Trong năm học 2017- 2018 nhà trường đạt giải nhất hội thi “Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm” cấp huyện, được cấp trên quan tâm đầu tư nhiều về cơ sở vật chất và còn nhận được sự
Trang 1Tên sáng kiến: “Một số giải pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non”
a)Tác giả sáng kiến: Hoàng Thị Như Hoa
- Ngày tháng năm sinh: 01/10/1980 Nam, nữ: Nữ
- Đơn vị công tác: Trường MN Phú Xuân B –Bình Xuyên – Vĩnh Phúc
- Chức danh: Tổ trưởng tổ Mẫu giáo ghép
- Trình độ chuyên môn: ĐHSPMN
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến : 100%
b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Hoàng Thị Như Hoa
c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các thông tin cần được bảo mật (nếu có):
- Tên sáng kiến: ““Một số giải pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non”
- Lĩnh vực áp dụng: Lĩnh vực phát triển Tình cảm - Kĩ năng xã hội
- Mô tả sáng kiến:
+ Về nội dung của sáng kiến:
Trường mầm non Phú Xuân B được tách ra từ trường mầm non Phú Xuân vào tháng 8/2014, đạt trường chuẩn quốc gia mức độ vào tháng 6/2015 và đến tháng 12/2018 nhà trường được công nhận trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II Trường nằm xa đường giao thông lớn nên đảm bảo an toàn cho trẻ Qua quá trình phát triển đến nay nhà trường đã có cơ sở vật chât, trường, lớp khang trang rộng rãi với quang cảnh môi trường “xanh - Sạch - Đẹp - Thân thiện” Trong năm học 2017- 2018 nhà trường đạt giải nhất hội thi “Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm” cấp huyện, được cấp trên quan tâm đầu tư nhiều về cơ sở vật chất và còn nhận được sự hợp tác hỗ trợ của nhiều phụ huynh các ban ngành đoàn thể, bên cạnh đó đời sống kinh tế của nhân dân cũng được nâng cao, nhờ đó phụ huynh rất quan tâm đến con em mình, đóng góp cơ sở vật chất, tinh thần và các hoạt động xã hội hóa giáo dục để nhà trường làm tốt công tác chăm sóc và giáo dục trẻ và góp phần xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Từ đặc điểm đó ngành giáo dục mầm non đã nghiên cứu đổi mới hình thức giáo dục theo từng chủ đề và theo hướng tích hợp các nội dung nhằm giúp cho trẻ tiếp thu những kiến thức các môn học khác một cách chủ động, hứng thú
và sáng tạo, nhẹ nhàng, lô gic, giúp trẻ hiểu sâu, nhớ lâu mà không mang tính
chất gò bó, áp đặt, đảm bảo cho trẻ “ Học bằng chơi, chơi mà học”
Hiện nay đang thực hiện chương trình giáo dục đổi mới nên phát huy tính tích cực của cô và trẻ cao hơn - phương pháp dạy và học phong phú hơn Có sự
lồng ghép, bám sát nội dung ”Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích
Trang 2cực” lấy trẻ làm trung tâm Nhằm phát huy tính mạnh dạn, phối hợp, đoàn kết,
học hỏi lẫn nhau Do nắm vững được tầm quan trọng của xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Nhận thức rõ trách nhiệm của giáo viên mầm non trong giai đoạn phát triển hiện nay
Người giáo viên mầm non cần có những phương pháp phù hợp với từng
độ tuổi, điều kiện của trường, lớp để có một giờ học đạt kết quả cao, tăng khả năng nhận thức của trẻ Góp phần đưa sự nghiệp giáo dục của lớp, của trường, của ngành ngày càng phát triển hơn Trẻ được tư duy và hứng thú tham gia vào các hoạt động và sáng tạo trong các hoạt động như nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng những tâm hồn của trẻ giúp trẻ cảm nhận những vẻ đẹp trong tâm hồn, trong thiên nhiên, cuộc sống Khi trẻ bước vào tuổi mầm non, đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi, giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để trẻ được tự do khám phá, trải nghiệm và đưa ra ý tưởng của mình đã đem lại cho trẻ những ấn tượng sâu sắc, những khái niệm tự chủ dần dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển những năng khiếu, phát hiện những tài năng sớm Đây là bước khởi đầu giúp trẻ biết chủ động trong các hoạt động, hình thành các kĩ năng cơ bản ở trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện
* Thuận lợi:
Được lãnh đạo ngành giáo dục luôn quan tâm, tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường, các trang thiết bị dạy học hiện đại như: Máy vi tính, đàn Casio, ti vi, đầu đĩa… Giúp giáo viên và nhà trường thuận lợi trong công tác giảng dạy, từ đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ
Ban giám hiệu nhà trường luôn có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thông qua các chuyên đề, qua các tiết mẫu, các buổi sinh hoạt chuyên môn
Lớp học có diện tích rộng rãi thuận tiện cho trẻ hoạt động và vui chơi có phòng ăn phòng ngủ riêng, được trang trí đẹp mắt hấp dẫn trẻ, có tương đối đầy
đủ đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và của trẻ
Bản thân khỏe mạnh, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có ý thức tham gia rèn luyện học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm, có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn, có năng khiếu thẩm mỹ và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy Trong những năm học gần
đây tôi đạt được thành tích“Giáo viên giỏi” cấp huyện và đạt giải hội thi làm đồ
dùng đồ chơi cấp huyện
Phần lớn phụ huynh rất quan tâm chăm lo đến việc học tập của con em mình, có tinh thần phối kết hợp với giáo viên và nhà trường, nhiệt tình tham gia ủng hộ và giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần cho các hoạt động của lớp và nhà trường
* Khó khăn:
Trang 3Số trẻ trong lớp nhận thức của trẻ không đồng đều có trẻ rất sôi nổi tự tin và nhận thức rất nhanh chủ động tham gia vào các hoạt động, ngược lại có trẻ hứng thú với các hoạt động nhưng lại nhút nhát thiếu tự tin và nhận thức chậm Đặc biệt vào đầu năm học khi mới nhận lớp, hầu hết các cháu mới đến trường kĩ năng giao tiếp còn hạn chế nên còn rất lúng túng, thiếu mạnh dạn tự tin khi tham gia vào các hoạt động Đồng thời việc tiếp xúc với 1 số phụ huynh cũng gặp nhiều khó khăn, ít có thời gian trao đổi với từng phụ huynh về đặc điểm riêng, những mặt mạnh mặt yếu của từng trẻ, bên cạnh đó khả năng nhận thức, hứng thú của trẻ với các hoạt động còn hạn chế và nên tổ chức các tiết học lấy trẻ làm trung tâm còn hạn chế
Mặc dù được đầu tư trang thiết bị đồ dùng đồ chơi nhưng vẫn còn thiếu 1
số trang thiết bị vui chơi và học tập theo Thông tư 02 của Bộ Giáo dục và đào tạo
Giáo viên đứng lớp còn thiếu so với quy định chỉ có 1GV/lớp
Việc sử dụng đồ dùng đồ chơi tự làm của giáo viên trong các hoạt động giáo dục trẻ còn chưa thường xuyên mà chủ yếu sử dụng các đồ dùng đồ chơi có sẵn hoặc dạy trên máy tính máy chiếu
Từ đó tôi đã tìm hiểu và ứng dụng một số giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi hứng thú tham gia vào các hoạt động các hoạt động học của trẻ, giúp trẻ học tốt phát triển toàn diện về 5 lĩnh vực phát triển trong trường mầm non
+ Về khả năng áp dụng sáng kiến:
Tôi thực hiện những giải pháp sau:
1 Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo.
a Mục đích:
Trẻ lứa tuổi mầm non học bằng cách “chơi mà học, học bằng chơi”quan sát vật thật, hình ảnh, đồ chơi
Bảo đảm tất cả trẻ đều được tạo cơ hội học tập qua chơi bằng các hình thức khác nhau phù hợp với nhu cầu hứng thú và khả năng của bản thân trẻ
b Nội dung và cách thức thực hiện.
Do vậy trước khi tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giáo viên cần phải dành thời gian nghiên cứu bài dạy, làm đồ dùng đồ chơi để có một tiết học sôi nổi hào hứng và đạt kết quả cao trên trẻ, giúp trẻ nhận thức một cách chính xác nhất Hiểu được điều đó bản thân tôi luôn tạo cho mình một quỹ thời gian nhất định, bồi dưỡng cho mình các kĩ năng làm đồ dùng đồ chơi như việc
sử dụng các loại chất liệu, nguyên liệu làm đồ chơi khác nhau, tận dụng các nguyện liệu phế liệu Thường xuyên tham khảo hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi trên mạng…Ngoài ra tôi luôn cố gắng tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về làm đồ dùng đồ chơi tự tạo do ngành tổ chức để bồi dưỡng thêm những kiến
thức và kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi cho mình.
Trang 4Khi làm đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu không thể thiếu được.Vậy để làm đồ dùng đồ chơi có hiệu quả, việc sử dụng nguyên vật liệu là vô cùng quan trọng
Nguyên vật liệu là những loại đồ dùng, dụng cụ dễ kiếm Có thể trẻ tự kiếm ra như: lá cây, phế liệu hư, vỏ hộp, quần áo cũ, bông, vải vụn…chúng có thể được sản xuất như: giấy, hồ dán, kéo, kim khâu…Sự đa dạng của nguyên vật liệu để lựa chọn, để khuyến khích khả năng sáng tạo của trẻ
Để đảm bảo khi sử dụng nguyên vật liệu tôi cần cân nhắc những điểm sau:
+ An toàn( không nhọn, không sắc, không độc hại…)
+ Rẻ tiền (những nguyên vật liệu mua ở địa phương, hoặc được bày bán rộng rãi)
+ Dễ kiếm: Ví dụ: vỏ ốc, hến, hạt na, bưởi, len…
+ Dễ bảo quản hay cất giữ
+ Dễ cầm
+ Tạo cơ hội để lựa chọn và sắp xếp nguyên vật liệu
+ Luôn quan sát sự tưởng tượng và trí nhớ linh hoạt
Vì nguồn đồ dùng, đồ chơi còn nhiều hạn chế nên tôi luôn vận động trẻ, phụ huynh tìm kiếm nguyên vật liệu phế thải có sẵn ở địa phương
Ví dụ: Bằng những hạt gạo, hạt đỗ, rơm rạ, lá cây, vỏ hến, giấy vụn, chai nhựa, vải vụn từ thợ may…tôi có thể tạo ra nhiều cây cối, hoa, quả,các loại bánh
và con vật ngộ nghĩnh sinh động, những bức vẽ, các đề tài khác nhau
2 Xây môi trường lấy trẻ làm trung tâm.
a Mục đích:
Xây dựng đầy dủ các góc chơi, có đủ đồ dùng đồ chơi được thay đổi phù hợp theo chủ đề
Môi trường giáo dục trong lớp học mang tính "Mở", kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia vào các hoạt động chơi và trải nghiệm một cách tích cực và hiệu quả
Giúp cho giáo viên hướng tới mục đích của mình cần đạt được trong tiết học, từ đó tìm tòi những hình thức phong phú nhằm lôi cuốn trẻ vào giờ học
Trẻ chủ động tham gia vào tiết học, kết quả trên trẻ tốt
Đổi mới phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức các hoạt động theo chương trình giáo dục mầm non Tích cực, sáng tạo trong việc lồng ghép vận dụng các phương pháp cho trẻ phù hợp với từng chủ đề
b Nội dung và cách thức thực hiện
Môi trường học tập rất quan trọng với trẻ, việc tạo không gian sống thân thiện ảnh hưởng lớn đến cảm xúc, nhận thức, tiếp theo là hành vi hàng ngày của trẻ Để tạo được không gian, môi trường tốt cho trẻ tôi luôn tận dụng diện tích
Trang 5phòng học và bố trí sắp xếp các góc chơi, đồ dùng đồ chơi gọn gàng, khoa học, sáng tạo để tạo cho trẻ có một không gian sống động, một môi trường học tập an toàn thân thiện, từ đó giúp trẻ thêm yêu trường, yêu lớp của mình hơn, trẻ thích được đến trường để được gặp cô gặp bạn được học, được chơi
VD: Góc âm nhạc tôi luôn thay đổi cách trang trí với nội dung thật sinh động theo từng chủ đề để thu hút sự chú ý của trẻ vì góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ cũng có thể làm quen, ôn luyệncác bài hát cô giáo đã dạy, củng cố kiến thức và phát triển những kỹ năng
âm nhạc qua các tṛò chơi, các họat động, làm phát triển khả năng tư duy sáng tạo của trẻ giúp trẻ biểu diễn tự tin hơn Tại đây, trẻ tự hát hay tự vận động theo nhạc, biểu diễn một mình hay một nhóm trẻ một cách say mê và sáng tạo
- Bảo đảm 100% trẻ trong nhóm lớp đều được tham gia vào hoạt động Trẻ có khả năng biểu hiện tính tích cực khi tiếp xúc làm quen với hoạt động mới, sáng tạo trong những hoạt động quen thuộc
Phát huy tính tích cực của trẻ
Lấy trẻ làm trung tâm.
Dạy trẻ theo hướng lồng ghép tích hợp.
Giờ hoạt động góc là lúc trẻ được hòa mình vào các vai giống như một diễn viên trên sân khấu, trẻ được tự do biểu diễn theo sở thích và khả năng của mình, cũng có khi trẻ vào vai các cô giáo dạy các bạn hát múa, lúc đó trông trẻ thật hồn nhiên và đáng yêu
Đối với giáo viên, việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp là một phương tiện, là điều kiện thuận lợi và vô cùng quan trọng để họ phát triển phù hợp với từng cá nhân trẻ và từng độ tuổi Quá trình xây dựng môi trường giáo dục sẽ thu hút được sự tham gia của các bậc phụ huynh và sự đóng góp của cộng đồng xã hội để thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của trẻ trong thời kỳ đổi mới Môi trường gồm:
* Bên ngoài lớp học:
Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ Lớp 3TA đã tập trung xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học an toàn, đẹp, hấp dẫn trẻ Đặc biệt là góc thiên nhiên được cải thiện: Bản thân sưu tầm và vận động phụ huynh những chậu hoa, cây cảnh có màu sắc rực rỡ, phong phú Có thể cho trẻ học tập, quan sát, vui chơi được tiện lợi Bố trí bố diện tích làm góc thiên nhiên cho trẻ phù hợp
Trang 6Môi trường giáo dục phải thực sự an toàn và có tính thẩm mỹ cao Đảm bảo vệ sinh về nguồn nước, không khí, vệ sinh an toàn trong ăn uống Các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phải được vệ sinh thường xuyên, giữ gìn vệ sinh và tạo
sự hấp dẫn đối với trẻ Ngoài ra, môi trường giáo dục cũng cần tạo cho trẻ cảm giác an toàn về mặt tâm lý:
+ Được yêu thương, được tôn trọng và đáp ứng các nhu cầu chính đáng của trẻ
+ Cần đa dạng, phong phú, kích thích sự phát triển của trẻ qua các trang thiết bị ngoài trời, kích thích các vận động khác nhau của trẻ
Xây dựng góc vận động của trẻ để phát huy, rèn luyện sức khỏe cho trẻ Tận dụng các nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để trẻ khám phá, đặc biệt là nguồn nguyên liệu tự nhiên và phế liệu
Bản thân là giáo viên đứng lớp tôi luôn thực hiện tốt và nghiêm túc chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động (GDPTVĐ) cho trẻ trong trường mầm non, môi trường trong lớp học đã được cải thiện, điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục phát triển vận động được tăng cường, từng bước bổ sung, cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ GDPTVĐ trẻ trong lớp được hoạt động Việc sắp xếp, bố trí các khu vực hoạt động cho trẻ cũng cần phải được tính toán phù hợp với điều kiện của lớp học và tận dụng tối đa cơ hội cho trẻ được trải nghiệm với các thiết bị trên sân
Trang 7* Bên trong lớp học:
Trong lớp học những góc chơi của trẻ không thể thiếu, để lớp học thêm lôi cuốn trẻ tôi đã đầu tư trang trí lớp đẹp, hấp dẫn trẻ tạo nên một môi trường lớp học với những màu sắc sinh động, những nhân vật ngộ nghĩnh… Môi trường
có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ, phản ánh kinh nghiệm, văn hóa của địa phương, luôn thay đổi theo chủ đề, chủ điểm phù hợp với độ tuổi và có tính giáo dục cao để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ Các góc hoạt động chính được duy trì thường xuyên, chúng không cần thiết phải di chuyển đi hoặc làm đi làm lại Vì vậy mỗi giáo viên cần suy nghĩ cẩn trọng về việc bố trí các góc này Việc sắp xếp phải khoa học để có thể linh hoạt trong việc thay đôi sắp xếp lại
Ví dụ: để thay đổi sự tập trung của góc hoạt động đóng vai từ trò chơi bán hàng sang trò chơi lớp học… hoặc tạo ra không gian cho giờ ngủ trưa bằng cách
di chuyển một số giá để đồ Tôi luôn thực hiện sắp xếp theo các nguyên tắc sau:
+ Sắp xếp: Những hoạt động giống nhau thì sắp xếp ở gần nhau (Hoạt động tĩnh xa hoạt động động)
+ Giới hạn không gian: Chiếu, giá, đồ dùng
+ Nhiều góc sẽ ở trong phòng, nhiều góc sẽ ở ngoài trời cho đảm bảo về không gian và diện tích
+ Kiểu lưu chuyển: Chắc chắn rằng sự di chuyển qua lại trong phòng hay ngoài trời đều phải hạn chế tối đa sự cản trở Đảm bảo cho trẻ có thể di chuyển
dễ dàng giữa các góc mà không va chạm vào nhau hoặc vấp ngã hay chạm vào
đồ vật
+ Có tên và phân loại đồ chơi, học liệu, phương tiện đặc chủng cho từng góc
+ Các góc phải được sắp xếp khoa học, hài hòa hấp dẫn trẻ
+ Không gian để chơi và di chuyển xung quanh: Cần giới hạn số trẻ trong những không gian nhỏ
Trang 8Không cần thiết phải có một không gian rộng thoáng cố định vì nó có thể
sẽ làm giảm không gian của các góc hoạt động thú vị và vì vậy sẽ hạn chế việc học và chơi của trẻ trong các góc hoạt động này
Học liệu và phương tiện trong góc hoạt động đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình học và chơi của trẻ Vì vậy các đồ dùng và học liệu mà giáo viên cung cấp cho các góc hoạt động cần được chuẩn bị cẩn thận chu đáo để hỗ trợ giáo viên lên kế hoạch cho việc học tập của trẻ và thu hút trẻ tham gia một cách
tự nhiên có hiệu quả, cũng như tạo ra các cơ hội học tập khác
Học liệu và phương tiện trong góc hoạt động cần được hợp lý đảm bảo rằng trẻ có thể thể hiện các ý tưởng và không bị gò bó Học liệu đó giúp:
+ Hỗ trợ giáo viên lập kế hoạch học tập cho trẻ, kích thích trẻ tham gia và làm phong phú hoạt động chơi và học của trẻ
+ Có thể thay đổi tùy theo giáo viên dự định và tùy vào hứng thú, khả năng của trẻ
+ Phong phú, đa dạng và được bổ sung khi cần
+ Được bày biên một cách hấp dẫn
+ Sắp đặt hợp lý và thuận tiện
+ Mang tính mở, không cố định trẻ phải sử dụng theo cách nào cho đúng + Nguyên vật liệu tự nhiên và phế liệu sẵn có tại địa phương
+ Phản ánh rõ sự khác biệt văn hóa (Mang màu sắc vùng miền, địa phương) của trẻ trong trường và của cộng đồng
Tổ chức môi trường giáo dục trong trường, lớp mầm non có vai trò quan trọng đối với sự phát triển về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm – kỹ năng xã hội, khả năng thẩm mỹ, sáng tạo của trẻ Vì vậy, việc thiết kế môi trường giáo dục trong trường, lớp mầm non phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Cần bố trí các khu vực chơi, hoạt động trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện cho việc sử dụng của cô và trẻ
+ Cần tính đến không gian thực tế của nhà trường, của lớp học để nhà trường và giáo viên cân đối diện tích các khu vực vui chơi cho hợp lý và khoa học
+ Cần đảm bảo tính mục đích: Tính mục đích ở đây có 2 nghĩa
Một là: Môi trường giáo dục phải hướng vào việc phát triển toàn diện của trẻ nhằm đạt được mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và mục tiêu cuối độ tuổi nói riêng
Hai là: Thiết kế môi trường phải phù hợp với mục đích tổ chức các hoạt động
+ Trang trí môi trường lớp học cần phù hợp với tính chất của các hoạt động, phù hợp với từng lứa tuổi Trong lớp cần bố trí không gian phù hợp dành cho hoạt động chung của lớp và hoạt động theo sở thích, khả năng của nhóm
Trang 9nhỏ hoặc cá nhân Có khu vực dành riêng để chăm sóc đối với trẻ có nhu cầu đặc biệt Với mỗi độ tuổi, môi trường giáo dục sẽ có những nét riêng Ví dụ: Với trẻ 3-4 tuổi, đồ chơi có có sẵn cho trẻ sử dụng, nhưng với trẻ càng lớn thì cần chú ý đến sự phong phú của các loại đồ chơi đặc biệt là những nguyên vật liệu
mở và phương tiện cho trẻ được sáng tạo, tự làm đồ chơi phục vụ cho ý tưởng chơi của trẻ
+ Cần thu hút sự tham gia của trẻ vào việc xây dựng môi trường giáo dục càng nhiều càng tốt Đây là những cơ hội quý báu để trẻ ứng dụng kiến thức và
kỹ năng trẻ đã được học theo cách của mình mà không bị gò bó, đặc biệt vào các thời điểm như chơi và hoạt động ở các góc vào buổi sáng và vào giờ hoạt động chiều
Môi trường phản ánh màu sắc văn hóa dân tộc bởi những đồ dùng, trang phục, các phong tục tập quán… cung cấp cho trẻ những hiểu biết về nền văn hóa địa phương và của các dân tộc khác nhau Tạo môi trường có không gian phù hợp với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ Đảm bảo kết hợp các hoạt động tập thể, theo nhóm nhỏ và cá nhân, các hoạt động trong lớp và ngoài trời Tôn trọng nhu cầu, sở thích hoạt động và tính đến khả năng của mỗi trẻ
Sự đa dạng của đồ dùng đồ chơi: Trường mầm non là môi trường thuận lợi để hình thành các kỹ năng xã hội cho trẻ: Đảm bảo môi trường giao tiếp thân thiện, hòa đồng, ấm cúng, cởi mở giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh
Quan hệ giữa cô và trẻ, người lớn với trẻ phải thể hiện tình cảm yêu thương, thái độ tôn trọng, tin tưởng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của mình Tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp và thể hiện sự quan tâm của mình đối với mọi người, đối với sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh Mọi cử chỉ, lời nói, việc làm của cô giáo và người lớn phải luôn mẫu mực để trẻ noi theo Mối quan hệ giữa trẻ với trẻ là quan hệ bạn bè cùng học cùng chơi, đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, đồng cảm, học hỏi lẫn nhau Giáo viên cần nhạy cảm để tận dụng các mối quan hệ giữa trẻ với trẻ để giáo dục trẻ và có sự thống nhất giữa trường mầm non, gia đình và cộng đồng xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ
3 Tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm:
a Mục đích:
Trẻ được chủ động trong các hoạt động
Được khám phá trả lời theo ý hiểu của mình
Tăng cường tính chủ động, tích cực hoạt động của trẻ, đảm bảo trẻ “Học bằng chơi, chơi bằng học”
b Nội dung và cách thức thực hiện
Sử dụng phương pháp hỗ trợ theo hướng mở rộng được quan tâm để
Trang 10khuyến khích trẻ sáng tạo, làm thay đổi và cá thể hóa đối với những trẻ thiếu hụt hoặc có hoàn cảnh khó khăn
Chú trọng các hoạt động chủ đạo của trẻ 3-4 tuổi, tạo ra các cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và sự phát triển của từng cá nhân
VD: Trong giờ phát triển ngôn ngữ:
Tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ hết khả năng của riêng mình
Giáo viên tổ chức, điều khiển, hỗ trợ đúng lúc không làm thay trẻ Khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ
4 Phối hợp giữa giáo viên, gia đình và nhà trường:
a Mục đích :
Tạo dựng cho trẻ môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Giúp giáo viên kết hợp cùng với phụ huynh và nhà trường nhằm giáo dục trẻ thông qua hướng chung Giúp giáo viên cùng với phụ huynh trao đổi về tình hình học tập của con ở trường cũng như đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, từ đó cùng
có biện pháp giáo dục tích cực
Sưu tầm vận động phụ huynh ủng hộ nguyênvật liệu làm đồ dùng đồ chơi tự tạo
b Nội dung và cách thức thực hiện:
Để làm được điều đó thì trong các ngày hội, ngày lễ, các cuộc thi, trường tôi
có mời đông đủ phụ huynh tham dự, điều này có tác dụng rất lớn đến việc thu hút phụ huynh đưa con đến lớp đến trường, phụ huynh rất phấn khởi về những kết quả của con mình và gửi chọn lòng tin đối với nhà trường Trong các ngày