1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN vận dụng kiến thức liên môn vào việc giảng dạy một số tác phẩm thơ cách mạng việt nam giai đoạn 1945 – 1954 trong chương trình ngữ văn 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

108 159 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 5,64 MB

Nội dung

Vì vậy, so với các môn khác, môn Văn rất thuận lợi cho việc lồng ghép giáo dụcgiá trị văn hóa, lồng ghép kiến thức liên môn cho học sinh trong từng giờ học.Trong khi đó, chương trình đào

Trang 1

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN

THƠ CÁCH MẠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1954

TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN: TRẦN THỊ MINH HIẾU

MÃ SÁNG KIẾN: 13.51.03

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC VIẾT TẮT 2

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 2

1 Lời giới thiệu 2

2 Tên sáng kiến 2

3 Tác giả sáng kiến 2

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 2

5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 2

6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 15/10/2018 2

7 Mô tả bản chất của sáng kiến 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2

1 Một số văn bản có tính pháp lý về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục giáo dục phổ thông Việt Nam sau năm 2015 2

2 Những vấn đề chung về dạy học tích hợp liên môn 2

3 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 2

4 Một số vấn đề chung về văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 2

5 Một số vấn đề chung về thơ cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 .2

CHƯƠNG 2 2

THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH 2

1 Thực trạng của việc vận dụng quan điểm dạy học tích hợp trong việc dạy và học môn Ngữ văn tại trường THPT A 2

2 Thực trạng của việc dạy đọc – hiểu tác phẩm thơ cách mạng Việt Nam 1945 – 1954 trong chương trình Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh 2

3 Các biện pháp đã tiến hành 2

CHƯƠNG 3 2

XÂY DỰNG BÀI HỌC MINH HỌA 2

I Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học 2

Trang 3

III Xác định mục tiêu bài học 2

IV Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá 2

V Thiết kế tiến trình dạy học 2

Tiết 1 / Đọc văn: TÂY TIẾN 2

Tiết 2 / Đọc văn: TÂY TIẾN 2

TIẾT 3 / ĐỌC VĂN - TỰ CHỌN: TÂY TIẾN 2

Tiết 4 / Đọc văn: VIỆT BẮC 2

Tiết 5 / Đọc văn: VIỆT BẮC 2

TIẾT 6 / ĐỌC VĂN - TỰ CHỌN: VIỆT BẮC 2

CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 2

1 Mục đích thực nghiệm 2

2 Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm 2

3 Nội dung và các bước tiến hành thực nghiệm 2

4 Kết quả thực nghiệm 2

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 2

1 Kết luận 2

2 Kiến nghị 2

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 2

Trang 5

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1 Lời giới thiệu

1.1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trìnhgiáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quantâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học đượccái gì qua việc học Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành

công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối truyền thụ một chiều sang

dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực

và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng vềkiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyếtvấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trongquá trình học tập để có tác động kịp thời nhắm nâng cao chất lượng của hoạtđộng dạy học và giáo dục

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo nêu rõ: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng

kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều,

ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo

cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học Trong đó dạy học theo

hướng tích hợp, liên môn đáp ứng yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển nănglực học sinh và yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn

đề thực tiễn đang được Bộ GD - ĐT đánh giá cao

Ở nước ta, từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây, vấn đề xây dựngmôn học tích hợp với những mức độ khác nhau mới thực sự được tập trungnghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào nhà trường phổ thông Vào giai đoạnnày, giáo dục ở nhiều nước bị phê phán là đã không chuẩn bị cho học sinh trởthành những công dân hữu ích, đáp ứng yêu cầu của thế kỉ XXI Dạy học tíchhợp cũng là một trong những định hướng chính của đổi mới chương trình giáodục phổ thông nước ta sau năm 2015, nhằm hướng tới mục tiêu là chuyển nềngiáo dục nước ta từ chủ yếu cung cấp kiến thức và kỹ năng sang nền giáo dụcphát triển phẩm chất và năng lực học sinh

Trong Bản dự thảo Chương trình THPT, môn Ngữ văn, năm 2002 do

Bộ GD&ĐT biên soạn đã xác định: Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ

đạo để tổ chức nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương

Trang 6

pháp giảng dạy Hơn nữa, nguyên tắc tích hợp phải được quán triệt trong toàn

bộ môn học, từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong mọi khâu của

quá trình dạy học; quán triệt tromg mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp

trong chương trình; tích hợp trong SGK; tích hợp trong phương pháp dạy học

của GV và tích hợp trong hoạt động học tập của HS; tích hợp trong các sách

đọc thêm, tham khảo Như vậy, vấn đề cấp thiết đang đặt ra là phải tiếp cận,

nghiên cứu và vận dụng dạy học tích hợp vào chương trình ngữ văn ở nhàtrường phổ thông nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới

Bên cạnh đó, xã hội ngày càng phát triển thì việc hình thành các kỹ năng,năng lực để đáp ứng những yêu cầu phát triển đó càng trở nên quan trọng và cầnthiết Nó trở thành một trong những vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội nóichung và trong hệ thống giáo dục nước nhà nói riêng Trong định hướng đổi mới

chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2018 đã nêu rõ: một trong những quan điểm nổi bật là phát triển chương trình theo định hướng năng lực.

Trong thực tế, việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra,đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS đã được triển khai từ hơn 30năm qua Hầu hết giáo viên hiện nay đã được trang bị lí luận về các phươngpháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong quá trình đào tạo tại các trường sư phạmcũng như quá trình bồi dưỡng, tập huấn hằng năm Tuy nhiên, việc thực hiện cácphương pháp dạy học tích cực trong thực tiễn còn chưa thường xuyên và chưahiệu quả

Bản chất của mỗi tác phẩm văn học chân chính xét đến cùng là những vấn

đề của cuộc sống và con người bởi văn học là nhân học, văn học là cuộc sống

Vì vậy, so với các môn khác, môn Văn rất thuận lợi cho việc lồng ghép giáo dụcgiá trị văn hóa, lồng ghép kiến thức liên môn cho học sinh trong từng giờ học.Trong khi đó, chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy môn Văn hiệnnay về cơ bản còn nhiều hạn chế như: chưa gắn văn chương với cuộc sống,không phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, hiệu quả giáo dụcchưa cao…

Môn Ngữ văn được coi là môn học công cụ, nó mang đặc thù riêng củamôn học, do đó các năng lực chuyên biệt: năng lực tiếp nhận văn bản và nănglực tạo lập văn bản - năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ là nhữngnăng lực đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các nội dung dạy học củamôn học Với đặc trưng của môn học, môn Ngữ văn triển khai các mạch nộidung bao gồm các phân môn Văn bản, Tiếng Việt, Làm văn, nhằm hướng dẫnhọc sinh đọc hiểu các văn bản và tạo lập được các văn bản theo các kiểu loạikhác nhau Trong quá trình hướng dẫn học sinh tiếp xúc với văn bản, môn Ngữ

Trang 7

môn học, cụ thể là năng lực tiếp nhận văn bản, năng lực đọc - hiểu văn bản, ănglực tạo lập văn bản

Môn Ngữ Văn ở trường THPT là sự tích hợp ba phân môn: Đọc văn,Tiếng Việt và Làm văn Mỗi phân môn có vai trò, nhiệm vụ và vị trí khác nhautrong việc trang bị tri thức khoa học, rèn luyện kỹ năng và bồi dưỡng tư tưởng,tình cảm, thái độ cho học sinh Trong đó, phân môn Đọc văn, nhất là các giờ đọc

- hiểu Văn bản văn học (VBVH) có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc bồidưỡng tâm hồn, tình cảm và năng lực thẩm mỹ cho học sinh Ở một mức độ nhấtđịnh, các giờ đọc hiểu VBVH khơi gợi được nhiều hứng thú cho giáo viên vàhọc sinh trong hoạt động dạy cũng như hoạt động học Sự yêu thích môn NgữVăn phần lớn cũng bắt nguồn từ niềm say mê các giờ đọc - hiểu này Tạo đượctình huống có vấn đề trong giảng văn là tạo được một trạng thái tâm lí văn họccần thiết để mở đầu cho quá trình giảng văn đạt được hiệu quả mong muốn Xâydựng được tình huống có vấn đề là một hoạt động sư phạm phù hợp với mụcđích dạy học mới hiện nay, vừa thích ứng với quy luật cảm thụ văn học và đặctrưng của văn học

Có thể khẳng định, tích hợp liên môn trong dạy học nói chung và dạy họcNgữ văn là tất yếu và rất cần thiết Trong chương trình giảng dạy, giáo viên Ngữvăn không chỉ cần có sự tích hợp nội dung kiến thức, kĩ năng của ba phân mônĐọc văn - Tiếng Việt - Làm văn mà còn phải tích hợp nội dung kiến thức, kĩnăng của các môn học khác có liên quan, các vấn đề trong thực tiễn đời sống vàđặc biệt là các nội dung giáo dục thái độ tư tưởng cho học sinh một cách linhhoạt, uyển chuyển và tinh tế Đó là sự vận dụng nội dung ở các lĩnh vực, cácmôn học có liên quan nhằm làm tăng thêm hiệu quả dạy học Đối với phần đọchiểu, tác phẩm văn học có mối quan hệ chặt chẽ với các môn học khác đặc biệt

là Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân Những kiến thức liên môn không chỉ làmcho bài học phong phú, đa dạng mà còn góp phần khắc sâu kiến thức của phầnđọc văn Tuy nhiên, dạy học tích hợp, vận dụng kiến thức liên môn tuyệt đốikhông phải là phép cộng đơn giản như cộng thêm kiến thức Lịch sử, Địa lý,Giáo dục công dân vào Ngữ văn Vì vậy, thực tế cho thấy, nhiều giờ dạy giáoviên tích hợp một cách gượng gạo, các đơn vị kiến thức được tích hợp không cómối quan hệ gắn bó, chọn đơn vị kiến thức tích hợp chưa trọng tâm dẫn đến bàidạy thiếu tính hệ thống, thiếu chiều sâu…

Hơn nữa, trong chương trình Ngữ văn 12, các tác phẩm văn học cáchmạng giai đoạn 1945 – 1954 chứa dung lượng kiến thức lớn Trong đề thi tốtnghiệp THPT, đề thi cao đẳng, đại học (đối với đề thi từ năm 2013 trở về trước)

và trong giới hạn chương trình ôn thi môn Ngữ văn THPT quốc gia thường cónhững câu hỏi thuộc phần kiến thức của các tác phẩm văn học cách mạng giaiđoạn 1945 – 1954 Một số học sinh lớp 12 khi gặp những dạng đề liên quan đến

Trang 8

phần này thường lúng túng vì: văn bản dài (có những đoạn thơ lên đến gần 100câu thơ), nhiều dạng đề (có dạng đề thuộc phạm vi một tác phẩm, có nhữngdạng đề liên quan đến từ hai tác phẩm trở lên) Việc tìm ra kỹ năng làm nhữngdạng đề này nhất thiết phải có sự tích hợp từ các phân môn trong môn Ngữ văn.Đặc biệt, văn học cách mạng giai đoạn 1945 – 1954 có mối liên hệ và gắn kếtchặt chẽ với hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, chính trị của Việt Nam giai đoạn ấy Để

có một cái nhìn toàn diện và cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp của các tác phẩm vănhọc cách mạng cần phải có sự tích hợp kiến thức liên môn với các môn kháccũng như cần có bản đồ tư duy để người học có một cái nhìn khái quát, mạchlạc

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: Vận dụng kiến thức liên

môn vào việc giảng dạy một số tác phẩm thơ cách mạng Việt Nam giai đoạn

1945 – 1954 trong chương trình Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển năng

lực học sinh nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà

trường phổ thông; góp phần giảm tải cho học sinh; nâng cao năng lực tự học, tựnghiên cứu, chủ động chiếm lĩnh kiến thức cho học sinh phổ thông, góp phầnđổi mới phương pháp và tăng cường hiệu quả dạy học, giúp học sinh có sựchuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT quốc gia

1.2 Lịch sử vấn đề

1.2.1 Tình hình nghiên cứu về dạy học tích hợp trên thế giới và Việt Nam

Trên thế giới, tháng 9 năm 1968, Hội nghị tích hợp về việc giảng dạy các

khoa học đã được Hội đồng Liên quốc gia về giảng dạy khoa học tổ chức tại

Varna (Bungari), với sự bảo trợ của UNESCO Hội nghị nêu ra hai vấn đề là vìsao phải DHTH và tích hợp các khoa học là gì Theo đó, DHTH được UNESCO

định nghĩa như sau: Một cách trình bày các khái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá

mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau.

Ở Việt Nam, dạy học tích hợp bắt đầu được đề cập đến vào cuối nhữngnăm 1980 - đầu những năm 1990 Hiện nay, dạy học tích hợp là một trongnhững định hướng chính của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nước tasau năm 2015

1.2.2 Tình hình nghiên cứu về dạy học theo định hướng phát triển năng

lực học sinh

Tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp, hình thức dạy học kiểm tra đánh

giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh các môn học, Vụ Giáo dục Trung học,

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ ra tầm quan trọng và yêu cầu đối với việc dạyhọc theo định hướng phát triển năng lực

Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ

Trang 9

Đổi mới phương pháp, hình thức dạy học: tổ chức hoạt động học tích cực,

tự lực, sáng tạo của học sinh; tăng cường hướng dẫn học sinh tự nghiên cứuSGK để tiếp nhận và vận dụng kiến thức

Đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá: đánh giá qua việcquan sát các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩmhọc tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập,nghiên cứu khoa học kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giáqua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

1.2.3 Tình hình nghiên cứu và vận dụng kiến thức liên môn vào việc giảng dạy một số tác phẩm thơ cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 trong

chương trình Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề vận dụng kiến thức liên môn

vào việc giảng dạy môn Ngữ văn Tiêu biểu như Những đổi mới của chương trình SGK và yêu cầu dạy học Ngữ văn 10 ”(Nguyễn Thuý Hồng, Tạp chí Giáo dục, kỳ 2, 2006); Tích hợp trong dạy học Ngữ văn (Nguyễn Thanh Hùng, Tạp chí nghiên cứu khoa học Giáo dục, số 6 (3/2006); Tích hợp và liên hội hướng tới kết nối trong dạy học Ngữ văn (Nguyễn Trọng Hoàn, Tạp chí Giáo dục, số

22, 2002); Đánh giá năng lực đọc – hiểu của học sinh – Nhìn từ yêu cầu của

Pisa (Đỗ Ngọc Thống, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 40); Dạy học tích hợp và khả năng áp dụng vào thực tiễn giáo dục Việt Nam (Kỷ yếu Hội thảo Khoa học

– Viện nghiên cứu Sư phạm tháng 12/2008);

Việc vận dụng kiến thức liên môn vào việc giảng dạy một số tác phẩm thơcách mạng trong chương trình Ngữ văn 12 chưa nhiều Trong phạm vi tìm hiểucủa người viết, tôi thấy: ở dạng các đầu sách thì chưa có quyển sách nào nghiêncứu một cách hệ thống về việc vận dụng kiến thức liên môn vào việc giảng dạy

ba văn bản: Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (trích Việt Bắc – Tố Hữu) Ở

dạng các bài báo, thì hầu như các bài viết chỉ đề cập đến một cách khái quát vềviệc vận dụng những kiến thức thuộc những lĩnh vực nào để giảng dạy bài này,chứ chưa có sự thiết kế giáo án minh họa Đối với các thầy cô trực tiếp giảngdạy thì việc vận dụng kiến thức liên môn khi giảng dạy ba văn bản này thì thật

sự là vấn đề không mới Tuy nhiên, do đặc thù của bộ môn Ngữ văn, nên khivận dụng các kiến thức liên môn, mỗi thầy cô lại có sự vận dụng đa dạng khácnhau tùy thuộc vào cách triển khai bài giảng cũng như năng lực của học sinh

Đặc biệt, các bài giảng được các thầy cô thiết kế theo hướng vận dụngkiến thức liên môn theo định hướng phát triển năng lực của học sinh mặc dù cónhưng lại chưa được tập hợp thành những đầu sách, có sự thẩm định của Hộiđồng khoa học để giáo viên trong cả nước có thể sử dụng như một đầu sáchchính thống

Trang 10

Qua đây, tôi thấy được những kiến thức lí luận, những ví dụ minh hoạ

cùng với những giải pháp cụ thể trong dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn Tuy

nhiên, đi sâu vào mảng kiến thức khoa học mà đề tài tôi nghiên cứu thì những đề

tài này chỉ có vai trò định hướng, mở đường

1.3 Phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm, tôi không có điều kiện đi

sâu khảo sát toàn bộ tác phẩm văn học cách mạng giai đoạn 1945 - 1954 Do đó,

sáng kiến chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu ở một số tác phẩm thơ cách mạng

Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 trong chương trình Ngữ văn 12 Cụ thể là:

- Tây Tiến (Quang Dũng).

- Việt Bắc (trích Việt Bắc – Tố Hữu).

1.4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trước hết, sáng kiến sẽ nghiên cứu và hệ thống những vấn đề thuộc về lý

luận có liên quan đến đề tài (Nhiệm vụ này sẽ được giải quyết trong chương 1

của sáng kiến) Cụ thể là:

- Một số văn bản có tính pháp lý về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

giáo dục phổ thông Việt Nam sau năm 2015

- Những vấn đề chung về dạy học tích hợp liên môn

- Những vấn đề chung về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học

Nhiệm vụ tiếp theo của sáng kiến là nghiên cứu về thực trạng của vấn đề

và các biện pháp đã tiến hành (Nhiệm vụ này sẽ được giải quyết trong chương

hai của sáng kiến)

Trên cơ sở lý luận chung, kết hợp với việc tìm hiểu thực trạng và các biện

pháp, sáng kiến sẽ thiết lập bài học minh họa (Nhiệm vụ này sẽ được giải quyết

trong chương 3 của sáng kiến)

Chương 4 của sáng kiến có nhiệm vụ là tiến hành thực nghiệm và thống

kê kết quả Cuối cùng là kết luận và kiến nghị

1.4.2 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết những nhiệm vụ trên, sáng kiến sẽ sử dụng những phương

pháp nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp phân tích khoa học

- Phương pháp hệ thống

Trang 11

- Phương pháp thống kê toán học

- Thực nghiệm sư phạm và xử lý kết quả thực nghiệm từ đó rút ra kết luận

cho đề tài

Trong quá trình thực hiện đề tài tôi không sử dụng riêng rẽ từng phương

pháp một mà có sự kết hợp đồng thời giữa các phương pháp để có được hiệu quả

nghiên cứu tốt nhất Bên cạnh đó, chúng tôi đặc biệt coi trọng phương pháp hệ

thống bởi những nghiên cứu về phương pháp dạy học tích hợp luôn được đặt

trong sự đối sánh với phương pháp giảng dạy truyền thống

1.5 Đóng góp của sáng kiến

Với đề tài: Vận dụng kiến thức liên môn vào việc giảng dạy một số tác

phẩm thơ cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 trong chương trình

Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh, sáng kiến có những

đóng góp sau đây:

Trên phương diện lý luận, sáng kiến đã hệ thống lại một cách rõ ràng,

mạch lạc một số văn bản có tính pháp lý về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

giáo dục phổ thông Việt Nam sau năm 2015; những vấn đề chung về dạy học

tích hợp liên môn, những vấn đề chung về dạy học theo định hướng phát triển

năng lực học sinh; một số vấn đề chung về văn học cách mạng Việt Nam giai

đoạn 1945 – 1975; một số vấn đề chung về thơ ca cách mạng Việt Nam giai

đoạn 1945 – 1954

Sáng kiến cũng đã chỉ ra được thực trạng của việc vận dụng kiến thức liên

môn vào việc giảng dạy của giáo viên cũng như việc học tập của học sinh; thiết

kế giáo án giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh, có vận dụng

kiến thức liên môn đối với ba văn bản: Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (trích

Việt Bắc – Tố Hữu).

2 Tên sáng kiến

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO VIỆC GIẢNG DẠY MỘT SỐ

TÁC PHẨM THƠ CÁCH MẠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1954

TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT

TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

3 Tác giả sáng kiến

- Họ và tên: Trần Thị Minh Hiếu

- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Liễn Sơn

- Số điện thoại: 0973 787.886

- E_mail: tranthiminhhieu.gvlienson@vinhphuc.edu.vn

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến

Trần Thị Minh Hiếu

Trang 12

5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến.

- Sáng kiến này áp dụng vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 12, kỳ

1 ban cơ bản

- Đối tượng HS: Lớp 12

6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 15/10/2018

7 Mô tả bản chất của sáng kiến

Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham

khảo, Nội dung chính của sáng kiến gồm bốn chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Thực trạng của vấn đề và các biện pháp đã tiến hành

Chương 3: Xây dựng bài học minh họa

Chương 4: Tiến hành thực nghiệm và kết quả

Trang 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Một số văn bản có tính pháp lý về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

giáo dục phổ thông Việt Nam sau năm 2015

1.1 Luật giáo dục (2005)

Trong thời gian qua, khi Luật Giáo dục được thông qua, vấn đề giáo dục

tích hợp được thể hiện trên những mục tiêu, nội dung, hệ thống giáo dục quốc

dân Mục tiêu giáo dục khẳng định “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn

diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp” Nội dung và

phương pháp giáo dục “phải đảm bảo tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại,

và có hệ thống,… phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi người học

1.2 Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011)

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định:

- Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại

hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế và phát triển nhanh nguồn

nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn

bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân

- Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất

cả các cấp, bậc học Tích cực chuẩn bị để từ sau năm 2015 thực hiện chương

trình giáo dục phổ thông mới

1.3 Đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau

2015” (dự thảo) (2011)

Đề án xác định:

- Xây dựng chương trình giáo dục theo tiếp cận phát triển năng lực:

chương trình được xây dựng theo cách xuất phát từ các năng lực mà mỗi học

sinh cần có trong cuộc sống và kết quả cuối cùng phải đạt các năng lực ấy

Muốn vậy, trước hết cần xác định các năng lực này (ví dụ, năng lực nhận thức,

năng lực lao động, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực làm

việc nhóm, năng lực xã hội, năng lực thích ứng với môi trường…) Chú trọng

xây dựng các mức độ khác nhau của mỗi năng lực tương thích với từng cấp học,

môn học Khi xây dựng các thành tố chương trình (phạm vi và nội dung, phương

pháp và hình thức tổ chức giáo dục, phương pháp đánh giá kết quả giáo dục) đều

phải xuất phát và hướng tới các năng lực

- Đổi mới cấu trúc chương trình, đảm bảo tính chỉnh thể của chương trình

và sách giáo khoa phổ thông

1.4 Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI

về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo

Nghị quyết số 29 đã xác định:

Trang 14

- Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình

thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định

hướngnghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,

chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học,

năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả

năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời Hoàn thành việc xây

dựngchương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015

- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại;

phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của

ngườihọc; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập

trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự

cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ

yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội,

ngoại khóa, nghiên cứu khoa học

1.5 Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018

- Quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông: Chương trình

giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông

qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại;

hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã

học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học

dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ

chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các

phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục

để đạt được mục tiêu đó

- Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh

những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách

nhiệm

- Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh

những năng lực cốt lõi sau: Những năng lực chung được hình thành, phát triển

thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học,

năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Những

năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học

và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng

lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực

thể chất Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình

giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của họ

2 Những vấn đề chung về dạy học tích hợp liên môn

2.1 Khái niệm

Trang 15

Về phương diện lí luận dạy học, tích hợp (Integration) được hiểu là sự kết

hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức trong một môn học hoặc giữa

các môn học thành một nội dung thống nhất

Dạy học tích hợp liên môn là dạy cho học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩ

năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng

lực giải quyết các tình huống thực tiễn, trong đó:

Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan

vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức lối sống, giáo

dục pháp luật, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới biển đảo, giáo dục sử

dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giáo dục bảo vệ môi trường, an toàn giao

thông…

Dạy học liên môn là phải xác định được các nội dung kiến thức liên quan

đến các môn học khác để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần

cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau Đối với những kiến thức

liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương

trình môn học đó và không phải dạy ở các môn khác Trường hợp nội dung kiến

thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ

chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học

các môn liên quan

2.2 Quy trình tổ chức dạy học tích hợp

Từ cơ sở lý luận về dạy học tích hợp, ta có thể hình dung về tổ chức dạy

học tích hợp như sau:

2.3 Khi thiết kế giáo án dạy học tích hợp, liên môn cần tuân thủ các bước

- Xác định mục tiêu của bài học

- Xác định nội dung tích hợp kiến thức liên môn

- Xác định các hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh

- Xác định các phương pháp dạy học phù hợp

Trang 16

- Xác định các phương tiện dạy học sử dụng trong bài dạy

- Xác định thời gian cho mỗi nội dung của giáo án

2.4 Những nguyên tắc lựa chọn nội dung tích hợp trong môn Ngữ văn ở nhà

trường phổ thông

Việc lựa chọn nội dung tích hợp trong môn Ngữ văn cần được quán triệt

trong toàn bộ môn học Chương trình THPT, môn Ngữ văn, năm 2002 do Bộ

GD&ĐT dự thảo đã ghi rõ: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo để

tổ chức nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương pháp

giảng dạy”, “Nguyên tắc tích hợp phải được quán triệt trong toàn bộ môn học, từ

Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy

học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong chương

trình; tích hợp trong SGK; tích hợp trong phương pháp dạy học của GV và tích

hợp trong hoạt động học tập của HS; tích hợp trong các sách đọc thêm, tham

khảo”

Dạy học Ngữ văn theo định hướng tích hợp vẫn theo đuổi quan điểm “lấy

HS làm trung tâm”, tích cực hoá hoạt động học tập của HS trong mọi mặt, mọi

khâu của quá trình dạy học; tìm mọi cách phát huy năng lực tự học, năng lực

sáng tạo của HS

Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương theo quan điểm tích hợp đòi hỏi GV

phải có ý thức đầy đủ về trình độ tiếng Việt, đặc thù và hoạt động cảm thụ văn

học của HS để có phương pháp phát triển, nâng cao lên cho ngang tầm với việc

đọc hiểu văn bản GV cần chú trọng hình thành cho HS cách đọc có phương

pháp, phát huy năng lực cảm thụ thẩm mĩ trực tiếp, khêu gợi tưởng tượng tái

hiện và tưởng tượng sáng tạo, liên tưởng hình tượng và liên tưởng ý niệm, bồi

dưỡng năng lực cảm thụ tinh tế, nhanh nhạy, phát triển năng lực tư duy, cắt

nghĩa, khái quát, năng lực sử dụng tiếng Việt đúng và hay;

Giáo án giờ học tác phẩm văn chương là bản thiết kế gồm hai phần hợp

thành hữu cơ: Một là, hệ thống các tình huống dạy học được đặt ra từ nội dung

khách quan của bài văn, phù hợp với tính chất và trình độ tiếp nhận của HS Hai

là, một hệ thống các hoạt động, thao tác tương ứng với các tình huống trên do

GV sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn HS từng bước tiếp cận, chiếm lĩnh

bài văn một cách tích cực và sáng tạo

Tổ chức giờ học tác phẩm văn chương trên lớp là tiến trình thực thi bản kế

hoạch phối hợp hữu cơ hoạt động của GV và HS theo một cơ cấu sư phạm hợp

lí, khoa học, trong đó GV giữ vai trò, chức năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng

chứ không phải truyền thụ áp đặt một chiều HS được đặt vào vị trí trung tâm

của quá trình tiếp nhận, đóng vai trò chủ thể cảm thụ, nhận thức thẩm mĩ, trực

tiếp tiến hành hoạt động tiếp cận, khám phá, chiếm lĩnh bài văn, chuyển tác

Trang 17

giới tinh thần, tình cảm của riêng mình để tự nhận thức, tự giáo dục và phát triển

theo mục đích định hướng giáo dục của GV

3 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

3.1 Quan niệm về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS là tổ chức cho HS hoạt

động thay vì thụ động nghe giảng Trong quá trình dạy học, HS là chủ thể nhận

thức, GV có vai trò tổ chức, kiểm tra, hỗ trợ hoạt động học tập của HS một cách

hợp lý

Việc dạy học định hướng năng lực được thể hiện ở trong các thành tố quá

trình dạy học như sau:

- Về mục tiêu dạy học: Ngoài các yêu cầu về mức độ như nhận biết, tái

hiện kiến thức cần có những mức độ cao hơn như vận dụng kiến thức trong các

tình huống, các nhiệm vụ gắn với thực tế

- Về phương pháp dạy học: Có nhiều năng lực cần hình thành và phát

triển cho HS trong dạy học như: năng lực tự học; năng lực phát hiện và giải

quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực sử dụng

công nghệ thông tin và truyền thông Trong số đó, phát triển năng lực sáng tạo,

năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của HS là mục tiêu quan trọng, qua đó

góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các năng lực khác Để có thể

đạt được mục tiêu đó, phương pháp dạy học cần phải đổi mới sao cho phù hợp

với tiến trình nhận thức khoa học để HS có thể tham gia vào hoạt động tìm tòi

sáng tạo giải quyết vấn đề; góp phần đắc lực hình thành năng lực hành động,

phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS để từ đó bồi dưỡng cho HS

phương pháp tự học, hình thành khả năng học tập suốt đời Việc tập dượt cho

HS biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập,

trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng phải được đặt như một mục

tiêu của giáo dục và đào tạo

- Về nội dung dạy học: Cần xây dựng các hoạt động, chủ đề, nhiệm vụ đa

dạng gắn với thực tiễn

- Về kiểm tra đánh giá: Về bản chất đánh giá năng lực cũng phải thông

qua đánh giá khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng thực hiện nhiệm vụ của

HS trong các loại tình huống phức tạp khác nhau Trong chuẩn năng lực đều có

những nhóm năng lực chung Nhóm năng lực chung này được xây dựng dựa trên

yêu cầu của nền kinh tế xã hội ở mỗi nước Trên cơ sở năng lực chung, các nhà

lí luận dạy học bộ môn cụ thể hóa thành những năng lực chuyên biệt

3.2 Một số vấn đề chung về tổ chức hoạt động học theo định hướng phát triển

năng lực học sinh

Tiến trình tổ chức hoạt động học của HS trong mỗi bài học/chủ đề như

sau:

Trang 18

- Đề xuất vấn đề: GV giao cho HS một nhiệm vụ, dưới sự hướng dẫn của

GV, HS quan tâm đến nhiệm vụ đặt ra, sẵn sàng nhận và tự nguyện thực hiện

nhiệm vụ

- Giải pháp và kế hoạch giải quyết vấn đề: HS độc lập hoạt động để tìm

các giải pháp xử lý tình huống (GV có thể định hướng HS để HS đưa ra các giải

pháp theo suy nghĩ của mình)

- Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề: HS diễn đạt, trao đổi với người

khác trong nhóm về kết quả thu được Qua đó, có thể chỉnh lý, hoàn thiện tiếp

- Trình bày, đánh giá kết quả: Dưới sự hướng dẫn của GV, HS trình bày,

trao đổi, tranh luận về kết quả thu được GV chính xác hóa, bổ sung, phê duyệt

kết quả

3.3 Kỹ thuật tổ chức hoạt động học của học sinh

3.3.1 Các bước tổ chức hoạt động học

Mỗi bài học bao gồm các hoạt động học theo tiến trình sư phạm của

phương pháp dạy học tích cực được sử dụng Mỗi hoạt động học có thể sử dụng

một kĩ thuật dạy học tích cực nào đó để tổ chức nhưng đều được thực hiện theo

các bước như sau:

(1) Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp

với khả năng của HS, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà HS phải hoàn thành

khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích

được hứng thú nhận thức của HS; đảm bảo cho tất cả HS tiếp nhận và sẵn sàng

thực hiện nhiệm vụ

Trang 19

(2) Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích HS hợp tác với nhau khi

thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của HS và có

biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có HS bị "bỏ quên"

(3) Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung

học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho HS trao

đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm

nảy sinh một cách hợp lí

(4) Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình

thực hiện nhiệm vụ học tập của HS; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực

hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của HS; chính xác hóa các kiến thức

mà HS đã học được thông qua hoạt động

3.3.2 Một số hình thức làm việc của học sinh trong hoạt động học

(1) Hoạt động cá nhân

- Là hoạt động yêu cầu học sinh thực hiện các bài tập/nhiệm vụ một cách

độc lập Loại hoạt động này nhằm tăng cường khả năng làm việc độc lập của

học sinh

- Ví dụ các hoạt động cá nhân như:

+ HS đọc thầm yêu cầu, ví dụ đọc đoạn thông tin, quan sát hình,… nêu ý

chính hay trả lời câu hỏi

+ HS thực hiện yêu cầu, HS cần ghi lại kết quả thực hiện, ví dụ ghi vào vở

ý chính của đoạn thông tin, kết quả nhận xét hình GV hướng dẫn HS biết cách

ghi ngắn gọn kết quả đạt được

+ HS báo cáo kết quả với thầy/cô giáo hoặc trao đổi với bạn bên cạnh

(2) Hoạt động theo cặp đôi

- Là những hoạt động nhằm giúp học sinh phát triển năng lực hợp tác,

tăng cường sự chia sẻ và tính cộng đồng

- GV yêu cầu 2 HS thực hiện học cặp đôi, 2 HS sẽ cùng làm việc HS cần

thực hiện những việc sau:

+ HS đọc thầm yêu cầu trong chỉ dẫn của tài liệu Thường là yêu cầu cùng

đọc thông tin, cùng giải quyết bài tập,…

+ HS thực hiện yêu cầu Ví dụ: từng HS đọc thông tin, quan sát hình, sau

đó cặp đôi HS cùng trả lời, làm các bài tập Trong quá trình giải bài tập, trả lời

câu hỏi, hai em bàn bạc để có chung kết quả làm việc

+ HS báo cáo kết quả với thầy/cô giáo hoặc trao đổi với cặp bạn bên

cạnh

(3) Hoạt động theo nhóm

- Nhóm là hình thức học tập phát huy rất tốt khả năng sáng tạo nên hình

thức này dễ phù hợp với các hoạt động cần thu thập ý kiến và phát huy sự sáng

tạo

Trang 20

- Các việc làm cần tuần tự thực hiện:

+ HS đọc thầm yêu cầu

+ Các thành viên trong nhóm suy nghĩ cá nhân hoặc có thể chia sẻ với bạn

bên cạnh theo yêu cầu của hoạt động

+ Nhóm trưởng mời lần lượt các thành viên hoặc một vài bạn trong nhóm

chia sẻ hoặc đưa ra ý kiến

+ Thống nhất kết quả hoạt động của nhóm Nhóm trưởng có nhiệm vụ tổ

chức tập hợp ý kiến các thành viên để có thể cử đại diện nhóm trình bày kết quả

của nhóm trước lớp

+ Báo cáo kết quả với thầy/cô giáo hoặc trao đổi với nhóm bạn bên cạnh

(4) Hoạt động cả lớp

+ GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu, có thể là đọc đoạn văn, phân tích

biểu đồ, liên hệ thực tiễn,… Từng cá nhân HS cần biết mình phải làm gì ở bước

tiếp theo

+ GV dành thời gian cho HS thực hiện yêu cầu Trong lúc HS làm việc,

GV quan sát thái độ HS Nếu thấy HS còn lúng túng, GV cần hỗ trợ HS về

nguồn tài liệu, về cách xử lý thông tin, cách ghi chép kết quả,…

+ GV kiểm tra kết quả học tập của HS bằng cách yêu cầu HS trình bày

trước lớp hoặc GV quan sát kết quả làm việc của các em (bản ghi chép, vẽ, bài

tập được giải quyết,….)

+ GV chính xác hóa kiến thức, chỉnh lại kĩ năng

+ GV mở rộng, nâng cao (nếu thấy cần thiết)

3.4 Quy trình xây dựng bài học

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học.

⁕ Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học. Vấn đề cần giải

quyết có thể là một trong các loại sau:

Trang 21

- Vấn đề kiểm nghiệm, ứng dụng kiến thức

- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng, kiểm nghiệm và ứng dụng kiến thức mới

Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học

⁕ Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học.

Lựa chọn các nội dung của chủ đề từ các bài/tiết trong sách giáo khoa của

một môn học hoặc/và các môn học có liên quan để xây dựng chuyên đề dạy học

Bước 3: Xác định mục tiêu bài học

⁕ Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học.

Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và

các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho HS theo phương pháp dạy học tích

cực, từ đó xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho HS trong

chuyên đề sẽ xây dựng

Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu

⁕ Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học. (nhận biết, thông hiểu, vận

dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra,

đánh giá năng lực và phẩm chất của HS trong dạy học

Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể

⁕ Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học. theo các mức độ yêu cầu

đã mô tả ở bước 4 để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và

kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chủ đề bài học

Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học bài học

⁕ Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học. thành các hoạt động học

theo tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực để tổ chức cho HS

thực hiện ở trên lớp và ở nhà Các hoạt động của HS trong mỗi bài học có thể

được thiết kế như sau:

Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã mở ra trên đất nước

ta một thời kì lịch sử mới – thời kì độc lập – tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Cùng với sự kiện lịch sử ấy, một nền văn học mới ra đời Văn học Việt Nam từ

Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến 1975 phát triển trong hoàn cảnh lịch sử, xã

hội, văn hóa dưới đây

Thức nhất, nền văn học hình thành và phát triển dưới sự lãnh đạo về

đường lối của Đảng cộng sản – nhân tố quan trọng tạo nên một nền văn học

thống nhất Sự lãnh đạo của Đảng đối với văn nghệ được thể hiện trên các

phương diện cả về tư tưởng và tổ chức, như: nêu ra đường lối, mục tiêu, nhiệm

vụ của văn nghệ trong từng giai đoạn cách mạng, tập hợp đội ngũ văn nghệ sĩ

trong các tổ chức văn nghệ, tạo điều kiện cho họ thâm nhập thực tế để sáng tác,

chỉ đạo hoạt động phê bình và những cuộc đấu tranh tư tưởng trong văn nghệ

Trang 22

Sự lãnh đạo của Đảng đã đảm bảo cho văn nghệ đi đúng đướng lối, thực sự trở

thành vũ khí tinh thần phục vụ có hiệu quả nhất cho các mục tiêu của cuộc đấu

tranh

Thứ hai, nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến

tranh kéo dài 30 năm Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

được kết thúc bằng hiệp định Giơnever được kí kết vào 7/1954 Cuộc kháng

chiến chống đế quốc Mĩ (1954 - 1975): cuộc chiến đấu kiên trì, bền bỉ và vô

cùng ác liệt đã kết thúc với thắng lợi trọn vẹn vào ngày 30/4/1975 – giải phóng

hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

Thứ ba, nền văn học hình thành và phát triển trong điều kiện nền kinh tế

còn nghèo nàn và chậm phát triển Đất nước Việt Nam vừa trải qua hơn 80 năm

nô lệ, dưới ách đô hộ của thực dân phong kiến nên nền kinh tế rất nghèo nàn và

lạc hậu Cách mạng tháng Tám thành công, dân tộc ta lại bước vào hai cuộc

kháng chiến vô cùng ác liệt, kéo dài 30 năm nên nền kinh tế vốn đã nghèo nàn,

lạc hâu nay càng nghèo nàn và chậm phát triển hơn

Thứ tư, nền văn học hình thành và phát triển trong điều kiện giao lưu về

văn hóa còn hạn chế Văn hóa dân tộc, đặc biệt là các giá trị văn hóa của quần

chúng lao động được coi trọng và phát huy cùng với việc tiếp nhận văn hóa các

nước xã hội chủ nghĩa như: Trung Quốc và Liên Xô Tuy nhiên, do điều kiện

chiến tranh kéo dài và sự đối lập về ý thức hệ trong thời kì “chiến tranh lạnh”

trên thế giới lúc bấy giờ nên việc giao lưu văn hóa bị hạn chế, chủ yếu chỉ trong

các nước khối xã hội chủ nghĩa

Như vậy, không thể hiểu hết được đặc điểm của nền văn học mới, trước

hết, giai đoạn văn học giai đoạn 1945 – 1975 nếu không đặt nó vào điều kiện

lịch sử, xã hội, văn hóa nói trên

4.2 Đặc điểm văn học

4.2.1 Văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm

1975 là một nền văn học vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc

với vận mệnh chung của đất nước

Về mô hình, nền văn học được kiến tạo theo mô hình: “Văn hóa nghệ

thuật cũng là một mặt trận” (Hồ Chí Minh) với kiểu nhà văn mới: nhà văn –

chiến sĩ Chính hiện thực đời sống cách mạng và kháng chiến đã đem đến những

nguồn cảm hứng lớn, những phẩm chất mới cho văn học: “Văn nghệ phụng sự

kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đã đem đến cho văn nghệ một sức sống

mới” (Nguyễn Đình Thi)

Tư tưởng chủ đạo của nền văn học mới là tư tưởng cách mạng, văn học

trước hết phải là một thứ vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng Ý thức, trách

nhiệm công dân của người nghệ sĩ được đề cao: phải gắn bó với dân tộc, với

Trang 23

chiến đấu Nhiều nhà văn chiến sĩ đã hòa mình với quần chúng nhân dân, bám

sát những nơi mũi nhọn của cuộc đấu tranh

Nền văn học hướng đến hai đề tài lớn: Đề tài Tổ quốc với nội dung là tập

trung khai thác mâu thuẫn xung đột giữa ta và địch, đặt lợi ích của Tổ quốc, của

toàn dân tộc lên trên hết Nhân vật trung tâm là người chiến sĩ trên mặt trận vũ

trang và những lực lượng trực tiếp phục vụ chiến trường như dân quân du kích,

thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến… Đề tài Chủ nghĩa xã hội với nội

dung là nói đến khát vọng vươn tới những tầm cao mới trong cuộc sống của con

người Nhân vật trung tâm là hình ảnh những con người mới, là mối quan hệ

giữa những người lao động, là sự hòa hợp giữa cái riêng và cái chung, giữa cá

nhân và tập thể

4.2.2 Văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm

1975 là một nền văn học hướng về đại chúng

Nền văn học coi đại chúng là đối tượng phản ánh, đối tượng phục vụ Các

tác giả có cách nhìn mới về nhân dân: Đất nước là của nhân dân Chính nhân

dân đã xây dựng, gìn giữ và bảo vệ đất nước bằng mồ hôi, nước mắt và xương

máu của mình qua hàng nghìn năm lịch sử Quần chúng lao động có vai trò vĩ

đại trong cách mạng (Nhật kí ở rừng – Nam Cao; Dân khí miền Trung – Hoài

Thanh)

Văn học giai đoạn này đã phê phán cái nhìn có định kiến sai trái đối với

quần chúng, trực tiếp mô tả quần chúng như lực lượng chủ chốt của cách mạng

và kháng chiến, khẳng định sự đổi đời của nhân dân nhờ cách mạng: từ thân

phận nô lệ trở thành người làm chủ, người tự do, sự phục sinh về tinh thần từ

chỗ mê muội, thậm chí lạc đường (do xã hội cũ hoặc tác động của địch) đến chỗ

được giải phóng về tư tưởng, thanh thoát về tâm hồn

Nền văn học coi đại chúng là nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng cho sáng

tác văn học Đảng luôn chú trọng phát động phong trào văn nghệ quần chúng để

từ đấy phát hiện và bồi dưỡng những cây bút nổi lên từ các phong trào ấy, đặc

biệt là trong quân đội (Chính Hữu, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc, Nguyễn Đình

Thi…)

4.2.3 Văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm

1975 là một nền văn học mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

Nền văn học mang khuynh hướng sử thi là nền văn học tập trung phản

ánh những vấn đề cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn của đất nước: Tổ quốc còn

hay mất, độc lập tự do hay nô lệ Nhân vật chính thường tiêu biểu cho lý tưởng

chung của dân tộc, gắn bó số phận của mình với số phận đất nước Con người

chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ý thức

chính trị, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn Khuynh hướng sử thi đòi hỏi người cầm

Trang 24

bút nhìn con người và cuộc đời không chỉ bằng con mắt cá nhân mà chủ yếu là

bằng con mắt có tầm bao quát của lịch sử, dân tộc và thời đại

Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 còn là nền văn học tràn

đầy cảm hứng lãng mạn Đó cũng là nét tâm lý chung của con người Việt Nam,

dân tộc Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh, dù có chồng chất khó

khăn và hi sinh nhưng lòng vẫn tràn đầy mơ ước hướng tới tương lai Cảm hứng

lãng mạn chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lý tưởng của

của cuộc sống mới và vẻ đẹp con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách

mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc Cảm hứng lãng mạn đã

nâng đỡ con người Việt Nam có thể vượt lên mọi thử thách; trong máu lửa chiến

tranh đã hướng tới ngày chiến thắng; trong gian khổ, cơ cực đã nghĩ tới ngày ấm

no, hạnh phúc

Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã làm cho văn học Việt

Nam giai đoạn 1945 – 1975 thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng

được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển

cách mạng

5 Một số vấn đề chung về thơ cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954

Kế tục dòng thơ yêu nước và cách mạng trước 1945, trên cơ sở những

thành tựu hiện đại hóa thơ ca ở các giai đoạn trước, thơ 1945 - 1954 là một giai

đoạn mới, có nhiều đóng góp vào tiến trình thơ Việt Nam hiện đại Thế hệ các

nhà thơ của thời kỳ này đã không ngừng nỗ lực để sáng tạo nên những vẻ đẹp

mới cho thơ ca dân tộc cả về nội dung lẫn hình thức, và gặt hái được những

thành tựu đáng tự hào Đây là những đóng góp rất có ý nghĩa, làm thành chặng

đường phát triển quan trọng của thơ ca hiện đại Việt Nam

Thơ 1945 - 1954 là một nền thơ phong phú và đa dạng, bởi giai đoạn này

thơ đã đạt được những thành tựu về giá trị nội dung và hình thức nghệ thuật, có

vị trí lớn lao trong công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng

đất nước Các thế hệ nhà thơ đã đồng hành bên nhau, trải qua một cuộc hành

trình sáng tạo bền bỉ và đã gặt hái được những thành tựu đáng tự hào Đội ngũ

tác giả phong phú đã tạo thành một mặt bằng rộng rãi cho sự phát triển của nền

thơ Những tác giả tiêu biểu của từng thời kỳ đã làm nên những dấu ấn quan

trọng cho gương mặt của thể loại Các thế hệ những người cầm bút đã tập hợp

thành một đội ngũ sáng tác, hình thành nên một kiểu nhà thơ đặc biệt, nhà thơ

-chiến sĩ Họ vừa cầm bút, vừa cầm súng, trực tiếp tham gia vào cuộc “hành quân

gian lao vĩ đại của dân tộc” Họ sống với thời đại, phản ánh khí thế thời đại,

đồng thời cũng phản ánh và khẳng định vị trí của chính bản thân mình trong xu

thế chung của thời cuộc Trong những thời khắc trọng đại của lịch sử, tư cách

nghệ sĩ tự giác lùi xuống hàng thứ hai, để nhường vị trí thứ nhất cho tư cách

Trang 25

Thơ ca kháng chiến chống Pháp đã có những thành quả nhất định song

phải thừa nhận rằng thơ chưa có nhiều thành tựu và chưa cắm được ngọn cờ thi

ca ở những cột mốc quan trọng của lịch sử Về hình thức, thơ trong giai đoạn

này cũng chưa có những cách tân, đột phá, vì cũng như văn xuôi, thơ phải được

hiện thực hóa và đại chúng hóa Hoàn cảnh lịch sử lúc đó đã khiến cho cảnh

làng quê không phải mơ màng, thơ mộng, với những hội hè đình đám hay những

mối tình lãng mạn, éo le như Thơ mới mà là làng quê gian khó trong chiến

tranh, làng quê có những người nông dân đang ra trận Về mảng đề tài này có

thể kể đến Hoàng Trung Thông (Bao giờ trở lại, Bài ca vỡ đất), Trần Hữu

Thung (Thăm lúa), (Quang Dũng (Đôi mắt người Sơn Tây), Nông Quốc Chấn

(Dọn về làng), và Tố Hữu với Việt Bắc Mảng đề tài thứ hai là hình ảnh người

lính Vệ quốc quân với Chính Hữu (Đồng chí), Hồng Nguyên (Nhớ), Vĩnh Mai

(Lên Cấm Sơn), Hoàng Lộc (Viếng bạn), Tố Hữu (Việt Bắc), Quang Dũng (Tây

Tiến) Người lính từ làng quê nghèo khó nước mặn, đồng chua, đất cày lên sỏi

đá rồi chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh với bao gian khổ và tất nhiên cả sự hy

sinh

Trang 26

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH

1 Thực trạng của việc vận dụng quan điểm dạy học tích hợp trong việc dạy

và học môn Ngữ văn tại trường THPT A

1.1 Thực trạng hiểu biết và vận dụng dạy học tích hợp của giáo viên

trường THPT A

Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới

căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam (trong đó có định hướng về dạy

học tích hợp), theo tinh thần tập huấn của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc về

việc bồi dưỡng cho giáo viên trong toàn tỉnh tiếp cận với những phương pháp, kĩ

thuật dạy học mới, trong nhiều năm qua tại trường THPT A, tinh thần đổi mới

phương pháp dạy học của mỗi giáo viên được nâng cao Các thầy cô giáo ở tất

cả các bộ môn đều có ý thức tìm hiểu những phương pháp dạy học tiến bộ, vận

dụng những kỹ thuật mới vào trong dạy học để tăng sự hứng thú của học sinh

trong các giờ học và tăng hiệu quả giờ học

Tuy nhiên, những vấn đề lý thuyết liên quan đến dạy học tích hợp thì

được giáo viên tiếp thu từ những nguồn tư liệu khác nhau Việc vận dụng lý

thuyết này vào thực tế giảng dạy cũng không đồng đều Với giới hạn của đề tài

nghiên cứu, tôi đã gửi 30 phiếu thăm dò đến 30 thầy cô đang trực tiếp giảng dạy

trong trường và xin các thầy cô ghi nhận ý kiến của mình về việc vận dụng bản

đồ tư duy và tích hợp liên môn trong giảng dạy vào phiếu (Phiếu điều tra số 1 có

kèm theo ở phần phụ lục)

Bảng kết quả thăm dò sự hiểu biết và vận dụng kiến thức liên môn vào dạy

học của giáo viên trường THPT ….

Mức độ

Rất thường xuyên

(SL - %)

Thường xuyên (SL - %)

Đôi khi (SL - %)

Không bao giờ (SL - %)

Từ những số liệu trên, ta có thể nhận thấy rằng: việc vận dụng kiến thức

liên môn trong giảng dạy chưa thực sự thường xuyên Ở mức độ rất thường

xuyên là 16,7 % Mức độ đôi khi chiếm tỉ lệ cao nhất (56,6%) Mức độ không

bao giờ chiếm 6,7 %

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên Một trong số đó là trong

quá trình giảng dạy của giáo viên đều ít nhiều có sự vận dụng kiến thức trong

cùng môn học hoặc ngoài môn học Ví dụ: đối với môn Văn thì việc tích hợp

kiến thức từ các phân môn Tiếng Việt, Làm văn là vô cùng cần thiết

Trang 27

1.2 Thực trạng của việc giáo viên vận dụng kiến thức liên môn vào việc

giảng dạy một số tác phẩm thơ cách mạng giai đoạn 1945 – 1954 trong

chương trình Ngữ văn 12

Các giáo viên bộ môn Ngữ văn trong trường THPT A luôn ý thức được

những ưu điểm của dạy học tích hợp; luôn có sự tìm tòi, trau dồi những phương

pháp dạy học mới nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy, chuẩn bị tốt nhất cho các

em học sinh có thể tự tin bước vào các kỳ thi cũng như bước vào cuộc sống Đặc

biệt, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đang là một vấn đề

trọng tâm của đổi mới giáo dục hiện nay, đáp ứng yêu cầu mới của xã hội

Tuy nhiên, việc giáo viên vận dụng kiến thức liên môn vào việc giảng dạy

một số tác phẩm thơ cách mạng giai đoạn 1945 – 1954 trong chương trình Ngữ

văn 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh là không đồng đều Tôi đã

gửi phiếu thăm dò đến 07 thầy cô trong bộ môn Ngữ văn của trường và thu được

kết quả như sau (Phiếu điều tra số 2 có kèm theo ở phần Phụ lục)

Bảng kết quả thăm dò việc giáo viên vận dụng kiến thức liên môn vào việc

giảng dạy một số tác phẩm thơ cách mạng giai đoạn 1945 –1954 trong

chương trình Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng: một số thầy cô đã ý thức được sự

cần thiết của việc vận dụng kiến thức liên môn vào việc giảng dạy một số tác

phẩm thơ cách mạng giai đoạn 1945 – 1954 (chiếm 28,6%) Việc vận dụng

chúng vào bài dạy ở mức độ rất thường xuyên và thường xuyên còn tương đối ít

(chỉ chiếm 14,3%) Có đến 71,4% số thầy cô chỉ là đôi khi vận dụng kiểu tích

hợp này trong quá trình giảng dạy

Nguyên nhân của tình trạng trên đầu tiên phải kể đến đó là: trong bộ môn

vẫn có những thầy cô chưa dạy lớp 12 Do đó việc vận dụng những phương

pháp dạy học vào các tác phẩm của lớp 12 là không thể Tiếp theo, phải kể đến

việc một sô thầy cô giáo trong bộ môn Ngữ văn vẫn có quan niệm dạy văn theo

kiểu truyền thống: thầy cô giảng văn thật hay, bay bổng; học trò say sưa lắng

nghe Hoạt động nhóm của học sinh không được chú ý đến Cũng trong quan

niệm cũ ấy thì môn Ngữ văn lại được hiểu là môn học thuộc khoa học xã hội,

nhiều chữ nên việc sử dụng bản đồ tư duy là không hợp lý

1.3 Thực trạng học sinh hiểu biết và vận dụng tích hợp liên môn vào

việc học tập môn Ngữ văn

Trang 28

Tôi đã gửi phiếu thăm dò đến 74 học sinh của lớp 12A1, 12A2 để tìm hiểu

về việc các em hiểu biết và vận dụng kiến thức liên môn trong học tập môn Ngữ

văn Kết quả thu được không như sự mong đợi của tôi Bởi có đến hơn 50% học

sinh đều chỉ vận dụng tích hợp liên môn ở mức độ đôi khi Do vậy, việc vận

dụng kiến thức liên môn trong học tập là rất hạn chế

Vậy vì sao lại có tình trạng như trên? Nguyên nhân trước hết, theo tôi,

thuộc về giáo viên Nếu giáo viên không trang bị cho học sinh những kiến thức

cơ bản về tích hợp thì việc học sinh tự tìm hiểu về vấn đề này là không dễ Giáo

viên không vận dụng những phương pháp dạy học tích cực trên lớp thì tất nhiên

học sinh cũng khó biết đến Sau cùng cũng là xuất phát từ phía học sinh Nhiều

học sinh vẫn quen theo cách học truyền thống Tức là trong giờ học văn chỉ

thích ngồi nghe thầy cô giảng bài, khi thầy cô phát vấn thì lúng túng, không có

sự chủ động Hơn nữa việc vẽ bản đồ tư duy lại không hề đơn giản đối với

những em không có trí tưởng tượng phong khú

Với những hiện trạng trên, tôi thiết nghĩ cần phải đưa ra những giải pháp

hữu hiệu để có thể nâng cao hiệu quả giờ học Văn nói chung và giờ học các tác

phẩm thơ cách mạng giai đoạn 1945 – 1954 trong chương trình Ngữ văn THPT

nói riêng Một trong những cách đó là vận dụng kiến thức liên môn trong giảng

dạy

2 Thực trạng của việc dạy đọc – hiểu tác phẩm thơ cách mạng Việt Nam

1945 – 1954 trong chương trình Ngữ văn 12 theo định hướng phát triển

năng lực học sinh

Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới

căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam (trong đó có dạy học theo định

hướng phát triển năng lực HS), các thầy cô giáo ở tất cả các bộ môn đều có ý

thức tìm hiểu những phương pháp dạy học tiến bộ, vận dụng những kỹ thuật mới

vào trong dạy học để tăng sự hứng thú của học sinh trong các giờ học và tăng

hiệu quả giờ học

Đầu năm học 2018 – 2019, GV đã được tập huấn, bồi dưỡng rất nhiều về

chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là về việc thiết kế giáo án theo 5 hoạt động:

Khởi động, Hình thành kiến thức mới, Luyện tập, Vận dụng, Mở rộng Nhưng,

cho đến nay vẫn chưa có tài liệu chính thức về các giáo án mẫu để GV tham

khảo trong quá trình thiết kế bài dạy của mình

Việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực còn mang

tính hình thức Phương pháp thảo luận nhóm được tổ chức ở các lớp thực hiện

chương trình SGK hiện hành nhưng chủ yếu vẫn dựa vào một vài cá nhân học

sinh tích cực tham gia, các thành viên còn lại còn dựa dẫm, ỉ lại chưa thực sự

chủ động Mục đích của thảo luận nhóm chưa đạt được tính dân chủ, mọi cá

Trang 29

nhân được tự do bày tỏ quan điểm, thói quen bình đẳng, biết đón nhận quan

điểm bất đồng để hình thành quan điểm cá nhân

Nhiều giáo viên văn chưa sử dụng được hệ thống câu hỏi hướng dẫn học

bài đủ sức lôi cuốn học sinh tham gia giờ học với tinh thần chủ động, tích cực và

say mê Có những giáo viên còn lúng túng trong việc thiết lập hoạt động khởi

động ở mỗi bài học hay có những câu hỏi chỉ mang tính chất tái hiện kiến thức,

không phong phú, đa dạng Thậm chí, có giáo viên chưa biết khai thác, tận dụng

triệt để và linh hoạt các câu hỏi có sẵn trong SGK

Trong chương trình Ngữ Văn 12 ban Cơ bản có các văn bản thuộc giai

đoạn thơ ca cách mạng Việt Nam 1945 – 1954 đó là: Tây Tiến (Quang Dũng),

Việt Bắc (Trích Việt Bắc – Tố Hữu) Việc nghiên cứu các văn bản này được

quan tâm khá sâu sắc, việc giảng dạy đã được áp dụng nhiều phương pháp trong

một thời gian khá dài Tuy nhiên, việc giảng dạy phần chương trình này vẫn

chưa thực sự hiệu quả

Nguyên nhân phải kể đến việc một sô thầy cô giáo trong bộ môn Ngữ văn

vẫn có quan niệm dạy văn theo kiểu truyền thống: thầy cô giảng văn thật hay,

bay bổng; học trò say sưa lắng nghe Hoạt động nhóm của học sinh cũng như

hướng dẫn HS tự học không được chú ý đến Về phía HS, nhiều HS vẫn theo lối

học thụ động trước kia, vẫn có tâm lý trông chờ, dựa dẫm vào GV nên HS vẫn

chưa phát huy hết năng lực của bản thân

Một số khó khăn khi tiến hành dạy đọc – hiểu các tác phẩm thơ ca cách

mạng Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 trong chương trình Ngữ văn 12 theo định

hướng phát triển năng lực học sinh đó là: Việc dạy các tác phẩm này đang gặp

nhiều khó khăn do cách biệt về hoàn cảnh lịch sử, đời sống, quan điểm nghệ

thuật giữa các nhà văn, giữa các thời đại khác nhau; thiếu thốn các trang thiết bị

dạy học như tranh ảnh minh họa, đồ dùng trực quan, tài liệu tham khảo,… cho

giáo viên cũng như học sinh khiến cho việc áp dụng phương pháp dạy học theo

định hướng phát triển năng lực học sinh còn gặp nhiều khó khăn

3 Các biện pháp đã tiến hành

3.1 Về vấn đề tích hợp

Thứ nhất, giáo viên trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất

⁕ Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học.

về kiến thức tích hợp liên môn

Phần kiến thức chung về tích hợp liên môn đã được đề cập đến ở chương

1 của sáng kiến Tuy nhiên, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể cho học sinh một số

vấn đề sau:

- Giáo viên cung cấp trước cho học sinh những chủ đề cần thiết của bài

học cũng như phạm vi kiến thức liên môn phục vụ cho bài học ấy

- Giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể đến từng nhóm học sinh và yêu cầu hoàn

thành sản phẩm trong một thời gian nhất định

Trang 30

Thứ hai, giáo viên tiến hành phân loại các tác phẩm văn học cách mạng

⁕ Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học.

giai đoạn 1945 – 1954 trong chương trình Ngữ văn lớp 12 theo nhóm tác phẩm

- Nhóm 1: Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám

năm 1945 đến hết thế kỉ XX.

- Nhóm 2: Các tác phẩm thơ ca cách mạng: Tây Tiến (Quang Dũng), Việt

Bắc (trích Việt Bắc – Tố Hữu), Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát

vọng – Nguyễn Khoa Điềm).

- Nhóm 3: Các tác phẩm văn xuôi cách mạng: Rừng xà nu (Nguyễn

Trung Thành), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi).

⁕ Thứ ba, giáo viên lập kế hoạch sử dụng kiến thức liên môn trong những

bài học cụ thể

Kế hoạch này cần thiết phải được lập từ đầu năm học bởi việc tìm hiểu

những kiến thức liên môn liên quan đến chủ đề bài học cần nhiều thời gian đầu

Lập kế hoạch xong, giáo viên bắt tay thiết kế giáo án dạy học có vận dụng

kiến thức liên môn

Thứ tư, khi thiết kế giáo án tích hợp, liên môn, giáo viên đều tuân thủ

⁕ Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học.

các bước:

- Xác định mục tiêu của bài học

- Xác định nội dung tích hợp kiến thức liên môn

- Xác định các hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh

- Xác định các phương pháp dạy học phù hợp

- Xác định các phương tiện dạy học sử dụng trong bài dạy

- Xác định thời gian cho mỗi nội dung của giáo án

3.2 Về vấn đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

⁕ Thứ nhất, GV nghiên cứu kỹ các tài liệu về xây dựng chuyên đề dạy học

theo định hướng phát triển năng lực của HS, đặc biệt là cách tổ chức hoạt động

học và hướng dẫn HS tự học

- Các hình thức hoạt động của HS như: Hoạt động cá nhân, hoạt động

theo cặp đôi, hoạt động theo nhóm, hoạt động cả lớp,…

- Về vấn đề tự học, xét theo con đường và không gian học tập thì tự học

có thể diễn ra theo các hình thức sau: (1) Tự học không theo con đường nhà

trường, học thông qua thực tế, hình thức này phổ biến ngoài đời sống xã hội, học

qua giao tiếp, học qua lao động, học qua các thông tin đại chúng,…(2) Tự học ở

trường lớp, có các hình thức: Tự học ngoài giờ trên lớp (có GV hay tài liệu

hướng dẫn, hoặc không); Tự học trên lớp (có sự trợ giúp trực tiếp của GV hay

người hướng dẫn, hoặc qua tài liệu hướng dẫn) Ngoài ra, tự học ở nhà có một

vai trò quan trọng đối với thành tích học tập của HS Quá trình tự học thường

Trang 31

được diễn ra theo các giai đoạn: tự nghiên cứu, tự thể hiện, tự điều chỉnh và vận

dụng Mỗi giai đoạn vừa nêu trên có các bước cơ bản để thực hiện như sau:

Bước 1 Xác định mục tiêu học tập, nội dung cần học, lên kế hoạch tự

học

Bước 2 Xác định kiến thức, kĩ năng cơ bản thuộc mỗi nội dung hay chủ

đề

Bước 3 Hệ thống hoá kiến thức Xác định quan hệ giữa kiến thức, kĩ năng

mới thu nhận với nhau và với kiến thức, kĩ năng đã có

Bước 4 Tự thể hiện, chỉ có thể nhận xét, đánh giá được sản phẩm học ở

giai đoạn học cá nhân, khi được HS thể hiện (diễn đạt) lại theo mức độ nắm

vững kiến thức

Bước 5 Thảo luận, sau khi biểu đạt như ở bước 4, dưới sự giúp đỡ của

GV hay người có hiểu biết (như ông, bà, cha, mẹ hay anh, chị,…), HS thảo luận,

tranh luận về các điều mới học được của mình

Bước 6 Tự đánh giá Lúc này HS cần tự đánh giá việc học, dựa vào các

hướng dẫn đã có

Bước 7: Tự điều chỉnh Sau khi tự đánh giá người học tự đối chiếu, tự

nhận ra những chỗ sai sót, xác định nguyên nhân, rồi từ đó tự sửa lại nội dung

kiến thức, kĩ năng và tự điều chỉnh cách học sao cho ngày càng phù hợp

Bước 8 Vận dụng kiến thức: Trên cơ sở đã nắm vững kiến thức, HS phải

tự nhận ra được ý nghĩa, giá trị của từng kiến thức, kĩ năng đó và sử dụng được

vào những tình huống khác nhau

⁕ Thứ hai, GV cần hướng dẫn cụ thể cho học sinh một số vấn đề sau:

Cung cấp trước cho học sinh những chủ đề cần thiết của bài học cũng như phạm

vi kiến thức liên môn phục vụ cho bài học ấy; Giao nhiệm vụ cụ thể đến từng

nhóm học sinh và yêu cầu hoàn thành sản phẩm trong một thời gian nhất định

⁕ Thứ ba, GV nắm vững quy trình xây dựng bài học: Gồm 6 bước như

sau: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học; Xây dựng nội dung chủ đề

bài học; Xác định mục tiêu bài học; Xác định và mô tả mức độ yêu cầu; Biên

soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể; Thiết kế tiến trình dạy học bài học Các hoạt

động của HS trong mỗi bài học có thể được thiết kế như sau: Tình huống xuất

phát; Hình thành kiến thức mới; Luyện tập; Vận dụng, mở rộng

⁕ Thứ tư, trong các giờ học, GV cần tạo một tâm thế học tập thoải mái

cho HS thông qua: sự tác động bằng tình cảm (thực sự quan tâm đến HS, biết

lắng nghe, chia sẻ những suy nghĩ, tâm tư của HS, từ đó, tạo niềm tin, xóa bớt

khoảng cách giữa GV với HS,…); xây dựng không khí lớp học khoa học, sinh

động, kích thích sự hứng thú học tập của HS (GV có thể tạo không khí lớp học

bằng cách dẫn các chuyện vui, câu thơ, câu văn hay, đặt vấn đề bất ngờ, gây sự

chú ý bằng các tranh ảnh, sơ đồ, các đoạn vi deo,…) Có một nhà giáo dục đã

Trang 32

nói: Một ông thầy mà không dạy được cho học trò ham muốn học tập thì chỉ là

đập búa trên sắt nguội mà thôi Chính sự chú ý, hứng thú do không khí lớp

mang lại sẽ kích thích HS tích cực làm việc, HS sẽ chủ động đi sâu tìm hiểu bản

chất, ý nghĩa của sự việc, hiện tượng, kết quả là HS nhanh hiểu bài và nhớ bài

lâu hơn

⁕ Thứ năm, GV cần linh hoạt, đa dạng trong phương pháp: GV luôn vận

dụng nhiều phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học, tạo nên sự phong

phú, đa dạng trong các hoạt động của quá trình dạy học; GV đưa ra các tình

huống có vấn đề, rồi kích thích hứng thú cho HS và khéo léo đưa HS vào những

tình huống ấy để HS từng bước chiếm lĩnh kiến thức, thúc đẩy khả năng tự học,

hiểu và sáng tạo, giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống Bên cạnh đó,

việc gắn nội dung bài giảng với thực tế cuộc sống là một trong những biện pháp

gây hứng thú học tập môn Ngữ văn Ngữ văn là môn học đặc thù, phản ánh thực

tế cuộc sống qua hoàn cảnh, tính cách, số phận nhân vật Nhiều kỹ năng, kiến

thức các em học sẽ được vận dụng rất nhiều vào tình huống của cuộc sống Vì

vậy, gắn dạy học với thực tế cuộc sống là việc làm cần thiết để gây hứng thú học

tập cho HS

⁕ Thứ sáu, GV tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, phát huy khả năng

hỗ trợ của phương tiện, công nghệ vào các bài giảng: lồng ghép những đoạn

phim, tranh ảnh, ngâm khúc, bài thơ được phổ nhạc,…vào quá trình giảng dạy

không những tạo không khí hứng thú học tập mà đó còn là một kênh thông tin

hữu hình, trực quan để HS nhận biết, hiểu bài sâu sắc Việc ứng dụng công nghệ

thông tin đòi hỏi môi GV cần năm vững quy trình về soạn giáo án điện tử Qua

quá trình soạn giảng và giảng dạy, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm như

sau: về nội dung, bài giảng điện tử khi trình bày nội dung lý thuyết cần cô đọng

và được minh họa sinh động có tính tương tác cao mà các phương pháp giải

bằng lời khó diễn tả Về phần trình bày, mỗi bài giảng điện tử phần thiết kế phải

đảm bảo các yêu cầu sau: đầy đủ (GV phải chuyển tải đầy đủ các yêu cầu của

bài học), chính xác (khi GV chuyển tải âm thanh, hình ảnh, video hay một số ví

dụ về các phần nội dung của bài học phải đảm bảo không có thông tin sai sót),

trực quan (màu chữ, cỡ chữ, hình ảnh, âm thanh, bảng biểu, video cần phải sinh

động, hấp dẫn, phù hợp với nội dung bài học),…

⁕ Thứ bảy, GV lồng ghép các trò chơi trong dạy học Ngữ văn Giáo dục

bằng trò chơi là một phương pháp đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế

giới vận dụng Lông ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ văn, kết hợp với

các phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực với yêu cầu đổi mới hiện

nay Một số trò chơi có thể vận dụng đó là: Ô chữ, Hùng biện, Tiếp sức, Điền

bảng, Rung chuông vàng,… Quy trình thực hiện trò chơi như sau:

Trang 33

Bước 2: GV nêu thể lệ trò chơi.

Bước 3: HS tiến hành chơi trò chơi (với tư cách cá nhân hoặc một nhóm),

dưới sự kiểm soát của GV

Bước 4: GV đánh giá, cho điểm hoặc phát phần thưởng tùy theo sự đóng

góp của cá nhân học nhóm

Trang 34

CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG BÀI HỌC MINH HỌA

I Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học

Kĩ năng đọc hiểu thơ - cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 trong

chương trình Ngữ Văn 12

II Xây dựng nội dung chủ đề bài học

- Tiết 1 / Đọc văn: Tây Tiến (Quang Dũng) (Tiết 1).

- Tiết 2 / Đọc văn: Tây Tiến (Quang Dũng) (Tiết 2).

- Tiết 3 / Đọc văn – Tự chọn: Tây Tiến (Quang Dũng).

- Tiết 4 / Đọc văn: Việt Bắc (Trích Việt Bắc – Tố Hữu) (Tiết 1).

- Tiết 5 / Đọc văn: Việt Bắc (Trích Việt Bắc – Tố Hữu) (Tiết 2).

- Tiết 6 / Đọc văn – Tự chọn: Việt Bắc (Trích Việt Bắc – Tố Hữu).

III Xác định mục tiêu bài học

1 Về kiến thức

- Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm hoặc

đoạn trích (Tây Tiến - Quang Dũng, Việt Bắc (Trích Việt Bắc – Tố Hữu): sự đa

dạng của nội dung và phong cách; các cảm hứng sáng tác; ý nghĩa nhân văn;

những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu

- Hiểu một số đặc điểm cơ bản của các thể loại: thơ thất ngôn, thơ lục bát.

- Hiểu một số đặc điểm cơ bản của thơ ca kháng chiến chống Pháp

2 Về kĩ năng

- Kết nối, vận dụng những kiến thức đã đọc được từ văn bản Khái quát

văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX vào việc

đọc hiểu các tác phẩm hoặc đoạn trích (Tây Tiến - Quang Dũng, Việt Bắc (Trích

- Đọc diễn cảm, đọc sáng tạo những đoạn thơ hay

- Khái quát những đặc điểm của thơ Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống

Pháp qua các bài đã đọc

- Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để đọc những tác phẩm thơ

cách mạng khác của Việt Nam; nêu lên những kiến giải, suy nghĩ về các phương

diện nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm, đoạn trích được học trong chủ đề;

viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận về những văn bản đã học trong chủ đề; rút

ra những bài học về lí tưởng sống, cách sống từ những văn bản đã đọc và liên

Trang 35

- Kĩ năng trình bày một vấn đề trước tập thể.

3 Về thái độ

- Tự nhận thức về tinh thần yêu nước, ý chí vượt khó của người lính, qua

đó tự rút ra bài học cho cá nhân

- Niềm tự hào về truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân

dân ta, về vẻ đẹp kiêu hùng của thiên nhiên đất nước

- Tự nhận thức về nghĩa tình thủy chung cách mạng của những con người

Việt Bắc

- Sự trân trọng, tri ân đối với nhân dân – những người có vai trò to lớn đối

với đất nước

- Giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu chuộng hòa bình

- Cách thể hiện tình cảm đối với những người thân trong gia đình, đối với

làng xóm, bạn bè…

- Có ý thức trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống, lưu giữ những

giá trị tinh thần quý báu của dân tộc cho hôm nay và mai sau

- Có ý thức xác định lẽ sống, lí tưởng sống cao đẹp

- Có ý thức trách nhiệm đối với đất nước trong hoàn cảnh hiện tại

4 Các phẩm chất và năng lực cần hình thành cho học sinh

4.1 Phẩm chất

Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

4.2 Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

4.3 Năng đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản

- Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản

- Năng lực đọc – hiểu thơ cách mạng Việt Nam theo đặc điểm thể loại

- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (qua việc tìm hiểu, lý giải từ ngữ, hình ảnh

đặc sắc trong tác phẩm)

- Năng lực tư duy so sánh (qua việc so sánh nét độc đáo của mỗi tác phẩm

và nét riêng biệt trong phong cách của từng tác giả)

- Năng lực giao tiếp, hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ

thuật của văn bản

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm tài liệu, thuyết trình

bằng powerpoint

5 Để nắm được các yêu cầu được đặt ra trong bài học, học sinh cần

học tập và vận dụng các kiến thức liên môn như sau:

Trang 36

Môn học Bài liên quan đến chủ đề tích hợp

Nội môn Tiếng Việt Tiếng Việt 7, Bài: Từ Hán Việt.

Liên môn

Lịch sử

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (1946)

Lịch sử 12, Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954)

Địa lý

Địa lý 12, Bài 3: Lược đồ Việt Nam Địa lý 12, Bài 2: Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ Địa lý 12, Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi

Địa lý 12, Bài 9, 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Địa lý 8, Bài 23: Giới hạn và phạm vi lãnh thổ Việt Nam Địa lý 8, Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam

GDCD

GDCD 9, Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

GDCD 9, Bài 17: Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc

GDCD 10, Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử và là mục

tiêu của xã hội GDCD 10, Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc GDCD 11, Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

GDCD 11, Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học

và công nghệ, văn hóa GDCD 12, Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân Công nghệ Công nghệ 8, Chương 1, Bài 1: Vai trò của bản vẽ kỹ thuật

trong sản xuất và đời sống Sinh học Sinh học 10, Bài 31: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong

cuộc sống

Âm nhạc

Bài hát: Qua miền Tây Bắc (Nguyễn Thành) Bài hát: Đoàn vệ quốc quân (Phan Huỳnh Điểu) Bài hát: Việt Bắc nhớ Bác Hồ (Phạm Tuyên) Bài hát: Giải phóng Điện Biên (Đỗ Nhuận)

Mỹ thuật Nét đẹp trong kiến trúc làm nhà cổ của người

Việt

Tin học Tin học 10, Bài 22: Một số dịch vụ của Internet

IV Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm

Trang 37

- Chỉ ra ngôn ngữ được

sử dụng để sáng tác bài thơ

- Xác định thể thơ, nội dung đề tài các tác phẩm và cảm hứng chủ đạo các tác phẩm.

- Xác định nhân vật trữ tình

- Xác định hình tượng nghệ thuật được xây dựng trong bài thơ

về con người, tác giả được thể hiện trong từng tác phẩm

- Phân tích tác động của hoàn cảnh ra đời đến việc thể hiện nội dung

tư tưởng của bài thơ.

- Cắt nghĩa một số từ ngữ, hình ảnh … trong các câu thơ

- Chỉ ra những đặc điểm

về bố cục, vần, nhịp, niêm, đối …của thể thơ trong bài thơ.

Nắm được tư tưởng tác giả, điểm đặc sắc về nghệ thuật của mỗi tác phẩm.

- Nêu cảm xúc của nhân vật trữ tình trong từng câu/cặp câu thơ.

Khái quát bức tranh tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

- Phân tích những đặc điểm của hình tượng nghệ thuật thơ.

Nêu tác dụng của hình tượng nghệ thuật trong việc giúp nhà thơ thể hiện cái nhìn về cuộc sống và con người.

- Lí giải tư tưởng của nhà thơ trong câu/cặp câu thơ đó.

thêm về tác giả qua việc đọc hiểu bài thơ.

- Nêu những việc sẽ làm nếu ở vào hoàn cảnh tương tự của tác giả.

- Đánh giá việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả trong bài thơ Đánh giá tác dụng của thể thơ trong việc thể hiện nội dung bài thơ.

- Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong câu/ cặp câu/bài thơ.

Nêu cảm nhận/ấn tượng riêng của bản thân về hình tượng nghệ thuật.

Biết phân tích so sánh đoạn thơ, so sánh cảm hứng - tư tưởng.

Có năng lực cảm thụ và phân tích một bài thơ lạ.

- Đánh giá cách xây dựng hình tượng nghệ thuật.

- Nhận xét về tư tưởng của tác giả được thể hiện trong bài thơ.

Trang 38

thể hiện rõ nhất tư tưởng của nhà thơ.

- Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm.

- So sánh được sự tương đồng và khác biệt giữa các tác giả: Quang Dũng, Tố Hữu.

3 Thực

hành – vận

dụng

- Luyện tập hệthống câu hỏi/ bàitập kiểm tra, đánhgiá

- Luyện tập hệthống câu hỏi/ bàitập kiểm tra, đánhgiá

- Luyện tập hệ thốngcâu hỏi/ bài tập kiểmtra, đánh giá

Trang 39

V Thiết kế tiến trình dạy học

Tiết 1 / Đọc văn: TÂY TIẾN (Quang Dũng) (Tiết 1)

A Mục tiêu bài học

1.Về kiến thức

Môn Ngữ văn

⁕ Môn Ngữ văn

- Khái quát về tác giả Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến.

- Cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ, mĩ lệ của thiên nhiên miền Tây Bắc và

chặng đường hành quân của đoàn binh Tây Tiến

- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn thơ đầu: bút pháp

lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu

Môn Lịch sử

⁕ Môn Ngữ văn

- Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954, đặc biệt là giai đoạn đầu của

cuộc kháng chiến chống Pháp: Lịch sử 12, Bài 18 + 19 + 20: Cuộc kháng chiến

chống thực dân Pháp năm 1945 – 1954 Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của

Hồ Chí Minh (1946).

- Lịch sử Việt Nam những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp

giúp ta hiểu hơn nhiệm vụ cao cả của người lính Tây Tiến lúc bấy giờ là bảo vệ

biên giới Việt - Lào nơi mà lịch sử gọi là “bức phên giậu” để bảo vệ tốt hơn căn

cứ địa Việt Bắc của ta trong kháng chiến chống Pháp

Môn Địa lý

⁕ Môn Ngữ văn

- Địa lý 12, Bài 2: Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ; Bài 6: Đất nước nhiều

đồi núi; Bài 9,10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Tích hợp môn Địa lí khi tìm hiểu địa bàn đóng quân và hoạt động của

binh đoàn Tây Tiến Vị trí địa lí đó đã giúp học sinh cảm nhận sâu sắc hơn vẻ

đẹp của những người lính Tây Tiến Vùng núi rừng miền Tây xa xôi của Tổ

quốc cho chúng ta hiểu hơn về những nỗi vất vả, gian lao của đoàn quân Tây

Tiến, đồng thời hiểu được lòng quả cảm, sự hi sinh cao cả không tiếc tuổi xuân

của những thanh niên Hà Nội

Môn Giáo dục công dân

⁕ Môn Ngữ văn

- GDCD 10, Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

GDCD 11, Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường; Bài 13: Chính

sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa.

- Thấy được sự ảnh hưởng lí tưởng sống của người lính Tây Tiến đối với

thanh niên trong thời đại ngày nay

Môn Âm nhạc

⁕ Môn Ngữ văn

Bài hát: Qua miền Tây Bắc – Nguyễn Thành; Đoàn Vệ quốc quân

Phan Huỳnh Điểu

- Thấy được vẻ đẹp của non sông đất nước, tinh thần xả thân vì nghĩa lớn

Trang 40

Môn Tin học

⁕ Môn Ngữ văn

- Tin học 10, Bài 22: Một số dịch vụ của Internet.

- Truyền tải nội dung kiến thức một cách sinh động, hấp dẫn

2 Về kĩ năng

Môn Ngữ văn

⁕ Môn Ngữ văn

- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản về thơ theo đặc trưng thể loại.

- Phân tích, so sánh, bình luận về vẻ đẹp của bài thơ, về sự thể hiện hình

tượng người lính của bài thơ so với thơ ca cách mạng cùng thời đại

- Biết cách lực chọn và phân tích những câu thơ, những từ ngữ, hình ảnh

đặc sắc

- Kĩ năng trình bày một vấn đề trước tập thể

Môn Lịch sử

⁕ Môn Ngữ văn

Kỹ năng hệ thống hóa các sự kiện lịch sử, xem xét các sự kiện lịch sử

trong mối quan hệ với đời sống con người

Môn Địa lý

⁕ Môn Ngữ văn

Kỹ năng xem bản đồ, phân tích các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến

đời sống con người

Môn Giáo dục công dân

⁕ Môn Ngữ văn

Kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, kỹ năng xử lý tình huống

Môn Tin học

⁕ Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học.

Kỹ năng tìm kiếm thông tin trên mạng, trình bày báo cáo bằng

powerpoint

3 Về thái độ

- Tự nhận thức về tinh thần yêu nước, ý chí vượt khó của người lính Tây

Tiến, qua đó tự rút ra bài học cho cá nhân: Trân trọng, yêu quý anh bộ đội cụ

Hồ, có ý thức trách nhiệm với đất nước, chủ động, tích cực học tập, sáng tạo

- Biết trân trọng những đóng góp của các tác giả trong quá trình hiện đại

hóa văn học dân tộc

- Có cái nhìn đúng đắn trước những biến đổi của đời sống xã hội

- Sống có đạo đức, có lý tưởng, khát vọng, phê phán lối sống vật chất tầm

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Ngày đăng: 31/05/2020, 07:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông: Chương trình môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổ thông: Chươngtrình môn Ngữ văn
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015. (Dự thảo) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án đổi mới chương trình và sách giáokhoa phổ thông sau năm 2015
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2011
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Ngữ văn 12, (Tập 1), Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 12
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2013
[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Ngữ văn 12, (Tập 2), Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 12
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2013
[6] Nguyễn Thanh Hùng (2006), Tích hợp trong dạy học Ngữ văn, Tạp chí nghiên cứu khoa học Giáo dục, số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tích hợp trong dạy học Ngữ văn
Tác giả: Nguyễn Thanh Hùng
Năm: 2006
[7] Phạm Thị Thu Hương, (2014), Các năng lực đặc thù của giáo viên Ngữ văn phổ thông, Kỷ yếu Hội thảo khoa học - Dạy học Ngữ văn trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các năng lực đặc thù của giáo viên Ngữ vănphổ thông
Tác giả: Phạm Thị Thu Hương
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
Năm: 2014
[8] Nguyễn Trọng Hoàn, (2002), Tích hợp và liên hội hướng tới kết nối trong dạy học Ngữ văn, Tạp chí Giáo dục, số 22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tích hợp và liên hội hướng tới kết nối trongdạy học Ngữ văn
Tác giả: Nguyễn Trọng Hoàn
Năm: 2002
[9] Kỷ yếu Hội thảo Khoa học, (2008), Dạy học tích hợp và khả năng áp dụng vào thực tiễn giáo dục Việt Nam, Viện nghiên cứu Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học tích hợp và khả năng áp dụngvào thực tiễn giáo dục Việt Nam
Tác giả: Kỷ yếu Hội thảo Khoa học
Năm: 2008
[10] Đỗ Ngọc Thống (2003), Chương trình Ngữ văn THPT và việc hình thành năng lực cho học sinh, Tạp chí Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình Ngữ văn THPT và việc hình thànhnăng lực cho học sinh
Tác giả: Đỗ Ngọc Thống
Năm: 2003
[11] Đỗ Ngọc Thống (2011): Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 68 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theohướng tiếp cận năng lực
Tác giả: Đỗ Ngọc Thống
Năm: 2011
[12] Đỗ Ngọc Thống (2011), Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông Việt Nam, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thôngViệt Nam
Tác giả: Đỗ Ngọc Thống
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2011
[13] Trần Đình Sử (2009), Con đường đổi mới căn bản phương pháp dạy học văn, Báo Văn nghệ số ra ngày 07/3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường đổi mới căn bản phương pháp dạy họcvăn
Tác giả: Trần Đình Sử
Năm: 2009
[1] Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI, (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục - Đào tạo Khác
[14] Bộ GD&ĐT, (2018), Chương trình giáo dục phổ thông, chương trình tổng thể Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w