SKKN xây dựng và tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh trong chuyên đề ‘từ trường – vật lí 11THPT

37 83 0
SKKN xây dựng và tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh trong chuyên đề ‘từ trường – vật lí 11THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ - - BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG CHUYÊN ĐỀ “TỪ TRƯỜNG” - VẬT LÍ 11 THPT Tác giả sáng kiến: ThS ĐÀO THỊ HÀ Môn: Vật Lí Mã sáng kiến: 02.54 Vĩnh Phúc, năm 2020 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1 Lời giới thiệu Để hoàn thành "Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020" do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2012, với mục tiêu tổng quát đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện Để thực hiện chỉ thị số: 2919/CT-BGDĐT về nhiệm vụ chủ yếu của năm học 2018 – 2019 của ngành giáo dục với 5 phương hướng, 9 nhiệm vụ và 5 giải pháp chủ yếu, trong đó có nêu rõ: giáo dục phổ thông tiếp tục chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, đặc biệt là kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, tăng cường hội nhập quốc tế và yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, văn hóa ứng xử trong nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường hiệu quả Để thực hiện được những điều trên cần phải đổi mới PPDH, chỉ có đổi mới căn bản PPDH mới có thể tạo được sự đổi mới thật sự trong GD nhằm đào tạo được lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 bùng nổ Một trong những nội dung quan trọng của việc đổi mới PPDH là đổi mới và đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh, trong đó không thể thiếu dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong chuyên đề Tổ chức dạy học dạy học theo hướng phát triển năng lực trong chuyên đề sẽ tạo cơ hội và điều kiện để HS làm việc một cách tự giác, tích cực, biết liên kết, móc nối kiến thức các môn học, các phần trong từng môn lại với nhau, từ đó HS sẽ tự tin mà giải quyết tốt các tình huống ngoài thực tiễn cuộc sống Căn cứ công văn số: 5555/BGDĐT-GDTrH ban hành ngày 08 tháng 10 năm 2014 chỉ rõ một trong những nội dung sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá là xây dựng chuyên đề dạy học Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay bằng việc lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề 2 dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành tôi nhận thấy: Chương trình vật lí 11 THPT hiện nay, kiến thức chương từ trường phù hợp với việc xây dựng thành chuyên đề Từ trường đây cũng là mạch kiến thức đề cập tới những vấn đề có tính liên môn, ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống, mang tính cập nhật, “nóng” trong xã hội loài người hiện nay, đồng thời cũng gợi mở để học sinh có thể tự lực tìm hiểu, nghiên cứu dưới sự định hướng của giáo viên Chuyên đề Từ trường cũng được một số giáo viên xây dựng và tổ chức thực hiện, nhưng đa phần mới sử dụng vào chuyên đề, ít có phần luyện tập tổng kết cho cả chuyên đề, khi tổ chức còn nặng về việc hình thành kiến thức, chưa bám sát kĩ thuật dạy học, thiết kế bài học theo công văn số: 5555/BGDĐTGDTrH ban hành ngày 08 tháng 10 năm 2014, đặc biệt chưa chú trọng phát triển năng lực HS, nhất là năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, bắt kịp yêu cầu mới của thời đại số 4.0 Với lí do trên tôi đã chọn đề tài “Xây dựng và tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh trong chuyên đề ‘Từ trường – Vật lí 11THPT” 2 Tên sáng kiến “Xây dựng và tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh trong chuyên đề ‘Từ trường – Vật lí 11 THPT” 3 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Sáng kiến “Xây dựng và tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh trong chuyên đề Từ trường – Vật lí 11 THPT” thuộc lĩnh vực lí luận phương pháp dạy học vật lí nên được áp dụng chính trong lí luận dạy học vật lí nói riêng và có thể làm cơ sở để áp dụng trong lí luận dạy học các môn học khác nói chung Khi vận dụng sáng kiến này vào trong dạy học Vật lí 11 chương trình chuẩn nói riêng và bộ môn Vật lí nói chung đã giải quyết được các vấn đề như: + Đáp ứng đúng chủ trương, đường lối, quan điểm chỉ đạo của bộ GD&ĐT về đổi mới dạy học, chuẩn bị tiền đề tốt cho cho công cuộc cải cách, thay SGK sắp tới của bộ GD&ĐT + Về phía nhà trường Tạo được môi trường học tập thân thiện, HS tích cực, tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, văn hóa ứng xử trong nhà trường, xây 3 dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường hiệu quả Tăng cường hoạt động giao lưu, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn trong nhà trường, giữa các trường với nhau, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của từng nhà trường và cả nền giáo dục nước nhà + Về phía giáo viên Giáo viên xây dựng được chuyên đề dạy học theo mạch logic kiến thức và tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh theo chuyên đề thay cho việc tổ chức dạy học theo bài đơn lẻ truyền thống, qua đó giáo viên có cơ hội tìm hiểu, rèn luyện kĩ thuật xây dựng chuyên đề dạy học, rèn luyện phương pháp tổ chức dạy học mới, góp phần làm tiền đề tốt chuẩn bị cho công cuộc cải cách thay SGK sắp tới của bộ GD Giáo viên có cơ hội nâng cao trình độ công nghệ thông tin thông qua việc tìm hiểu và hướng dẫn học sinh cài đặt thiết bị, phần mềm ứng dụng công nghệ 4.0 trong chuyên đề dạy học phát triển năng lực học sinh + Về phía học sinh Học sinh hình thành và phát triển các năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề (có tính liên môn, tính thực tiễn, tính sáng tạo), năng lực thu nhận và xử lí thông tin, năng lực tính toán, tư duy, ngôn ngữ, giao tiếp, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực tự học, hợp tác, đặc biệt năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong thời đại số 4.0 qua đó hình thành những phẩm chất công dân của thời đại công nghệ 4.0 Học sinh biết cách vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống khác nhau gặp phải trong cuộc sống, biết cách bảo vệ tính mạng của bản thân và những người xung quanh, qua đó tăng cường kỹ năng sống, góp phần phát triển trí tuệ, cảm xúc 4 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu Sáng kiến này được tôi áp dụng thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 2 năm 2019, đến nay tôi đã thử nghiệm, áp dụng 5 Mô tả bản chất của sáng kiến 5.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 5.1.1 Mục đích nghiên cứu sáng kiến “Xây dựng và tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh trong chuyên đề ‘Từ trường – Vật lí 11 THPT” nhằm hình thành và phát triển các 4 năng lực của HS: năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề (có tính liên môn, tính thực tiễn, sáng tạo), năng lực thu nhận và xử lí thông tin, năng lực tính toán, tư duy, ngôn ngữ, giao tiếp, năng lực tự học, hợp tác, năng lực nghiên cứu khoa học (qua dạy học định hướng STEM), đặc biệt năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong thời đại số 4.0 qua đó hình thành được những phẩm chất công dân của thời đại công nghệ 4.0 => góp phần nâng cao chất lượng dạy học của HS khối 11 nói riêng và các lớp THPT nói chung 5.1.2 Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp xây dựng chuyên đề ba định luật Niu Tơn theo hướng phát triển năng lực HS để tổ chức dạy học chuyên đề Các biện pháp tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực HS trong chuyên đề “Từ trường – Vật lí 11 THPT” để hình thành và phát triển các năng lực cho HS Khách thể nghiên cứu Học sinh lớp 11A - trường THPT Trần Phú - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc và HS lớp 11E - trường THPT Trần Phú - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc 5.1.3 Giả thuyết khoa học Nếu xác định tốt các biện pháp xây dựng chuyên đề ba Định Luật Niu Tơn theo hướng phát triển năng lực HS, và xác định tốt các biện pháp tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực HS, trong chuyên đề Từ trường – Vật lí 11 THPT” sẽ hình thành và phát triển được các năng lực của HS Các năng lực đó là: năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề (có tính liên môn, tính thực tiễn, tính sáng tạo), năng lực thu nhận và xử lí thông tin, năng lực tính toán, tư duy, ngôn ngữ, giao tiếp, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực tự học, hợp tác, đặc biệt năng lực ứng dụng công nghệ thông tin qua đó hình thành được những phẩm chất công dân của thời đại công nghệ 4.0 => góp phần nâng cao chất lượng học của HS THPT 5.1.4 Phạm vi nghiên cứu - Thời gian thực hiện: từ học kì 1 năm học 2018 - 2019 đến kì 2 năm học 2018 – 2019 - Điều tra và thực nghiệm tại hai lớp 11 A và 11E trường THPT Trần Phú - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc trong học kì 2 năm 2019) 5.1.5 Phương pháp nghiên cứu 5 Sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Phương pháp điều tra, quan sát sư phạm + Sử dụng phiếu điều tra, đánh giá để tìm hiểu tình hình của HS trước và sau khi thực hiện đề tài + Trực tiếp giảng dạy, kiểm tra kết quả, đánh giá việc rèn năng lực của HS + Quan sát sư phạm để kiểm các biểu hiện về một số năng lực cần hình thành và phát triển cho HS trong quá trình dạy học - Phương pháp thực nghiệm sư phạm + Phối hợp với một số GV THPT có kinh nghiệm, thống nhất nội dung, phương pháp, hệ thống câu hỏi, tình huống (liên môn, ứng dụng thực tiễn) đưa vào quá trình DH ở trường THPT -Vĩnh Phúc + Lớp TN và ĐC được chọn có trình độ tương đương, dựa trên kết quả học tập trước đó Các lớp TN và ĐC được bố trí như sau: Chọn 2 lớp: 1 lớp ĐC, 1 lớp TN + Lớp ĐC tổ chức dạy học theo bài đơn lẻ, theo phân phối chương trình và theo hướng dẫn của SGK, SGV hiện hành + Lớp TN được tổ chức dạy học theo các biện pháp dạy học phát triển năng lực HS, trong chuyên đề Từ trường – Vật lí 11 THPT” dựa trên các biện pháp xây dựng chuyên đề ba định luật Niu Tơn theo hướng phát triển năng lực HS - Phương pháp xử lí số liệu + Phân tích, đánh giá định lượng qua các phiếu đánh giá của HS (đánh giá cá nhân, đánh giá theo nhóm) + Phân tích, đánh giá định lượng các bài kiểm tra + Lập bảng thống kê cho cả 2 nhóm lớp ĐC và TN - Phân tích, đánh giá định tính + Về năng lực tự học, sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề có tính liên môn, tính thực tiễn, tính sáng tạo… + Về năng lực hợp tác (giữa các thành viên trong nhóm, giữa các nhóm) + Về năng lực nghiên cứu khoa học + Về năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông 6 + Về khả năng lưu giữ thông tin (độ bền kiến thức) và mức độ linh hoạt, nhanh nhạy của HS 5.2 NỘI DUNG 5.2.1 Cơ sở lí luận của đề tài Thực tế qua thời gian tham gia giảng dạy, nghiên cứu (tài liệu, sách báo) của bản thân, cũng như tham khảo ý kiến của 1 số đồng nghiệp cùng chuyên môn, các thầy cô ở bộ môn phương pháp dạy học - khoa Vật lí - trường Đại học sư phạm Hà Nội, tôi nhận thấy một số thực trạng như sau: Việc dạy học hiện nay vẫn chủ yếu được thực hiện theo bài/tiết theo SKG với lối viết định hướng nội dung là chính, vì vậy rất khó để tổ chức các hoạt động học cho HS theo hướng phát triển năng lực một cách hệ thống, dẫn đến nếu sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào đó thì cũng mang tính hình thức, đôi khi còn máy móc kém hiệu quả, chưa thực sự phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh, khả năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tế còn chưa tốt Mặt khác một số bài trong SGK còn rời rạc, cùng một mảng kiến thức nhưng lại tách sang các bài khác nhau, dẫn tới khó khăn trong việc hệ thống hóa kiến thức Để khắc phục những hạn chế nói trên, cần phải chủ động sáng tạo, sắp xếp, xây dựng lại nội dung dạy học cho phù hợp với các phương pháp và kỹ thuật dạy học định hướng năng Việc xây dựng chuyên đề dạy học đang được đổi mới theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo công văn số: 5555/BGDĐT-GDTrH ban hành ngày 08 tháng 10 năm 2014, đảm bảo chuẩn bị đủ điều kiện, tâm thế sẵn sàng cho cải cách thay SGK và chương trình THPT mới (dự kiến bắt đầu từ năm học 2022 – 2023) Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao quyền tự chủ cho các nhà trường, được chủ động xây dựng các chủ đề - chuyên đề dạy học, chú trọng phát triển năng lực HS, giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật Từ đó, tạo điều kiện cho các nhà trường được linh hoạt áp dụng các hình thức tổ chức giáo dục, các phương pháp dạy học tiên tiến mà không bị áp đặt Khi đã chủ động và xây dựng được các chuyên đề dạy học phù hợp thì việc tổ chức dạy học chuyên đề đó theo dạy học phát triển năng lực HS là hết sức quan trọng vì: + Dạy học phát triển năng lực HS tức là lấy người học làm trung tâm của quá trình dạy học Người học là chủ thể của hoạt động học, là người được hướng 7 dẫn để tự mình tìm tòi, khám phá những tri thức mới, đây là hình thức dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học ở người học theo một quy trình khoa học Người dạy thiết kế, tổ chức hoạt động học, chuyển giao nhiệm vụ học tập, người học xây dựng, tiếp nhận và triển khai các nhiệm vụ học tập + Dạy học phát triển năng lực HS là kết hợp giữa dạy học tích hợp và dạy học phân hóa, dạy học cá thể với dạy học hợp tác, dạy học trong trường với dạy học trong thực tiễn đời sống, thực tiễn công việc, là hình thức dạy học thông qua các tình huống thực tiễn và tăng cường vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ vào giải quyết những tình huống thực tiễn + Đặc biệt dạy học phát triển năng lực HS chú trọng dạy cách học, cách phát hiện, giải quyết vấn đề Tập trung trang bị những tri thức, phương pháp như những quy tắc, quy trình, mô hình hoạt động, phương thức giải quyết vấn đề… để có thể vận dụng vào giải quyết các tình huống khác nhau trong thực tế cuộc sống từ đó hình thành những phẩm chất, năng lực cốt lõi như: năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán… Xuất phát từ những ưu điểm của việc thiết kế và tổ chức dạy học theo phát triển năng lực HS mà hiện nay nó đang được sử dụng, nhân rộng trong dạy học, đáp ứng được những yêu cầu, mong muốn của người học là: học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để tự khẳng định (theo các trụ cột GD của UNESCO) 5.2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 5.2.2.1 Đặc điểm của chương trình SGK Vật lí THPT ban cơ bản Về kiến thức: nội dung được thiết kế theo từng bài/tiết, các bài thuộc chương từ trường thuộc cùng một mảng kiến thức , trong từng bài đều đề cập chủ yếu nội dung kiến thức Về kĩ năng: chỉ chú trọng rèn kĩ năng về Vật lí 5.2.2.2 Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS THPT HS THPT bao gồm các em có độ tuổi từ 15 -18 tuổi (học đúng tuổi), các em nằm trong độ tuổi vị thành niên và là giai đoạn cuối của tuổi vị thành niên Giai đoạn này các quan hệ có tính mở và có sự chuyển đổi vai trò và vị thế xã hội: quan hệ với cha mẹ, thầy cô, bạn bè đã trở nên thuận lợi hơn do sự trưởng thành nhất định trong nhận thức của học sinh và sự thay đổi trong cách nhìn 8 nhận của người lớn, đặc điểm nổi bật trong nhân cách của HS thể hiện ở tự ý thức và cái tôi Trong quan hệ với bạn bè, học sinh THPT có thể tham gia vào nhiều nhóm bạn đa dạng hơn Về đặc điểm nhận thức và phát triển trí tuệ ở HS THPT: nhận thức, hiểu biết rộng và phong phú hơn, cụ thể: tính độc lập và sáng tạo thể hiện rõ nét, sự phân hóa hứng thú nhận thức rõ nét và ổn định hơn, sự phát triển trí tuệ đạt đến đỉnh cao, sự phát triển trí tuệ gắn liền với năng lực sáng tạo Sự phát triển nhận thức và trí tuệ không giống nhau ở mỗi cá nhân, đặc biệt phụ thuộc nhiều vào cách dạy học Giai đoạn này dạy học theo kiểu áp đặt không hiệu quả cao, nhưng dạy học khuyến khích phát triển tư duy thì hiệu quả cao, vì vậy, vai trò của đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá là rất quan trọng, đặc biệt là dạy học phát triển năng lực sẽ phát huy hiệu quả cao trong giai đoạn này 5.2.2.3 Thực trạng xây dựng chuyên đề và tổ chức dạy học phát triển năng lực HS trong chuyên đề hiện nay ở trường THPT Đứng trước xu thế đổi mới của GD cũng như để hoàn thành tốt các nhiệm vụ đặt ra trong năm học 2017 – 2018, 2018 – 2019 và những năm học tiếp theo, tập thể cán bộ GV các trường THPT– Vĩnh Phúc luôn tích cực đổi mới PPDH theo hướng tích cực, sáng tạo Tuy nhiên việc xây dựng chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực của HS và tổ chức dạy học phát triển năng lực HS trong chuyên đề ở trường THPT đối với nhiều giáo viên còn hạn chế, chưa được diễn ra thường xuyên Các phương pháp và kỹ thuật xây dựng chuyên đề, tổ chức dạy chuyên đề còn gặp khó khăn Điều này được khẳng định qua khảo sát tình hình thực tế như sau: + Với GV: điều tra về xây dựng chuyên đề dạy học và tổ chức dạy học phát triển năng lực HS trong chuyên đề cho HS (thể hiện ở kết quả phiếu điều tra 1) + Với HS: điều tra về mức độ được chuyển giao nhiệm vụ học tập, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, khả năng tự học (ở các lớp 11A, 11E của năm học 2018 - 2019 trường THPT Trần Phú; * Kết quả phiếu điều tra Phiếu điều tra 1: Xây dựng chuyên đề dạy học và tổ chức dạy học phát triển năng lực cho HS trong chuyên đề Câu Các nội dung điều tra % Phương án trả lời 9 Thầy/cô biết đến việc thiết kế chuyên đề dạy học theo hướng phát triển năng lực HS và tổ chức dạy học phát triển năng lực HS trong chuyên đề ở mức độ nào? 1 Biết rất rõ 81% Có nghe nói 13% Chưa biết 0 Không quan tâm 0 Thầy/cô đã thiết kế chuyên đề dạy học theo hướng phát triển năng lực HS và từng tổ chức dạy học phát triển năng lực HS trong chuyên đề ở mức độ nào? 2 Thường xuyên tham gia 18% Thỉnh thoảng tham gia 28% Hiếm khi tham gia 32% Chưa bao giờ tham gia 22% Thầy/cô (GV Vật lí) đã từng thiết kế và tổ chức dạy học phát triển năng lực HS trong chuyên đề “Từ trường – Vật lí 11 THPT” 3 Đã từng 30% Chưa từng 70% Phiếu điều tra 2: Mức độ hình thành và phát triển năng các năng lực cơ bản ở học sinh Câu 1 Các nội dung điều tra % Phương án trả lời Em đã nhận nhiệm vụ nghiên cứu bài học, triển khai, giải quyết nhiệm vụ học tập (cá nhân hoặc theo nhóm) từ GV để tự tìm tòi, khám phá tri thức mớ ở mức độ nào? Thường xuyên tham gia 10% 10 A 1.88.10-3T B.2,1.10-3T C 2,5.10-5T D 3.10-5T Câu 23: Dùng một dây đồng đường kính 0,8mm có một lớp sơn mỏng cách điện quấn quanh hình trụ đường kính 4cm để làm một ống dây Khi nối hai đầu ống dây với một nguồn điện có hiệu điện thế 3,3V thì cảm ứng từ bên trong ống dây là 15,7.10-4T Tính chiều dài của ống dây và cường độ dòng điện trong ống Biết điện trở suất cảu đồng là 1,76.10-8Ωm, các vòng của ống dây được quấn sát nhau: A 0,8m; 1A B 0,6m; 1A C 0,8m; 1,5A D 0,7m; 2A M B N Câu 24: : Dùng một dây đồng gập lại thành ba cạnh của một hình chữ nhật, hai đầu M, N có thể quay I trục nằm ngang như hình vẽ Khung đặt trong từ trường Q S đều phương thẳng đứng chiều từ dưới lên trên Khi cho dòng điện có I = 5A chạy vào khung thì khung lệch khỏi mặt phẳng thẳng đứng theo phương ngang 1cm Biết MQ = NS = a = 10cm; QS = b = 15cm; B = 0,03T; g = 10m/s 2 Tìm khối lượng của khung: A 1,5g B 11,5g C.21,5g D 31,5g Câu 25: Một proton chuyển động thẳng đều trong miền E có cả từ trường đều và điện trường đều Véctơ vận t ốc của hạt và hướng đường sức điện trường như hình vẽ v E = 8000V/m, v = 2.106m/s, xác định hướng và độ lớn : A hướng ra B = 0,002T B hướng lên B = 0,003T C hướng xuống B = 0,004T D hướng vào B = 0,0024T 2 Hệ thống bài tập Tự luận Bài 1: Một dây dẫn thẳng dài vô hạn, dòng điện chạy trong dây có cường độ I = 10A Hãy xác định cảm ứng từ do dòng điện trên gây ra tại: a) Điểm M nằm cách dây dẫn 5cm b) Điểm N nằm cách dây dẫn 8 cm c) Ở điểm D có cảm ứng từ là 4.10-5 T, điểm D nằm cách dây dẫn 1 đoạn bằng bao nhiêu ? Bài 2: Một dòng điện thẳng, dài vô hạn có cường độ 20A Cảm ứng từ tại điểm M cách dòng điện 5 cm có độ lớn là bao nhiêu ? Bài 3: Một dây dẫn có chiều dài 10m được đặt trong từ trường đều có B = 5.10-2 T Cho dòng điện có cường độ 10 A chạy qua dây dẫn a) Xác định lực từ tác dụng lên dây dẫn khi dây dẫn đặt vuông góc với đường sức từ, vẽ hình b) Nếu lực từ tác dụng là 4,33 N Hãy xác định góc giữa đường sức từ và dây dẫn? 23 Bài 5: Một dây dẫn có chiều dài l = 5m, được đặt trong từ trường đều có độ lớn B = 3.10-2 T Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn có giá trị 6A Hãy xác đinh độ lớn của lực từ tác dụng lên dây dẫn trong các trường hợp sau đây: a) Dây dẫn đặt vuông góc với các đường sức từ ? b) Dây dẫn đặt song song với các đường sức từ ? c) Dây dẫn hợp với các đường sức từ một góc 450 Bài 6: Người ta dùng một dây dẫn có chiểu dài 2m , đặt vào từ trường đều có B = 10-2 T, dây dẫn được đặt vuông góc với các đường sức, lực từ tác dụng lên dây dẫn là 1N, hãy xác định cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn Bài 7: Một đoạn dây thẳng MN dài 6cm, có dòng điện 5A, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5T Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn F = 7,5.10-2 N Góc hợp bởi dây MN và đường cảm ứng từ là bao nhiêu ? Bài 8: Một đoạn dây dẫn dài 5cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với vecto cảm ứng từ Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75A Lực từ tác dụng lên dây có giá trị 3.10-2N Hãy xác định cảm ứng từ của từ trường Bài 9: Một dây dẫn mang dòng điện I = 5A, có chiều dài 1m, được đặt vuông góc với các đường sức từ có B=5.10-3T Hãy xác định lực từ tác dụng lên dây dẫn ? Bài 10: Người ta cho dòng điện có cường độ I = 10 A chạy trong một dây dẫn, đặt dây dẫn vuông góc với các đường sức từ.cảm ứng từ có độ lớn B = 5T Lực từ tác dụng lên dây dẫn là 1N, hãy xác định chiều dài của dây dẫn nói trên ? Bài 11: Một thanh kim loại MN, dài 25cm có thể trượt trên hai thanh kim loại khác song song nằm ngang Một nguồn điện được nối vào các thanh này và tạo thành một mạch kín Cường độ dòng điện trong mạch là 6A, từ trường có phương thẳng đứng và hướng từ dưới lên trên Cảm ứng từ có độ lớn là 0,2T a) Lực từ tác dụng lên thanh có phương, chiều và độ lớn bằng bao nhiêu? b) Biết thanh MN có khối lượng 100g và trượt đều.Tìm hệ số ma sát của thanh kim loại Bài 12: Thanh dẫn MN có chiều dài 20 cm, khối lượng 10g, được treo ngang bởi hai dây nhẹ không dãn Thanh dẫn MN được đặt trong từ trường có phương thẳng đứng hướng lên trên với B = 0,2T Khi cho dòng điện có cường độ 2,5A chạy qua thanh dẫn thì nó có vị trí cân bằng mới khi hai dây hợp với phương thẳng đứng một góc α Tính góc α và lực căng mỗi dây Lấy g = 10 m/s2 Bài 13: Hai thanh kim loại AB và CD đặt song song nằm ngang cách nhau 20cm, hai đầu thanh được nối với nguồn điện một chiều Đặt trên hai thanh này là một thanh kim loại MN có khối lượng 100g sao cho MN vuông góc với AB và CD Tất cả được đặt trong từ trường đều thẳng đứng hướng lên trên với B=0,2T Hệ số ma sát giữa các thanh là 0,2 và lấy g=10m/s2 a) Dòng điện qua MN là 10A Tính gia tốc chuyển động của thanh MN b) Nâng hai đầu thanh A, C lên cao sao cho hai thanh AB và CD hợp với mặt phẳng ngang một góc 300 Để thanh MN trượt lên về phía A,C với gia tốc chuyển động như câu a thì cường độ dòng điện bây giờ là bao nhiêu? Bài 14: Một vòng dây tròn bằng nhôm đặt trong không khí Dây nhôm có tiết diện ngang 1mm2, bên trong có dòng điện 10A Khi đó tại tâm vòng dây có cảm 24 ứng từ bằng 2,5.10-5 T Hãy tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu vòng dây Biết điện trở suất của nhôm là 2,8.10-8Ωm Bài 15: Dùng một sợi dây đồng có đường kính 2,4mm để quấn thành một ống dây dài.dây có phủ một lớp sơn cách điện mỏng.các vòng dây được quấn sát nhau Khi cho dòng điện qua ống dây người ta đo được cảm ứng từ trong ống dây là 0,032T Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu ống dây Cho biết dây dài 30m, điện trở suất của đồng là 1,76.10-8Ωm Bài 16: Người ta dùng một dây đồng có đường kính 1,6mm, dài 12,6m quấn xung quanh một hình trụ để tạo thành một ống dây Các vòng dây được quấn sát nhau Nối hai đầu ống dây với một HĐT 3V.Tính cảm ứng từ bên trong ống dây Cho biết điện trở suất của đồng là 1,76.10-8Ωm Bài 17: Dùng loại dây đồng có đường kính 0,5mm, bên ngoài có phủ một lớp sơn cách điện mỏng, quấn quanh một hình trụ để tạo thành một ống dây.Các vòng dây được quấn sát nhau Hỏi nếu cho dòng điện có cường độ 0,1A chạy qua các vòng dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây bằng bao nhiêu? Bài 18: Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn d1 ; d2 đặt song song trong không khí cách nhau khoảng 10 cm, có dòng điện cùng chiều I1 = I2 = 2,4A đi qua Tính cảm ứng từ tại: a) M cách d1 và d2 khoảng r = 5cm b) N cách d1 20cm và cách d2 10cm c) P cách d1 8cm và cách d2 6cm d) Q cách d1 10cm và cách d2 10cm Bài 19: Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn, mang dòng điện I1  10 A; I 2  15 A song song, ngược chiều lần lượt đặt tại hai điểm A và B cách nhau 1 khoảng 12cm đặt trong không khí e) a Tính cảm ứng từ do dòng I1 gây ra tại B Vẽ hình f) b Xác định cảm ứng từ tổng hợp tại M cách dây dẫn các khoảng lần lượt AM=8cm;BM=20cm g) c Xác định cảm ứng từ tổng hợp tại P biết P là trung điểm AB h) c Tìm quỹ tích các điểm N mà tại đó Bài 20: Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32 (cm) trong không khí, dòng điện chạy trên dây 1 là I1 = 5 (A), dòng điện chạy trên dây 2 là I2 = 1 (A) ngược chiều với I1 Điểm M nằm trong mặt phẳng của 2 dòng điện ngoài khoảng hai dòng điện và cách dòng điện I1 8(cm) Tính cảm ứng từ tại M Trắc nghiệm Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A Xung quanh mỗi điện tích đứng yên tồn tại điện trường và từ trường B Đi qua mỗi điểm trong từ trường chỉ có một đường sức từ C Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra tác dụng từ D Tương tác giữa hai dòng điện là tương tác từ Câu 2: Một khung dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều Kết luận nào sau đây là không đúng? A Luôn có lực từ tác dụng lên tất cả các cạnh của khung 25 B Mômen ngẫu lực từ có tác dụng làm quay khung dây về trạng thái cân bằng bền C Khi mặt phẳng khung dây vuông góc với vectơ cảm ứng từ thì khung dây ở trạng thái cân bằng D Lực từ tác dụng lên các cạnh của khung khi mặt phẳng khung dây không song song với đường sức từ Câu 3: Một ống dây được cuốn bằng loại dây tiết diện có bán kính 0,5mm sao cho các vòng sát nhau Số vòng dây trên một mét chiều dài ống là A 1000 B 2000 C chưa thể xác định được D 5000 Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A Đường sức mau ở nơi có cảm ứng từ lớn, đường sức thưa ở nơi có cảm ứng từ nhỏ B Qua bất kỳ điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ C Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường thẳng D Các đường sức từ là những đường cong kín Câu 5: Hạt α có khối lượng m = 6,67.10 -27 (kg), điện tích q = 3,2.10-19 (C) Xét một hạt α có vận tốc ban đầu không đáng kể được tăng tốc bởi một hiệu điện thế U = 106 (V) Sau khi được tăng tốc nó bay vào vùng không gian có từ trường đều B = 1,8 (T) theo hướng vuông góc với đường sức từ Vận tốc của hạt α trong từ trường và lực Lorenxơ tác dụng lên hạt có độ lớn là A v = 4,9.106 (m/s) và f = 2,82.110-12 (N) B v = 9,8.106 (m/s) và f = 5,64.110-12 (N) C v = 4,9.106 (m/s) và f = 1.88.110-12 (N) D v = 9,8.106 (m/s) và f = 2,82.110-12 (N) Câu 6: Một khung dây cứng hình chữ nhật có kích thước 2 (cm) x 3 (cm) đặt trong từ trường đều Khung có 200 vòng dây Khi cho dòng điện có cường độ 0,2 (A) đi vào khung thì mômen ngẫu lực từ tác dụng vào khung có giá trị lớn nhất là 24.10-4 (Nm) Cảm ứng từ của từ trường có độ lớn là: A 0,05 (T) B 0,10 (T) C 0,40 (T) D 0,75 (T) Câu 7: Lực Lo-ren xơ đặt lên hạt điện tích q chuyển động trong từ truờng đều có giá trị lớn nhất khi : A Hạt chuyển động hợp với các đường sức từ một góc 450 B Hạt chuyển động ngược chiều với các đường sức từ C Hạt chuyển động dọc theo với các đường sức từ D Hạt chuyển động vuông góc với các đường sức từ Câu 8: Một đoạn dây dẫn dài l = 0,2m đặt trong từ trường đều sao cho dây dẫn  hợp với vectơ cảm ứng từ B một góc  = 300 Biết dòng điện chạy qua dây là 10A, cảm ứng từ B = 2.10-4T Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn là: A l0-4N B 2.10-4N C 10-3 D 1.10-3N 26 Câu 9: Một ống dây dài 50cm, đường kính 5cm Một dây dẫn có vỏ bọc cách điện mỏng dài 500m, quấn đều theo chiều dài ống và đặt trong không khí Cường độ dòng điện qua dây dẫn là 0,5A Cảm ứng từ bên trong ống là: A 4.10-3T B 4.10-2T C 2 10-3T D 2.10-2T Câu 10: Một ống dây dài 50 (cm), cường độ dòng điện chạy qua mỗi vòng dây là 2 (A) cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 25.10 -4 (T) Số vòng dây của ống dây là: A 250 B 320 C 418 D 497 Câu 11: Một electron bay vào không gian chứa từ trường đều có B = 0,02(T) dọc theo đường sức từ Vận tốc ban đầu của hạt là v = 2.10 5 m/s Lực Lo-ren-xơ tác dụng lên elcectron có độ lớn là: A 6,4.10-14 (T) B ,2 10-15 (T) C 6,4.10-15 (T) D 0 Câu 12: Tại 3 đỉnh của tam giác vuông ABC (vuông tại A, AB=6cm, CA=8cm) người ta đặt lần lượt 3 dây dẫn dài, song song trong không khí Cho dòng vào 3 dây dẫn có cùng độ lớn 2A và I1, I2 cùng chiêu, I3 ngược chiều với I1, I2 Lực từ tác dụng lên 1m dây của dòng I1 là: A 5/3.10-5N; B 5,3.10-5N; C 0,53.10-5N; D Giá trị khác Câu 13: Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32 (cm) trong không khí, cường độ dòng điện chạy trên dây 1 là I 1 = 5 (A), cường độ dòng điện chạy trên dây 2 là I2 Điểm M nằm trong mặt phẳng 2 dòng điện, ngoài khoảng 2 dòng điện và cách dòng I2 8 (cm) Để cảm ứng từ tại M bằng không thì dòng điện I2 có A cường độ I2 = 1 (A) và cùng chiều với I1 B cường độ I2 = 1 (A) và ngược chiều với I1 C cường độ I2 = 2 (A) và cùng chiều với I1 D cường độ I2 = 2 (A) và ngược chiều với I1 Câu 14: Một ống dây có dòng điện chạy qua tạo ra trong lòng ống dây một từ trường đền B = 6.10 -3T Ống dây dài 0,4m có 800 vòng dây quấn sít nhau Cường độ dòng điện chạy trong ống dây là: A I = 14,9A B I = 23,9A C I = 2,39A D I = 5,97A Câu 15: Một dây dẫn thẳng dài có dòng điện I chạy qua Hai điểm M và N nằm trong cùng một mặt phẳng chứa dây dẫn, đối xứng với nhau qua dây Kết luận nào sau đây là không đúng? A Cảm ứng từ tại M và N có chiều ngược nhau B Vectơ cảm ứng từ tại M và N bằng nhau C M và N đều nằm trên một đường sức từ.D Cảm ứng từ tại M và N có độ lớn bằng nhau Câu 16: Treo đoạn dây dẫn có chiều dài l = 5cm, khối lượng m = 5g bằng hai dây mảnh, nhẹ sao cho dây dẫn nằn ngang, Biết cảm ứng từ của từ trường hướng thẳng đứng xuống dưới, có độ lớn B = 0,5T và dòng điện đi qua dây dẫn là I = 2A Nếu lấy g = 10m/s2 thì góc lệch  của dây treo so với phương thẳng đứng là: A  = 300 B  = 450 C α = 600 D  = 750 27 Câu 17: Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng, dài Tại điểm A cách dây 10 (cm) cảm ứng từ do dòng điện gây ra có độ lớn 2.10 -5 (T) Cường độ dòng điện chạy trên dây là: A 50 (A) B 30 (A) C 10 (A) D 20 (A) Câu 18: Hai dòng điện có cường độ I 1 = 6 (A) và I2 = 9 (A) chạy trong hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 10 (cm) trong chân không I 1 ngược chiều I2 Cảm ứng từ do hệ hai dòng điện gây ra tại điểm M cách I 1 6 (cm) và cách I2 8 (cm) có độ lớn là: A 2,0.10-5 (T) B 3,6.10-5 (T) C 2,2.10-5 (T) D 3,0.10-5 (T) Câu 19: Hạt electron bay vào từ truờng đều theo huớng của đường sức từ thì: A Quỹ đạo của hạt là một đuờng trònB Chuyển động của hạt không thay đổi C Động năng thay đổi D Vận tốc của hạt tăng Câu 20: Phát biểu nào sau đây là không đúng?Từ trường đều là từ trường có A cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng nhau B lực từ tác dụng lên các dòng điện như nhau C các đường sức song song và cách đều nhau D các đặc điểm bao gồm cả phương án A và B Câu 21: Dây dẫn mang dòng điện không tương tác với A các điện tích chuyển động B nam châm chuyển động C nam châm đứng yên D các điện tích đứng yên Câu 22: Một hạt có khối luợng m mang điện tích q bay theo phuơng vuông góc với đuờng sức từ của từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ là B, vận tốc của hạt là v Bán kính quỹ đạo chuyển động tròn của hạt là: mv A R  q B mv B R  qB mB C R  q v D R  qB mv Câu 23: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A Lực từ tác dụng lên dòng điện không đổi chiều khi đồng thời đổi chiều dòng điện và đường cảm ứng từ B Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều dòng điện C Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều đường cảm ứng từ D Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi tăng cường độ dòng điện Câu 24: Hai hạt bay vào trong từ trường đều với cùng vận tốc Hạt thứ nhất có khối lượng m1 = 1,66.10-27 (kg), điện tích q1 = - 1,6.10-19 (C) Hạt thứ hai có khối lượng m2 = 6,65.10-27 (kg), điện tích q2 = 3,2.10-19 (C) Bán kính quỹ đạo của hạt thứ nhât là R1 = 7,5 (cm) thì bán kính quỹ đạo của hạt thứ hai là A R2 = 10 (cm) B R2 = 12 (cm) C R2 = 15 (cm)D R2 = 18 (cm) Câu 25: Một sợi dây đồng có đường kính 0,8 (mm), điện trở R = 1,1 (Ω), lớp sơn cách điện bên ngoài rất mỏng Dùng sợi dây này để quấn một ống dây dài l = 40 (cm) Cho dòng điện chạy qua ống dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 6,28.10-3 (T) Hiệu điện thế ở hai đầu ống dây là: A 2,8 (V) B 6,3 (V) C 1,1 (V) D 4,4 (V) 28 Câu 26: Một khung dây tròn có 5000 vòng bán kính mỗi vòng là 10cm, dòng điện 10A chạy qua Cảm ứng từ tại tâm khung dây là A 4  10-4T B 2  10-4T C 0,1  T D 0,2  T Câu 27: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương tiếp thuyến với các đường cảm ứng từ B Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với đường cảm ứng từ C Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện và đường cảm ứng từ D Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với dòng điện Câu 28: Vật liệu nào sau đây không thể dùng làm nam châm? A Sắt và hợp chất của sắt; B Niken và hợp chất của niken; C Cô ban và hợp chất của cô ban; D Nhôm và hợp chất của nhôm Câu 29: Tính chất cơ bản của từ trường là: A gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó B gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó C gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó D gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh Câu 30: Khung dây dẫn hình vuông cạnh a = 20 (cm) gồm có 10 vòng dây, dòng điện chạy trong mỗi vòng dây có cường độ I = 2 (A) Khung dây đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2 (T), mặt phẳng khung dây chứa các đường cảm ứng từ Mômen lực từ tác dụng lên khung dây có độ lớn là: A 0 (Nm) B 0,016 (Nm) C 0,16 (Nm) D 1,6 (Nm) 5.3.2 Phân tích dữ liệu và kết luận 5.3.2.1 Phân tích định lượng Phân tích kết quả đánh giá của thành viên trong lớp thực nghiệm và lớp đối chứng So sánh điểm trung bình của các bài kiểm tra trước tác động tác động Lớp TN – O3 ĐC– O4 Điểm trung bình 6,88 6.99 So sánh điểm trung bình của các bài kiểm tra sau tác động Lớp TN – O3 ĐC– O4 Điểm trung bình 7.55 7,01 29 Biểu đồ 1: Kết quả đánh giá biểu hiện một số năng lực cần hình thành và Tự học, sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề Lớp Giao tiếp và Sử dụng hợp tác với công nghệ Giải quyết Tự giác, Đóng góp ý các thành thông tin và tình huống tích cực, tưởng, giải viên truyền thông (được giao và chủ động pháp phát sinh) Nhóm thực 2.87567 nghiệm 2.77167 2.86333 2.93433 2.67400 Nhóm đối 2.03933 chứng 1.56467 1.50567 1.42000 1.08100 phát triển cho HS trong qúa trình dạy học ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Qua phân tích bảng trên , tôi nhận thấy nhóm các lớp được tổ chức dạy học thực nghiệm chuyên đề từ trường có những biểu hiện về một số năng lực cần hình thành và phát triển cho HS trong quá trình dạy học là cao hơn rõ rệt so với nhóm lớp đối chứng, cụ thể: Tính tự giác, tích cực, chủ động ở 2 nhóm lớp đều thể hiện trên mức trong bình => các em đều có ý thức tự giác, tích cực trong học tập Tuy nhiên các tiêu chí: mức độ giải quyết tình huống được giao và tình huống phát sinh, giao tiếp và hợp tác với các thành viên, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, đóng góp ý tưởng, giải pháp có sự phân hóa mạnh ở hai nhóm lớp => chứng tỏ HS đã có sự hình thành và phát triển những năng lực cơ bản ở những HS trong nhóm lớp thực nghiệm đặc biệt là năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông… Từ đó tôi nhận thấy: đề tài có thể áp dụng rộng rãi, hiệu quả cho toàn bộ HS khối 11 ở trường THPT nói chung, không chỉ với bộ môn vật lí mà có thể mở rộng với các bộ môn khác (về định hướng, phương pháp) 6 Các điều kiện cần thiết khi áp dụng sáng kiến Áp dụng sáng kiến này vào trong thực tiễn dạy học để đem lại hiệu quả cao, cần lưu ý một số điều kiện sau: 30 + Với GV Thứ nhất: Cần nắm chắc nội dung, chương trình, kiến thức vật lí 11 và cụ thể là chương từ trường - 11 SGK chương trình chuẩn Hiểu biết các vấn đề mang tính thời sự của xã hội, nhất là các vấn đề liên quan từ trường để có thể linh hoạt vận dụng các tình huống tích hợp liên môn, các tình huống thực tiễn cuộc sống đưa vào chuyên đề Thứ hai: Nghiên cứu và hiểu rõ bản chất của phương pháp dạy học phát triển năng lực nói chung và phương pháp dạy học dạy học phát triển năng lực trong môn vật lí nói riêng GV cần đầu tư nhiều thời gian, công sức cho việc chuẩn bị bài học Thứ ba: GV cần có trình độ công nghệ thông tin tốt, đủ để đáp ứng việc thiết kế bài dạy, sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng cơ bản, biết hướng dẫn HS sử dụng các phần mềm đó phục vụ cho bộ môn vật lí nói riêng và các bộ môn khác nói chung GV là người bắt kịp trình độ công nghệ thông tin đáp ứng được yêu cầu, thách thức đặt ra trong thời đại số 4.0 Thứ tư: GV cần trau dồi kĩ năng ngôn ngữ, giao tiếp để không chỉ đóng vai trò chuyên gia trong lĩnh vực vật lí mà còn biết chỉnh sửa câu từ, cách biểu đạt ngôn ngữ cho HS + Với HS Cần đầu tư nhiều thời gian tự học, tự nghiên cứu hơn, cần chủ động, tích cực trong hoạt động học, từ việc tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu tới việc thể hiện kết quả thu được Rèn tính tự tin, linh hoạt trong việc giải quyết các tình huống có tính tích hợp liên môn, kỹ năng nghiên cứu, thảo luận, thuyết trình qua đó hình thành và phát triển được các năng lực cần có ở HS 7 Đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến, theo ý kiến của tác giả Khi vận dụng sáng kiến này vào trong dạy học sinh học ở lớp TN tôi nhận thấy sáng kiến đã đem lại những lợi ích mà ở lớp ĐC không có được, cụ thể: Về phía nhà trường + Tạo được môi trường học tập thân thiện, HS tích cực, tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, văn hóa ứng xử trong nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường hiệu quả 31 + Tăng cường hoạt động giao lưu, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn trong nhà trường, giữa các trường với nhau, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của từng nhà trường và cả nền giáo dục nước nhà Về phía GV + GV xây dựng được chuyên đề dạy học theo mạch logic kiến thức và tổ chức dạy học phát triển năng lực học sinh theo chuyên thay cho việc tổ chức dạy học theo bài đơn lẻ truyền thống, qua đó giáo viên có cơ hội tìm hiểu, rèn luyện kĩ thuật xây dựng chuyên đề dạy học, rèn luyện phương pháp tổ chức dạy học mới, góp phần làm tiền đề tốt chuẩn bị cho công cuộc cải cách thay SGK sắp tới của bộ GD & ĐT + GV có cơ hội nâng cao trình độ công nghệ thông tin thông qua việc tìm hiểu và hướng dẫn học sinh cài đặt thiết bị, phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyên đề dạy học phát triển năng lực học sinh + GV có nhiều cơ hội giao lưu học hỏi thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường và giữa các trường, qua đó nâng cao trình độ sư phạm của từng GV Về phía HS + Học sinh hình thành, phát triển được các năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề (có tính liên môn, tính thực tiễn, tính sáng tạo), năng lực thu nhận và xử lí thông tin, năng lực tính toán, tư duy, ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác giữa các thành viên, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực tự học, hợp tác, đặc biệt năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, qua đó hình thành những phẩm chất công dân của thời đại công nghệ 4.0 + Học sinh biết cách vận dụng kiến thức đơn môn, liên môn để giải quyết các tình huống khác nhau gặp phải trong cuộc sống của bản thân và những người xung quanh, qua đó tăng cường kỹ năng sống, góp phần phát triển trí tuệ, cảm xúc, đặc biệt phẩm chất nhân ái, khoan dung Các sản phẩm thu được của học sinh + HS hình thành được các năng lực cơ bản như năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề có tính liên môn, có tính thực tiễn, có tính sáng tạo, năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác giữa các thành viên, năng lực nghiên cứu khoa học … đặc biệt năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, góp phần tạo ra lớp HS năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh của cuộc các mạng công nghệ 4.0 bùng nổ 32 + HS biết cách tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và cả những người xung quanh thông qua việc: tìm hiểu luật giao thông và ứng dụng môn vật lí vào cuộc sống + Mỗi học sinh là một tuyên truyền viên tích cực, đi tuyên truyền tới bạn bè, người thân về lòng nhân ái, khoan dung, sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh khi học gặp khó khăn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống + Các em tự tin, chủ động trong giao tiếp, nhanh nhạy hơn trong việc tiếp thu, xử lí các tình huống xảy ra trong thực tiễn cuộc sống, nâng cao tinh thần làm việc tập thể Các em làm chủ lời nói, hành động của mình, bảo vệ quan điểm của mình theo chuẩn mực chung của xã hội thông qua các hoạt động thảo luận, đóng kịch, hướng dẫn các bạn cùng với thầy/cô + Các em đã biết biến những kiến thức của mình thành các hành động cụ thể, biết vận dụng kiến thức trên sách vở vào giải quyết các tình huống thực tiễn có tính liên môn, mỗi em đã hình thành và đang phát triển kỹ năng sống cho mình + Các em đã biết tự ý thức, tự đánh giá bản thân, đánh giá các bạn trong lớp, biết cách nhìn nhận sự việc theo nhiều hướng khác nhau kể cả hướng trái chiều, qua đó dần hình thành thế giới quan, nhân sinh quan ở các em => Việc áp dụng sáng kiến tuy phải đầu tư thời gian, công sức của Thầy và Trò, số tiền đầu tư không nhiều nhưng lợi ích mà nó thu được lại không thể đánh giá định lượng được 8 Đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến, theo ý kiến của tổ chức, cá nhân Theo đánh giá của các GV đã thực nghiệm theo chuyên đề trong tổ bộ môn vật lí, các GV trong cùng nhóm chuyên môn cụm Vĩnh Yên và một số GV bộ môn khác cho rằng: + Khi triển khai thực hiện đề tài đã tạo được một môi trường học tập thân thiện, HS tích cực, tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, văn hóa ứng xử trong nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường hiệu quả, giúp tăng cường hoạt động giao lưu, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn trong nhà trường, giữa các trường với nhau, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục 33 + GV có cơ hội tìm hiểu, rèn luyện kĩ thuật xây dựng chuyên đề dạy học, rèn luyện phương pháp tổ chức dạy học mới, góp phần làm tiền đề tốt chuẩn bị cho công cuộc cải cách thay SGK sắp tới của bộ GD & ĐT + GV và cả HS có cơ hội nâng cao trình độ công nghệ thông tin đáp ứng những đòi hỏi, yêu cầu mới của thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay + Học sinh hình thành, phát triển được các năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề (có tính liên môn, tính thực tiễn, tính sáng tạo), năng lực thu nhận và xử lí thông tin, năng lực tính toán, giao tiếp và hợp tác giữa các thành viên, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực tự học… + Với thế mạnh của dạy phát triển năng lực HS ngoài việc rèn luyện được năng lực HS còn tăng cường sinh hoạt cộng đồng, thắt chặt tình cảm bạn bè, thầy cô, gia đình và xã hội + Đề tài khẳng định việc xây dựng chuyên đề dạy học, tổ chức dạy học phát triển năng lực HS trong chuyên đề có thể áp dụng ở nhiều bộ môn không chỉ là môn Vật lí và không phải ở nơi có điều kiện kinh tế mới thực hiện được mà ở vùng nông thôn, miền núi vẫn thực hiện tốt PPDH này + Thực hiện tốt đề tài sẽ là nền tảng tốt để HS phát huy khả năng nghiên cứu khoa học kỹ thuật đáp ứng yêu cầu mới của giáo dục Tuy nhiên việc xây dựng chuyên đề dạy học, tổ chức dạy học phát triển năng lực HS trong chuyên đề cần nhiều thời gian chuẩn bị, tổ chức kéo dài, công phu, mà hiện nay GV vẫn đang thực hiện theo khung phân phối chương trình trên số HS trong mỗi lớp rất đông (40 HS đến 50 HS) => gây khó khăn trong quá trình tổ chức triển khai hoạt động dạy học phát triển năng lực HS => kết quả chưa thực sự như mong muốn Mặt khác đề tài tôi mới thực hiện nghiên cứu trên phạm vi chưa lớn, với số lượng còn hạn chế, còn mang nhiều yếu tố chủ quan của cá nhân nên vẫn còn một số hạn chế và thiếu xót, rất mong sự góp ý của các nhà chuyên môn và các anh chị em đồng nghiệp Vĩnh yên, ngày 26 tháng 2năm 2020 Thủ trưởng đơn vị Vĩnh yên, ngày 22 tháng 2 năm 2020 Tác giả sáng kiến Đào Thị Hà 34 PHỤ LỤC Phiếu điều tra 1: Xây dựng chuyên đề dạy học và tổ chức dạy học phát triển năng lực cho HS trong chuyên đề Họ tên GV:…………………………………….Trường:………………………… Hướng dẫn trả lời: Mỗi nội dung điều tra có các phương án trả lời, ứng với mỗi phương án, xin quý thầy/cô vui lòng đánh dấu (x) vào phương án trả lời mà thầy/cô thấy đúng nhất! Câu 1 Các nội dung điều tra % Phương án trả lời Thầy/cô biết đến việc thiết kế chuyên đề dạy học theo hướng phát triển năng lực HS và tổ chức dạy học phát triển năng lực HS trong chuyên đề ở mức độ nào? Biết rất rõ Có nghe nói Chưa biết Không quan tâm 2 Thầy/cô từng thiết kế chuyên đề dạy học theo hướng phát triển năng lực HS và từng tổ chức dạy học phát triển năng lực HS trong chuyên đề ở mức độ nào? Thường xuyên tham gia Thỉnh thoảng tham gia Hiếm khi tham gia 35 Chưa bao giờ tham gia 3 Thầy/cô (GV Vật lí) đã từng thiết kế và tổ chức dạy học phát triển năng lực HS trong chuyên đề Từ trường – Vật lí 11 THPT Đã từng Chưa từng Phiếu điều tra 2: Mức độ hình thành và phát triển năng các năng lực cơ bản Họ tên HS:…………………………………….Lớp:…………………………… Hướng dẫn trả lời: Mỗi nội dung điều tra có các phương án trả lời, ứng với mỗi phương án, em hãy vui lòng đánh dấu (x) vào phương án trả lời em cho là đúng Câu 1 Các nội dung điều tra % Phương án trả lời Em đã nhận nhiệm vụ nghiên cứu bài học, triển khai, giải quyết nhiệm vụ học tập (cá nhân hoặc theo nhóm) từ GV để tự tìm tòi, khám phá tri thức mới ở mức độ nào? Thường xuyên tham gia Thỉnh thoảng tham gia Hiếm khi tham gia Chưa bao giờ tham gia 2 Em đã sử dụng các phần mền tin học ứng dụng trên máy tính hoặc trên điện thoại để phục vụ cho việc nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng kiến thức trong bộ môn vật lí ở mức độ nào? Thường xuyên tham gia Thỉnh thoảng tham gia Hiếm khi tham gia Chưa bao giờ tham gia Em hãy điền tên phần mềm đã sử dụng (nếu có)……………………… …………………………………………………………………………… 3 Nếu không có thầy/cô hướng dẫn hoặc giảng dạy một bài học nào đó theo SGK thì em có thể tự học bài đó ở mức độ nào? 36 Hoàn toàn tự học Tự học được những phần đơn giản Không thể tự học TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Quyết định số 711/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, 2012 Phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020" Hà Nội 2 Chỉ thị Số: 2919/CT-BGDĐT về nhiệm vụ chủ yếu của năm học 2018 - 2019 của ngành giáo dục, ngày 10 tháng 08 năm 2018 3 Công văn Số: 5555/BGDĐT-GDTrH, V/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng, ngày 08 tháng 10 năm 2014 4 Tài liệu tập huấn: “Xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh” của bộ GD&ĐT, xuất bản tháng 12/2014 5 Tài liệu tập huấn: “Sinh hoạt chuyên môn về phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh trung học phổ thông” của bộ GD&ĐT xuất bản tháng 12/2017 6 Lương Duyên Bình (tổng chủ biên), Nguyễn Xuân Chi -Đàm Trung ĐồnĐoàn Duy Hinh - Vũ Quang – Bùi Quang Hân Sách vật lí 11 cơ bản NXB Giáo dục năm 2013 7 Lương Duyên Bình (tổng chủ biên), Nguyễn Xuân Chi -Đàm Trung ĐồnĐoàn Duy Hinh - Vũ Quang – Bùi Quang Hân Sách vật lí 11 cơ bản NXB Giáo dục năm 2013 Một số trang mạng tham khảo chính 1 http://vanban.chinhphu.vn 2 http://www.vinhphuc.gov.vn 37 ... Với lí tơi chọn đề tài ? ?Xây dựng tổ chức dạy học phát triển lực học sinh chuyên đề ‘Từ trường – Vật lí 11THPT? ?? Tên sáng kiến ? ?Xây dựng tổ chức dạy học phát triển lực học sinh chuyên đề ‘Từ trường. .. thiết kế chuyên đề dạy học theo hướng phát triển lực HS tổ chức dạy học phát triển lực HS chuyên đề, xong có tới 22% số GV chưa thiết kế chuyên đề tổ chức dạy học phát triển lực HS chuyên đề, 78%... – Vật lí 11 THPT” Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Sáng kiến ? ?Xây dựng tổ chức dạy học phát triển lực học sinh chuyên đề Từ trường – Vật lí 11 THPT” thuộc lĩnh vực lí luận phương pháp dạy học vật lí

Ngày đăng: 31/05/2020, 07:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Quyết định số 711/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, 2012. Phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020". Hà Nội.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan