com

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:

- Họ và tên: Phan Thị Nhung

Trang 5

7 1.1.Vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp và công tác chủ nhiệm lớp:

Giáo viên chủ nhiệm là người được Hiệu trưởng phân công chịu tráchnhiệm phụ trách một lớp Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởngchịu trách nhiệm quản lý toàn diện lớp học từ giáo dục văn hóa cho đến giáo dụcđạo đức nhân cách Chính vì thế có thể nói giáo viên chủ nhiệm là cầu nối đachiều giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường với tập thể học sinhlớp chủ nhiệm

Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp học, là người góp phần

không nhỏ hình thành và nuôi dưỡng nhân cách học sinh, những chủ nhân tươnglai của đất nước Nói như PGS.TS Đặng Quốc Bảo - Học viện quản lý giáo dục

thì : giáo viên chủ nhiệm lớp là nhà quản lý không có dấu đỏ “nhà quản lý không có dấu đỏ”. ” Ngày nay, với

sự nhận thức ngày càng đúng đắn và sâu sắc về giáo dục, có thể coi giáo viênchủ nhiệm như một nhà quản lý với các vai trò: Người lãnh đạo lớp học; ngườiđiều khiển lớp học; người làm công tác phát triển lớp học; người làm công tác tổchức lớp học; người giúp hiệu trưởng bao quát lớp học; người giúp hiệu trưởngthực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của học sinh; người có tráchnhiệm phản hồi tình hình lớp Một người giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ góp phầnxây dựng nên một tập thể lớp giỏi, nhiều tập thể lớp giỏi sẽ xây dựng nên mộtnhà trường vững mạnh

Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường - gia đình và xã hội Nếu thực hiện thành công công tác chủ nhiệm sẽ góp phần giáo dục học sinh sau nàytrở thành thế hệ trẻ năng động, sáng tạo và tài năng

7 1.2 Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:

Thứ nhất, giáo viên chủ nhiệm phải là người lãnh đạo, điều khiển lớp học,bao quát toàn bộ các phương diện của lớp học, thực hiện việc kiểm tra, đánh giá

sự tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của học sinh

Thứ hai, giáo viên chủ nhiệm phải là cầu nối giữa Ban Giám hiệu nhàtrường, các tổ chức trong trường, các giáo viên với tập thể học sinh lớp chủnhiệm Nói cách khác, giáo viên chủ nhiệm phải là người đại diện cho cả haiphía là đại diện cho các lực lượng trong nhà trường và đại diện cho tập thể họcsinh lớp chủ nhiệm về mọi mặt một cách hợp lí

Thứ ba, giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ giáo dục học sinh thông qua tập thể giúp các em hiểu và giải quyết mối liên hệ giữa cá nhân với tập thể quaviệc phân công nhiệm vụ một cách kịp thời cân đối, giúp học sinh tự giải quyếtnhững vấn đề gắn liền với hoạt động xã hội, hoạt động tập thể như cắm trại,tham quan, sinh hoạt đội, sinh hoạt chủ điểm hàng tháng qua các tiết hoạt độngngoài giờ Giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức các hoạt động tập thể như: Tham

Trang 6

quan, thăm hỏi, giúp đỡ công việc gia đình của những em học sinh có hoàn cảnhkhó khăn, neo đơn giáo viên chủ nhiệm phải biết cách tổ chức, lôi cuốn học sinhvào hoạt động tập thể để giáo dục dễ dàng, có hiệu quả hơn.

7.1.3 Đặc điểm tâm lí và nhận thức của học sinh lớp 1

Thứ nhất, chú ý có chủ định (tức chú ý có ý thức, chú ý vào việc học tập)

của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế Ở giai đoạnnày chú ý không chủ định (chú ý tự do) chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định Sựtập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, dễ bị phân tán bởi những

âm thanh, sự kiện khác ngoài nội dung học tập Trẻ thường quan tâm chú ý đếnnhững môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn có nhiều tranhảnh, trò chơi,… Thời gian chú ý có chủ định chỉ kéo dài tối đa từ 25 đến 30phút Do đó, ở lớp 1, giáo viên thường sử dụng các dụng cụ học tập trực quan,nhiều màu sắc hấp dẫn, sinh động để thu hút sự chú ý của học sinh

Thứ hai, tri giác các em mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính

không ổn định, tri giác thường gắn với hình ảnh trực quan Vì vậy, chúng ta cầnphải thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang màu sắc, tích chất đặc biệt, khác

lạ so với bình thường, khi đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực vàchính xác

Thứ ba, tưởng tượng của học sinh lớp 1 đã phát triển phong phú hơn so với

trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng nhiều Tuynhiên, tưởng tượng của các em vẫn còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi

Thứ tư, hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo Khi trẻ vào

lớp 1 bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khảnăng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới xung quanh và tự khám phá bản thânthông qua các kênh thông tin khác nhau

Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và

lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng củatrẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viếtcủa trẻ Thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự pháttriển trí tuệ của trẻ

Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng như vậy nên các nhà giáo dục phải traudồi vốn ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này bằng cách hướng hứng thú của trẻvào các loại sách báo có lời và không lời, có thể là sách văn học, truyện tranh,truyện cổ tích, báo nhi đồng…

Thứ năm, trong giai đoạn lớp 1, ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt

và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa Nhiều học sinh chưa biết tổ chức

Trang 7

việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biếtcách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu.

Thứ sáu, ở đầu tuổi tiểu học hành vi mà trẻ thực hiện còn phụ thuộc nhiều

vào yêu cầu của người lớn (học để được bố mẹ thưởng, học để được cô giáokhen, quét nhà để được ông cho tiền,…) Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với việcthực hiện hành vi ở các em còn yếu Đặc biệt các em chưa đủ ý chí để thực hiệnđến cùng mục đích đã đề ra nếu gặp khó khăn

Để bồi dưỡng năng lực ý chí cho học sinh tiểu học đòi hỏi ở người giáo viên sựkiên trì bền bỉ trong công tác giáo dục, muốn vậy thì trước hết mỗi bậc cha mẹ,thầy cô phải trở thành tấm gương về nghị lực trong mắt trẻ

Học sinh lớp 1còn rất non nớt, các em sống trong những gia đình có hoàncảnh khác nhau, nếp sống khác nhau nên nhận thức và nếp sống cũng khác nhau.Đặc biệt tư duy trẻ lớp 1 cũng rất cụ thể và cảm tính Các em rất ham hiểu biết,thích bắt chước, hiếu động, khả năng tập trung chú ý chưa cao Năm đầu tiênbước vào trường Tiểu học, trẻ rất bỡ ngỡ với việc chuyển hoạt động chủ đạo từvui chơi sang hoạt động học tập, đặc biệt rất dễ xúc động với các yêu cầu và quytắc của trường học

7.2 Cơ sở thực tiễn

- Học sinh lớp Một đã lớn hơn một chút so với trẻ mẫu giáo cả về nhận thức

và thể lực Song trẻ vẫn còn mang đậm phong cách của lứa tuổi nhỏ: thíchnghịch, thích chơi Vậy làm thế nào để người giáo viên chủ nhiệm lớp dần đưacác em vào chiều hướng tích cực học tập để hoàn thành bài học ở lớp Một màkhông khiến cho học sinh căng thẳng, không tạo áp lực cho các em? Đó là cảmột nghệ thuật mà người giáo viên dạy lớp một không chỉ dạy chữ mà còn phảibiết dỗ trẻ Giáo viên phải nắm vững tâm lí của trẻ để động viên , khích lệ các

em ham mê học hành, giảm dần hoạt động, tâm lí vui chơi là chính ở lứa tuổimẫu giáo mà dần chuyển vào guồng quay của việc học

- Trẻ em rất hiếu động, dễ tin và nghe lời cô giáo song cũng rất nhanh quên.Các em cũng đã biết phân biệt đúng sai, biết xử lí được tình huống đơn giản, biếtnói lên ý kiến của mình, nhận ra một mẫu hành vi trong bài học

- Qua nghiên cứu thực tế, tôi thấy không phải ai , không phải giáo viên nàocũng làm tốt công tác chủ nhiệm lớp Bởi vì công tác này đòi hỏi người giáoviên cần có một nghệ thuật Không chỉ cần chuyên môn vững đảm bảo dạy tốtcho các em những trí thức cần thiết của lớp mình phụ trách mà còn cần một tấmlòng yêu trẻ, một sự nhiệt tình trong công tác, nắm bắt đặc điểm tấm lí của từng

em để có thể đưa ra biện pháp giáo dục phù hợp

Trang 8

- Năm học 2016 – 2017 tôi được phân công dạy và chủ nhiệm lớp 1D Quatìm hiểu tôi thấy lớp 1D có đặc điểm như sau:

a, Thành phần: Lớp có 37 em: 21 nữ, 16 nam Học sinh rong lớp không đồng

đều cả về thể lực cũng như học lực

b, Về địa dư: Các em ở dàn trải cả 7 thôn trong xã, hầu hết gia đình các em đều

làm ruộng

c, Về đạo đức: Nhìn chung các em ngoan song chưa tự giác, hiếu động, một số

còn nhút nhát, một số lại nghịch ngợm, hứa rồi xin lỗi nhưng lại mắc khuyếtđiểm, một số lại hay nói tự do, nghĩ sao là nói vậy cho dù đang học hay đangchơi

d,Về học tập: Qua kết quả tuyển sinh cũng phần nào phản ánh được kết quả học

tập của các em Lớp có một số em học lực rất tốt nhưng ngược lại có những emhọc sinh rất yếu không thuộc bảng chữ cái,không nắm được các nét cơ bản,không tô nổi chữ, không đếm được từ 1 đến 10…

7.3 Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp

7.3.1.Ưu điểm:

Giáo viên chủ nhiệm có trình đào tạo trên chuẩn, tuổi đời còn trẻ, có tinh

thần trách nhiệm cao, nhiệt tình với học sinh, nhận thức được vai trò của ngườithầy, có khả năng nắm được mục tiêu, kiến thức, dạy tốt lớp phụ trách, lập được

kế hoạch giáo viên chủ nhiệm lớp

Đa số học sinh ngoan, có ý thức học tập tốt, tích cực tham gia các hoạtđộng của lớp, của nhà trường

Vì các em còn nhỏ, hơn nữa lại mới bước vào đầu cấp học nên được bố mẹrất quan tâm, thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình học tập của con

Trang 9

Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ được giao Liên tục nhiều năm qua, lớp tôi chủ nhiệm luôn duy trì sĩ

số 100%, chất lượng về năng lực học tập cũng như phẩm chất của học sinh luôndẫn đầu trong khối và trong toàn trường

7.3.2 Hạn chế:

Giáo viên nhận thức về công tác chủ nhiệm còn hạn chế Khi được phâncông chủ nhiệm lớp thì công việc tìm hiểu nhân cách, tâm lý, hoàn cảnh của họcsinh còn xem nhẹ, qua loa chiếu lệ Công tác phối hợp với các lực lượng giáodục trong và ngoài nhà trường thiếu đồng bộ, không chặt chẽ Giáo viên chưaquan tâm nhiều đến việc giáo dục toàn diện học sinh Hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp, các tiết sinh hoạt tập thể, sinh hoạt 10 phút đầu giờ chưa được chútrọng đúng mức

Ở lứa tuổi này các em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học,chưa có nề nếp, cũng chưa có ý thức tự học ở nhà Đến lớp chưa chú ý vào cáchoạt động học tập, còn thích chơi như ở lớp mẫu giáo, hay chọc ghẹo bạn, haynói leo, nói tự do trong giờ học Một số em còn lười đi học, hay nghỉ học vô lído

Đa số phụ huynh học sinh làm nghề nông, buôn bán, hoặc đi làm ăn xakhông có thời gian quản lý, kiểm tra đôn đốc nhắc nhở việc học hành cho con

em Một số phụ huynh học sinh còn mang tư tưởng "khoán trắng" cho nhàtrường Họ coi việc giáo dục học sinh là trách nhiệm của nhà trường, của cácthầy các cô

7.4 Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp Một 7.4.1.Tự hoàn thiện phẩm chất và năng lực của người giáo viên chủ nhiệm:

Có thể nói thế kỉ thứ XXI là thế kỉ của khoa học công nghệ conngười phải nhanh chóng trở thành trung tâm của sự phát triển, con người vừa làmục tiêu vừa là động lực của sự phát triển Vì vậy người giáo viên phải khôngngừng nâng cao hiệu quả giáo dục để đào tạo thế hệ trẻ có đầy đủ phẩm chất đápứng nhu cầu của xã hội muốn đảm bảo tốt vai trò ấy thì giáo viên nói chung vàgiáo viên chủ nhiệm nói riêng phải có phẩm chất và năng lực phù hợp trong giaiđoạn mới

Thứ nhất, người giáo viên chủ nhiệm lớp phải có lòng yêu nghề mến trẻ,

phải am hiểu nắm bắt sâu sắc chủ trương đường lối giáo dục của Đảng và Nhànước trong thời kì đổi mới, phải có niềm tin ở các em Chính niềm tin ấy sẽ tiếpthêm nghị lực để giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình

Thứ hai là người giáo viên chủ nhiệm phải có “chữ tín” với phụ huynh và

học sinh, phải khéo léo đối xử sư phạm, mà biểu hiện cụ thể là phải tôn trọng và

Trang 10

yêu mến học sinh Khi yêu mến và tôn trọng học sinh thì ta mới thực sự cảm hóađược các em, bởi con đường tác động đến tình cảm theo tôi chỉ là con đườngtình cảm, chúng ta cho như thế nào thì chúng ta cũng sẽ nhận được những tìnhcảm như thế ấy.

Thứ ba, người giáo viên chủ nhiệm lớp phải là người có chuyên môn

vững vàng có tay nghề cao Có dạy tốt, có kiến thức sâu thì học sinh mới phục

và chấp nhận sự giáo dục của mình Mỗi ngày xung quanh chúng ta có baonhiêu là kiến thức mới lạ nếu chúng ta không “Học, học nữa, học mãi” thì sẽkhông theo kịp, không đáp ứng được yêu cầu của thời đại cũng như của họcsinh

Thứ tư là giáo viên chủ nhiệm phải là tấm gương sáng cho các em noi

theo, phải là ngọn đèn soi đường dẫn lối cho các em Vậy muốn làm được điều

đó thì từng lời nói cử chỉ, điệu bộ đến thái độ ứng xử phải có chuẩn mực, đúngđắn tránh để học sinh “Coi nhẹ, xem thường” thực tế cho thấy giáo viên được sựtôn trọng kính yêu của học sinh thì công tác giáo dục sẽ dễ dàng đạt hiệu quả Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm lớp thì đòi hỏi người giáo viên chủnhiệm phải có phẩm chất và năng lực tổng hợp Người giáo viên phải có sự hiểubiết toàn diện nhiều lĩnh vực, có những năng lực chung, năng lực sư phạm, đặcbiệt có những phẩm chất của người cha, người mẹ Người giáo viên phải luônthể hiện mình trước học sinh và phải luôn là tấm gương sáng cho học sinh noitheo Vì mỗi một cử chỉ, một việc làm hay một câu nói của giáo viên đều là mẫu

để học sinh làm theo Ý thức được điều đó tôi luôn cố gắng tự học, tự bồi dưỡngthông qua nghiên cứu tài liệu, tham khảo cách làm của bạn bè đồng nghiệp đểhoàn thiện mình và hiểu rõ về công tác chủ nhiệm, từ đó tìm ra những biện phápthực hiện công tác chủ nhiệm đạt hiệu quả cao nhất

7.4.2 Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm:

- Bất cứ một công việc gì muốn có hiệu quả thì phải có kế hoạch cụ thể, khoahọc Với công tác chủ nhiệm, kế hoạch chủ nhiệm càng cụ thể, khoa học thì khảnăng thực hiện càng cao Để có một kế hoạch hợp lý khả thi, khoa học khi xâydựng kế hoạch chủ nhiệm cần căn cứ vào những vấn đề sau:

+ Căn cứ vào mục tiêu cấp học và lớp học

+ Căn cứ vào nhiệm vụ từng năm học theo định hướng của Bộ Giáo dọc vàĐào tạo, chỉ thị năm học của sở, của phòng giáo dục

+ Mục tiêu nhiệm vụ kế hoạch giáo dục của trường

+ Đặc điểm của học sinh lớp chủ nhiệm

+ Căn cứ vào khả năng, điều kiện tham gia của phụ huynh

Trang 11

+ Mục tiêu kế hoạch công tác của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường + Đặc điểm tình hình của địa phương.

+ Dự báo của giáo viên chủ nhiệm về khả năng phát triển từng mặt của lớp

- Kế hoạch chủ nhiệm được xây dựng theo từng thời gian và từng mặt nộidung giáo dục Đầu tiên là kế hoạch năm Từ kế hoạch năm tôi cụ thể ra từngtháng, từng giai đoạn: Nửa đầu học kỳ một, nửa cuối học kỳ một, nửa đầu học

kỳ hai, nửa cuối học kỳ hai Trong kế hoạch của từng tháng, từng giai đoạn tôiluôn đưa ra những chỉ tiêu phấn đấu, và những biện pháp thực hiện cụ thể Cuốimỗi giai đoạn có đánh giá chi tiết những cái gì đã đạt được để phát huy, nhữngcái gì còn tồn tại để khắc phục

- Các nội dung trong kế hoạch chủ nhiệm cần đưa ra các kế hoạch cụ thể

về chỉ tiêu phấn đấu của lớp về từng mặt hoạt động như: Thực hiện các nề nếphọc tập, rèn luyện, các phong trào phát động thi đua, các cuộc thi, các yêu cầu

về vệ sinh, giữ gìn môi trường trong tuần, tháng yêu cầu các em tham gia thựchiện Thông qua cách làm này các em nắm bắt được những chỉ tiêu phấn đấu, từ

đó phối hợp cùng với giáo viên thực hiện tốt kế hoạch đề ra

7.4.3.Tìm hiểu nắm vững tình hình học sinh lớp chủ nhiệm

K.Đ.Usin nhi đã nói rằng: Muốn giáo dục con người thì phải hiểu conngười về mọi mặt Người giáo viên chủ nhiệm muốn nâng cao chất lượng vàhiệu quả giáo dục của lớp mình thì phải có những biện pháp cụ thể, phù hợp vớilứa tuổi, đặc điểm tâm sinh lý, nhân cách của từng học sinh trong lớp Do đó khinhận lớp công việc đầu tiên của giáo viên là cố gắng nhớ tên tất cả học sinh sau

đó tiến hành tìm hiểu nắm vững tình hình học sinh Nội dung và cách thức tìmhiểu như sau:

*Về nội dung tìm hiểu:

Tìm hiểu tập thể học sinh

Tìm hiểu cá nhân học sinh

Các đặc điểm thể chất của học sinh

Tình hình đặc điểm tâm lý của học sinh

Tình hình đạo đức, học tập của học sinh

Tình hình đặc điểm quan hệ gia đình, xã hội của học sinh

*Cách thức tìm hiểu:

Nghiên cứu hồ sơ học sinh để biết hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp của

bố mẹ

Trang 12

Trao đổi với học sinh để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, xu hướng, sởthích thái độ trong quan hệ tập thể lớp

Trao đổi với các giáo viên khác trong năm học về tình hình chung của lớpcũng như tình hình học tập và rèn luyện của từng học sinh

Trao đổi với các ban đoàn thể khác như với Tổng phụ trách Đội, Ban đạidiện cha mẹ học sinh

Tham gia hoạt động cùng học sinh để tìm hiểu rõ hơn về tinh thần tập thể,

ý thức hợp tác trong công việc chung của những cá nhân học sinh mà giáo viên

có ý định từ trước

Trao đổi với cha mẹ học sinh để có thêm thông tin về học sinh

Tìm hiểu học sinh vừa là việc làm liên tục, thường xuyên, vừa có tính cấpbách trong khoảng thời gian nhất định lại vừa có tính giai đoạn Do vậy giáoviên nên lập kế hoạch tìm hiểu học sinh theo các giai đoạn:

Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn điều tra cơ bản về tình hình học sinh nói

chung, về cá nhân học sinh nói riêng Yêu cầu của giai đoạn này là nhanh chóngnắm bắt sơ bộ tình hình lớp, phân loại đối tượng học sinh để bước đầu có thể đềxuất những tác động sư phạm đối với tập thể lớp

Cách tiến hành: Tôi tổ chức phân loại đối tượng lớp mình theo các nội

dung mà giáo viên chủ nhiệm định hướng tìm hiểu Trong khi tìm hiểu nếu cótrường hợp nào chưa rõ thì cần nghiên cứu, thu thập thông tin khách quan để cóđánh giá nhận định chính xác Có thể trao đổi ngay với học sinh hoặc yêu cầucha mẹ học sinh nhất là trường hợp có vấn đề

Giai đoạn 2: Kiểm nghiệm trên thực tế phân loại học sinh đã đúng chưa?

Tiếp tục điều chỉnh sự phân loại nếu có

Cách tiến hành:

Trò chuyện với học sinh, với giáo viên dạy lớp mình phụ trách về một vàiđối tượng học sinh cần phải xem xét lại Qua trao đổi với học sinh, giáo viên cóthể hiểu biết thêm về đối tượng giáo dục của mình, trong quan hệ với bạn bè,

những nét cá tính đặc biệt, những khả năng sở trường, hoàn cảnh giáo dục.

Thăm gia đình học sinh để nắm bắt cụ thể hơn, sâu sắc hơn về hoàn cảnh

gia đình, những tích cách của học sinh đồng thời là dịp để bàn bạc với gia đìnhnhững biện pháp giáo dục con cái họ

Quan sát đối tượng giáo dục đồng thời bổ sung thêm kế hoạch công tácchủ nhiệm những nội dung, biện pháp giáo dục cần thiết

Trang 13

Kết thúc giai đoạn, giáo viên đã có những nhận định về từng học sinh,phân loại học sinh tương đối chính xác.

Giai đoạn 3: Giai đoạn hoàn chỉnh việc tìm hiểu học sinh Khẳng định

việc tìm hiểu học sinh là thường xuyên trong suốt năm học giúp nâng cao trình

độ sư phạm của giáo viên trong công tác giáo dục học sinh Giai đoạn này khádài nên việc tìm hiểu học sinh chia thành định kỳ và thường xuyên Nếu làthường xuyên thì tiến hành tìm hiểu học sinh bằng hình thức: quan sát học sinhqua các hoạt động, nghiên cứu kết quả học tập, qua sổ nhận xét, sổ liên lạc, bàikiểm tra, các sản phẩm học sinh tự làm; tham dự các cuộc họp lớp, tổ để tìmhiểu về đối tượng Tìm hiểu định kỳ tức là đối tượng được nghiên cứu tại mộtthời điểm xác định chẳng hạn như giữa học kỳ, cuối học kỳ

Sau khi tìm hiểu nắm được tình hình học sinh thông qua giai đoạn 1 giáoviên tiến hành phân học sinh vào các tổ và lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp đủ uy tín

sự đồng đều giữa các tổ Có nghĩa là mỗi tổ sẽ có các đối tượng học sinh có họclực, ý thức chấp hành nội quy khác nhau Nói cách khác, mỗi tổ có nhiều đốitượng: có học sinh học chưa tốt, có học sinh học tốt, học sinh ở địa

bàn xa - gần, có học sinh ngoan- học sinh chưa ngoan

b,Lựa chọn 1 đội ngũ cán bộ lớp đủ uy tín và có năng lực điều khiển tập thể lớp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho đội ngũ cán bộ lớp

Việc lựa chọn một đội ngũ cán bộ lớp đủ uy tín và có năng lực điều khiểntập thể lớp là một công việc rất quan trọng Nếu đội ngũ cán bộ lớp vững mạnhthì mọi phong trào của lớp chắc chắn sẽ thực hiện tốt Tôi đưa ra tiêu chuẩn rồi

để tập thể lớp tự lựa chọn, bầu ra đội ngũ cán bộ lớp thông qua giới thiệu, biểuquyết (dưới sự định hướng của giáo viên) diễn ra công khai đảm bảo tính dânchủ không áp đặt Số lượng đội ngũ cán bộ lớp thường có 1 lớp trưởng, 3 lớpphó và 3 tổ trưởng

Do tâm lý của các em lớp 1 rất thích làm cán bộ, nên đầu năm học giáoviên thường cho các em trải nghiệm từ việc làm lớp trưởng đến các tổ trưởng, cóthể là bàn trưởng Giáo viên sẽ đưa ra yêu cầu nếu học sinh nào làm tốt sẽ đượclựa chọn làm cán sự lớp lâu dài Sau thời gian từ 1 tuần đến một tháng giáo viên

Ngày đăng: 31/05/2020, 07:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w